Cách Trồng Cây Xương Rồng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cây Xương Rồng Bát Tiên – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xương Rồng Bát Tiên

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên gọi khác:Hoa Bát Tiên, Cây Hoa Mão Gai.

Tên khoa học:Euphorbia millii

Nguồn gốc: Được du nhập từ  vùng Madagascar.

Đặc điểm nổi bật của cây xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên thuộc loại xương rồng có gai, cây có thân đa dạng về màu sắc nhưu màu xanh, nâu đỏ hay mà nâu tím…Thân có gai và có mủ nhựa, hình dáng gai cũng đa dạng như kiểu gai đơn, gai kép.

Lá của xương rồng bát tiên cũng có nhiều loại, nó không thống nhất một kiểu lá mà tùy vào điều kiện sống, độ tuổi của cây hay vị trí khác nhau của lá trên cây mà nó có hình dạng khác nhau như lá hình bầu dục dài, bầu dục ngược, bầu dục tròn, lá thuôn dài, lá hình mũi mác…Phiến lá có màu xanh bóng, một số ít lá lại có màu xanh sáng.

Hoa của cây khá phong phú đa dạng về màu sắc, hoa cso mày trắng, xanh , đỏ, tím, đốm, sọc, vàng. Hoa thường ra từ nách lá chính vì thế mà cây rất sai hoa, mỗi nách lá là một chùm hoa to, hoa rất đẹp lại lâu tàn nữa chứ, mỗi khi hoa nở ta có thể chơi được từ 2-6 tháng đó.  Cuống hoa to dài mang bầu hoa chung, phía ngoài có 2 lá bắc cùng màu hoa nên người ta thường nhầm đó là cánh hoa, thật ra hoa khá nhỏ, nằm ở giữa 2 lá bắc và cũng có màu cùng với màu hoa.

Ý nghĩa và tác dụng của cây xương rồng bát tiên

Cây xương rồng bát tiên mang ý nghĩa là một loài hoa mang lại may mắn, hạnh phúc không chỉ thế nếu trồng cây trong nhà nó còn giúp gia chủ xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, mang lại nhiều phúc khí tốt lành, may mắn hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng bát tiên

Ưu điểm lớn nhất của xương rồng bát tiên chính là có sức sống mạnh mẽ và sống tốt trong mọi điều kiện thời tiết kể cả nắng nóng hoặc ít nước, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi trồng cây để xương rồng bát tiên phát triển tốt ta cần lưu ý một số điều sau:

Đất trồng cây  cần phải là loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng nuôi cây, thoát nước tốt. Loại đất được lựa chọn nhiều là đất thịt nhje, đất mùn và đất phù sa.

Cây xương rồng bát tiên có khả năng chịu hạn nhưng thật ra cũng không cao và thời gian dài cây sẽ chết và đặc biệt cây không chịu được ngập úng, vì thế tưới nước cũng cần phải lưu ý tưới nước với mức độ vừ phải, thường xuyên.

Khí hậu nóng ẩm nhiệt độ 20 đến 35 độ C là điều kiện lý tưởng để xương rồng bát tiên phát triển tốt nhất, chính vì thế nếu thời tiết mùa đông ở miền bắc có thể mang cây vào trồng trong nhà, hôm nào ấm áp mang ra ngoài trời, vì trời lạnh cây sẽ phát triển chậm, ra ít hoa.

Trong giai đoạn cây ra hoa bạn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho cây, như vậy cây sẽ cho hoa tươi khá lâu đó, đặc biệt nếu thiếu những chất trên cây sẽ rụng lá nhanh.

Cây xương rồng bát tiên – cách trồng và chăm sóc cây xương rồng bát tiên

2

(40%)

2

vote[s]

(40%)vote[s]

Cách Trồng Cây Xương Rồng Như Chuyên Gia

Đặc điểm cây xương rồng

Tuy chỉ với một tên gọi nhưng xương rồng được chia thành nhiều chi và loài khác nhau, mỗi loài lại có hình dáng khác nhau. Ước tính có khoảng 1500 đến 1800 loài xương rồng trên thế giới và ở Việt Nam có trên 100 loài.

Những cây xương rồng cổ thường có dạng hình cầu hoặc hình trụ dài thường mọc thành những bụi lớn

Xương rồng vốn dĩ là loại cây mọc trên đất cát khô cằn, vì vậy khiến lá cây tiêu biến trở thành gai nhọn chi chít bao quanh cây. Thân cây mọng chứa nhiều nước để thích nghi với môi trường.

Xương rồng ít ra hoa. Cây xương rồng cảnh phải được chăm sóc tốt thì mới nở hoa.

Cách trồng cây xương rồng đúng chuẩn chuyên gia

Cách trồng cây xương rồng từ hạt giống

Lựa chọn hạt giống: để cây thích nghi điều kiện trong nhà hoặc ngoài vườn, bạn cần lựa chọn những loại hạt giống tốt nhất.

Đất trồng: đất phải ẩm, không nên để nước quá nhiều, điều này sẽ làm cho hạt không nảy mầm mà bị thối.

Gieo hạt: dùng tay để rải hạt cho thật đều lên mặt luống. Sau đó bạn có thể dùng đất để lấp phần đất mỏng lên. Chú ý không nên phủ lớp đất quá dày sẽ làm cho hạt khó và lâu nảy mầm. Sau khi gieo xong thì bạn có thể phủ màng bọc thực phẩm để che kín lên phần trên. Nếu gieo trong chậu thì hãy mang ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Thời kỳ nảy mầm: hạt giống xương rồng nảy mầm rất chậm, gần 1 tháng hạt mới lên mầm. Vì vậy đối với cách trồng cây xương rồng này bạn cần kiên nhẫn. Sau khoảng thời gian đó, nếu bạn thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc bạn bỏ màng bọc thực phẩm ra. Lúc này đất trồng của cây khá khô, bạn nên tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho cây phát triển.

Đặt cây vào chậu: Lúc cây đã phát triển, bạn nên tách từng cây nhỏ ra chậu. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất trồng quá mịn và đi kèm đó là khả năng thoát nước kém thì chậu xương rồng của bạn sẽ rất dễ bị úng.

Sau khi thay xong, bạn nên để ở nơi thoáng mát, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng. Mỗi ngày bạn mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ là được. Cho đến khi cây được khoảng 3 tuần thì rễ cây đã ra nhiều và bám chắc.

Cách trồng cây xương rồng từ cây có sẵn

Cách này thích hợp cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xương rồng. Các bạn chỉ cần dùng dao sắc bén để tránh xước dập khi tiến hành cắt và đảm bảo dao đã được sát trùng sạch sẽ. Sau đó bạn cắt phần nhánh cần nhân ra. Nhánh xương rồng mới được tách ra không nên đem trồng xuống đất ngay mà nên đặt vào một nơi mát mẻ, khô ráo trong nhà hoặc ngoài mái hiên độ mươi ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng vào chậu. Sau một thời gian ngắn, rễ xương rồng sẽ mọc ra từ cái sẹo này, và nhánh cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới, là phiên bản hoàn hảo của cây mẹ.

Cách trồng cây xương rồng với kỹ thuật tháp ghép

Cách trồng cây xương rồng này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và có sự khéo léo.

Đầu tiên, bạn dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (như chữ V), cũng có thể cắt bằng mặt, sau đó lấy cành ghép từ cây giống khác cũng vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc ghép, rồi ráp chúng lại cho liền mí với nhau.

Sau đó, dùng sợi chỉ nhỏ ràng chặt chúng cho dính vào nhau.

Khi ràng chỉ, ta lợi dụng các mấu gai làm điểm tựa để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra. Việc ràng chỉ giúp mối tháp mau liền mí và giúp vết ghép không bị chênh.

Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt.

Cách chăm sóc cây xương rồng

Tưới nước

Nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.

Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.

Vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày vì như vậy có thể bị mưa làm úng nước dẫn đến thối và chết cây.

Ánh sáng

Cây xương rồng ưa ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên buổi sớm.

Cây xương rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc, khoảng 2-3 ngày bạn nên đưa ra nắng một lần. Chú ý những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng cháy da cây, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

Nhiệt độ thích hợp

Cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C.

Phân bón

Mặc dù cây xương rồng có nguồn gốc từ những vùng hoang mạc khô cằn. Tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt nhất, bạn nên cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho nó.

Từng giai đoạn có liều lượng bón phân khác nhau. Ở giai đoạn cây con, bạn nên bón phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-20; Giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30 ( được sử dụng thường xuyên nhất), 20-30-20 và giai đoạn ra hoa là NPK 6-30-30. Còn nếu muốn kích thích ra hoa bạn nên bón NPK 10-60-10 ( phân đặc hiệu kích thích ra hoa).

Lưu ý: Sử dụng phân bón NPK 10-60-10 khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây.

Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưỡng cho cây. Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

Tác dụng và ý nghĩa của cây xương rồng

Tác dụng của cây xương rồng

Làm giảm tác hại của tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, radio,…

Một số loại xương rồng được chế biến thành món ăn ( chủ yếu xương rồng nopal hay còn gọi xương rồng tai thỏ) như gỏi, salad,…

Một số loại xương rồng được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.

Lưu ý:

Tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn có chất độc nếu không biết cách sử dụng.

Và không phải loại nào cũng có thể làm thuốc, hay chế biến thành món ăn nên bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi có ý định thực hiện

Ý nghĩa của cây xương rồng

Biết cách trồng cây xương rồng, cũng nên biết một chút về ý nghĩa của cây, để khi vun trồng càng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ nhỉ?

Xương rồng vẫn sống tốt dù ở trong điều kiện khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của cây tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt lên nghịch cảnh, khẳng định bản thân.

Bên ngoài gai góc bên trong mọng nước, xương rồng còn đại diện cho những người ngoài mạnh trong yếu. Dù bên ngoài có cứng cỏi, ” lỳ đòn” bao nhiêu thì từ sâu bên trong vẫn là những tâm hồn mong manh, giàu tình cảm.

Ngoài ra, những cặp đôi yêu nhau thường chọn xương rồng làm quà tặng cho nhau để thể hiện một tình yêu bền bỉ, chung thủy, nguyện lòng sắt son trọn đời.

Còn gì hoàn hảo hơn khi nắm trong tay không những cách trồng cây, cách chăm sóc mà còn là những tác dụng, ý nghĩa của nó nữa?

Cách Chăm Sóc Cây Xương Rồng Nở Hoa

Họ xương rồng (tên khoa học: Cactaceae) là một loài thực vật mọng nước, có khá nhiều dạng phát triển: cây đơn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất, phát triển cao lớn tới vài mét. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên thân các loài cây khác để phát triển.

Cây xương rồng là loại cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc hơn các loại cây cảnh khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi. Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.

Cây xương rồng có nguồn gốc từ sa mạc nên chúng thích nghi rất tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Nếu bạn tưới nhiều sẽ khiến cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây, khả năng ra hoa sẽ thấp hơn.

Khi tưới nước cho cây xương rồng bạn nên lưu ý chọn loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng mà bạn đang trồng. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát thật kỹ đất trồng khô hẳn rồi mới tưới (cách chăm sóc khá tương tự với sen đá). Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.

Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng, ngoài vườn…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Nếu trời mưa nhiều bạn nên cho cây vào nhà để tránh mưa úng, làm hỏng bộ rễ của cây.

Nếu bạn để cây xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, chỉ cần tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm. Lưu ý: cây xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3-5 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây.

Chú ý: Mùa đông nên tưới nước ít hơn mùa hè, thường từ 7-10 ngày mới cần tưới nước cho cây xương rồng.

Ánh sáng và không khí là yếu tố quan trọng giúp cây xương rồng phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp, thiếu nắng làm xương rồng quang hợp kém thậm chí để lâu sẽ làm yếu và chết cây. Vì vậy xương rồng cần khoảng 50% ánh sáng mỗi ngày (khoảng 6h). Tuy nhiên vào mùa hè bạn có thể che bớt sáng khoảng 50-70% bằng lưới đen nông nghiệp để cây có thể phát triển tốt hơn.

Nếu bạn để cây xương rồng trên bàn làm việc hay cửa sổ nên đem phơi nắng 2-3 ngày/lần, mỗi lần khoảng 4-5h vào buổi sáng hoặc chiều muộn (tầm sau 15h chiều) là tốt nhất. Trong trường hợp này không nên phơi nắng liên tục quá 6h dễ làm cây cháy nắng tạo thành những vết thâm gây xấu cây.

Xương rồng trồng ở nơi nhiều nắng cây sẽ dễ ra hoa hơn để nơi ít nắng, đặc biệt khi kích thích xương rồng ra hoa nên phơi nắng cây xương rồng ít nhất 6h/ ngày là tốt nhất cho cây.

Lưu ý: Cây xương rồng ưa sự thông thoáng nên để cây ở nơi thoáng gió giúp chúng phát triển tốt nhất.

Cây xương rồng có thể phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 10°C-50°C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để giúp cho cây xương rồng nở hoa là từ 15°C-30°C.

Chú ý: cây xương rồng có hoa nên hạn chế để phòng máy lạnh vì dễ làm hoa mau tàn do thay đổi đột ngột nhiệt độ, hoa xương rồng nở ban ngày và cụp vào ban đêm. Sau khi hoa tàn bạn nên giữ lại hạt cây để có thể gieo lên thành cây mới.

Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp, thoáng, thoát nước tốt ( đất cát pha thịt hoặc loại đất chuyên dùng cho xương rồng. Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: phân bò hoai mục, tro, xỉ than, xơ dừa, đất akadama (giúp kích thích phát triển rễ), và cát sỏi để thoát nước tốt.

Trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất (Dinh dưỡng có thể bổ sung sau bằng phân tan chậm. Công thức trộn dễ tìm thấy nhất cho mọi người ở mọi nơi có thể sử dụng như sau: 20% tro (Trấu hun) + 30% xỉ than (than tổ ong đã đốt và đập nhỏ) + 30% cát sỏi + 20% xơ dừa + 10% đất akadama đảm bảo tơi xốp nhất có thể.

Nếu có điều kiện hơn các bạn có thể sử dụng đá nham thạch núi lửa (nhập từ Indonesia), đất sét nung, đất akamada (đất sét nung của Nhật cực kỳ tốt cho cây xương rồng.

Trồng cây xương rồng trong chậu để ngoài trời nên lót thêm một lớp xỉ than dưới đáy chậu để chậu có thể thoát nước tốt tránh ngập úng. Công thức bón phân NPK tổng quát cho cây xương rồng theo tỉ lệ: 15 – 30 – 15 . Trong thực tế, nếu có điều kiện ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:

Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích xương rồng nở hoa 10 – 60 (55, 50) – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Với các loại xương rồng đã lớn mà các bạn đã mua về chỉ cần sử dụng loại phân chủ yếu là NPK theo tỷ lệ 20-20-20 để tăng chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Hoặc đơn giản nhất nếu bạn không muốn quá mất thời gian tìm hiểu cách bón phân cho cây xương rồng thì có thể qua trực tiếp Cây Xinh để thay đất miễn phí định kỳ 6 tháng/lần để giúp cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm.

Mẹo Chăm Sóc Cây Xương Rồng

Hầu như gia đình nào cũng có vài bình. Khi chơi xương rồng, bạn nên chú ý một số yếu tố sau:

Xương rồng không cần nhiều nước, nhưng nó giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh, chống sâu bệnh. Trong suốt thời gian sinh trưởng từ xuân thu đến đầu đông, cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt.

Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém và dễ bị bệnh hơn.

Khi thấy mặt đất ở chậu đã khô thì bắt đầu tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Gặp ngày mưa, trời nồm hoặc quá lạnh thì không cần tưới. Chậu nhỏ tưới nước nhiều hơn chậu lớn.

Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng và rất cần được thông thoáng nên vị trí thích hợp để đặt chậu là sân thượng, ban công, bậu cửa sổ. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C.

Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp lâu có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

Cây có nguồn gốc từ sa mạc nên có khả năng chịu hạn cao, chúng có thể sinh sôi tốt trên vùng đất khô cằn, sỏi đá, khô ráo. Đất thích hợp cho xương rồng là đất pha cát, để cho đất đuợc tơi xốp và thoát nước nhanh.

Chậu trồng phải có lỗ thoát nước, không để lỗ tắc gây ngập úng và tạo bệnh hại cho cây. Khi tưới nước chỉ cần đủ ẩm là được, chủ yếu là tưới phun sương với nước sạch.

Khi trưng bày trong nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên mang vào phòng có máy lạnh vì hoa sẽ mau tàn.

Mẹo chăm sóc cây xương rồng cảnh.

Xương rồng ít bị bệnh nhưng lại thường bị nấm, biểu hiện là thân cây chuyển màu, sau đó thối rữa dần. Nếu phát hiện sớm thì dùng thuốc trị nấm để trị, cây dễ dàng lành bệnh.

Cây xương rồng cảnh thường dùng làm cây cảnh trang trí nội thất

cây cảnh nội thất văn phòng