Cách Trồng Gừng Đen / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Trồng Gừng Đen Tại Nhà

Gừng Đen còn được gọi là Ngải tím hoặc còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả . Hôm nay, vườn ươm Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng gừng đen tại nhà

Dụng cụ trồng Để trồng cây gừng đen thì bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn (d ưới chậu và thùng xốp nên khoét lỗ) .

Đất trồng: Gừng thích hợp đất tơi xốp nhiều mùn và thoát nước tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.2.

Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm. Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước , dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần.

Gừng là cây rất háo nước nhưng không chịu được úng, vì vậy cần chú ý lượng nước tưới đủ ẩm, vào mùa mưa thường xuyên vun đất để đất thoát nước, tránh hại cây bị úng nước gây thối rễ.

Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành vun lấp đất, bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng.

Sau khi trồng từ 30 – 40 ngày tiến hành bón phân NPK quanh gốc. Sau đó bón thêm phân chuồng hoại mục vào gốc cây. 2 tháng sau tiếp tục bón phân lần 2.

Thời điểm cây gừng trồng được 7 – 8 tháng thì sẽ không mọc lá non nữa và cây bắt đầu ngả lá vàng thì không cần tưới nước, tiến hành đào một vài gốc gừng lên kiểm tra.

Cây gừng đen thường cho thu hoạch trong vòng 1 năm sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng.

Gừng Đen (Ngải Tím, Nga Truật)

là một chi thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae). Chi cây này được M.F.Newmanmiêu tả lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995. Đến thời điểm năm 2007, Distichochlamys có thể coi là chi đặc hữu của Việt Nam, gồm tổng cộng 3 loài, được phát hiện từ năm 1995 tới năm 2003 tại quốc gia này. Distichochlamys có quan hệ gần với chi Scaphochlamys. Tên gọi chính thức trong tiếng Việt hiện vẫn chưa có.

Hiện nay trên thị trường rất nhiều vậy Gừng Đen ( Ngải tím, Nga truật) có tác dụng như thế nào? Gừng Đen còn được gọi là Ngải tím hoặc còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Lương y Hướng cho biết các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng ngải tím để chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”).

Cho đến nay, chi Gừng đen được coi là chi đặc hữu của Việt Nam vì chưa phát hiện thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới, kể cả các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. 3 loài gừng được tìm thấy trước đó tại VQG Bạch Mã, An Khê (Gia Lai) và VQG Cúc Phương (Ninh Bình).

Gừng đen có tác dụng đặc biệt với sức khỏe như trị thương, sinh da non, Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục. Gừng đen có tác dung phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư Tác dụng tăng cường miễn dịch Tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn Tác dụng điều hòa các chức năng của gan, thận, tim….

Gừng đen mua ở đâu Thảo Dược Hồng Đan là đơn vị cung cấp gừng đen với giá cạnh tranh và Uy Tín nhất thị trường hiện nay. Thảo Dược Hồng Đan là nơi cung cấp cây an xoa uy tín chúng tôi có người nhà đi rừng chặt về loại bỏ hết các cây cỏ dại, dây leo bám trên cây an xoa sau đó được chặt nhỏ phơi khô và được vận chuyển đến địa điểm đóng hàng. Điều đặc biệt là khi mua tại Thảo Dược Hồng Đan bệnh nhân được phép đổi trả trong 7 ngày và được hoàn lại tiền để điều trị theo hướng khác nếu sử dụng cơ địa không phù hợp. Thảo Dược Hồng Đan cung cấp một số hình ảnh cây gừng đen để bệnh nhân tham khảo.

Đặc biệt lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng Gừng đen

Liên hệ tư vấn: 0904 890 895

Cách Trồng Gừng Và Kinh Nghiệm Trồng Củ Gừng

Củ gừng là loại gia vị quen thuộc, không chỉ là loại củ dùng trong chế biến món ăn mà củ gừng còn chứa nhiều giá trị cao trong y học, chữa bệnh. Những năm gần đây việc trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra nhiều gia đình cũng có thể trồng củ gừng tại nhà trong xô chậu, thùng xốp và bao cát. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng gừng hiệu quả.

Cách trồng gừng và kinh nghiệm trồng củ gừng

Cây gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thời gian trồng gừng thích hợp nhất là vào mùa xuân từ tháng 2 – 3, lúc thời tiết có mưa phùn, độ ẩm cao.

Cây gừng là loại cây trồng để lấy củ nên cần phải trồng ở loại đất tơi xốp, loại đất thịt nhẹ tơi xốp, đất pha cát, thoát nước và giữ ẩm tốt.

Hướng dẫn chi tiết trồng củ gừng

Chọn củ gừng già để ủ hom trồng gừng

Bước 1: Chọn hom gừng

Sử dụng củ gừng già không bị sâu bệnh hay hư thối. Gừng có thể trồng nguyên cả củ hoặc để tiết kiệm giống hơn thì dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3 – 4 mắt sau đó chấm tro bếp vào để hãm nhựa.

Sau khi cắt hom xong xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng, có bóng râm, sau 2 – 3 ngày dùng rơm rạ sạch phủ kín, tưới ẩm để ủ hom để khoảng 1 – 2 tuần thì hom gừng sẽ nhú mắt, khi hom giống dài khoảng 3 – 5 cm và có ít nhất 1 – 2 mầm thì có thể đem trồng

Bước 2: Trồng gừng

Củ gừng có thể trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà

Nếu trồng gừng vào xô chậu, thùng xốp hoặc bao cát thì cần pha trộn đất gồm phân chuồng ủ hoại, tro trấu và super lân cho vào bao, sau đó đặt hom gừng vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên mặt lớp tro trấu để giữ ẩm.

Nếu trồng trực tiếp vào đất thì lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 1m. Bón lót phân chuồng ủ hoại vào từng rãnh luống. Rạch hàng sâu 10cm, khoảng cách mỗi củ cách nhau 30 – 40 cm, mỗi hàng cách nhau 40 – 50 cm. Đặt hom gừng xuống rồi phũ lên một lớp đất trộn phân hữu cơ, tưới nước cho đất ẩm rồi phũ lên một lớp rơm rạ để giữ ẩm.

Chú ý do nhánh gừng nảy chồi ngang nên khi trồng cần đặt hom gừng xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển đều theo hàng.

Sau 2 tuần thì củ gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc gừng nào không mọc thì cần trồng dặm thêm để gừng mọc đều. Sau khi trồng hom gừng cần tưới nước mỗi ngày để giữ ẩm cho đất.

Chăm sóc

Trồng gừng trong bao cát, thùng xốp và xô chậu cho năng suất cao

Trong suốt quá trình phát triển, không để gừng thiếu nước sẽ chậm lớn. Gừng là cây rất háo nước nhưng không chịu được úng, vì vậy cần chú ý lượng nước tưới đủ ẩm, vào mùa mưa thường xuyên vun đất để đất thoát nước, tránh hại cây bị úng nước gây thối rễ.

Gừng khi nhảy con làm củ thường có xu hướng trồi lên mặt đất, sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành vun lấp đất, bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng.

Cây gừng chủ yếu bón phân NPK để gừng đạt năng suất cao nhất. Sau khi trồng từ 30 – 40 ngày tiến hành bón phân NPK quanh gốc. Sau đó bón thêm phân chuồng hoại mục vào gốc cây. 2 tháng sau tiếp tục bón phân lần 2.

Thời điểm cây gừng trồng được 7 – 8 tháng thì sẽ không mọc lá non nữa và cây bắt đầu ngả lá vàng thì không cần tưới nước, tiến hành đào một vài gốc gừng lên kiểm tra.

Cây gừng rất hiếm khi bị sâu bệnh, nếu gặp trường hợp cây gừng có dấu hiệu bị bệnh héo vàng thối rũ thì nên phun các loại thuốc trị nấm gốc đồng COPPER ZINC, CARBAN 50SC…

Thu hoạch và bảo quản củ gừng

Cây gừng thường cho thu hoạch từ 7 tháng đến 9 tháng sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng.

Tìm hiểu thêm

Copyright @hoinuoitrong.com

Tìm hiểu thêm cách trồng củ gừng cách trồng gừng tại nhà cách trồng gừng trong thùng xốp kinh nghiệm trồng gừng trồng gừng trong bao trồng gừng làm giàu

Cách Trồng Gừng Hiệu Quả 2023. Làm Thế Nào Để Trồng Gừng?

Gừng không chịu lạnh và khô cứng và tốt nhất nên trồng trong nhà – tốt nhất là trong nhà kính hoặc nhà kính ấm áp.

Gừng tạo ra những chiếc lá dài giống như cỏ trên những thân cây giống cói, mặc dù gừng có thể ra hoa, nhưng nó không chắc làm được như vậy trừ khi bạn cung cấp nhiều hơi ấm và độ ẩm.

Đầu tiên chúng ta cùng xem một số hình ảnh về cây gừng và bộ rễ:

Chúng ta thường nói củ gừng khi nói về bộ phận ăn được của cây gừng. Nhưng điều đó không thực sự chính xác. Bạn ăn thân rễ, và như bạn thấy, thân rễ có rễ. Thân rễ và rễ là hai thứ khác nhau.

Cây gừng thích và không thích gì

Gừng ưa nơi có mái che, được lọc ánh sáng mặt trời, thời tiết ấm áp, độ ẩm và đất ẩm. (Bạn còn mong đợi điều gì khác từ một loại cây nhiệt đới?)

Điều mà gừng không thể chịu được là sương giá, nắng trực tiếp, gió mạnh, và đất úng, úng.

Cách trồng gừng hiệu quả

Cách dễ nhất để bắt đầu trồng gừng hiệu quả là lấy một vài thân rễ tươi của gừng, vào thời điểm cây ra chồi non (đầu mùa xuân). Nếu không, chỉ cần mua tại các cửa hàng vào thời điểm đó.

Hãy chắc chắn rằng bạn chọn những thân rễ tươi, đầy đặn.

Tìm các mảnh có “mắt” hoặc chồi phát triển tốt . Các chồi trông giống như sừng nhỏ.

Một số người khuyên bạn nên ngâm thân rễ trong nước qua đêm. Đó không phải là một ý kiến ​​tồi, vì gừng mua ở cửa hàng có thể đã được xử lý bằng chất làm chậm tăng trưởng.

Tôi cũng đã đọc lời khuyên để ngâm thân rễ trong nước cho đến khi chúng mọc rễ. Đó là điều vô nghĩa. Cây gừng của bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu rễ nằm trong đất và có thể thở ngay từ đầu, thay vì phải đối mặt với cú sốc cấy ghép và sự thay đổi điều kiện. Nếu mặt đất ẩm và ấm, chúng sẽ mọc rễ rất dễ dàng.

Cho dù bạn trồng gừng trong chậu hay dưới đất, bạn cần có đất thật tốt để bắt trồng. Nó cần đủ dinh dưỡng để cung cấp cho gừng của bạn, nó cần giữ đủ độ ẩm để không bị khô, nhưng nó cần phải thoát nước tự do để rễ gừng không bị úng nước.

Nếu khu vườn của bạn có đất hợp lý, chỉ cần đào một ít phân trộn là đủ tốt. Nếu đất của bạn quá nặng, bạn có thể làm một luống cao hoặc một ngọn đồi nhỏ hoặc sườn để cải thiện hệ thống thoát nước.

Thời gian trồng tốt nhất là cuối đông / đầu xuân (cuối mùa khô / đầu mùa ẩm ở vùng nhiệt đới). Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một nơi mà cây có nhiều ánh sáng nhưng không có ánh nắng trực tiếp và nơi chúng được bảo vệ khỏi gió.

Bạn có thể cắt hoặc bẻ thân rễ gừng thành từng miếng nhỏ với một vài chồi đang phát triển. Hoặc chỉ trồng toàn bộ. Trồng củ gừng của bạn sâu từ 5 đến 10 cm / 2-4 inch, với các chồi đang phát triển hướng lên trên.

Gừng cần bao nhiêu không gian?

Trồng gừng không tốn nhiều diện tích. Mỗi thân rễ bạn trồng đầu tiên sẽ chỉ mọc một vài lá, ở một chỗ. Theo thời gian, nó sẽ trở thành một đám dày đặc và rất chậm lớn, nhưng chỉ khi nó chưa được thu hoạch.

Các thân rễ dưới lòng đất dường như cũng không bận tâm nếu chúng trở nên đông đúc một chút.

Gừng chỉ phát triển đến khoảng 2-3 feet / chiều cao 60-90cm.

Chậu 14 inch dễ dàng chứa được ba thân rễ trung bình, hộp xốp hình chữ nhật đựng được khoảng chín đến một chục. Nếu trồng chúng xuống đất, hãy trồng chúng cách nhau khoảng 15-20cm / 6-8 inch. Và nếu bạn muốn trồng cả hecta đặt hàng 1000 – 1500 kg. 🙂

Gừng cần bao nhiêu nước?

Gừng cần nhiều độ ẩm trong khi phát triển. Đất không bao giờ được khô. Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều vì nước thoát ra ngoài sẽ lấy đi chất dinh dưỡng.

Gừng ưa ẩm. Nếu bạn gặp vấn đề với không khí khô thì việc phun sương và phun sương thường xuyên có thể hữu ích. Nhưng đó là một vấn đề đối với những người cố gắng trồng gừng ngoài phạm vi của nó và trong nhà. Nơi ẩm ướt có mái che ở nơi có khí hậu ấm áp sẽ cung cấp đủ độ ẩm.

Lớp phủ giúp bảo vệ gừng và cung cấp dinh dưỡng

Nếu bạn đang trồng gừng trên mặt đất, hãy phủ lớp phủ dày lên trên mặt đất.

Nó giúp giữ ẩm cho mặt đất, giúp cho gừng ăn khi lớp phủ phân hủy, và nó cũng ngăn chặn cỏ dại.

Gừng là một loại cây sinh trưởng chậm và dễ bị phát triển bởi những cây khác.

Vào cuối mùa hè / mùa mưa, khi thời tiết bắt đầu hạ nhiệt, gừng của bạn sẽ bắt đầu chết. Giảm bớt nước, thậm chí để mặt đất khô đi. Điều này khuyến khích gừng hình thành thân rễ. Khi tất cả các lá đã chết, gừng của bạn đã sẵn sàng để thu hoạch.

Hãy ghi nhớ những điều trên nếu bạn muốn là người trồng gừng hiệu quả nhất!

Nên bón phân bón nào?

Nếu bạn đang trồng gừng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng thì không cần thêm bất cứ thứ gì. Tôi trồng trong bồn. Tôi cho vào hỗn hợp phân trộn mới mỗi năm và không bao giờ thêm bất kỳ phân bón nào.

Nếu bạn không có đất tốt, hoặc nếu bạn đang trồng gừng trong một số giá thể tiêu chuẩn mua sẵn, thì bạn phải cho nó “ăn” thường xuyên . Bạn cũng sẽ phải cho nó “ăn” nếu bạn đang trồng gừng ở một khu vực có mưa mùa hè xối xả. Những cơn mưa như vậy làm trôi đi tất cả những gì tốt đẹp từ đất.

Sử dụng một số loại phân bón hữu cơ nhả chậm tại thời điểm trồng trọt. Sau đó, bạn có thể sử dụng một số phân bón lỏng như chiết xuất rong biển hoặc phân bón vài tuần một lần.

Khi nào thu hoạch củ gừng?

Nếu bạn đang trồng gừng trong vườn, bạn có thể bắt đầu ”hái trộm” từng chút của nó khi nó được khoảng bốn tháng tuổi. Chỉ cần đào cẩn thận ở cạnh của một đám.

Nhưng hãy lưu ý rằng “gừng xanh” này có ít hương vị hơn rất nhiều so với gừng trưởng thành.

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch gừng là bất kỳ lúc nào sau khi lá đã tàn. Thông thường sẽ mất từ ​​tám đến mười tháng để đạt được thời điểm đó.

Bây giờ bạn có thể đào toàn bộ khóm gừng của mình. Lý do mà tôi trồng gừng trong bồn vì nó giúp cho việc thu hoạch rất dễ dàng. Tôi không cần phải đào bới -:)

Một cách khác để trồng và thu hoạch gừng là có nhiều khóm mọc xung quanh nơi bạn ở và chỉ cần đào những thứ bạn cần, khi bạn cần . Các cây mọc ra bên ngoài từ các thân rễ trưởng thành. Khi một khóm đủ lớn, bạn có thể thu hoạch các củ trưởng thành từ giữa mà không làm hỏng các chồi mới.

Nhân tiện, nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc trồng gừng tại nhà thì hãy chống lại ý muốn thu hoạch nó trong một hoặc hai năm. Thay vì xây dựng một kho tài nguyên tốt trước tiên. Tôi bắt đầu với một thân rễ nhỏ và đào nó lên lần đầu tiên sau hai năm. Tôi đã trồng lại từng chồi trông đầy hứa hẹn và vẫn còn một ít để ăn. Năm sau tôi cũng làm như vậy, và sau đó tôi luôn thu hoạch đủ để sống cả năm.

Khi nào thì có hoa gừng?

Khi trồng gừng như đã trình bày ở trên, bạn sẽ không thấy bất kỳ bông hoa nào. Một khóm cần được khoảng hai năm tuổi để ra hoa. Vì vậy, nếu bạn muốn nhìn thấy hoa gừng của bạn, hãy để nó dưới đất, và chỉ cần đào thật cẩn thận để thu hoạch ở đây và ở đó.

Nếu bạn áp dụng những cách trồng gừng hiệu quả đã được chứng minh của tôi ở trên thì có khả năng cây gừng của bạn sẽ ra hoa sớm hơn đó 🙂

Ngoài ra còn có một loại gừng khá nhiều màu với những chiếc lá sọc trắng và xanh. Tất cả các giống gừng cảnh đều thường xanh ở vùng nhiệt đới, có nghĩa là chúng không chết dần như gừng dùng để ăn.

Một vài lưu ý cuối cùng cho những người ở vùng khí hậu mát mẻ

Đừng mong đợi thu hoạch nhiều cây gừng của bạn. Bạn sẽ chủ yếu trồng gừng như một loại cây cảnh. Nó là một loại cây thực sự xinh đẹp với những chiếc lá có dây đeo bóng và có mùi rất đẹp khi bạn cọ vào nó.

Bắt đầu trồng gừng trong nhà, ngoài trời sẽ quá lạnh vào mùa xuân. Đừng lo lắng về ánh nắng chói chang. Ở những nơi trên thế giới của bạn, mặt trời không quá gay gắt. Gừng của bạn có thể xử lý được và nó cần tất cả độ ấm có thể có được.

Bạn có thể có hoặc không thể giữ nó sống qua mùa đông, tùy thuộc vào nơi bạn ở. Chắc chắn di chuyển nó vào bên trong khi có dấu hiệu đầu tiên của thời tiết lạnh. Sau khi lá chết đi, hãy giữ cho nó khô ráo và thoáng mát một cách hợp lý nếu không củ sẽ bị thối, và nếu may mắn, gừng của bạn có thể mọc lại vào năm tới. Nhờ cách trồng dễ dàng nên gừng là một trong những loại cây trồng 1 lần ăn mãi mãi.

Tin khác:

– Cách trồng Táo bằng Hạt giống: Trồng Táo tại nhà không khó

– Hướng dẫn chi tiết Cách gieo rau cải ngọt TẠI NHÀ năm 2023

Cách Trồng Gừng Hiệu Quả Cho Ra Gừng To Sai Củ

Thứ hai – 22/05/2023 22:00

Bạn nên chọn giống từ củ gừng nhỏ không chọn loại củ to, vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá. Sau đó bẻ lấy một phần củ (gừng già) còn tươi cỡ 3 ngón tay, để gừng khô mặt mới đem giâm vào chậu.Tiếp đó là ngâm gừng bằng nước ấm và để qua đêm.

Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón phân, rồi lên luống cao khoảng 10 đến 20 cm, mặt luống rộng khoảng 40 đến50 cm (trồng 2 hàng trên một luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.

Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự thông thường, túi hoặc bầu có đường kính khoảng 40 đến 50 cm.

Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm. Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước , dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới nước sạch một ngày một lần.

Tưới nước cho cây: Tưới 2 lần/ ngày. Khi trị bệnh có thể ngừng tưới nước.

Làm cỏ, vun gốc: Khoảng 1 tháng sau khi trồng, ta cần kết hợp bón thúc cho cây.

Luôn làm sạch cỏ dại và lưu ý cần để củ gừng luôn ở dưới mặt đất.

Đặt chậu trên sân thượng hay nơi có ánh sáng chiếu vừa đủ khoảng 5 giờ thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy nhiên, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.) Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 – 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên. Giữ đất luôn đủ ẩm, nhất là khi gừng xuống củ, nhưng không được quá ướt dễ bị úng. Ngừng tưới nước khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch.

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây ra và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra cây gừng bị héo vào giữa trưa, có tươi lại khi chiều mát nhưng chết rất nhanh, thân bị nhũn nước, tách rời củ có màu sậm, có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng.Phòng trừ: do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng;

Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô , khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất.Xử lí bằng các loại thuốc gốc đồng, Score với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh.

Khi thấy cây Gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide. Luân canh cây trồng thật hợp lý để cắt nguồn bệnh .

Cây gừng thường cho thu hoạch từ 7 tháng đến 9 tháng sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng. Khi đào, phải thật nhẹ nhàng để tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh sẽ dễ xâm nhập. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường .

Củ cây gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Các củ giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 -2 cm. Trong quá trình bảo quản ta có thể sử dụng một số hoá chất đặc hiệu để phòng ngừa côn trùng cắn phá.

Kỹ Thuật Trồng Gừng Trong Chậu Cho Ra Gừng To Bất Ngờ

tuiuomcay Theo tuiuomcay.com

Theo dòng sự kiện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn