Cach Trong Cay Phuong Vi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cach Trong Va Cham Soc Hoa Dang Tieu

Đăng tiêu là một loài cây dây leo phát triển nhanh, rất xanh vào mùa hè và cho hoa đẹp nên thường được lựa chọn để trồng lấy bóng mát mùa hè.

Đặc điểm của hoa đăng tiêu

Hoa Đăng tiêu tên khoa học là Campsis grandiflora, có nhiều tên khác như lăng tiêu, hoa nữ uy, lan tiêu… , xuất phát từ khu vực phía Bắc của châu Mỹ.

Đăng tiêu thuộc loài dây leo hóa gỗ, cây phát triển nhanh, nhiều cành nhánh. Đăng tiêu có thể leo cao đến hàng chục mét, lá kép, hình bầu dục, thuôn nhọn 2 đầu, viền lá có răng cưa. Mùa đông cây rụng lá, bắt đầu mọc lại vào mùa xuân, vào mùa hè thì cây xum xuê lá.

Hoa đăng tiêu hình chuông như hoa loa kèn, có nhiều màu sắc như đỏ cam, vàng cam, đỏ tươi, vàng… đậm dần về mép hoa. Hoa mọc thành chùm từ 5-8 bông, rất sai hoa. Mùa hoa nở rộ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, rất bền, có thể đến 5-7 ngày.

Đăng tiêu có quả, hình nang dài, cứng và nhọn ở 2 đầu, hạt đăng tiêu có cánh.

Đăng tiêu phát triển nhất là vào mùa hè, nên thường được trồng thành giàn làm mát cho ngôi nhà. Hoa đăng tiêu đẹp và rực rỡ, rất thích hợp để trồng trang trí

Các gia đình thường trồng đăng tiêu trên sân thượng hoặc ban công, sau đó để cây rủ xuống, vừa mát lại rất đẹp.

Cách trồng hoa đăng tiêu

Nhân giống đăng tiêu bằng hạt: bạn có thể nhân giống đăng tiêu bằng hạt, tuy nhiên, thời gian gieo trồng sẽ khá lâu (khoảng 60 ngày). Nên gieo hạt vào đầu mùa thu

Giâm cành: tốt nhất nên giâm cành vào mùa xuân để cây có thể phát triển được đúng vào mùa hè.

Đất trồng: nên chọn đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Khi gieo hạt hoặc giâm cành có thể sử dụng đất cát pha thịt thì cây sẽ nhanh lên hơn.

Ánh sáng: Nên trồng ở nơi có ánh sáng tốt thì cây sẽ xanh tốt và ra nhiều hoa, hoa đậm màu hơn.

Nhiệt độ: Đăng tiêu ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu lạnh kém nên cây thường rụng lá vào mùa đông.

Chăm sóc định kì: Nên thường xuyên dọn dẹp lá vàng vì không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn có thể trở thành nơi chứa mầm bệnh. Bạn cũng nên cắt tỉa các cành yếu và rối, để cho các cành khỏe phát triển.

Tưới nước: Cây ưa ẩm và phát triển nhanh nên thời kì đầu cần tưới nước khá nhiều.

Bón phân: Bạn nên thường xuyên bón phân vì cây phát triển khá nhanh.

Cách Trồng Ớt Cay Trong Chậu Ra Trái Ăn Quanh Năm

Trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm không phải ai cũng làm được?

Một ít hạt ớt khô làm giống: bạn nên lưu ý lấy hạt từ những cây ớt giống cay, màu đỏ tươi và kích thước nhỏ, nếu được thì chọn giống ớt thóc là hợp lý nhất.

Lựa chọn hạt giống thận cẩn thận

Một khay làm đá viên nhỏ trong tủ lạnh, nếu không bạn có thể lựa chọn những dụng cụ có kích thích vừa đủ để gieo hạt.

Chậu cây có đường kính khoảng 15 – 20 cm (tùy theo số lượng trồng mà bạn sẽ mua số chậu cho phù hợp)

Một ít vôi và phân bón cây loại NPK.

Nước ấm cùng với trà hoa cúc/một lọ oxy già.

Các bước tiến hành gieo hạt và trồng ớt

Trồng đúng theo thời điểm thích hợp: Thông thường ta sẽ trồng ớt vào 3 vụ trong năm:

Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

Chọn giống: Hiện nay các giống ớt được trồng phổ biến như: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

Lựa chọn đất: Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng.

Để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat.

Để tránh sâu bệnh,cỏ dại, giảm hao phân bón thì bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Chuẩn bị hạt và gieo trồng:

Những bước cần thiết để tiến hành trồng ớt tại nhà

Giâm hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời.

Gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công.

Khi cây bắt đầu có từ 4-5 lá thật (nếu phát triển tốt thì trong vòng từ 30-35 ngày sau gieo), có thể chuyển cây con ra trồng.

Các bước chăm sóc cây khi đã ra lá thật:

Tưới nước: Trong những mùa mưa, bạn cần đảm bảo thoát nước tốt. Nếu mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Bạn nên sử dụng tưới thấm thay cho tưới trực tiếp vừa để tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Bạn nên tưới nước đều đặn để cây phát triển nhanh chóng

Tỉa nhánh, lá, bón phân: Ta tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Thường thì ta tỉa cành lúc nắng ráo.

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4 : Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Thu hoạch: Khi thu hoạch, ta nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Đặc biệt nếu được chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Phòng trừ sâu bệnh:

Khi trồng cây, ta thường gặp phải những bệnh như: bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái, sâu ăn tạp, bệnh héo cây con, bệnh héo chết cây – đối với những loại bệnh này, các bạn nên tìm hiểu thông tin và sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh cho cây trồng.

Hy vọng những thông tin về cách trồng sẽ giúp ích cho các bạn khi muốn thử sức làm nhà nông ngay tại nhà cùng những trái ớt đỏ tươi trong những bữa cơm!

Men Vi Sinh Làm Trong Nước Bể Cá Cảnh

Men vi sinh làm trong nước bể cá cảnh – chế phẩm sinh học Aqua SC giúp bể cá luôn trong sạch

Men vi sinh là một loại chế phẩm sinh học được sử dụng để cung cấp các loại vi sinh vật có lợi vào trong bể cá và chúng sẽ cư ngụ trong ngăn lọc tinh của hệ thống lọc tràn bể cá cảnh giúp phân hủy các chất thải hữu cơ và khử mùi hôi tanh.

Vi sinh vật trong men vi sinh khi cung cấp vào trong bể cá cảnh sẽ làm tăng lượng vi khuẩn có lợi trong bể cá cảnh để phân hủy các chất hữu cơ và các chất thải trong nước, không cho chúng thối rữa gây mùi hôi thối. Các vi sinh vật này sẽ sống trong các vật liệu lọc tinh trong hệ thống lọc bể cá của bạn để phân hủy các chất thải, vì thế bạn cần có một hệ thống lọc nước hiệu quả cho bể cá cảnh.

Chế phẩm sinh học Aqua SC giúp nước bể cá luôn trong sạch

Thành phần: Vi sinh 100% tự nhiên, bao gồm đầy đủ tất cả các dòng vi khuẩn: hiếu khí, kỵ khí, quang dưỡng, dị dưỡng. Chứa các vi khuẩn không độc, không gây bệnh, an toàn và không gây hại cho người, vật nuôi, cây trồng và tất cả các động vật thủy sinh.

Hiệu quả:

– Xử lý chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải từ cá – Hạn chế hình thành lớp bùn đáy, giữ cân bằng sinh thái cho hồ – Giảm mùi, giảm phát sinh khí độc – Giảm vi sinh gây bệnh và mầm bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi

– Giảm tần suất thay nước ao hồ cá cảnh, hạn chế rong tảo sinh sôi phát triển

Hướng dẫn sử dụng Aqua SC cho hồ cá cảnh:

– Lắc đều, pha chai 1 lít với nước hồ và đổ từ từ vào hồ, chạy quạt sục khí

– 1 chai dùng cho ao/ hồ nuôi từ 1,000 đến 3,000 m3 định kỳ 7 ngày/ xử lý 1 lần. 

(Khuyến nghị dùng liều cao – 1,000 m3 dễ đạt hiệu quả cao.)

– Sử dụng tốt nhất vào buổi sáng 8-10 giờ sáng

– Không sử dụng kháng sinh, thuốc diệt khuẩn hay sát trùng khi sử dụng sản phẩm (ít nhất trong vòng 24 giờ).

– Tùy vào thể tích hồ cá cảnh nhỏ, có thể chia nhỏ lượng vi sinh để sử dụng.

 Quý khách hàng có thể đặt mua sản phẩm vi sinh xử lý nước hồ cá qua các kênh online như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada. 

Sử Dụng Chế Phẩm Vi Sinh Trong Chăn Nuôi Lợn

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn

Nhằm góp phần hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn cho các hộ, cơ sở chăn nuôi trong tỉnh.

Việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn phải đảm bảo 4 nguyên tắc: Khi bổ sung chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho lợn thì không dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả; nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi; cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn chế phẩm vi sinh với thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp đã được bổ sung chế phẩm vi sinh của cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc. Sử dụng chế phẩm vi sinh phải luôn đảm bảo theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm. Quá trình bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho lợn được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (lợn có trọng lượng dưới 20kg), cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn và bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giai đoạn 2 (lợn từ 20kg trở lên), có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật là bột thịt, bột xương; trước khi chế biến cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn. Việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi và sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn chăn nuôi được tiến hành theo 3 bước, đó là: lựa chọn nguyên liệu, phối trộn theo công thức và sử dụng chế phẩm vi sinh (nấm men hoạt tính Sacharomyces), chế phẩm sinh học (vi khuẩn Lactin, bào tử Bacillus, enyme).

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo: Các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường hợp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài việc bổ sung vào thức ăn, người nuôi lợn còn có thể bổ sung chế phẩm vi sinh vào nước uống, đệm lót phân chuồng và phun trong không gian chuồng nuôi khi có dịch bệnh. UBND các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi lợn tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi để tăng cường phòng ngừa dịch bệnh./.

Văn Đại