Kỹ thuật trồng ngô trên đất bãi ven sông
Ngô có thể trồng quanh năm, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vùng có thể trồng thành từng vụ chính như sau: – Vụ Xuân: 20/1 – 20/2 – Vụ Xuân Hè: 25/3 – 25/4 – Thu Đông: 15/8 – 15/9
5.2. Giống và chuẩn bị hạt giống: Trên cơ sở các giống ngô tốt đã được khuyến cáo, để chọn giống ngô phù hợp trong từng thời vụ, đối với vụ Xuân và Xuân – Hè có thể trồng các giống dài ngày hoặc trung ngày có năng suất cao còn với vụ Thu – Đông nên trồng những giống ngô ngắn ngày vì vậy cần nắm vững thời gian sinh trưởng (TGST) của các nhóm giống ngô để bố trí sản xuất cho phù hợp. Lượng hạt giống khoảng 17 – 20kg/ha
5.3. Làm đất Đất cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cở 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng ngô nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp. Xẻ rãnh thoát nước để tiêu thoát khi bị úng.
5.4. Gieo trồng Tuỳ thuộc vào điều kiện thâm canh, đặc điểm của giống ngô mà có thể trồng dày hay thưa. Nếu điều kiện thâm canh cao, các giống ngô ngắn ngày, các giống ngô có góc lá đứng, gọn, thấp cây thì có thể trồng với mật độ cao hơn giống ngô dài ngày, giống ngô cao cây, bộ lá rối, góc lá rộng, nơi trình độ thâm canh thấp. Để đảm bảo có năng suất cao mật độ phải đạt 5,0 – 6,0 vạn cây/ha.
5.5. Chăm sóc – Tỉa định cây lần 1 khi ngô 3-4 lá và ổn định mật độ khi ngô 5-6 lá, mỗi hốc 1 cây. – Vun vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc lần 1 (ngô 3-4 lá) – Vun cao gốc kết hợp làm cỏ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2 (ngô được 8-9 lá). – Tưới nước: Cần chú ý cung cấp đủ nước cho ngô đặc biệt là những giai đoạn 3-4 lá, 6-9 lá, tung phấn phun râu và chín sữa.
5.6. Phân bón Lượng phân bón: – Phân chuồng: 8-10 tấn/ha; phân đạm Urê: 300-350kg/ha; phân lân: 400kg/ha; phân Kali: 120-150kg/ha. – Dùng phân NPK thay phân đơn thì tuỳ loại phân để bón với mức như sau:Cách bón: + Bón lót theo hàng ngô: toàn bộ phân chuồng + phân lân + Bón thúc đợt 1 khi ngô được 3-4 lá đối với giống ngắn ngày hoặc 4-5 lá đối với giống dài ngày, gồm: 50% urê (còn lại) + 50% kali. + Bón thúc đợt 2 khi ngô được 7-8 lá đối với giống ngắn ngày hoặc 9-10 lá đối với giống dài ngày, gồm: lượng phân còn lại. Mỗi lần bón kết hợp nhổ cỏ, vun gốc lấp phân để tăng hiệu quả phân bón.
5.7. Phòng trừ sâu bệnh + Bón phân cân đối NPK để hạn chế sâu bệnh phá hoại. + Một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây ngô trồng trên đất bãi:– Sâu: Sâu xám, sâu đục thân, sâu đục ngô, sâu xanh, rệp hại ngô – Bệnh: Bệnh khô vằn (do nấm Rizoctonia Solani gây ra), bệnh đốm lá và bệnh phấn đen. Biện pháp phòng trừ giống như giống như phòng trừ sâu bệnh phần kỹ thuật trồng ngô.
5.8. Thu hoạch – Dựa vào đặc điểm hình thái của cây và ngô, độ ẩm hạt: Khi lá ngô đã chuyển từ màu xanh sang vàng, các lá phía dưới khô, các lá bi phía ngoài khô và chuyển sang màu vàng, tách thử một số ngô thấy các hạt trong ngô cứng, tách hạt ra khỏi lõi không bị xây sát, phần chân hạt có các điểm đen…là thu hoạch ngô