Cách Trồng Cây Vối Trong Chậu / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Cây Lá Vối Bằng Cành, Lá, Cây Giống, Chiết Cây Trồng Chậu

Cây lá vối là gì? Nguồn gốc xuất xứ của cây lá vối?

Cây lá Vối còn có tên gọi khác là cây trâm nắp (tên khoa học được gọi là: Syzygium nervosum). Cây lá vối thuộc họ thực vật là Đào kim nương.

Cây có nguồn gốc được du nhập từ các nước châu Á, đa số là khu vực Trung Quốc, sau đó về Việt Nam.

Ngoại hình của của cây vối

Thân cây lá Vối thuộc loại gỗ nhỡ, chiều cao trung bình của cây thường từ 10 đến 10 mét. Vỏ của cây thường màu nâu nhạt, bên trong thân gỗ cứng. Nhánh lá và cành của cây nhỏ.

Lá của cây Vối mọc đối, hình bầu dục, đầu lá vối nhọn và có màu xanh đậm đặc trưng. Lá vối có mùi thơm nhẹ nếu như chúng ta vò hay dập lá. Chiều dài lá cây cây lúc còn xanh (không phải lá non) trung bình từ là 15 cm, chiều ngang lá thường từ 6 cm.

Hoa của cây lá Vối mọc thành từng chùm 3 màu trắng xanh, mỗi bông hoa có 4 cánh và thường thấy tại nách của lá.

Quả của cây lá vối có đường kính từ 9 mm trở lên. Hình quả vối như dạng elip hay quả trứng. có đầu lõm. Da của quả vối nhăn, không nhẵn và có màu tím khi quả chín

Đặc tính sinh trưởng của cây lá Vối

Cây lá vối là một loại cây ưa thích ánh sáng, chủ yếu sống trong môi trường nhiệt đới. Dù khắc nghiệt, cây vẫn có thể sinh trưởng tốt, có khả năng chịu hạn.

Đất trồng phù hợp là môi trường có đất thoát nước tốt, đủ các chất dinh dưỡng và tơi xốp.

Lá của cây Vối có chứa hàm lượng tanin, khoáng chất, ngoài ra có hương thơm tinh dầu dễ chịu, kháng khuẩn,… vì thế được nhiều người sử dụng để pha trà, chữa bệnh vàng da, bệnh gan và các bệnh ngoài da khác. Ngoài ra, nước lá vối có thể chữa được các bệnh như dạ dày, đại tràng, các bệnh đường tiêu hóa

Ngoài công dụng để uống, nước lá vối còn có thể dùng để tắm, làm sạch ngoài da. Nhờ đặc tính sát khuẩn của mình, nước lá vối có thể trị được chứng ghẻ lở ngoài da.

Ngoài ra, để hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng vỏ và thân cây vối để sát trùng các vết thương ngoài da.

Gỗ của cây bạn cũng có thể đốt, làm dụng cụ, xây dựng,…

Đối với phần hoa của cây lá Vối có chứa flavonoid, bạn có thể dùng nụ hoa nấu nước uống để chữa chứng tiểu đường, cân bằng đường huyết, giảm các bệnh có ảnh hưởng xấu đến tim mạch như máu nhiễm mỡ,…

Vỏ của quả vối, có thể dùng để nhuộm đen thay cho các hóa chất, thuốc nhuộm độc hại khác.

Uống nước vối đúng cách

Không nên uống nước lá vối khi bụng đói. Nước có tác dụng nhanh tiêu hóa, chống đầy bụng, lúc này khi bạn đang đói uống nước lá vối sẽ gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn vì bị kích thích tiêu hóa. Ngoài ra uống nước lá vối khi đói sẽ gây ra hạ đường huyết, gây hậu quả không đáng có xảy ra.

Khi uống nước, nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh uống nước đã thiu, để qua đêm. Nếu như uống, bạn có thể gặp nguy cơ bị rồi loạn tiêu hóa, đau bụng, mệt mỏi… Đặc biệt cũng không nên uống nước lá vối lạnh, pha thêm đá,…

Cách trồng và chăm sóc cây vối

Có ba cách trồng cây lá vối đó là trồng cây giống, trồng bằng cành cây, và ươm hạt giống. Đây là một loại cây có khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, sức sống tốt, chống chịu sâu bệnh khỏe. Đặc điểm chung khi trồng cây đó là nên trồng vào đầu mùa xuân và đầu mùa mưa (tháng 1 hoặc 7)

Trồng cây lá vối bằng cây giống

Để trồng cây lá vối bằng cây giống, bạn thực hiện các bước như sau:

Điều đặc biệt đầu tiên đó chính là cần chuẩn bị cây giống khỏe có lá xanh đậm, cành thân chắc chắn, búp lá nón xanh. Chuẩn bị hố trồng cây lá vối trước một tháng khi bắt đầu trồng.

Hố lá vối bạn nên rắc vôi đầu tiên, sau đó bón thêm các lớp phân, mùn, dọn sạch cỏ cây ảnh hưởng đến cây vối. Hố đàu sâu tầm nửa mét.

Đặt bầu cây giống xuống hố, nhẹ nhàng tháo vỏ bầu cây để tránh bị vỡ hay nứt.

Lưu ý đặt cây thẳng với mặt đất, lấp đều đất xung quanh, nên nhớ nén đất để tránh cây dễ bị nghiêng hay đổ xuống.

Nên tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cần thiết cho cây. Nên nhớ hãy trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng.

Đối với phương pháp trồng cây vối bằng chiết cành. Bạn có thể rộn bùn, mùn, đất với rơm. Bọc hỗn hợp này trong vải trong vết cắt của cành cây.

Phương pháp này nhằm giúp cho cành cây có thể ra rễ mới, tuy nhiên thời gian chiết rễ khá dài từ 1 đến 2 tháng mới cho ra cây và đem trồng được.

Lúc này, cách trồng cây bằng cành đã ra rễ sẽ tương tự như trồng cây lá vối bằng cây giống mà chúng tôi hướng dẫn như trên.

Trồng cây vối bằng hạt

Bạn nên tìm đến những nơi trồng cây vối để tìm hạt giống tốt, vì chọn đúng hạt giống mới cho ra được cây vối khỏe mạnh được.

Thông thường, hạt của cây sẽ được ươm trong bầu sau đó sẽ được trồng dưới luống đất trong bầu ươm này. Bạn nên cung cấp đủ phân bón lót cũng như cách chất khoáng,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hạt. Từ đó hạt sẽ phát triển thành cây lá vối sau vài tháng ươm mầm.

Cách chăm sóc cây vối

Sau khi trồng cây lá vối thành công, tuy cây có khả năng sinh tồn cao nhưng bạn cũng cần phải chăm sóc cây thường xuyên thì cây mới có thể khỏe mạnh, từ đó cho ra lá và quả nhiều hơn. Yêu cầu khi chăm sóc cây vối như sau:

Đối với thời gian đầu khi trồng cây con, bạn nên thường xuyên tưới nước với tần xuất 2 ngày 1 lần với các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau một thời gian, cây đã phát triển vững vàng hơn, thân và cành dã cứng cáp, chắc chắn, bạn có thể giảm tần xuất tưới cho cây.

Vì chiều cao của cây khá thấp, có thể bị che khuất nắng vởi các cây cao hơn hay mái che của nhà bạn,… từ đó bạn nên cắt tỉa các cây cao hay có thể di dời cây đến nơi có ánh sáng nhiều hơn để giúp cây phát triển tốt nhất.

Đối với việc bón phân cho cây. Bạn có thể bón phân hữu cơ ba tháng 1 lần, nếu như bạn bón phân NPK, thì nên bón sau 1 năm hoặc nửa năm. Liều lượng mỗi lần bón phần thường là 100g cho một gốc cây. Bạn có thể dọn cỏ thường xuyên để có thể tối ưu việc bón phân

Cây Vối – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối Hiệu Quả Cao

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên khoa học là Cleistocalyx operculatus

Họ: Sim (Myrtaceae)

Nguồn gốc: cây mọc nhiều ở những vùng nhiệt đới còn ở nước ta cây vối thường mọc hoang dã hay được trồng nhiều ở miền Bắc.

Cây vối là cây thân gỗ nhỏ chiều cao trung bình chỉ khoảng chừng 5-6m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm nếu được chăm sóc cẩn thận trong môi trường thích hợp. Lá vối thuôn dài, nhọn ở phần đầu, phiến lá vối dai, khá cứng, cuống lá dài khoảng 1-1,5cm. lá vối có 2 loại là lá vối nếp và lá vối tẻ, lá có màu xanh mát mắt, thường thì lá vối tẻ sẽ có kích thước to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc có thể lớn hơn bàn tay người, lá có dạng hình thoi mà xanh thẫm.

Hoa vối gần như không có cuống hoa, hoa thường mọc và nở thành từng chùm nhìn rất đẹp mắt, hoa chủ yếu nở nhiều vào mùa xuân nhưng cũng có những hoa nở muộn vào đầu hè. Hoa vối có màu lục nhạt, có khi là màu trắng tinh khôi đặc biệt, lá, cành non và những nụ vối có mùi thơm rất dễ chịu, nhất là nụ vối có lẽ vì thế nó trở thành một thức uống “gây nghiện” co con người.

Tác dụng của cây vối

Cây vối nói chung hay lá vối nói riêng có khá nhiều tác dụng, đặc biệt là lá  vối, trong lá vối chứa chất tanin có tác dụng đặc biệt trong việc bảo vệ và chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột, không chỉ thế tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh nên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lá vối còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da…

Theo kinh nghiệm dân gian của cha ông ta xưa kia thì lá vối tươi đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn hẳn so với lá đã được phơi khô, nấu lá vối tươi uống nước sẽ trị được những bệnh như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da ngứa, lở loét…hoặc có thể vò nát là vối tươi hoặc nấu để gội đầu chữa bệnh chốc lở cũng rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu, sau khi uống trà nụ vối liên tục trong vòng 3 tháng thì những người bệnh đang bị tiểu đường sẽ giảm được lượng đường huyết đáng kể. Nó không chỉ hạn chế đường huyết tăng lên sau ăn mà còn hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng đái tháo đường khi muốn điều trị lâu dài.  Bên cạnh đó lá vối còn kết hợp với một số loại lá khác được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như bị đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng hay các chứng đầy bụng khó tiêu…

Cách trồng và chăm sóc cây vối

Cây vối có thể trồng quanh năm nhưng có lẽ thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa hoặc vào mùa xuân, đây là thời điểm cây có khả năng sống cao và phát triển nhanh nhất.

Đất trồng cây vối phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt loại đất trồng này phải có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.

Ta cũng không cần phải chăm sóc cây vối quá nhiều vì cây có tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi với môi trường nhanh. Vối là loại cây ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh nhất, đồng thời ta cũng nên tưới nước ngày 2 lần cho cây nhất là khi cây vối còn nhỏ, nó sẽ cần nhiều nước hơn để tổng hợp chất dinh dưỡng ra lá.

Sau khi lấy nụ vối hay sau khi lấy lá ta nên bón phân cho cây vối để cây phát triển trở lại.

Cây vối – Cách trồng và chăm sóc cây vối hiệu quả cao

2.3

(46.67%)

3

vote[s]

(46.67%)vote[s]

Cây Vối Có Đặc Điểm Như Thế Nào? Cách Chăm Sóc Cây Vối

Cây vối vốn rất phổ biến trên mọi miền đất nước nhờ khả năng thích nghi với mọi điều kiện sống của chúng rất tốt. Đối với người dân vùng nông thôn hay đồi núi thì loại cây này rất quen thuộc. Tuy nhiên, với nhiều bạn ở khu vực thành thị, có thể hơi xa lạ với loại cây trồng này.

Đặc điểm của cây vối

Là người dân Việt Nam chắc hẳn bạn đã từng ít nhất thưởng thức một lần với những ấm trà ngon được pha từ nụ vối hoặc lá vối. Đây là những sản phẩm từ cây vối chuyên dùng để pha trà, chúng có vị thanh mát, hương thơm nhè nhẹ và rất bổ ích cho sức khỏe.

Cây vối là loại cây thân mộc, với chiều cao đạt tới 10m đến 15m. Thân cây cao to màu nâu với cành lá xum xuê. Loại cây này được trồng rất phổ biến ở vùng nông thôn hay các vùng đồi núi.

Lá vối có màu xanh, bản to, chiều dài lá đạt tới 15cm. Lá cây vối rất dễ nhầm lẫn với lá roi hay còn gọi là lá cây mận (cây mận theo cách gọi của người miền nam).

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây vối

Cây vối rất dễ sinh trưởng với điều kiện khí hậu nước ta, vì thế cây có thể trồng ở mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, muốn cây phát triển nhanh thì thời điểm trồng cây thích hợp nhất là đầu các mùa mưa, điều kiện nhiệt độ ấm áp. Bạn có thể trồng cây con hoặc sử dụng phương pháp giâm cành chiết vào vùng đất trồng tơi xốp.

Nên chọn trồng cây vào thời điểm mát mẻ, độ ẩm phù hợp. Tránh trồng vào những thời điểm nắng oi bức và thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây, giúp cây phát triển tốt và sớm cho ra lá. Vị trí trồng cây cũng cần đảm bảo nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

Cây vối vốn là loại cây rất dễ trồng và sinh trưởng tốt nên việc chăm cây sẽ không tốn nhiều thời gian của bạn. Cây không cần bón phân và vẫn phát triển nhanh chỉ cần bạn đảm bảo 2 điều kiện:

-Tưới nước thường cho cây khi mới trồng

-Vị trí trồng cần đảm bảo được chiếu sáng tốt để cây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời

Với cây con bạn nên ngắt ngọn để tránh cây lên quá cao. Điều này còn thúc cây sớm phát triển cành con tạo các tán cành lá xum xuê.

Là loại cây trồng có tuổi đời lâu năm nên một lần trồng sẽ cho lá và nụ sử dụng mãi mãi. Bạn có thể thường xuyên hái lá vối mỗi ngày để uống, bạn có thể sử dụng lá vối tươi hoặc lá vối khô để pha nước uống.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối

Theo tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng cây vối có hai loại: một loại có lá nhỏ hơn bàn tay, có màu vàng xanh, loại này được gọi là vối kê hay vối nếp. Còn có một loại to hơn có lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm và được gọi là vối tẻ.

Cách trồng và chăm sóc hoa vối

Đất trồng cây vối phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt loại đất trồng này phải có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.

Ta cũng không cần phải chăm sóc cây vối quá nhiều vì cây có tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi với môi trường nhanh.

Vối là loại cây ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh nhất, đồng thời ta cũng nên tưới nước ngày 2 lần cho cây nhất là khi cây vối còn nhỏ, nó sẽ cần nhiều nước hơn để tổng hợp chất dinh dưỡng ra lá.

Sau khi lấy nụ vối hay sau khi lấy lá ta nên bón phân cho cây vối để cây phát triển trở lại.

Đặc điểm cây vối

Về các thành phần trong lá vối thì nó thường có: tanin, các khoáng chất, vitamin và trong đó có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, cũng có một số loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó thì các bộ phận khác của cây vối còn chứa sterol, chất béo…. có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ….

Còn đối với vỏ cây vối nó có tác dụng chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế được sự phát triển của vi trùng….

Rễ cây vối: có tác dụng hỗ trợ viêm gan, vàng da.

Với nước vối thì tác dụng cơ bản nhất chính là sử dụng để giải khát, lợi tiểu, mát nên là loại nước uống thích hợp sử dụng vào tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là mùa hè nắng nóng.

Thực tế, theo các nghiên cứu khoa học thì chứng minh được rằng việc chỉ uống nước lọc thì chỉ sau khoảng thời gian từ 3-40 phút là cơ thể sẽ đào thải hết. Nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi thì cũng trong khoảng thời gian ấy nhưng cơ thể mới chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước mà bạn đã uống. Còn phần còn lại thì sẽ được tiếp tục đào thải sau đó.

– Bệnh tiểu đường: đối với căn bệnh này, bạn sử dụng nụ vối khoảng 15-20g, sắc lấy nước và chia làm 3 lần uống trong ngày hay cũng có thể hãm và uống thay trà. Lưu ý, cần uống thường xuyên.

– Bệnh mỡ máu: nụ vối sử dụng khoảng 15-20g, hãm lấy nước uống thay trà hoặc cũng có thể nấu thành nước đặc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với bài thuốc này người bệnh cần phải uống thường xuyên thì mới có kết quả.

– Bệnh đau bụng đi ngoài, phân sống: chỉ với 3 cái lá vối, vỏ ối khoảng 8g, núm chuối tiêu khoảng 10g thái nhỏ phơi khô. Tất cả cho vào sắc với khoảng 400ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Bạn dùng bài thuốc này trong khoảng 2-3 ngày liền sẽ có kết quả.

– Chữa đầy bụng, khó tiêu: dùng phần vỏ thân cây vối khoảng 6-12g. Rửa sạch, sắc lấy nước đặc và uống 2 lần trong ngày. Hoặc cách khác, bạn cũng có thể sử dụng nụ vối với khoảng 10-15g, sắc lấy nước đặc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với bài thuốc này bạn cần phải sử dụng thường xuyên và lâu dài thì mới có tác dụng.

– Chữa lở ngữa, chốc đầu: dùng lá của cây vối, nấu kỹ lấy nước để tắm, và rửa trực tiếp lên chỗ bị lở ngứa và dùng để gội đầu.

– Bệnh viêm gan, vàng da: với căn bệnh này, bạn sử dụng 200g rễ cây vối và sắc uống trong ngày.

– Chữa viêm đại tràng mạn tính: lấy 200g lá vối tươi, vò nát, thêm 2 lít nước sôi và ngâm trong 1 giờ là bạn có thể dùng để uống thay nước.

– Chữa bỏng: dùng vỏ gối cạo bỏ hết phần vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, lấy nước đó bôi trực tiếp lên chỗ bỏng. Bài thuốc này sẽ có tác dụng giải tiết dịch, hết phồng, giảm đau và hạn chế được sự phát triển của vi trùng.

Cách Trồng Cây Vối Tại Nhà Đơn Giản

Cây vối sống được trong rất nhiều các dạng lập địa khác nhau, đặc biệt, cây chịu lạnh khá tốt, kể cả trong môi trường sương giá. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng, ở nơi đất trống, đồi núi trọc, đất đồi núi đã bị suy thoái nghiêm trọng do mất rừng lâu ngày hoặc ở nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Vối là loại cây thân gỗ tầm trung, cây trưởng thành có thể cao tới 12-15m. Vỏ cây có đường nứt dọc và màu nâu đen. Cành vối non thường màu xanh, 4 cạnh, khi già chuyển sang màu nâu và có hình tròn. Lá vối có hình bầu dục hoặc trái xoan, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, có đốm màu nâu và có chấm đen ở mặt dưới.

Hoa vối gần như không có cuống. Hoa thường nhỏ, màu trắng lục và mọc thành cụm. Nụ hoa dài, có 4 cánh và rất nhiều nhụy. Một cụm hoa vối thường có từ 3 tới 5 hoa, hình tháp, mọc trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây vối ra hoa vào khoảng thời gian từ tháng 5-7. Quả vối có hình cầu hoặc trứng, hơi nhăn, đường kính của quả thường từ 7 tới 12mm, quả khi non có màu xanh, và chuyển sang màu tím đỏ khi chín. Lá cây, cành non và nụ đều có mùi thơm rất dễ chịu.

Trong lá vối có chứa hoạt chất tanin, một số chất khoáng, vitamin thiết yếu cùng tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó lá vối đã được nghiên cứu để chữa các bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, …

Gỗ của cây vối rất chắc khỏe nên thường được dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm nước vối.

Phương pháp trồng cây vối

Cây vối có thể được trồng bằng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần. Thông thường, cây vối sẽ được trồng vào mùa mưa, khoảng từ tháng 6-7, nên chú ý trồng cây vào những ngày râm mát, có nhiều mây mù, đủ độ ẩm và tránh những ngày nắng hạn oi bức. Vị trí trồng cây bắt buộc phải có nắng thường xuyên, bởi cây vối là loài cây ưa nắng.

Cây vối có thể trồng trong chậu để sử dụng lá. Chậu phải có đường kính tối thiểu là 0,5m. Người trồng có thể cắt đọt để giảm chiều cao cây, ngoài ra có thể trồng cây trong sân vườn nhà để lấy bóng mát.

Cách chăm sóc của cây vối

Sau khi trồng nên thường xuyên phát quang xung quanh, để tránh mất dinh dưỡng cho cây.

Xới vun gốc cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm và cây trồng không bị nghiêng khi gặp gió lớn. Người trồng có thể vun đất vào gốc thành hình mui rùa để tránh đọng nước khi trời mưa to.

Ứng dụng của cây Vối

sieuthicayxanh.net