Cách Trồng Ớt Chuông Bằng Hạt Tại Nhà Cho Cây Trĩu Quả

Những điều cần biết trước khi trồng ớt chuông bằng hạt

Ớt chuông hay còn được biết đến với tên gọi là ớt ngọt (Tên khoa học: Capsicum Annum Group). Cây trồng của loài này cho thu hoạch trái với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau như đỏ, vàng, cam, xanh lục, nâu và tím.

Hàm lượng dinh dưỡng: Ớt chuông là loại quả rất giàu vitamin C, một quả ớt chuông có thể cung cấp hàm lượng vitamin C lên đến 169% nhu cầu hằng ngày của cơ thể người. Các vi khoáng chất khác được tìm thấy trong ớt chuông cũng rất đa dạng như: vitamin K1, vitamin E, vitamin A, folate, kali,…

Công dụng đối với sức khỏe: Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung ngay ớt chuông vào thực đơn hàng ngày vì những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này đem lại như làm sáng mắt, giúp giảm cân và duy trì cân nặng, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hệ tiêu hóa, giúp nhanh mọc tóc,…

Cách chế biến: Các món ăn tốt cho sức khỏe chế biến từ ớt chuông bao gồm salad ớt chuông, cà ri bò ớt chuông, đậu phụ non sốt ớt chuông, ớt chuông nhồi thịt gà, mực xào ớt chuông,…

Giai đoạn chuẩn bị

Hạt giống: Để trồng ớt chuông bằng hạt, bạn tìm mua hạt giống bán sẵn tại các cửa hàng nông sản uy tín, hoặc có thể lấy hạt từ các quả ớt mua về. Lưu ý chỉ dùng hạt từ những quả ớt chín đều, khỏe mạnh, nhiều hạt.

Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn ngâm hạt ớt trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 50 o C trong vòng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm.

Đất trồng: Bạn có thể mua đất sạch từ các cửa hàng nông sản về trồng cây hoặc tự tay trộn đất trồng theo tỷ lệ: đất sạch, phân chuồng hoai mục (40%), xơ dừa, tro trấu (khoảng 60%) và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Với cách trồng ớt chuông bằng hạt, sau khoảng 4-5 ngày, hạt nứt nanh thì bạn có thể lấy hạt đem đi trồng trong chậu được rồi. Vùi hạt xuống lỗ rồi phủ lên một lớp đất mỏng, thêm rơm rạ lên để giữ ẩm và giúp hạt nhanh nảy mầm, tránh các loại côn trùng gây hại.

Khi cây ớt đã cao khoảng 7-10cm thì ta nên để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng gay gắt vì lúc này sức đề kháng của cây vẫn còn yếu.

Khi cây vươn lên cao khoảng 20cm thì cần tỉa bớt nhánh cho cây sinh trưởng tốt. Bạn tỉa bỏ bớt các cành, lá nằm ở gần gốc để cây có thể phân tán rộng, đồng thời giúp gốc cây thông thoáng.

Sau khi cây trồng trong chậu khoảng 15-20 ngày thì bạn cần bổ sung phân gà vi sinh hoặc phân hữu cơ cho cây theo định kỳ 10-15 ngày/lần.

Cần tưới nước cho cây mỗi ngày và dùng tay kiểm tra độ ẩm của đất. Lưu ý nếu trồng cây trong chậu tròn, bạn chỉ nên trồng một cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Sau đó, phủ rơm rạ ẩm quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, xới đất và bắt sâu cho cây thường xuyên.

Nếu bạn chăm sóc tốt, khoảng 2 tháng sau khi trồng cây ớt chuông sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa ớt nhỏ xinh và dễ thương, rất thích hợp để đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Đến tháng thứ 4, cây bắt đầu ra lứa quả đầu tiên. Nếu bạn muốn thu hoạch trái ớt chín đều thì cần chăm sóc thêm khoảng ít nhất 20-30 ngày nữa.

Phòng chống sâu bệnh

Với loại cây ăn trái như ớt chuông, bạn cần hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong việc phòng trừ sâu bệnh gây hại. Các loại sâu bệnh hay có ở cây ớt chuông là sâu đục quả, bệnh thán thư quả. Nếu cây nhà bạn gặp phải 2 loại này thì nên ngay lập tức cắt bỏ các quả bị thán thư (đen quả), vệ sinh vườn rau thông thoáng để hạn chế sâu bệnh trú ẩn.

Ớt Chuông (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Ớt Chuông)

Ớt chuông còn gọi là ớt sừng hay còn gọi là “ ớt ngọt ” hoặc là một trong những loại cây rau củ giá trị có hàm lượng trong vitamin-A, C . Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, đỏ. Chúng thường được trồng trong nhà kính và đôi khi được trồng trong nhà lưới che bóng ở các vùng khí hậu ôn hòa.

Khí hậu thích hợp để trồng ớt chuông

Ớt chuông về cơ bản là một cây trồng mùa mát và nhiệt độ ban ngày dưới 30°C là thuận lợi cho sự phát triển của cây và đạt năng suất. Ngày nay, với sự ra đời của một số giống lai tốt với khả năng thích nghi rộng hơn, nó có thể được trồng thành công ở nơi có khí hậu ấm áp.

Nhưng nhiệt độ quá cao làm cây phát triển nhanh và ảnh hưởng đến sự  năng suất đậu trái và chất lượng trái . Nhiệt độ từ 25-28oC vào ban ngày và 18-20oC vào ban đêm là điều kiện lý tưởng cho cây ra hoa và đậu trái.

Thời gian ươm cây non và thời gian trồng

Vụ Đông – Xuân: ươm hạt giống vào tháng 8, tháng 9 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 10 → thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau.

Vụ Xuân – Hè: ươm hạt giống vào tháng 12 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 1 → thu hoạch vào tháng 3 – 4.

Vụ Xuân – Hè thường cho năng suất thấp vụ Đông – Xuân vì trong thời gian này cây ớt chuông dễ bị sâu bệnh hơn.

Tiêu chí lựa chọn cây con từ vườn ươm

Cây trồng phải khỏe mạnh, kháng được bệnh và sâu bệnh. 

Tuổi cây con phải từ 35 đến 40 ngày tuổi.

Chiều cao của cây con nên từ 16 – 20 cm.

Cây phải có hệ thống rễ đã phát triển tốt.

Cây con phải có ít nhất 4 – 6 lá trên thân tại thời điểm trồng.

Các đặc điểm khác như hình dạng quả, màu sắc quả, sản lượng, chất lượng quả và khả năng chịu sâu bệnh cũng cần được xem xét khi chọn một loại ớt tốt khi trồng.

Chuẩn bị đất trước khi trồng ớt chuông

Đất trồng ớt chuông được cày xới tơi xốp và sau đó tạo thành luống cao 30 đến 40cm, có chiều rộng 75cm và chừa khoảng trống 45cm giữa hai luống. 

Trước khi tạo luống, nên bón lót phân hữu cơ hoặc phân trùn quế cùng với cát, mùn cưa (10kg trên m2). Luống đất nên được tẩm hợp chất hữu cơ formaldehyde (4 lít/m2) và phủ tấm polythene trong 3-5 ngày. Sau đó bỏ tấm polythene đi; các luống được xới nhiều lần mỗi ngày trước khi trồng.

Khoảng cách trồng ớt chuông màu

Các cây con đã sẵn sàng sẽ được trồng với khoảng cách giữa các cây là 40cm và Khoảng cách hàng đến hàng là 50cm. Trước khi trồng, cây con nên được phun Imidacloprid (0,3mVl) để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh.

Yêu cầu về tưới tiêu 

Luống đất nên được tưới đẫm nước và giữ ẩm lúc trong lúc trồng. Cây ớt cũng có thể được thực hiện trên luống cao với lớp phủ nhựa để tiết kiệm nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Tưới nước cho cây hàng ngày bằng bình hoa hồng cho đến khi cây con phát triển tốt. 

Sau đó, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp 2-3 lít nước cho mỗi mét vuông đất mỗi ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương.

Nguồn nước tưới tiêu cho cây ớt chuông phải là nước sạch, tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù để tưới.

Yêu cầu về phân bón 

Phân bón chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân tươi. 

Lượng phân bón khuyến nghị cho một 1.000m2 (1 sào đất) là: 2,5 tấn phân chuồng ủ mục, 15kg phân đạm, 10kg phân lân, 15kg kali.

Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng + 10kg lân + 3kg đạm + 4,5kg kali.

Bón thúc:

Lần 1 khi cây hồi xanh: 1,5kg đạm.

Lần 2 khi cây ra nụ: 3kg đạm + 3kg kali.

Lần 3 cây ra quả rộ: 4,5kg đạm + 4,5kg kali.

Lần 4 sau thu hoạch đợt 1: bón số phân còn lại.

Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho sulfat kali hoặc các phân hỗn hợp, phức hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương.

Cắt tỉa cây khi trồng ớt chuông

Khi cây có quá nhiều quả, cần loại bỏ bớt một số quả, để thúc và đảm bảo chất lượng quả ớt chuông tốt nhất. Thao tác này được gọi là tỉa hoa quả. Việc tỉa quả được thực hiện khi quả có kích thước bằng hạt đậu. Việc cắt tỉa trái này thường được kiểm tra và thực hiện thường xuyên nhằm tăng kích thước của trái ớt khi thu hoạch, do đó tăng chất lượng sản xuất.

Cây ớt chuông nên được cắt tỉa sao cho có 2-4 nhánh mỗi cây. Tỉa cành nên được thực hiện cách nhau hàng tuần, bắt đầu từ 15-20 ngày sau khi cấy.

Phòng ngừa sâu bệnh gây hại

Bệnh thán thư (Colletotrichum nigrum): Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt. Dùng thuốc Zineb 0,3%, Boocdo hoặc Oxyclorua đồng 0,7%.

Bệnh sương mai (Phytophthora infestans): phá hoại tất cả các bộ phận trên cây ớt. Bệnh phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh ra cả cây, gây thối nhũn, sau đó khô giòn và gãy. Phun phòng bằng thuốc Zineb 0,3%, Oxyclorua đồng 0,7%.

Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum F. lycopersici): xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Dùng hỗn hợp Kasuran 0,2%, Bendazol 0,15 để trừ.

Nhện trắng (Polyphaga tarsonemus Latus): gây hiện tượng xoăn ngọn, xoăn lá. Dùng Applause 0,2%, Ortus, Kinalux để diệt.

Rệp (Aphis sp): thường xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Dùng thuốc Actara để trừ.

Thu hoạch và sản lượng

Thu hoạch quả ớt bắt đầu từ ngày 60 kể từ ngày trồng đối với ớt chuông màu xanh, 80-90 ngày đối với ớt chuông lai màu vàng và đỏ. Việc thu hoạch tiếp tục cho đến 170-180 ngày với ớt màu xanh và đến 200-250 ngày đối với ớt màu đỏ và vàng.

Năng suất trung bình của  ớt chuông là khoảng 80-100 tấn/ha (8-10 kg/m2). Mỗi quả trung bình dao động từ 150- 200g.

Sau khi thu hoạch và bảo quản ớt chuông

Ớt chuông được phân loại theo kích thước và màu sắc sau khi thu hoạch. Bọc quả trong môi trường chân không từng quả và bảo quản ở nhiệt độ 7-8°C sẽ tăng thời gian bảo quản lên đến 45-60 ngày. Các nông dân thường đóng gói ớt trong thùng carton từ 10kg –12kg ớt khi di chuyển đến thị trường cung cấp.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt ( Ớt Chuông )

– Chọn giống: Hiện có 2 nhóm chính: Nhóm quả vỏ xanh đậm khi còn xanh, khi chín thì chuyển sang màu đỏ và nhóm quả chín có màu vàng. Quả hình khối hoặc hình vuông, thịt quả dày, trọng lượng bình quân trên 100g/quả, ăn hơi ngọt, không cay. Hiện các cửa hàng bán giống rau đang có các giống lai F1 được nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc vừa cho năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh héo xanh.

– Thời vụ trồng:

Vụ Đông-Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2, thường cho năng suất cao nhất.

Vụ Xuân-Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3-4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

– Gieo ươm cây giống trong khay bầu: Trộn giá thể theo tỷ lệ1:1:1 với các thành phần như sau: 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ.

Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm 0,5 kg phân lân cho 10 kg hỗn hợp. Bầu gieo hạt có thể được làm bằng lá chuối, túi nilon hoặc các khay xốp hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nên gieo trong các khay bầu xốp vừa tiết kiệm được hạt giống (mỗi lỗ gieo 1 hạt), vừa đảm bảo được chất lượng cây con khỏe mạnh, đồng đều và chủ động được thời vụ trồng, không bị ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

Gieo xong thì phủ một lớp đất bột mỏng, phủ tiếp một lớp rơm rạ mỏng nữa rồi tưới nước đủ ẩm. Có thể rải trộn đều trong đất hoặc rắc xung quanh vườn ươm một trong các loại thuốc sau đây nhằm chống kiến và côn trùng tha hạt như Vibasu, Furadan hoặc Basudin.

Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, sau đó tưới 1 ngày/lần rồi đến 2 ngày/lần tùy theo thời tiết, nhưng luôn đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng bình thường. Khi hạt nẩy mầm ta dỡ rơm, rạ để cho cây mọc khoẻ và thẳng. Thời gian này nên phun hoặc tưới để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Viben C hay Benlat khi cây đã có 1-2 lá thật.

Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp. Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ. Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có khoảng 6 lá thật, khỏe mạnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày sau khi gieo.

– Chọn và làm đất trồng: Chọn loại đất thịt nhẹ đến trung bình, đất cát pha giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-7,0 để trồng ớt ngọt. Nên trồng luân canh với các cây trồng khác họ, không trồng ớt trên các ruộng mà vụ trước đã trồng như ớt cay, cà chua, khoai tây… để tránh nhiễm các loại bệnh héo xanh, thán thư… Đất được cày, bừa kỹ sau khi đã phơi ải tốt. Lên luống rộng 1,4m, cao 30-35cm ( tùy theo mùa vụ: Vụ đông lên thấp, vụ Xuân-Hè lên luống cao để tránh úng ngập do mưa nhiều ), luống rộng 30cm.

– Lượng phân bón: Bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2) cần 700-800kg phân chuồng hoai mục, 20-25 kg phân lân, 12-15 kg đạm urê và 12-15 kg phân kali sunphát. Nếu đất chua có thể bón thêm khoảng30kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 1/2 phân lân, 1/2 phân kali và 2 kg đạm bằng cách trộn đều phân với đất mặt luống rồi phủ màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, giữ được độ ẩm cho đất, hạn chế sự rửa trôi phân bón, đồng thời hạn chế được sâu bệnh gây hại. Chú ý phủ mặt đen xuống dưới, mặt ánh bạc lên trên và dùng đất để chèn mép bạt 2 bên cho chặt.

– Trồng cây và chăm sóc: Dùng ống sắt hoặc ống bơ rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt thành hình răng cưa sắc để đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50-60cm tùy theo giống.

Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều tối.

Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm thường xuyên thì mới lớn nhanh, sau khi trồng 10-12 ngày thì tiến hành bón thúc lần đầu kết hợp với vun xới nhẹ, lần 2 khi cây ra hoa rộ, lần 3 sau khi thu quả đợt đầu.Với cây ớt ngọt nên trồng trong nhà lưới để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế tối đa sự gây hại của côn trùng, sâu bệnh.

Cách Trồng Cây Ớt Chuông Trong Chậu

Đặc điểm và công dụng của quả ớt.

Ớt là một loài cây khá dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 20-30 độ C.

Cách trồng ớt chuông tại nhà. Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và hạt giống

Chọn giống ớt mà bạn muốn trồng, nếu thiên về mục đích trang trí thì bạn nên chọn ớt chuông, ớt ngọt; nếu trồng để ăn thì nên trồng ớt chỉ thiên, ớt sừng…

Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng hoặc là tự lấy hạt từ quả ớt khi mua về, chọn những quả ớt chín đều, có nhiều hạt.

Ngâm hạt giống

Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn nên ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm. Bạn Minh đang học liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, có thể sử dụng trà hoa cúc hoặc nước oxy già pha vào nước ấm để khử trùng hạt giống giúp cây mọc lên nhanh hơn và cho nhiều quả hơn.

Chuẩn bị đất trồng.

Chọn loại đất trồng thoáng, xốp và giàu chất hữu cơ như đất thịt pha sét, đất cát pha, đất phù sa, đất canh tác lúa. Đất cần dọn sạch cỏ và thoát nước tốt. Có thể bón thêm vôi, phân NPK một lượng vừa phải.

Bạn hãy mua 1 lượng phân nhỏ, bón lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20-25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái.

Có thể gieo hạt vào trong những chiếc khay nhựa hoặc tận dụng những hộp nhựa, đục lỗ thoát nước bên dưới sau đó đổ đất vào và gieo hạt.

Điều kiện ánh sáng.

Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây nảy mầm và phát triển. Khi cây ớt cao từ 10-15cm, bạn hãy chọn những cây khỏe mạnh nhất để tách ra, trồng trong chậu mà bạn đã chuẩn bị sẵn đất. Bạn có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng, để cây dần thích nghi với khí hậu bên ngoài.

Tỉa nhánh cho ớt.

Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng, đồng thời giúp gốc được thông thoáng.

Không nên trồng ớt quá dày, ảnh hưởng đến sự phát triển phân tán nhánh về sau.

Tưới nước cho cây.

Tưới nước cho cây và kiểm tra độ ẩm phù hợp cho ớt hàng ngày, lưu ý nếu trồng trong một chậu có kích thước tròn, bạn chỉ nên trồng 1 cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Đối với chậu có kích thước dài, nên đảm bảo khoảng cách 20 – 30cm, để cây ớt nhà bạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng 1 lần.

Nếu bạn chăm sóc tốt, khoảng 2 tháng sau khi trồng ớt sẽ ra hoa. Hoa ớt nhỏ nhỏ xinh xinh giúp cây trông nổi bật và dễ thương khi được đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Nếu trồng ớt với mục đích lấy quả, bạn hãy quan tâm đến việc bón thêm phân, tự tay thụ phấn cho hoa để cây ớt nhà mình sai quả hơn.

Đến tháng thứ 3 sẽ ra đợt quả đầu tiên. Nếu bạn muốn có những trái ớt chín, bạn cần kiên nhẫn chăm sóc thêm 20-30 ngày nữa. Cây ớt thường có thời gian sinh trưởng và phát triển dài nên không tránh được sâu hại, bệnh hại. Nếu cây ớt nhà bạn trồng có biểu hiện sâu ăn lá, cây bị héo úa, quả tróc, khô, hãy đến các cửa hàng bán thuốc trừ sâu để tham khảo ý kiến và phòng trừ bệnh kịp thời cho cây.

Nguồn: tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược.

Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược TPHCM

Cách Trồng Ớt Chuông Đơn Giản Nhất

Cách trồng ớt chuông đơn giản nhất

Ớt chuông là loại quả cung cấp nhiều chất bổ dưỡng nhất là vitamin A cho sức khỏe con người và thường dùng làm điểm tâm chế biến rất nhiều món ăn hàng ngày. Ớt chuông không có vị quá cay, thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, nó còn rất bổ cho thị giác.

Ớt chuông trồng không hề khó nhưng trồng và Hạt điều rang muối còn vỏ lụa chăm sóc như thế nào để cây ớt chuông ra sai quả, mọng nước và nhiều thịt lại là cả một kỹ thuật.

Thời vụ trồng

Vụ Đông-Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2, thường cho năng suất cao nhất.

Vụ Xuân-Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào hạt điều rang muối vỏ lụa tháng 3-4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và hạt giống

– Chọn giống:

Mua hạt từ các cửa hàng uy tín

Lấy hạt từ những quả ớt chuông khi mua về, chọn nững quả ớt chín đều, có nhiều hạt.

Cách trồng ớt chuông tại nhà

Thân thiện môi trường, không mùi, không mốc, tan chậm, cực tốt cho cây.

Nhấn vào mua ngay.Chuyển hàng toàn quốc.

– Ngâm hạt giống

Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn nên ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm.

– Chuẩn bị đất trồng

Chọn loại đất trồng thoáng, xốp và giàu chất hữu cơ như đất thịt pha sét, đất cát pha, đất phù sa, đất canh tác lúa.

Đất cần dọn sạch cỏ, thoát nước tốt.

Bón 1 lượng phân nhỏ lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20-25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái

Bước 2: Cách gieo hạt và chăm sóc

– Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào những chiếc khay nhựa hoặc tận dụng hộp nhựa, đục lỗ thoát nước bên dưới sau đó đổ đất vào và gieo hạt.

– Điều kiện ánh sáng

Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây mầm phát triển. Khi cây ớt cao từ 10-15cm, bạn hãy chọn những cây khỏe mạnh nhất để tách ra, trồng trong chậu mà bạn đã chuẩn bị sẵn đất. Bjan có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng, để cây dần thích nghi với khí hậu bên ngoài.

– Tỉa nhánh cho ớt

Khi cây ớt lên cao khoảng 20 cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng, đồng thời giúp gốc được thông thoáng.

Không nên trồng ớt chuông quá dày ảnh hưởng đến sự phân tán nhánh về sau.

– Tưới nước cho cây

Tưới nước cho cây và kiểm tra độ ẩm phù hợp cho ớt chuông hàng ngày, lưu ý nếu trồng trong một chậu có kích thước tròn, bạn chỉ nên trồng một cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Đối với chậu có kích thước dài, nên đảm bảo khoảng 20-30 cm, để cây ớt nhà bạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng một lần.

Thu hoạch

Nếu bạn chăm sóc tốt khoảng 2 tháng sau khi trồng ớt chuông sẽ hạt điều rang muối nguyên hạt còn vỏ lụa ra hoa. Hoa ớt nhỏ xinh xinh giúp cây trồng nổi bật và dễ thương khi được đặt ngay ban công hay trước thềm nhà

Đến tháng thứ 3 sẽ ra đợt quả đầu tiên. Nếu bạn muốn có những trái ớt chín, bạn cần kiên nhẫn chăm sóc 20-30 ngày nữa.