Cách Trồng Hành Lá Từ Củ Hành Khô / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lá Củ Hành Tím Ăn Được Không

Lá củ hành tím ăn được không ? Đó là thắc mắc của khá nhiều đọc giả gửi về cho Blog Mộc Châu Milk. Như chúng ta đã biết hành tím và hành lá là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Nhất là trong các món ăn gia đình của đại đa số người Việt Nam ta.

Hành lá, hành tím giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn và thơm ngon hơn. Tuy chúng đều là họ hành và cùng là nguyên liệu trong thực phẩm. Nhưng đối với sức khỏe thì hành tím và hành lá lại có những công dụng khác nhau.

Để các bạn hiểu rõ hơn về hành tím, hành lá, lá của hành tím có ăn được không ? Tất cả sẽ được Mộc Châu Milk giải đáp sau đây.

Đặc điểm của hành tím, hành lá

Hành tím là gì

Hành tìm là loại hành củ có mùi hơi hăng, có vị ngọt,nhưng lại cay nhẹ, hơi chát. Cho nên nhiều người k thích lắm vì nó khó dùng. Hành tím còn được mọi người đặt cho nó biệt danh là “vua của các loại hành”.

Hành lá lá gì

Hành lá còn tên gọi là hành hoa, hành xanh hoặc hành non, có phần lá trên rỗng màu xanh, thân trắng. Phần củ lại không phát triển hoàn chỉnh như hành tím.

Hành lá có vị ngọt, pha lẫn vị cay, tính ấm. Khi làm nguyên liệu để nấu ăn thì hương vị thơm dịu hơn so với hầu hết các loại hành. Ngoài ra chúng còn được dùng để ăn sống như một loại rau.

Giá trị dinh dưỡng của các loại hành

Hành tím có chứa chất gì

Chứa thành phần chính từ Quercetin và Allicin (đây là chất kháng viêm rất tốt ).

Chất chống oxy hóa trong hành tím: từ 413mg – 1.917 mg.

Ngoài ra Hành tím cũng rất giàu Chất xơ, Phenoplast ( thanh lọc gan ). Hàm lượng chất sắt, Phenoplast ( hợp chất trung chuyển rất tốt).

Hành lá có chứa chất gì

Theo một nghiên cứu, cứ trong mỗi 12g hành lá sẽ có chứa khoảng 20 microgram Vitamin. Bao gồm có Vitamin A, Vitamin C và Vitamin K.

Chất chống oxy hóa trong hành lá: từ 270mg – 1.187 mg

Chứa hàm lượng cao các chất như Quercetin, Anthocyanin, vi lượng chất. Ngoài ra trong hành lá còn chứa các chất kháng sinh như: Allinsufit, Allin, Galantin và Acid malic.

Công dụng của hành tím và hành lá

Công dụng của hành tím

Theo một số nghiên cứu cho thấy ăn hành tím sẽ giúp tăng mật độ xương và tái tạo mô liên kết. Hành tím giúp kháng viêm trong viêm nhiễm, chống lão hóa da và các tế bào. Ngoài ra còn ngăn chặn và hỗ trợ điều trị ung thư.

Trong hành tím có hàm lượng chất sắt cao chúng hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Đặc biệt hành tím rất tốt cho những bạn thiếu máu. Ngoài ra hành tím còn có thêm công dụng hòa tan máu đông, thanh lọc gan và lọc chất béo không tốt cho cơ thể.

Tuy hành tím rất tốt cho cơ thể nhưng các chuyên gia đã khuyên bạn không nên sử dụng chúng quá nhiều. Bởi vì trong hành tím vẫn chứa Oitrosamin, đây là chất có khả năng làm tăng nguy cơ các bệnh như : ung thư dạ dày, gan, tim và phổi.

Công dụng của Hành lá

Cũng theo một số nghiên cứu gần đây, hành lá cũng có rất nhiều công dụng như:

Giúp xương chắc khỏe, phòng chống bệnh loãng xương ở người lớn. Nhất là nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nên dùng trong mùa mưa lạnh sẽ rất tốt. Điều này rất tốt cho những bạn đang bị bệnh cảm cúm, viêm mũi họng và ho.

Giúp làm Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm 40% khả năng mắc bệnh nhất đối với ung thư buồng trứng.

Giúp Bạn ngăn chặn viêm nhiễm, rất tốt đối với các trường hợp bệnh viêm khớp và bệnh gout.

Trong Hành lá không bao gồm các chất có khả năng gây kích ứng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng hành lá vì nếu lạm dụng làm phản tác dụng của chúng.

Lưu ý khi sử dụng hành tím và hành lá

Hành tím hay hành lá đều có tính nhiệt, do đó tránh sử dụng cho người có tính ấm, dương thịnh, hay bốc hỏa. Người bị cao huyết áp, phụ nữ hay có chu kì kinh nguyệt sớm và phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế sử dụng.

Lưu ý : Không sử dụng hoặc chế biến thức ăn có hành kèm với mật ong. Sự kết hợp này sẽ gây ra phản ứng không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Hướng dẫn cách trồng hành lá tại nhà

Mẹo trồng hành lá tại nhà trong thùng xốp

Chuẩn bị

Đất trồng hành lá nên chọn loại đất nhiều mùn, thoát nước tốt.

Gốc Hành lá đã già và chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Các bước thực hiện

Chọn gốc cây hành lá đã già, nên chọn loại cây có gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh. Có thể trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng nên trồng cách nhau từ 20 đến 30 cm.

Khi trồng cấy gốc hành nhẹ nhàng với độ sâu vừa khoảng 3 cm là được. Hàng ngày nên tưới một lượng nước vừa đủ ẩm giúp cây phát triển. Sau khoảng 30 – 40 ngày là có thể cắt lá ăn dần.

Củ Hành Tây (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Hành Tây)

Hành tây là một trong những loại rau yêu thích của hầu hết mọi người trên thế giới. Trồng hành tây rất dễ và mang lại lợi nhuận cao.

Đầu tư để trồng hành ở quy nông trại không tốn quá nhiều chi phí và việc chăm sóc cây hành cũng rất dễ dàng. Vì vậy, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ thuật, mẹo và ý tưởng trồng hành.

Loại đất và khí hậu thích hợp để trồng hành tây

Hành tây có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ ​​đất thịt pha cát đến đất thịt pha sét với khả năng thoát nước tốt. Độ pH tối ưu của đất trồng hành là 6,5-7,5.

Hành thích nghi tốt ở nhiệt độ 16-24°C ở giai đoạn sinh dưỡng của cây con. Nhiệt độ 30-35°C là lý tưởng trong giai đoạn cây hành trưởng thành cho đến khi thu hoạch. Hiệu suất tốt nhất có thể đạt được trong thời tiết ôn hòa, không quá lạnh, không quá nóng và lượng mưa nhiều.

Thời gian thích hợp trồng hành

Hành tây sẽ rất khó phát triển và cho năng suất cao nếu không được trồng đúng thời điểm. Nếu củ hành được trồng khi thời tiết lạnh giá, hành tây có thể chết hoặc dễ trổ hoa hơn so với trồng vào mùa xuân. 

Nếu trồng hạt hành tây, bạn nên ươm cây con trong nhà, ít nhất khoảng 45 ngày trước khi đem ra ngoài trồng. Đảm bảo gieo hạt hành 45 ngày trước khi ngày cuối cùng của mùa đông kết thúc, sau đó chuyển hành ra ngoài trồng khi thời tiết ấm lên.

Kỹ thuật trồng hành tây

1. Ươm cây hành giống

Hạt hành giống được gieo trên luống có chiều rộng 1,2m và chiều dài luống 3-4m. Cây con sẽ sẵn sàng để cấy trong 45-50 ngày sau khi gieo. Tỷ lệ gieo hạt hành giống được khuyến nghị là 7 đến 9 kg/ha.

Sau khi gieo ươm khoảng 45-50 ngày, cây con có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng ở vườn được.

2. Chuẩn bị đất trồng hành

Cày đất tơi xốp mịn và kết hợp trộn đất với 5 tấn phân hữu cơ hoại mục vào lần cày cuối cùng trước khi trồng cây hành con. khoảng cách trồng cây hành con là khuyến nghị là 15X10cm. 

Đất nên được cày bừa kỹ, phơi ải được thì tốt, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống rộng 1.2-1.4m, cao 15-20cm, san phẳng mặt luống.

3. Cách trồng hành tây

Trồng cây hành con vào các hố đã đào sẵn sao cho lớp đất bên trên cây con không dày quá 2,5cm. Nếu vùi cây con quá sâu trong đất, hành có thể co lại và hạn chế khả năng sinh trưởng. 

Dùng tay hoặc giày để vỗ chặt mặt đất bên trên cây hành mới trồng. Hành tây sẽ phát triển tốt hơn trong đất được lấp chặt. Mỗi cây con nên được trồng cách nhau 10-15 cm để đảm bảo củ hành có không gian phát triển.

3. Tưới nước 

Tưới nước ngay sau khi trồng. Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần.

Do bộ rễ ăn nông nên hành tây cần tưới nhẹ, tối ưu nhất là tưới bằng phương pháp nhỏ giọt và thường xuyên. Tránh tưới nước theo cách xối từ trên cao xuống dễ gây bệnh lá. Nếu tán lá có màu hơi vàng, không khỏe mạnh thì cây đang thừa nước quá mức.

Hành tây trong suốt mùa sinh trưởng đến khi gần thu hoạch sẽ cần nước nhiều hơn. Nếu hành không đủ nước sẽ không tạo được củ lớn. Khi hành bắt đầu rụng lá và có thể thu hoạch củ, nên dừng tưới nước và để đất khô.

4. Bón phân

Khối lượng phân bón cho 1.000 m2 đất trồng (một sào đất): Vôi + lân: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ sinh học Better HG 01: 1000kg. Better NPK 16-12-8-11+TE 70 kg.

Cách bón: Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ sinh học Better HG 01 + 20 kg Better NPK 16-12-8-11+TE..

» Bón thúc lần 1: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 2: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 3: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 4: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

» Bón thúc lần 5: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

5. Kiểm soát cỏ dại 

Nên thường xuyên loại bỏ cỏ dại, xới đất để cây hành có năng suất củ tốt nhất. Hành tây khá dễ chết vì hệ thống rễ mỏng manh, dễ bị tổn thương hoặc dễ bị ảnh hưởng do cỏ dại hoặc bị nhổ lên. Dùng cuốc đào hết ngọn cỏ trồi lên, thay vì nhổ cỏ ra vì nhổ cỏ có thể kéo theo cả rễ hành và cản trở hành phát triển.

6. Phòng ngừa sâu bệnh

Hành tây có thể kháng sâu bệnh tốt, nhưng vẫn có thể bị giòi ăn củ. Bạn nên dùng xà phòng diệt côn trùng theo hướng dẫn để kiểm soát giòi.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Chú ý các loại sâu bệnh hại như sương mai, thán thư, đốm vòng, thối ướt, rỉ sắt, đoi đục lá, nhện đỏ…

Thu hoạch và bảo quản hành tây

Thu hoạch củ hành tây

Hành nên được thu hoạch ở giai đoạn “củ hành đã chín”. Điều này quan trọng trong vì có thể giúp củ hành sau khi thu hoạch có thể được bảo quản trong khoảng sáu tháng.

Dấu hiệu nhận biết củ hành đến độ chín là khi cây ngừng ra lá và ra rễ mới. Những lá hành bị ngã gãy là biểu hiện cây đã trưởng thành.

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào một số yếu tố thời vụ gieo trồng, giống cây trồng, giá cả thị trường và tình trạng của cây trồng… Nói chung, khi thấy lá hành gãy rụng khoảng 50% là thời điểm thu hoạch tốt nhất. 

Củ hành được thu hoạch bằng cách dùng tay kéo nhẹ nếu đất xốp. Nếu đất khô cứng có thể dùng dụng cụ thủ công. Sản lượng củ hành thu hoạch dao động từ 20-30 tấn/ha tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, giống và kỹ thuật canh tác.

Bảo quản củ hành

Để củ hành được bảo quản lâu nên để củ phát triển đầy đủ. Những củ còn non do thu hoạch sớm không thể bảo quản được trong thời gian lâu. Củ hành thu hoạch muộn dễ bị nhiễm bệnh và dễ nảy mầm trong thời gian bảo quản.

Cách Trồng Hành Lá Xanh Tốt Tại Nhà

Hành lá là gia vị không thể thiếu trong món ăn của người Việt. Dù là món canh, xào hay nấu cháo thì người Việt ta vẫn có thói quen đặt một vài cọng hành lá thái nhỏ lên trên. Vừa trang trí món ăn thêm đẹp mắt, vừa gia tăng hương vị cho bữa cơm nhà.

Cũng bởi vì nhận thấy những lợi ích mà hành lá mang đến cho sức khỏe người dùng nên nhiều gia đình đã nghĩ đến việc trồng hành lá tại nhà. Hành lá rất dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc.

Sử dụng chai nhựa là cách đơn giản và dễ làm nhất khi muốn trồng hành lá. Bạn có thể tận dụng các loại chai nhựa trong gia đình.

Bước 2: Bạn cắt bỏ phần nắp chai để khi cho đất vào dễ dàng hơn. Sau đó dùng dùi hoặc dao rạch các lỗi nhỏ sao cho vừa đủ cọng hành chui qua là được.

Bước 3: Hành lá không kén đất trồng. Sử dụng đất mùn hoặc đất thịt màu mỡ là lý tưởng nhất. Bạn đổ một lớp đất xuống đáy bình trước rồi xếp lần lượt các củ hành (rễ hướng vào trong còn ngọn thì hướng vào các lỗ nhỏ đã rạch) xung quanh.

Lưu ý trong quá trình trồng

Không nên đặt các củ sát nhau quá sẽ khiến hành khi mọc chen chúc nhau, không đạt năng suất cao.

Trong quá trình cây nảy mầm và mầm cây lớn thành cây hành trưởng thành, bạn phải thường xuyên tưới nước và cho cây phơi nắng.

Cây hành lớn, cao chừng 20-30cm là có thể ăn được. Thường thì sau khoảng 1 tuần là có thể thu hoạch hành.

Bên cạnh chai, bình nhựa bạn có thể trồng hành trong các thùng xốp hoặc chậu với cách làm cũng rất đơn giản như sau:

Đất: Bạn chọn những loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước và thoát hơi tốt như đất mùn, đất phù sa để trồng hành.

Hành lá: dùng rễ hay củ hành đều có thể trồng được.

Chậu, thùng xốp: Chậu có thể tận dụng các chậu nhựa, chậu nhôm không dùng nữa. Tuy nhiên những loại chậu trồng này phải có lỗ thoát nước ở bên dưới.

Những gốc hành trồng phải là những gốc hơi già, tươi tốt, rễ chắc khỏe và không có sâu bệnh.

Bạn đổ đất vào chậu hoặc thùng xốp, lên hàng trồng và trồng các rễ hành và các hàng đã lên. Khoảng cách mỗi hàng khoảng 15-20cm. Độ sâu của hố trồng khoảng 3cm. Với mỗi hố như vậy bạn có thể để 1-2 gốc hành nếu muốn trồng thành các khóm nhỏ hoặc bạn có thể trồng đơn mỗi gốc một cây đều được.

Sau khi trồng bạn tước nước đầy đủ và làm cỏ thường xuyên để hành nhanh nứt lá.

Hành nếu trồng đúng cách sẽ rất nhanh cho lá. Khi lá hành cao đủ và sờ và cứng cáp thì bạn có thể nhổ và chế biến thành các món ăn ngon rồi.

Bên cạnh phương pháp trồng hành lá trên cạn thì trồng hành lá trong nước cũng được rất nhiều người lựa chọn bởi cách thức thực hiện rất đơn giản và không mất nhiều công chăm sóc.

Với cách trồng này bạn sử dụng những nhánh hành con cao khoảng 3-7cm để trồng. Các công cụ khác bao gồm: chai nhựa, dao khoét, bình tưới.

– Các chai nước bạn rửa sạch, phơi nắng cho khô để diệt vi khuẩn.

– Bạn đặt các gốc hành vào chai nhựa.

– Sau đó bạn đổ nước sạch vào chai sao cho nước ngập khoảng ⅔ gốc hành là được.

– Sau khoảng 5 ngày đến 1 tuần, các nhánh hành non sẽ nứt lên từ gốc.

– Khoảng 7-10 ngày sau, các lá hành sẽ lớn dần, thân xanh mướt chắc khỏe là bạn đã có thể sử dụng được rồi.

– Từ một gốc hành có thể cho ra nhiều lượt cây hành. Bạn chăm cắt lá cây sẽ càng nhanh nứt chồi mới, có thể sử dụng liên tục.

– Giấy vệ sinh sau khi sử dụng hết bạn có thể tận dụng lõi giấy để trồng hành. Tùy theo lượng hành trồng mà bạn chuẩn bị số lõi giấy vệ sinh cho phù hợp. Thường thì một lõi giấy sẽ trồng 1-2 gốc hành lá. Gốc hành lá giữ lại sau khi đã dụng phần lá sẽ dùng để trồng hành.

– Bạn cho đất vào lõi của cuộn giấy vệ sinh. Đào một lỗ nhỏ và cắm gốc hành vào lỗ đó và lấp đất lại, tưới nước cho gốc. Sau khi đã hoàn thành việc trồng bạn đặt các lõi giấy ở nơi có nhiều ánh sáng và không khí, hàng ngày thường xuyên tưới nước để cây nhanh lớn.

– Khoảng một vài ngày sau, từ rễ mọc ra các chồi non, chồi non lớn dần thành các lá hành khỏe mạnh, xanh tốt. Khi thu hoạch, bạn dùng dao cắt gần sát đến gốc hành, tưới nước lại, các nhánh non sẽ tiếp tục mọc ra từ gốc hành đó.

Rất nhiều nghiên cứu uy tín trên thế giới đã chỉ ra công dụng tuyệt vời của hành lá trong việc tăng cường hệ miễn dịch ở con người.

Trước khi đưa ra kết luận này, viên khoa học Rau và Trứng Quốc gia (nằm trong Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Và thực phẩm Quốc gia) đã tiến hành thử nghiệm trên động vật và kết quả thu được là hệ miễn dịch của chúng được cải thiện rất tốt.

Bạn biết không, sử dụng hành lá trong bữa ăn là cách phòng ngừa ung thư tự nhiên và đặc biệt hiệu quả. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy một số chất có trong hành lá có tác dụng phòng chống ung thư ở người.

Tại một nghiên cứu năm 2012 thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên các con chuột. Họ cho các con chuột mắc bệnh ung thư ruột ăn dịch chiết từ hành lá và kết quả thu được sau thí nghiệm này là khối u ở ruột không di căn nữa, giảm tình trạng viêm và tỷ lệ khỏi bệnh rất cao.

Vitamin K là loại chất dinh dưỡng quan trọng với quá trình đông máu trong cơ thể. Ở hành lá, hàm lượng vitamin K rất cao. Người ta tính được rằng, chỉ với ½ bát cơm hành lá đã có thể cung cấp lượng vitamin K cần thiết để cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Bạn biết không, tình trạng đông máu của cơ thể rất quan trọng. Khi cơ thể bạn bị tổn thương, chẳng hạn như bị đứt tay, các tiểu cầu và huyết tương trong máu sẽ kết hợp với nhau tạo thành các cục máu đông giúp cầm máu tự nhiên. Nếu cơ thể bạn không tự cầm máu được thì rất nguy hiểm đến tính mạng do mất nhiều máu.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin K còn dẫn đến hệ lụy là tính trạng chân tay tím bầm, hay chảy máu nướu, chảy máu chân răng.

Cập nhật 2706/2020

Cách Trồng Hành Lá Đơn Giản Tại Nhà

Hành lá là cây gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt, không những giúp món ăn tăng hương vị mà trong hành lá còn chứa nhiều dinh dưỡng có lợi ích cho sức khoẻ. Hành lá tuy là loại cây rất dễ để học cách trồng tại nhà, nhưng để có những chậu hành lá tươi tốt và an toàn với sức khoẻ, thì cần một số kinh nghiệm.

Cách trồng hành lá tại nhà

Hành lá hay còn gọi là hành hoa, thường rất dễ trồng, không kén đất nhưng thích hợp nhất với đất thịt. Để trồng hành với một diện tích nhỏ như thành thị, bạn có thể trồng hành vào thùng xống hay tận dụng vỏ chai nước đã sử dụng để trồng hành.

Cách trồng hành lá cần một số lưu ý sau:

Có 2 giống hành phổ biến là hành gốc đỏ và hành gốc tím, trong đó cách trồng hành là bằng gốc tím thường được ưa chuộng hơn do sinh trưởng và phát triển tốt hơn hành gốc trắng. Sử dụng củ hoặc hạt để trồng hành lá, nên mua hạt hoặc củ ở những uy tín và có nhãn mác.

Có thể sử dụng giá thể trồng hành như: Xơ dừa, trấu trộn với phân hữu cơ (phân trùn quế hoặc các loại phân ủ hoai, phân xanh…).

3. Khoảng cách trồng

Cây cách cây từ 20 – 25 cm, hàng cách hàng từ 20 – 30 cm. Mỗi hốc sử dụng 2 tép hành với độ sâu khoảng 2 -3 cm. Tuỳ vào mùa nắng hay mưa để cân đối lượng giống được trồng. Cần phủ một lớp rơm mỏng lên mặt liếp trước khi trồng nhằm giữ ấm cho cây sau khi trồng.

Một yếu tố cần lưu ý trong cách trồng hành lá là do hành cây thân thảo nên cây yêu cầu một lượng nước lớn để sinh trưởng, thường thi cần tưới ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm.

Giai đoạn bón phân trong cách trồng hành lá, thì đơn giản hơn các loại rau khác: bón lót trước khi trồng sử dụng tro trấu hoặc lân, sau 8 ngày sau trồng, 16 ngày sau trồng và 23 ngày sau trồng cần bổ sung thêm phân DAP giúp cho cây phát triển thân lá cũng như có bộ rễ khoẻ mạnh.

Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly trước khi cắt hành để ăn khoảng 7 – 10 ngày. Đảm bảo là hành lá đã tiêu thụ hết lượng phân mà bạn đã cung cấp.

Cách trồng hành lá tại nhà do trồng trên một diện tích nhỏ nên cây thường khoẻ và ít bệnh, chủ yếu là sâu xanh có thể dùng tay để bắt.

Sau 45 – 60 ngày là có thể thu hoạch, tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà có thể cắt hành sớm hơn.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)