“Ly cốc giấy được ra đời bởi lý do ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm do sử dụng chung cốc uống nước. Đã từ rất lâu tại các nước phát triển cốc giấy đã được sử dụng thay thế cốc nhựa. Với nhiệt độ bình thường cả ly nhựa và ly giấy đều có tác dụng như nhau là chứa nước uống, và dễ dàng mang đi, ngoài ra cả hai đều có nắp đậy để tránh việc đổ, tràn nước uống ra ngoài.– Cốc giấy dùng một lần 205ml được làm bằng chất liệu bột giấy không độc hại, an toàn khi sử dụng.– Sản phẩm gồm 20 chiếc cốc giấy có thiết kế nhỏ gọn, xinh xắn, màu sắc trang nhã với họa tiết chấm bi sinh động. Mỗi chiếc cốc có thể tích 205ml, không bị thấm nước, có khả năng chịu được nhiệt độ cao.– Cốc giấy dùng một lần 205ml là sản phẩm rất tiện dụng khi tổ chức tiệc hoặc mang theo trong các chuyến đi chơi xa, thích hợp đựng nhiều loại nước uống như: trà, cà phê, nước trái cây… Bạn có thể dùng ly giấy cho các buổi tiệc sinh nhật, họp mặt hay những chuyến dã ngoại, cắm trại… vừa hợp vệ sinh vừa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức chùi rửa ly sau mỗi lần sử dụng.– Cốc là sản phẩm dùng một lần, dễ dàng tiêu hủy sau khi sử dụng. Sản phẩm thân thiện với môi trường.Ngoài ra ly giấy cao cấp dùng một lần còn có thể tái sử dụng để làm các vật trang trí độc đáo mà bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thốt lên tuyệt đẹp. Các bạn trẻ hiện nay còn có thể kiếm thêm thu nhập từ các sản phẩm làm từ đồ handmade, qua việc đó giúp giảm lượng rác thải ra môi trường.”
Cách Trồng Hoa Dia Lan / TOP 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Cách Trồng Hoa Dia Lan được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Cách Trồng Hoa Dia Lan hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách Trồng Hoa Lan Từ A
Ngày:04/06/2019 lúc 13:58PM
Việc chọn những loại lan dễ trồng rất quan trọng vì nó sẽ giúp việc chăm sóc dễ dàng dàng hơn, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao mà vẫn cho hoa thường xuyên việc này giúp những người mới bắt đầu trồng lan sẽ cảm thấy hứng thú hơn và có thêm động lực trồng những loại khác nữa
Nếu mua những loại cây rẻ tiền thì lỡ cây có chết thì cũng đỡ tiếc và chúng ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những lần đó. Nhưng đối với những cây nhỏ thì chúng ta rất khó chăm sóc, dễ chết khi sang chậu, cây lâu ra hoa nên rất dễ làm chúng ta nản và không muốn tiếp tục trồng lan nữa.
Vì thế, một lời khuyên chân thành là các bạn nên chọn những cây lớn, khỏe mạnh thay vì bỏ tiền nhiều lần để mua cây nhỏ.
Khi mới mua chậu lan về bạn cần để nó ở chỗ râm mát tầm 1-2 ngày để cây thích nghi với điều kiện khí hậu.
Về việc có cần thay chậu trồng lan hay không phụ thuộc vào giá thể trồng lan lúc mới mua về như thế nào. Trường hợp nếu giả hành cũng như giá thể mục nát có xuất hiện nấm mốc thì tốt nhất nên thay chậu ngay. Thời điểm tốt nhất chúng ta nên chậu đó chính là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6)
Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại giá thể trồng lan như: than gỗ, gạch, dớn, xơ đừa, rễ cây lục bình, vỏ thông,…các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại lan
Nếu giá thể trồng khi mới mua về là xơ dừa, chúng ta nên lưu ý bỏ phần mục nát đi, phần nào còn tốt thì giữ lại và thay chúng vào chậu trồng to hơn, bổ sung thêm chất trồng vào xung quanh. Khi thay chậu chúng ta cũng nên chú ý cắt bỏ đi phần rễ không khỏe mạnh, bị đen, gãy,…
1.Kỹ thuật bón phân cho lan dành cho người mới bắt đầu
Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc ở rừng núi đâu có phân mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí và nước mưa mà sống.
Đối lan thiếu phân thì vẫn được nhưng dư phân thì sẽ chết ngay nên chúng ta phải thật sự cẩn trọng trong việc bón phân cho hoa lan
Nên tưới nước vào hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống thấp.
Bón phân tốt nhất cho lan vào buổi sáng vì lúc này cây vừa hấp thu phân bón vừa có thời gian quang hợp nên sẽ tiêu hóa chất dinh dưỡng nhanh hơn. Không nên bón phân cho lan vào buổi trưa vì dễ gây cháy lá, nếu bón vào buổi tối thì cây không xử lí kịp gây lãng phí chất dinh dưỡng.
Nguyên tắc chung: lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi hoa nở cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.
Phân bón thích hợp cho các thời kỳ là Đầu trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa trung vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng.
Lưu ý: thấy cây lan èo uột và úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là cây sẽ chết ngay. Đừng bao giờ bón phân khi chậu quá khô, cây sẽ bị khựng lại. Luôn nhớ lan không ưa những mức phân bón quá mạnh tức là có chỉ số quá cao. Thí dụ 30-10-10 dễ cháy lá hơn là 7-1-1. Ngoài ra khi cây đã đâm chồi ra hay ra nụ không cần bón phân nữa.
Không có công thức chính xác nào về việc tưới nước cho hoa lan. Chúng ta chỉ tưới nước khi chúng thật sự khô.
Việc tưới nước phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm, độ thoáng không khí, mức độ chiếu sáng,…Để biết được khi nào cần tưới nước cho lan chúng ta có thể dùng tay kiểm tra độ ẩm giá thể là cách tốt nhất.
Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển.Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Qúa nhiều nước rễ sẽ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.
Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép pH 5,6. Nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát tránh tưới lúc nắng nóng.
Cách Trồng Hoa Lan Cấy Mô
+ Vườn ươm cây lan phải đảm bảo sự thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ. Trung bình, chiều cao của vườn phải từ 3 đến 3.5m.
+ Phải có lưới che ánh sáng cho vườn lan. Đảm bảo ánh sáng tự nhiên từ 30 đến 50%.
+ Có mái che cẩn thận để cho mưa lớn không thể hắt vào.
+ Trang bị hệ thống tưới phun sương cho cây.
+ Thau để chứa nước rửa cây lan con cho sạch khi vừa mang từ môi trường nuôi cấy ra.
+ Giấy báo, khay để đựng lan.
+ Giá thể trồng lan có thể là xơ dừa, dớn đen hay dớn trắng tùy theo bạn trồng loại lan nào. Ví dụ như Cattleya sẽ thích hợp với giá thể là xơ dừa, còn Hồ Điệp lại phù hợp với dớn trắng.
+ Thuốc trừ nấm cho cây lan như Mancozeb, Dithan,…
+ Vỉ xốp hay vỉ nhựa có lỗ để trồng lan.
Cây lan giống được nuôi trong chai cấy mô hay hộp nhựa. Sau khi cây đã được phát triển hoàn toàn, khoảng từ 3 đến 4cm, có bộ rễ cân đối với lá thì bạn có thể mang đi trồng.
4. Các phương pháp tiến hành
Trước khi trồng bạn phải xử lý giá thể. Tùy theo loại giá thể nào mà phương pháp xử lý cũng có sự khác nhau.
+ Giá thể xơ dừa
Để trồng lan cấy mô thì xơ dừa bạn phải ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tannin. Cắt thành từng miếng khoảng 5cm. Đập xơ dừa tơi ra và liên tục xả với nước 2 đến 3 lần. Sau đó, đem xơ dừa ngâm với thuốc nấm có nồng độ 1%. Ngâm thuốc nấm từ 3 đến 4 giờ thì bạn có thể sử dụng nó ngay.
+ Giá thể dớn trắng
Dớn trắng bạn hãy đem ngâm với nước từ 1 đến 2 ngày. Sau đó ngâm thuốc nấm có nồng độ 1% là có thể dùng làm giá thể trồng lan rồi.
Ngâm nước từ 1 – 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở nồng độ 1% là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.
5. Cách chăm sóc khi trồng lan cấy mô
Trong thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi chuyển cây con ra vườn ươm thì bạn không nên bón phân mà chỉ nên tưới nước 2 lần 1 ngày. Chủ động điều chỉnh lượng nước tưới nhiều hay ít tùy theo điều kiện thời tiết mùa mưa hay mùa nắng.
Bón phân cho cây lan tốt nhất là vào buổi sáng bằng cách hòa với nước rồi phun cho cây. Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà bạn lựa chọn loại phân bón khác nhau.
*Cây lan sau khi chuyển từ chai cấy mô ra ngoài thì 2 tuần đầu tiên chỉ tưới nước ngày 2 lần.
*Đến tuần thứ 3 hãy phun vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước. Thực hiện mỗi tuần 2 lần.
*Đến tuần thứ 4 trở đi thì phun phân NPK 30-10-10 (nồng độ 0.5 đến 1g/lít nước) kết hợp cùng hữu cơ sinh học BiO-1 (nồng độ 1 đến 2ml/lít nước) và Vitamin B1 (nồng độ 0.5 đến 1ml/lít nước). Phun luân phiên từ 1 đến 2 lần trong tuần.
Để phòng trừ sâu bệnh thì bạn phun thuốc định kỳ 15 ngày/lần. Loại thuốc trừ bệnh cho lan phổ biến có thể sử dụng như Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben, Nativo,… Còn để trừ sâu gây hại cho lan có thể chọn Confidor, Supracide, Decis, B Thái Lan,…
Sau 4 đến 6 tháng trồng thì cây lan tương đối phát triển và bạn có thể chuyển sang chậu lớn. Cho thêm than vào chậu rồi treo lên giàn, tiếp tục chăm sóc theo đúng hướng dẫn thì cây ra hoa như ý muốn.
Cách Trồng Hoa Lan Thủy Tiên
Cách trồng hoa lan thủy tiên
Trong vô số các loài lan, Kiều là loài khá dễ chăm, dù có hạn chế là không có hương thơm. Hoa chỉ nở rồi tàn 7-10 ngày nhưng vẻ đẹp và sự đa dạng của dòng lan này là điều không thể phủ nhận. Nếu giàn lan của bạn thiếu loài lan Thủy Tiên thì quả là vô cùng đáng tiếc. Dưới đây mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trồng và chăm sóc loài lan này. Mong mọi người cùng góp ý, chia sẻ .
Thủy Tiên nằm trong họ Denro, chúng có giả hành tích trữ nước, bên cạnh đó rễ của chúng phát triễn rất khỏe, cho nên về cơ bản là khá dễ trồng. Tuy nhiên trồng được là một chuyện còn ra hoa hay không lại là chuyện khác. Bên cạnh đó kích thước to lớn cũng là một lợi thế nhất định trong việc thích nghi với môi trường mới. Thường thì mất khoảng 2-3 tháng để phát triễn hoàn chỉnh 1 giả hành, nếu trồng tốt sau một năm có thể được 1 bụi gấp 2 lần bụi ban đầu.
Thông thường khi mua khóm Thủy tiên (Kiều) từ chợ về, cây là hàng mới khai thác từ rừng về, lá còn xanh và tươi mướt. Bạn nên treo nơi thoáng, mát và không tưới trong vòng 5-7 ngày. Sau đó, rửa sạch bằng nước toàn bộ cây, lá, cắt bỏ các thân bị úng, khô hoặc đã có dấu hiệu tiền sử nấm, thối đen, loại bỏ các rễ hư, khô và cắt ngắn rễ rồi để treo cây khô 1-2 ngày, ngâm vào hỗn hợp Coc85 + nước trong vòng 1 giờ để khử nấm, tiếp tục treo ngược để khô 1-2 ngày. Công đoạn tiếp theo trước đây bạn vẫn làm là ngâm rễ trong hỗn hợp (4 lít nước + 1 thìa đg + 1 viên tránh thai + 1 thìa Nkp 30-10-10) trong 4 giờ và tiếp tục để khô rễ và treo ngược khoảng 7 ngày sau trước khi ghép trồng. Theo tìm hiểu gần nhất,bạn nên ngâm thay thế bằng hỗn hợp nước + B1 Thái + atonik là ổn. Ghép trồng xong, treo cây nơi thoáng, mát và có ẩm cao chút (thường dưới tán cây tránh mưa và nắng), tưới 2cc B1 Thái trong 1 lít nước tuần 3-5 ngày/ lần vào gốc và tưới nước ngày 1 lần cho đến khi cây bắt rễ.
Chăm sóc: Kiều có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm nhưng cần chú ý: rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Chịu nắng 60-70%, phơi nắng trực tiếp là cháy lá, đặc biệt rất kị mưa nắng thất thường (nắng xong mưa kéo dài hay ngược lại) mới ghép nên tránh mưa . Vì cây ra hoa vẫn giữ lá không xuống hết như thân thòng nên đến mùa chuẩn bị ra hoa giảm tưới tối đa, càng tưới nhiều hay cớm nắng là ko hoa chỉ ra mầm.
Chúc các bạn thành công.
Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Cách Trồng Hoa Dia Lan xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!