Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Kim Thoa / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Hoàng Thảo Kim Thoa

Hoàng thảo kim thoa (Dendrobium clavatum)

hoàng thảo kim thoa trong tự nhiên

Cây khá giống với long nhãn nhưng thân nhỏ hơn, mang nhiều sắc vàng, dài khoảng 50-70cm, do thân cứng nên thường mọc thẳng, thích hợp trồng trong chậu đất hoặc gỗ. Chú ý độ nặng của chậu để đối trọng với cây sao cho khi cây đứng chậu không bị nghiêng hoặc lật ngược. Cũng có thể cho bám gỗ nhưng cây ưa ẩm nên nếu bó gỗ thì phải tưới nhiều hơn. Cây ưa nắng.

Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum)

Thân cây to, dài có khi đến 2m, cây con có nhiều chấm đen, nâu bám kín rất dễ nhận biết, hoa vàng, lưỡi hoa hình tròn có tua râu, có một bớt đen sát họng, phát hoa dài, hoa dạng chùm rủ xuống. Long nhãn chỉ có một kiểu hoa như thế.

Cây ưa khí hậu mát, có nắng nhẹ. Khá ưa ẩm. Khi trồng nên chọn các loại giá thể giữ nước như bảng dớn , chậu đựng xơ dừa, dớn cọng… Cây to có xu hướng ngả thòng nên trước khi trồng nên treo cao, chọn hướng ngọn quay ra ánh sáng và có khoảng không cho cây phát triển.

Những ai từng chơi hoa lan rừng điều biết rằng, Ở Việt nam nói riêng và Đông nam á nói chung là thiên đường của phong lan hoàng thảo hay còn có tên gọi Dendrobium. Chúng được biết đến như loài hoa tràn đầy sức sống rất mạnh mẽ,sống bám…

Hoàng thảo kim thoa

Mình…mê loài lan này mất rồi. Nó có hoa rực rỡ, cây thì…hoành tá tràng hết sức. Chỉ có điều chắc chưa đưa vào Troh Bư được, mình sẽ phải nuôi tạm ở vườn nhà và nhân giống lấy cây ki đưa vào cho chắc ăn Hihi!

– Hoàng thảo Kim Thoa

– Hoàng thảo Đùi Gà

– Kiếm Đỏ Cao Bằng

1. Hoàng thảo Kim Thoa (Dendrobium clavatum): Cây khá giống với Hoàng thảo Long Nhãn (Dendrobium fimbriatum) nhưng thân nhỏ hơn, mang nhiều sắc vàng, dài khoảng 50-70cm, do thân cứng nên thường mọc thẳng, thích hợp trồng trong chậu đất hoặc gỗ. Chú ý độ nặng của chậu để đối trọng với cây sao cho khi cây đứng chậu không bị nghiêng hoặc lật ngược. Cũng có thể cho bám gỗ nhưng cây ưa ẩm nên nếu bó gỗ thì phải tưới nhiều hơn. Cây ưa nắng.

2. Hoàng thảo Đùi Gà (Dendrobium nobile):

Đùi gà ưa khô, chỉ cần thỉnh thoảng tưới cho 1 ít nước đủ để ướt giá thể . Với những người trồng lan lâu năm có nhiều kinh nghiệm có thể không cần che mưa, nhưng nên làm mái che mưa cho loại này mặc dù chúng rất ưa nắng. (tức là làm cái ô trong suốt cho nó ạ 😀 )

Den nobile không ưa bón nhiều phân , nếu muốn dùng nên dùng các loại hữu cơ như rong biển, phân cá… tưới cách tuần.

Ảnh hoa: sưu tầm

Ảnh thực tế:

Dendrobium rừng Việt Nam xin được gọi một tên chung: Lan hoàng thảo. Đối với những người trồng lan rừng thì đây là một loại “khó chịu” nhất nhưng lại có nhiều sắc hoa đẹp nhất.

Khó chịu vì cây không dễ thuần hoá, có những giò nuôi trồng được nhiều năm ở vườn nhà nhưng chỉ một trận mưa hay một đợt rét là không giữ được. Có những giống cây như Hoàng thảo Trúc mành (Den fancolnery) hoặc hoàng thảo Ngũ tinh (Den wardianum) đến bây giờ vẫn gây nhiều khó khăn cho người trồng.

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoàng thảo thì đã có rất nhiều bài viết, nhưng để có những giò đẹp về thẩm mỹ, thích hợp với từng loại thì cần có một giá thể tương thích đáp ứng được những đòi hỏi về điều kiện sống của từng loại cây và điều kiện của nhà vườn.

Với tên gọi Dendrobium – sống ở trên cây – Loại nào cũng có thể ghép gỗ. Tuy nhiên, với tiêu chí “đẹp”, “bền” và “dễ chăm sóc” ta nên chọn những loại gỗ chắc (nhãn, sưa, vú sữa…) và tuỳ từng sở thích và không gian vườn mà ta chọn giá thể to hay nhỏ.

Hoàng thảo là loại thân thẳng, mọc đứng hay thòng nhưng theo thời gian do chiều dài và sức nặng cây sẽ có xu hướng ngả thòng, tôi thường chọn những khúc gỗ thẳng, tròn và treo ngang, bó cây một phía (treo sát tường) hoặc 2 bên (ở không gian rộng).

Với giá thể gỗ, ta có thể ghép được nhiều loại cây, những loại rễ trung bình hoặc nhỏ, ví dụ như Hạc vỹ, long tu, giả hạc, đùi gà, kim điệp, hoàng phi hạc… nói chung những loại thân tròn, dài, có xu hướng thòng xuống.

Ưu điểm của giá thể này là không giữ nước, thoáng, dễ buộc lan (trong quá trình ghép mới), rễ lan dễ bám, có nhiều hình thù đẹp tạo tổng thể một giò lan đẹp.

Tôi đã rất thành công với giá thể này đối với hạc vỹ (Den aphylum), giả hạc (Den anosmum), long tu (Den primulinum) , các loại thuỷ tiên, hoàng lạp , phi điệp vàng, kim điệp (Den capillipes), vảy rồng (Den lindleyi)…

Kinh nghiệm cho thấy hoàng thảo được bón phân thường xuyên sẽ phát triển tốt hơn, tôi hay dùng phân nhả chậm đặt phía trên giá thể, buộc chặt để khỏi rơi khi tưới.

Loại giá thể thứ 2 thích hợp với hoàng thảo là dớn, có nhiều cách để sử dụng dớn: Để nguyên cả cây dớn rồi ghép cây vào

Với cách này nên chọn những khúc dớn có chu vi nhỏ và nên đặt nằm ngang.

Có thể trồng trên bảng dớn, cách này được ưa chuộng vì dễ treo, dễ ghép cây và dễ chăm sóc.

Hoặc có thể làm một chậu dớn bằng cách cưa ngang thân cây dớn chiều cao khoảng 10-20cm rồi khoét ruột dần tạo thành hình một cái chậu, đáy ta có thể gác mấy thanh dớn ngang, nông sâu tuỳ theo cây mình ghép. Cách này đặc biệt thích hợp cho những cây có chiều cao từ 50cm trở xuống.

Khi trồng ta chỉ cần đặt cây vào chậu, lấy mấy cục dớn nhỏ chèn chặt cho gốc cây khỏi lay khi tưới.

Một cách làm chậu dớn nữa rất đơn giản và tôi thấy rất đẹp, không những thích hợp cho hoàng thảo mà các bác trồng catt cũng có thể áp dụng: Cưa dớn thành các thanh vuông dài khoảng 15cm, xếp đan xen tạo thành cũi. Giá thể này thích hợp với những cây ưa khô, bền và nhẹ hơn nhiều lần so với gỗ.

Với giá thể này, ưu điểm cũng lắm mà nhược điểm cũng nhiều, tuỳ cách sử dụng dớn mà có nhiều loại cây thích hợp.

Ưu điểm: thoáng, xốp, giữ nước vừa phải, rễ lan dễ bám chui sâu vào giá thể. giá thể có thể cắt to nhỏ, hình vuông tròn tuỳ ý, tiện mang đi mang lại, trưng bày …

Nhược điểm: Do đặc điểm nên thường được treo dựng đứng nên khó giữ được lượng phân, nước cần thiết cho cây.

Nên: chọn bảng dớn cọng cứng, ép chặt. Khi mua về nên xử lý như luộc hoặc ngâm kỹ để tránh trứng sên, côn trùng và các hoá chất có hại.

Thích hợp đối với các loại thân thòng, nhỏ như long tu, hạc vỹ, hồng câu, kim điệp, nghệ tâm, đơn cam…

Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ ghép. giữ được phân bón nên thời gian dành cho cây không nhiều .

Nhược điểm: Giữ ẩm trong thời gian dài, không thích hợp với những loại cây cần khô thoáng như đơn cam, u lồi…

Nên: đẽo gọt cho thành chậu dày vừa phải, tạo lỗ thoát nước lớn (chỉ để chậu giữ nước ở thành chậu).

Không nên: cho thêm các chất trồng giữ ẩm như xơ dừa, rêu… thêm vào chậu, không nên buộc cây ngoài chậu sẽ dẫn đến mất cân đối về tương lai.

Thích hợp với những loại “lông đen”, những cây mập, ngắn, đứng thẳng như nhất điểm hồng, nhất điểm hoàng, vạch đỏ, đại bạch hạc, bạch trinh nữ….

Là một dạng khác của dớn, đó là những cọng nhỏ được tách rời ra từ thân cây dớn, có thể dùng cọng dài ngắn tuỳ vào kích thước chậu sử dụng. Do là cọng rời nên phải có giỏ hoặc chậu để chứa. Có thể kết hợp với các vật liệu khác như xở dừa, rêu, vỏ cây… để tăng hiệu quả sử dụng.

Ưu điểm: thoáng, thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt, giữ được các khoáng chất, gọn nhẹ và chủ động được số lượng khi dùng hỗn hợp với các chất trồng khác.

Nhược điểm: Do có kết cấu rời nên sẽ khó khăn trong quá trình cố định cây trong chậu. Nhanh bị khô ở trên mặt chậu, và đáy chậu có xu hướng hoá mùn do ẩm thường xuyên nên phải có cách để hạn chế tình trạng này. Tôi hay dùng vài thanh dớn dài hơn đáy chậu gác ngang, cách đáy chậu khoảng 3cm rồi đổ dớn vào, như thế sẽ tạo độ thoáng cho đáy chậu.

Nên: xử lý ngâm kỹ để tránh côn trùng và xả các chất “chát” có hại cho rễ lan, cho thêm các chất kích thích rễ tạo điều kiện cho rễ lan phát triển nhanh trong chậu. Khi trồng nên đặt gốc cây hơi nằm trong giá thể, nhớ ấn tay thật chặt tạo một chút kết cấu cho giá thể có thể giữ được gốc cây.

Cách này thích hợp cho những loại cây nhỏ, số lượng ít như đơn cam, bạch hạc, nhất điểm hoàng… và nên trồng với những cây có độ ưu tiên đặc biệt. Nên đặt một gói phân nhả chậm xa gốc một chút khi bộ rễ đã phát triển ổn định.

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa có tên khoa học là Dendrobium clavatum. Lan Hoàng thảo kim thoa phân bố khá nhiều tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Hiện nay chúng được tìm thấy nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ.

Phân biệt lan hoàng thảo kim thoa và long nhãn

Khi mới trồng lan thi để phân biệt giữa hai loại lan này thì hơi khó. Bởi lẽ nhìn bề ngoài về thân lá chúng khá là giống nhau (giống đến 90%). Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta rất dễ phân biệt sự khác nhau giữa chúng thông qua một số đặc điểm về thân lá và hoa. Lan Kim Thoa thân già và thân tơ sẽ có màu xanh ngả vàng. Trái lại lan Long nhãn lại có thân già màu ngả nâu và thân tơ màu xanh. Long nhãn đôi khi thân có thể đạt chiều dài đến 2m trong khi lan kim thoa thì ngắn hơn chỉ khoảng từ 60-120cm. Lá lan hoàng thảo kim thoa hình thoi màu xanh nhạt còn lá lan long nhãn sẽ hơi bầu, xanh đậm và dày hơn.

Để chắc chắn nhất thì khi nhìn vào mặt hoa lan hoàng thảo Kim Thoa và long nhãn ta sẽ dễ phân biệt hơn. Cả 2 có điểm giống là hoa cùng màu vàng với 1 chấm nâu đen ở giữa lưỡi hoa. Lan Kim Thoa đa số sẽ có chùm hoa ít hơn nhưng bù lại hoa sẽ to hơn Long nhãn. Điểm dễ phân biệt nhất nằm ở cái lưỡi của bông. Nếu lan Long Nhãn có nhiều tua xung quanh riềm lưỡi thì lan kim thoa lại không. Mắt hoa cũng vậy, theo kinh nghiệm một số người chơi thì Long nhãn có 2 mắt nâu đen hơn kim thoa. Chúng ta cùng nhìn hình ở dưới để dễ dàng phân biệt hơn nhé

Đặc điểm của lan Hoàng Thảo Kim Thoa

Nhìn chung lan Hoàng Thảo Kim Thoa có giả hành ngắn cây cao tầm 60cm-1m2, nếu chăm sóc tốt thì sẽ dài hơn một chút. Thân lan nhỏ có màu vàng hơi xanh, không nâu và xanh như long nhãn. Lá lan dày hình thuôn mác xếp đều trên các đốt.

Hoa lan Hoàng Thảo Kim Thoa có cánh mỏng, hình tròn màu vàng rực rỡ. Hoa buông thõng mọc thành chùm ở các đốt gần ngọn hoặc ngay chóp ngọn của cây năm trước. Chùm hoa thưa từ 5-15 bông khá to. Các cánh hoa màu vàng, phần môi xòe to với điểm nhấn là vệt màu nâu đen nổi bật. Môi hoa có chút lông tơ nhẹ, để ý kỹ mới thấy. Mùi hoa không nồng nàn mà chỉ thoang thoảng. Nếu ai không biết có thể nhầm lẫn với hoa Long Nhãn vì hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên viền môi hoa Long nhãn lại có nhiều tua.

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa thường nở hoa rộ vào độ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch. Ở đúng nơi phân bố có khí hậu thuận lợi cây thường cho hoa đúng mùa. Còn những vùng có khí hậu khác thì thường sẽ nở hoa muộn hơn 1 chút.

Đặc điểm sinh thái của lan hoàng thảo kim thoa Trong tự nhiên bạn dễ dàng bắt gặp giống cây này bám vào các thân cây lớn để sinh sôi, phát triển. Ở Việt Nam Hoàng Thảo Kim Thoa phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, vì mê mẩn vẻ đẹp của nó mà người ta đã tìm cách cấy chúng ở cả 3 miền.

Trong quá trình phát triển Hoàng Thảo Kim Thoa cần nắng nhiều mới có thể cho hoa. Để lan ra hoa thì không cần cắt nước nhưng sau tết nên giảm tưới hơn. Mọi người chú ý điểm này, giả hành lan kim thoa mọc năm nay thì sang năm chưa hoa. Năm tới nữa nó bỏ hết lá và ra hoa nhé

Cách trồng lan hoàng thảo kim thoa

Đây là loại lan khá dễ tính, thích khí hậu nóng ẩm. Cây phát triển tốt ở khí hậu miền núi phía bắc. Đây là loài lan dễ trồng và dễ chăm sóc, giá thể trồng vào chậu gồm dớn, than củi, hoặc cột vào thân cây sống..vv

Hoàng Thảo Kim Thoa – Dendrobium Clavatum

Cây khá giống với long nhãn nhưng thân nhỏ hơn, mang nhiều sắc vàng, dài khoảng 50-70cm, do thân cứng nên thường mọc thẳng, thích hợp trồng trong chậu đất hoặc gỗ.

Chú ý độ nặng của chậu để đối trọng với cây sao cho khi cây đứng chậu không bị nghiêng hoặc lật ngược. Cũng có thể cho bám gỗ nhưng cây ưa ẩm nên nếu bó gỗ thì phải tưới nhiều hơn. Cây ưa nắng.

Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc

Rate this post

VIETCOMBANK

STK: 0491000024971

Chi nhánh: Thăng Long

Chủ TK: Vũ Văn Ngọc

AGRIBANK

STK: 3100205406383

Chi nhánh: Từ Liêm

Chủ TK: Vũ Văn Ngọc

1. Nhất Điểm Hoàng (Dendrobium cariniferum): Đây là loại hoa lan đa thân có chiều dài khoảng 10-20 cm, thân mập, mọc thành từng cụm dày, thân và mặt dưới lá có lông đen mịn. Hoa bền 25-30 ngày, loại này hoa thơm, mùi vỏ cam, quýt, rất dễ chịu.

Đang xem: Lan hoàng thảo kim thoa

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 56

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 57

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

2. Kim Thoa (Dendrobium clavatum): Cây khá giống với Hoàng thảo Long Nhãn (Dendrobium fimbriatum) nhưng thân nhỏ hơn, mang nhiều sắc vàng, dài khoảng 50-70cm, do thân cứng nên thường mọc thẳng, thích hợp trồng trong chậu với giá thể vỏ thông, than củi trộn ít xơ dừa miếng. Chú ý độ nặng của chậu để đối trọng với cây sao cho khi cây đứng chậu không bị lật. Cũng có thể cho bám gỗ nhưng cây ưa ẩm nên nếu bó gỗ thì phải tưới nhiều hơn. Cây ưa nắng khoảng 70-80%.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 59

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 60

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 61

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 62

3. Kim Điệp (Dendrobium capillipes): Là loại hoàng thảo thân ngắn thường dài khoảng 7-15 cm, thân màu vàng hoặc xanh, có lá mỏng ở gần ngọn. Loại này ưa khô ráo, ưa nắng, khi trồng nên chọn giá thể thoát nước nhanh như than củi trộn vỏ thông, có thể dùng chậu đất nung, chậu nhựa, dớn chậu hoặc ghép gỗ khúc, mới trồng xong treo râm mát, tránh mưa trực tiếp, hàng ngày xịt nước vào gốc một lần, phun B1 hoặc Atonik vào gốc 5 ngày/lần.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 63

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 64

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

4. Phi Điệp Vàng (Dendrobium chrysanthum): Phi điệp vàng là loại hoàng thảo thân thòng nhìn rất đẹp mã, buông dài, kích cỡ lớn thường dài 0.8-1.3m, dài 2m cũng có, thân già và non đều thường mang màu xanh bóng có lớp vỏ bạc. Lá mỏng hình mác dài 10-15cm, ít rụng lá vào mùa đông. Phi điệp vàng khác với nhiều loại thân thòng khác khi hoa vẫn ra tại các đốt thân có lá, tại mỗi đốt thường có chùm từ 2-5 hoa vàng sẫm, cánh hoa tròn, dày, bóng không mở bung mà hơi cụp, họng hoa nhiều lông mịn có 2 đốm đen, hoa khá bền, có mùi thơm, mùa hoa Phi điệp vàng vào tháng 8-9 dương lịch.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 66

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 67

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 68

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 69

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 70

5. Thập Hoa /Hồng Câu (Dendrobium aduncum): là loài lan rừng có hoa mọc thành chùm, đặc biệt là hoa có hai đốm tím giống như hai con mắt trông rất ngộ nghĩnh. Từ các giả hành dài khoảng 50-60cm cm đã rụng hết lá, những nụ hoa màu phớt hồng nhú ra. Khi hoa nở, màu hồng nhạt của hoa nổi bật trên nền những giả hành dài khô màu nâu với đôi chỗ bạc trắng, tạo thành một vẻ đẹp rất sống động và tự nhiên. Mùa hoa rải rác khoảng cuối tháng 3 – tháng 5 dương tùy vùng trồng. Loại này ưa khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao trong mùa tăng trưởng, bớt tưới vào mùa nghỉ.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 71

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 72

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 73

6. Vảy Rồng Lào (Dendrobium lindleyi): là loại lan phụ sinh phân bố rất rộng như Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar…Về đặc điểm sinh thái, vảy rồng Lào thuộc họ Kiều (miền trung, nam gọi họ Thủy tiên), thân (giả hành) rất ngắn chỉ dài khoảng 4-7 cm, đường kinh 2-4 cm, thóp nhỏ ở gốc và ngọn, phình to ở giữa, một giả hành thường có khoảng 3-4 đốt, rất cứng. Trên thân Vảy rồng Lào có nhiều rãnh và cạnh chạy dọc, thường có 7-8 cạnh nên thân gần như hình trụ tròn. Các giả hành đơn lẻ xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát, có lẽ vì thế người ta gọi Vảy rồng. Một thân (giả hành) chỉ có một lá rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 3-7 cm, bề rộng 2-4 cm, đầu lá tròn.

Lan Vảy rồng Lào thường ra hoa mùa xuân – hè, khoảng tháng 4-6 dương. Ngồng hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm rất đẹp. Ngồng hoa thường dài 15-30 cm. Mỗi bông đơn kích cỡ khoảng 3 cm, màu vàng tươi (đậm nhạt còn tùy xuất xứ vùng miền, sức khỏe, ánh sáng cây được hưởng), họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, có mùi thơm thoảng nhẹ. Cũng như các loại lan họ Kiều, hoa của Vảy rồng Lào không bền lắm, tàn sau khoảng 7-10 ngày tùy sức khỏe cây tuy nhiên vẫn được nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến khắp đất nước. Mời các bác đọc bài cách trồng lan Vảy Rồng

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 74

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 75

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 76

Ảnh cây thực tế mới tự chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 77

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 78

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 79

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 80

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 81

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 82

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 83

8. Kiều Hồng (Dendrobium amabile): là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên, giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên khá dễ trồng. Hoa Kiều Hồng không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp.

Kiều hồng có thân cứng, tròn, màu xanh đen, thường dài 30-80 cm, dọc thân có rãnh, lá rất dày màu xanh thẫm và xanh tốt quanh năm, lá tròn bầu dài chừng 10-12 cm, rộng 6-8 cm, loài này không có mùa nghỉ nên ít rụng lá vào mùa đông. Hoa mọc từng chùm dài 20-25 cm ở gần ngọn, đường kính chùm hoa khoảng 10 cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa màu hồng nhạt, cuống hoa và bầu dài 4 – 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2,8 – 3 cm, rộng 1,4 – 1,6 cm. Cằm dài 0,4 – 0,8 cm, đỉnh tròn. Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 – 3,2 cm, rộng 1,9 – 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2,6 – 2,8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam. Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Cây ưa ẩm và đến lúc ra rễ nhiều ta đưa ra nơi có nhiều nắng sẽ sai hoa, trồng được cả trong chậu và ghép gỗ, khá dễ thuần, ra rễ nhanh và nhiều. Kiều hồng không rụng lá để ra hoa cho nên có cắt nước thì cũng không cắt triệt để như lan thân thòng bởi nó còn phải nuôi lá nữa, thiếu nước lâu dài nó bị xuống lá nhìn sẽ xấu đi.

Vì kiều hồng không có mùa nghỉ nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa Xuân – Hè nên thời điểm ghép tốt nhất chính là tháng 3-6 dương. Tốt nhất là nên chọn nguyên giề, chọn bụi nhiều thân trưởng thành, không già, không non quá. Đọc chi tiết cách chăm sóc tại bài viết: Cách trồng Kiều Hồng

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 84

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 85

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 86

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 87

Ảnh cây thực tế mới tự chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 89

Kiều Hồng hàng cân, hàng rất đẹp, giá 180k/kg (ảnh trên)

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 90

Giề Kiều Hồng 1.2kg=220k (ảnh trên)

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 91

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 92

Giề Kiều Hồng 1.3kg=250k/kg

9. Hương Vani (Dendrobium Linguella): là 1 var của Hoàng thảo Thập Hoa, thân dài mềm và mảnh hơn hoàng thảo Thập Hoa, lá dài nhọn và mỏng, hoa màu hồng nhạt, thơm ngọt mùi vani, có 2 đốm nhỏ màu tím sẫm như đôi mắt, hoa nhìn thanh thoát. Ghép gỗ treo ngược cho thân thòng xuống. Hoa nở khoảng cuối tháng 5 – tháng 6 dương lịch.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 93

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 94

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

10. Quế Lan Hương (Aerides Odorata): là loài lan đơn thân thuộc chi Giáng hương cùng với Tam Bảo Sắc, Đuôi Cáo, Sóc Lào…

Hàng rời khai thác từ rừng để bán ra trên thị trường thường dài khoảng 20-30 cm, tuy nhiên cây già hoặc trồng thuần lâu năm có thể dài đến 1m. Hình dáng lá dáng tương tự Tam Bảo Sắc nhưng thường sẫm hơn, lá to và dày hơn, bản lá rộng khoảng 3-6 cm, dài 20-30 cm. Hoa dạng chùm dài khoảng 20-30 cm, gồm nhiều bông đơn kích cỡ 2.5-3.5 cm. Cánh dày hơi tròn đến tròn, lưỡi hoa nhọn như quả ớt cong lên trước mặt hoa. Quế mới nở hoa thường có màu trắng pha xanh lục, sau vài ngày chuyển dần sang trắng ngà, gần tàn chuyển sang màu vàng ngà. Mùa hoa của Quế: nở trong tháng 8, 9 dương lịch nên người ta còn hay gọi là Quế tháng 8. Độ bền khoảng 15-20 ngày, mùi hoa rất thơm, thơm đậm mùi quế, đứng xa xa đã thoảng thấy mùi, phải nói xét về hương thì Quế Lan Hương thuộc hàng đầu, do vậy đây là một trong số các loài lan rừng được ưa chuộng và yêu thích nhất.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 97

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 98

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 99

Ảnh cây thực tế vừa chụp:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 100

Giề Quế 1kg mới bóc =280k (ảnh trên)

Ảnh Quế hàng cân mình nợ, sáng 28/3 đăng

11. Địa lan Trần Mộng (Cymbidium lowianum): Là loại địa lan cỡ lớn, lá 7-9 chiếc dài 70-90 cm. Dò hoa dài 80-100 cm, hoa 12-40 chiếc, to 7.5-10 cm, rất đẹp, lâu tàn, nở vào mùa Xuân nên rất được ưa chuộng để chơi Tết.

Địa lan Trần Mộng ở Sapa trồng bằng 100% phân trâu khô, nhưng ở thành phố ko có thì trồng như cách trồng địa lan bình thường: dùng giá thể đất bùn khô, xỉ than, than củi, trấu hun, đá, vỏ lạc, vỏ thông, dớn cọng, dớn mềm,… (có gì trộn nấy). Lót than củi hoặc các xốp trắng dưới đáy chậu cho thoát nước, đảm bảo yêu cầu sao cho luôn “ẩm nhưng không được đọng nước”. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ.

Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh.

Chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu.

Chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.

– Ánh sáng: cây địa lan cần ánh sáng tán xạ khoảng 70-80%. Nếu lá cây có màu xanh vàng nhạt là đủ ánh sáng, lá cây màu xanh đậm cần phải tăng thêm lượng chiếu sáng. Kiểm soát yếu tố này thông qua việc che lưới phù hợp cho vườn lan.

– Nhiệt độ: Cây phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 24°C-29°C (75-85°F). Vào thời kỳ ra hoa, nhiệt độ ban đêm cần phải lạnh từ 10-15°C (50-60°F) để cây phát triển chồi hoa. Nhiệt độ tối ưu cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là khoảng 7.50°C-13°C (45-55°F) vào ban đêm và 18-24°C (65-75°F) vào ban ngày. Sau khi cây đã có chồi hoa, nên duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 13-24°C (55-75°F) để cành hoa phát triển tốt. Kiểm soát nhiệt độ trong vườn ta có thể dùng nhiệt kế để theo dõi, giảm nhiệt độ bằng cách đặt các khay nước tạo ẩm dưới giàn lan, tưới nước hoặc phun sương xung quanh vườn lan vào những lúc nhiệt độ quá cao. Tăng nhiệt giữ ấm cho cây trong thời kỳ quá lạnh bằng cách che nilon xung quanh vườn.

– Độ ẩm: cần đảm bảo rễ cây luôn ẩm nhưng không được ướt lâu, không được để cho cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra hoa. Khi cây đã phát triển hoàn toàn (khoảng tháng 9 Âm lịch) giảm lượng nước tưới, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải tưới đủ nước cho cành hoa phát triển tốt nhất.Có thể theo dõi lượng nước cần tưới qua việc nhìn lá cây lan, nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ hơi nhăn, khi tưới nước, lá cây sẽ căng trở lại.

– Độ thông thoáng: Vườn lan cần có sự đối lưu không khí ở mức vừa phải để cây lan phát triển tốt nhất. Nếu gió quá nhiều có thể gây hại cho cây do tứoi nước quá nhiều. Nên che một lượt lưới xung quanh vườn lan để chắn gió mạnh, khi ít gió có thể mở ra để hút gió vào. Khoảng cách giữa các chậu lan cũng phải hợp lý, không để sát nhau, lá cây nọ chạm vào lá cây kia dễ bị lây lan nấm bệnh. Thứ hai, bón phân: Trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút để giúp cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa.Trong suốt quá trình chăm sóc trong năm có thể kết hợp với bón phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn,… ngâm lâu ngày (nước trong và đã hết mùi) pha loãng để tưới vào gốc, xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây. Trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa. Có thể tự làm phân bón chậm tan bằng cách: lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng, xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong đất.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 101

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 102

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 103

Ảnh cây thực tế mới chụp:

12. Chế phẩm Hùng Nguyễn lọ 20ml: 20k/lọ

Loại thuốc 6 tác dụng trong 01 lọ:

– SIÊU KÍCH RỄ (Hiệu quả nhanh chóng từ 3-5 lần phun – 15 đến 25 ngày)

– KÍCH KEIKI (Hiệu quả khá cao)

– SÁT KHUẨN – KHÁNG BỆNH

– BỔ SUNG NPK – DƯỠNG CÂY KHỎE MẠNH (có NPK tích hợp)

– TRỊ BỆNH ĐỐM LÁ GỈ SẮT Fe

– PHÒNG – TRỊ NẤM

Đặc biệt thích hợp khi mới mua lan rừng về, cắt rễ lan xong đem ngâm toàn bộ cây vào dung dịch Hùng Nguyễn rồi ghép để lan nhanh ra rễ. Thuốc này thì rất nhiều người dùng rồi và có phản hồi tích cực: nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả.

Cách sử dụng: Đọc trong ảnh bên dưới. Cứ đếm khoảng 20 giọt là 1 ml thuốc, hòa với 1 lít nước lã mà dùng.

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 106

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 107

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 108

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 109

Lan Hoàng Thảo Kim Thoa – Lan Rừng Hoàng Thảo Kim Thoa Tây Bắc 110

13. Phân bón Đầu Trâu 901 dưỡng hoa lâu tàn: 20k/lọ

Đang chuẩn bị vào mùa hoa của đa phần các loài lan rừng, phun khi lan mới nhú và đang nụ theo chỉ dẫn hoặc loãng hơn chỉ dẫn trên chai 1 chút, phun toàn bộ cây, mục đích giúp hoa lâu tàn hơn. Chú ý là hoa đang nở thì không phun phân, thuốc gì vào hoa kẻo thối hoa, chỉ phun khi cây mới nhú nụ và đang nụ thôi.

Hoàng Thảo Kim Thoa Là Cây Gì?

Gần đây trên mục Hoa lan và Bạn Đọc, anh Hoàng Phước Bình có hỏi: Tôi thật lúng túng khi phân biệt 2 loài: Kim thoa và Long nhãn. Hiện tôi đang có một giò lan tên ghép Kim thoa long nhãn. Xin được giải đáp. Đa tạ!

Hoàng Thảo Kim Thoa là cây gì?

Thực thà mà nói chúng tôi cũng cảm thấy bối rối vì tên Việt của các cây lan, không mấy am tường, bởi vì mỗi nơi gọi một khác. Những tên này do môt người nào đó ngẫu hứng đặt ra và những người khác gọi theo và mỗi nơi gọi một khác thí dụ như cây Dendrobium chrysotoxum có nhiều tên: Kim Điệp, Hoàng lap, Kiều, Hoàng lan, Nến vàng, Thủy tiên hoàng lạp v.v…

Sau đó anh Bình có cho biết thêm cây Kim Thoa long nhãn có tên khoa học là Dendrobium clavatum. Trên Internet, giới chơi lan tại quê nhà cho rằng cây Hoàng thảo Kim Thoa và cây Thủy tiên long nhãn là 2 cây khác nhau và người nào đó dùng 2 tên: Kim Thoa và Long nhãn nhập vào là một.

Theo Dy Lê: cây Kim Thoa: Den. clavatum trong họng có đốm mầu nâu đỏ còn cây Long nhãn: Den. fimbriatum có đốm mầu nâu đen.

Theo Xuân Phong: Qua quá trình bán lan XP thấy có đến 4 loại: kim thoa họng cam đen Den. chryseum – kim thoa họng đen (kim thoa long nhãn) không biết tên khoa học. – Long nhãn (cây cao to giống thái bình môi hài ra hoa ở thân già rụng lá) Den fimbriatum và một loại long nhãn nữa toàn thân xanh rì không rụng lá, hoa rất giống nhưng nhỏ hơn long nhãn có nguồn gốc Điện Biên. Bổ xung thêm chút thông tin là long nhãn có ren ở lưỡi còn kim thoa thì không. Thêm một chút nữa là: Kim thoa là kim thoa; Long nhãn là long nhãn, không có tên long nhãn kim thoa hay kim thoa long nhãn, cái tên ghép kia có lẽ để phân biệt loại có họng đen hay không mà thôi.

Có tên khoa học của cây lan, vào Internet tìm hiểu và chúng tôi được biết cây lan Dendrobium clavatum có các đồng danh như sau:

1. Aporum rivesii (Gagnep.) Rauschert 2. Callista aurantiaca Kuntze Dendrobium aurantiacum Rchb. f. 3. Dendrobium aurantiacum var. denneanum (Kerr) Z.H. Tsi 1999 4. Dendrobium aurantiacum var. zhaojuense (S.C.Sun & L.G.Xu) Z.H.Tsi 5. Dendrobium chryseum var. bulangense G.Z. Ma & G.J. Xu 1992 6. Dendrobium chryseum Rolfe, Gard. Chron., ser. 3,. 3: 233. 1888 7. Dendrobium clavatum Lindl. 1851-2 8. Dendrobium clavatum Wall. ex Paxton 1852 9. Dendrobium clavatum var. aurantiacum (Rchb. f.) T. Tang & F.T. Wang 1951 10. Dendrobium denneanum Kerr 1933 Dendrobium flaviflorum Hayata 1911 11. Dendrobium rivesii Gagnep. 1930 12. Dendrobium rolfei A.D. Hawkes & A.H. Heller 1957 13. Dendrobium tibeticum Schltr. 1921 14. Dendrobium zhaojuense S.C.Sun & L.G.Xu 1988

Như vậy chẳng riêng gì chúng ta mà cả các khoa hoc gia trên thế giới cũng đặt tên cho một cây lan với nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng có một điều là khi công bố, họ có chứng minh hình ảnh và tư liệu của cây lan, còn chúng ta thì không. Với các hình ảnh tư liệu đó các khoa học gia sau này mới xác định tên nào công bố trước là tên chính thức, tên nào sau chỉ là đồng danh (synonym). Như vậy chúng ta thấy cây Den. clavatum và Den. chryseum cũng chỉ là một còn cây Den. fimbriatum thực sự là một cây khác hẳn.

Theo các khoa học gia, mầu sắc hay sự đậm nhạt không phải là yếu tố để phân biệt, nhưng hình dáng, cấu trúc của bông hoa và thân lá mới là chính yếu. Nhìn vào hình ảnh cây Den. clavatum ta thấy lưỡi hoa và cây Den. chryseum không có những sợi ren dài cây Den. fimbriatum. Như vậy sự nhận xét của bạn Xuân Phong rất là xác đáng.

Khi thắc mắc chúng ta thường vào Internet để tìm hiểu, nhưng nên tìm ở những nguồn đáng tin cậy, vì hình ảnh trên mạng nhiều khi không chính xác và chuyện nhầm lẫn cũng là thường tình.