Cách Trồng Ớt Bằng Hạt Cho Trái Quanh Năm

Trước khi tìm hiểu cách trồng ớt bằng hạt, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

Cũng như những loại cây trồng khác, ớt cũng có rất nhiều giống khác nhau, chẳng hạn như: ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt biếm, ớt chìa vôi, sừng bò,… Tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn hãy lựa chọn loại giống ớt phù hợp.

Sau khi xác định được giống ớt mà bạn trồng, bạn có thể tìm mua hạt giống dễ dàng tại các siêu thị, chợ hoặc đơn giản là lấy hạt từ những quả ớt mà bạn sẵn có.

Thời điểm thích hợp để trồng ớt

Ớt có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm cho cây phát triển nhất, ít sâu bệnh hại nhất đó là từ tháng 8 đến tháng 10. 1-2 tháng sau khi gieo hạt, tức là tháng 10 – tháng 12 là bạn đã bắt được thu hoạch được những trái ớt đầu tiên rồi. Vụ thu hoạch có thể kéo dài đến tận tháng 4 năm sau.

Ớt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt, đất phù sa, thậm chí là đất canh tác lúa. Chỉ cần đất tơi xốp và nhiều dinh dưỡng là cây hoàn toàn có thể phát triển được.

Hướng dẫn cách trồng ớt từ hạt

Hạt ớt sau khi được lấy từ quả cần ngâm trong nước ấm với nhiệt độ khoảng 50 độ C. Sau 2-8 tiếng nếu thấy hạt có dấu hiệu nảy mầm thì có thể mang hạt ra phơi dưới nắng trước khi gieo xuống đất trồng.

Bạn có thể tận dụng khay nhựa hoặc chậu nhỏ để gieo hạt. Chú ý dụng cụ trồng cần phải được khoét lỗ dưới đáy để giúp cây thoát nước. Sau đó đổ đất đã chuẩn bị vào chậu trồng và gieo hạt xuống. Các hạt ớt cần cách nhau một khoảng nhất định, bạn không nên gieo quá giày.

Tiến hành gieo hạt xuống đất, các hạt ớt cần cách nhau một khoảng nhất định.

Trong khoảng thời gian đầu, bạn cần tưới nước thường xuyên để kích thích hạt nảy mầm.

Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa bỏ cành. Hành động này sẽ giúp kích thích cây ra tán rộng hơn, đồng thời loại bỏ được những cành bị sâu bệnh tránh ảnh hưởng đến toàn cây.

Thời gian này tiếp tục tưới nước và kiểm tra độ ẩm thường xuyên. Lưu ý, nếu trồng trong chậu nhỏ bạn chỉ nên trồng duy nhất 1 cây, còn với chậu lớn thì tứ 2-3 cây là phù hợp.

Cần tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cây phát triển bằng cách thêm rơm rạ, chấu, trong bón quanh gốc cây. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bón phân 1 tháng 1 lần để cây nhanh ra trái.

Nếu chăm sóc cây tốt thì sau khoảng 2 tháng ớt sẽ ra hoa. Hoa ớ nhỏ nhỏ xinh xinh giúp chậu cây thêm nổi bật hơn, bạn có thể đặt ngay ở cửa sổ, ban công hay trước thềm nhà để trang trí cho không gian sống của mình.

Trường hợp nếu bạn trồng ớt với mục đích là lấy quả thì hãy quan tâm để việc bón phân, thụ phấn cho hoa để ớt cho trái nhiều hơn.

Đến tháng thứ 3, cây ớt sẽ ra đợt quả đầu tiên. Nếu bạn muốn thưởng thức những trái ớt thật chín thì hãy đợi chừng 20-30 ngày thì thu hoạch.

Cách Trồng Ớt Chuông Bằng Hạt Tại Nhà Cho Cây Trĩu Quả

Những điều cần biết trước khi trồng ớt chuông bằng hạt

Ớt chuông hay còn được biết đến với tên gọi là ớt ngọt (Tên khoa học: Capsicum Annum Group). Cây trồng của loài này cho thu hoạch trái với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau như đỏ, vàng, cam, xanh lục, nâu và tím.

Hàm lượng dinh dưỡng: Ớt chuông là loại quả rất giàu vitamin C, một quả ớt chuông có thể cung cấp hàm lượng vitamin C lên đến 169% nhu cầu hằng ngày của cơ thể người. Các vi khoáng chất khác được tìm thấy trong ớt chuông cũng rất đa dạng như: vitamin K1, vitamin E, vitamin A, folate, kali,…

Công dụng đối với sức khỏe: Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung ngay ớt chuông vào thực đơn hàng ngày vì những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này đem lại như làm sáng mắt, giúp giảm cân và duy trì cân nặng, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hệ tiêu hóa, giúp nhanh mọc tóc,…

Cách chế biến: Các món ăn tốt cho sức khỏe chế biến từ ớt chuông bao gồm salad ớt chuông, cà ri bò ớt chuông, đậu phụ non sốt ớt chuông, ớt chuông nhồi thịt gà, mực xào ớt chuông,…

Giai đoạn chuẩn bị

Hạt giống: Để trồng ớt chuông bằng hạt, bạn tìm mua hạt giống bán sẵn tại các cửa hàng nông sản uy tín, hoặc có thể lấy hạt từ các quả ớt mua về. Lưu ý chỉ dùng hạt từ những quả ớt chín đều, khỏe mạnh, nhiều hạt.

Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn ngâm hạt ớt trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 50 o C trong vòng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm.

Đất trồng: Bạn có thể mua đất sạch từ các cửa hàng nông sản về trồng cây hoặc tự tay trộn đất trồng theo tỷ lệ: đất sạch, phân chuồng hoai mục (40%), xơ dừa, tro trấu (khoảng 60%) và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Với cách trồng ớt chuông bằng hạt, sau khoảng 4-5 ngày, hạt nứt nanh thì bạn có thể lấy hạt đem đi trồng trong chậu được rồi. Vùi hạt xuống lỗ rồi phủ lên một lớp đất mỏng, thêm rơm rạ lên để giữ ẩm và giúp hạt nhanh nảy mầm, tránh các loại côn trùng gây hại.

Khi cây ớt đã cao khoảng 7-10cm thì ta nên để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng gay gắt vì lúc này sức đề kháng của cây vẫn còn yếu.

Khi cây vươn lên cao khoảng 20cm thì cần tỉa bớt nhánh cho cây sinh trưởng tốt. Bạn tỉa bỏ bớt các cành, lá nằm ở gần gốc để cây có thể phân tán rộng, đồng thời giúp gốc cây thông thoáng.

Sau khi cây trồng trong chậu khoảng 15-20 ngày thì bạn cần bổ sung phân gà vi sinh hoặc phân hữu cơ cho cây theo định kỳ 10-15 ngày/lần.

Cần tưới nước cho cây mỗi ngày và dùng tay kiểm tra độ ẩm của đất. Lưu ý nếu trồng cây trong chậu tròn, bạn chỉ nên trồng một cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Sau đó, phủ rơm rạ ẩm quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, xới đất và bắt sâu cho cây thường xuyên.

Nếu bạn chăm sóc tốt, khoảng 2 tháng sau khi trồng cây ớt chuông sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa ớt nhỏ xinh và dễ thương, rất thích hợp để đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Đến tháng thứ 4, cây bắt đầu ra lứa quả đầu tiên. Nếu bạn muốn thu hoạch trái ớt chín đều thì cần chăm sóc thêm khoảng ít nhất 20-30 ngày nữa.

Phòng chống sâu bệnh

Với loại cây ăn trái như ớt chuông, bạn cần hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong việc phòng trừ sâu bệnh gây hại. Các loại sâu bệnh hay có ở cây ớt chuông là sâu đục quả, bệnh thán thư quả. Nếu cây nhà bạn gặp phải 2 loại này thì nên ngay lập tức cắt bỏ các quả bị thán thư (đen quả), vệ sinh vườn rau thông thoáng để hạn chế sâu bệnh trú ẩn.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trồng Ớt Bằng Hạt Tại Nhà

Ớt là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Để chủ động hơn trong việc nấu nướng thì tại sao bạn không tự trồng cho mình một chậu ớt ngay tại nhà nhỉ?

Chọn hạt giống

Trước khi thực hành cách trồng ớt tại nhà, bạn cần phải xác định loại ớt mà mình muốn trồng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn một hay một vài loại ớt phù hợp, chẳng hạn như trồng ớt ngọt, ớt chuông nếu muốn vừa làm gia vị, vừa trang trí không gian sống; hay chọn ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt sừng, ớt chỉ địa… nếu chỉ muốn trồng để lấy gia vị đơn thuần.

Chuẩn bị đất trồng

Đất dùng để trồng ớt có thể là nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất canh tác lúa, đất thịt pha sét hay đất phù sa ven sông. Bởi cây ớt có khả năng thích nghi trong nhiều điều kiện, miễn là đất xốp, thoáng khí và giàu chất hữu cơ là được.

Đất sau khi được lựa chọn, bạn có thể bón lót thêm vôi, phân NPK với một lượng vừa phải. Bạn hãy mua 1 lượng phân nhỏ, bón lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20 – 25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái.

Một khay ươm, nếu không bạn có thể lựa chọn những dụng cụ có kích thích vừa đủ để gieo hạt giống.

Chậu trồng có đường kính khoảng 15 – 20cm (tùy theo số lượng trồng mà bạn sẽ mua số chậu cho phù hợp)

Nước ấm cùng và trà hoa cúc/ một lọ oxy già trong trường hợp bạn muốn tự tạo hạt giống.

Chi tiết cách trồng ớt tại nhà Ngâm hạt giống

Hạt ớt được ngâm trong nước nhiệt độ khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) sẽ đẩy nhanh sự phát triển. Có thể bỏ hạt vào cốc nước và ngâm trong 2 – 8 tiếng. Một mẹo nhỏ khi chọn hạt từ quả ớt, đó là sử dụng trà hoa cúc để khử trùng hạt. Nếu không có trà hoa cúc, bạn có thể thêm 2 muỗng Hydrogen Peroxide (nước oxy già) vào cốc nước ấm để khử trùng hạt giống. Việc làm này giúp cây mọc lên tốt nhanh hơn, khỏe hơn và cho ra nhiều trái hơn.

Đừng quên sau đó, bạn phải vớt hạt ớt và phơi chúng khô dưới ánh nắng mặt trời.

Gieo hạt Trồng cây non Tưới nước cho cây

Tưới nước hàng ngày (với đất thoát nước tốt và nắng nóng) còn nếu đất còn ẩm thì 2 ngày tưới một lần. Theo dõi mức độ phát triển, xem có thiếu hay thừa nắng, độ ẩm có thích hợp không để điều chỉnh mức tưới phù hợp.

Cắt tỉa cành

Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng, đồng thời giúp gốc được thông thoáng.

Tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng 1 lần.

Thu hoạch và chăm sóc

Cách Trồng Cây Nho Bằng Hạt

Cách trồng cây Nho về cơ bản là không khó song để nho cho ra quả đúng thời điểm, cho năng suất cao thì lại là vấn đề khác. Cùng tìm hiểu ngay cách trồng cây nho sau đây. I. LỰA GIỐNG:

1. Giống nho: – Lựa chọn giống nho bạn thích. 2. Thời vụ trồng : + Bạn nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. + Tốt nhất là sau khi mùa mưa vừa kết thúc. 3. Chuẩn bị đất: – Loại đất thích hợp để trồng nho là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, có khả năng thoát nước tốt. 4. Mật độ, khoảng cách trồng: – Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m) 5. Tưới và tiêu nước: + Sau khi trồng cần tưới nước ngay. + Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần (Chú ý bạn không được để đất khô) + Trời mưa cần tìm mọi cách thoát nước nhanh để tránh ngập úng. 6. Cắm choái làm giàn: + Khi cây nho cao khoảng 25 -30 cm, bạn cần tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái. + Nên làm thêm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn để tạo được khoảng trống. Về cơ bản là bạn phải làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt. 7. Bón phân cho nho thời kỳ cây con Thời kỳ cây con sẽ kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên bón phân khoảng 2 tháng một lần. * Cách bón: Nên bón xung quanh gốc sau đó kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần gốc, bón xong cần tưới nước ngay.

8. Tạo cành cấp 1, cấp 2: – Khi cây nho đã có cành vượt khỏi giàn 30-40 cm bạn đã có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. – Tốt nhất là nên chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ. – Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 đã dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 và chừa lại 40 cm. 9. Tỉa trái: + Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. + Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả. 10. Tưới nước: + Khi trời nắng: từ 5-7 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây. + Khi trời mưa: tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

II. Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:

A. Yêu cầu kỹ thuật sản xuất nho an toàn 1. Yêu cầu: – Bảo đảm an toàn cho người sử dụng. – Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên. 2. Biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại nho: a. Biện pháp canh tác: + Bón phân cân đối . + Làm giàn nho bạn nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng. + Cần vệ sinh đồng ruộng thu dọn cáctàn dư thực vật, tỉa bỏ bớt trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối bà con không được đổ xuống mương nước. + Khi đang có các dịch bệnh xảy ra nên cần tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác. + Trên một vùng bà con nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc cũng như hạn chế sâu bệnh lây lan . + Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 . + Thường xuyên loại bỏ những cành, chồi nách yếu. + Không nên trồng xen các cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho . b. Sử dụng thuốc sinh học: + Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay đã có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba …

III. Thu hoạch:

+ Thu hoạch: vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. + Đúng thời gian sinh trưởng của giống cây là từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa. + Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm. Màu đỏ đều chùm quả. + Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

Cách Trồng Sen Đá Bằng Hạt

Admin , 16-07-2023 16:58:33

Bên cạnh tìm hiểu các cách chăm sóc sen đá, thì việc làm thế nào để có những chậu sen đá đáng yêu theo ý muốn thì cách trồng sen đá bằng hạt giống sen đá cũng la một điều thú vị để giúp vườn hoa của bạn trở nên đa dạng hơn. Phương pháp trồng sen đá bằng hạt giống đa số điều có tỉ lệ thành công và chất lượng cây non khi lớn cao hơn so với việc nhân giống bằng lá hay cành sen đá. Ngoài ra, các bạn còn có thể tiếp kiệm được chi phí rất nhiều khi phải mua những cây sen đá mới, thay vào đó có thể tận dụng bằng cách trồng cây sen đá bằng hạt để sở hữu những cây sen đá do mình trồng sẽ ý nghĩa hơn. Hoặc khi những cây sen đá của bạn đã đủ trưởng thành bạn cũng có thể dùng nó làm quà tặng gửi đến những người thân thương với món quà tự tay mình chăm sóc là một điều ý nghĩa, những mầm sen đá đấy sẽ là sợi dây gắn kết tình yêu vĩnh cửu và đem lại sự may mắn trong cuộc sống.

Ảnh: Cách trồng cây sen đá bằng hạt giống.

Để thực hiện cách trồng sen đá con bằng hạt, đầu tiên phải chuẩn bị các bước sau đây:

Hạt giống sen đá là điều đầu tiên và được xem là quan trọng nhất để có được những mần cây mới chất lượng. Muốn có được cây tốt trước hết phải có giống tốt. Các bạn có thể chọn mua hạt giống tại các cửa hàng sen đá uy tín thì mới đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt và tỷ lệ nà mầm cao. Sau khi chọn lọc được hạt giống tốt việc đầu tiên bạn cần phải đó là xử lý các hạt giống hoa đá trước khi trồng bằng cách:

Chuẩn bị nước ấm để ngâm giống, nước có độ ấm vừa phải, sau đó bỏ hạt vào trong nước ngâm từ khoảng 10 đến 15 giờ đồng hồ. Còn đối với lượng hạt giống có kích thước quá nhỏ thì không cần phải ngâm mà có thể gieo trực tiếp vào đất luôn.

Việc thứ hai cần làm là chọn loại chậu cho phù hợp với cây non.

Khi gieo số lượng hạt giống lớn chung với nhau thì nên chọn chậu sen đá lớn, bề ngang rộng để khi cây lớn không khít lấy nhau sẽ rất khó phát triển. Cách trồng chậu sen đá bằng hạt tốt nhất là sử dụng chậu đất nung có lỗ thoát nước ở dưới đáy để đảm bảo chậu có thể thoát nước tốt, nhanh trong mọi trường hợp ngập úng.

Thứ ba là đất để trồng cây sen đá mới cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Những yêu cầu như đảm bảo được độ tơi xốp cho đất, đất có khả năng thoát nước tốt, nhanh để giúp cây không bị úng rễ và thiếu dinh dưỡng rất quan trọng. Có thể pha và sử dụng hỗn hợp đất pha cát, mùn cưa, xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1. Hoặc cát, đất, tro hoặc trấu hun, phân bò, phân vi sinh, xỉ than đã qua xử lý, để tạo thành hỗn hợp đất đầy dinh dưỡng nuôi cây .

Sử dụng đất vừa trộn rồi cho vào chậu đã chuẩn bị khoảng ¾ bề mặt chậu. Phương pháp đúng để nhân giống sen đá bằng hạt là dùng nhíp gắp nhẹ từng hạt giống đã ngâm rồi đặt lên mặt đất với khoảng cách đều, việc này sẽ hơi tốn thời gian và yêu cầu tỉ mĩ để tránh làm tổn thương các hạt giống. Sau đó phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng. Sau khi hoàn thành công đoạn ươm giống thì tưới một lượng nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm cho đất. Chú ý nên cung cấp nước để hạt nhanh nứt lớp vỏ và nảy mầm. Nên cung cấp thừa độ ẩm thì hạt sẽ bị úng và không thể sinh trưởng được, cần phải cân nhắc lượng nước tưới. Chọn một vị trí thoáng mát, không quá ẩm ướt, có ánh sáng nhẹ chiếu vào để đặt chậu. ( Không để cây tiếp xúc với nơi có ánh sáng gắt và nhiệt độ quá cao). Hạt giống sen đá sẽ bắt đầu nảy mầm từ sau 7 đến 10 ngày. Có thể tách sen đá con ra chậu riêng khi nó có kích thước từ 2-3 cm. Cần phải thật nhẹ nhàng khi di chuyển các cây non để tránh làm tổn thương nó. Ánh sáng và nhiệt độ cần phải phù hợp với cây non, chỉ nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng nhẹ, đến khi cây cứng cáp hơn thì có thể để chậu sen đá mini hứng nắng từ 6-8 giờ mỗi ngày để cây hấp thụ ánh sáng hòan thiện màu sắc của mình. Hoa sen đá có bản năng chịu hạn tốt nên không cần cung cấp nước nhiều. Tưới nước một tuần khoảng 1-2 lần vào mùa hè và chỉ 1 lần/tuần vào mùa mưa là đủ. Hạn chế tưới trực tiếp lên lá sẽ làm đọng nước trên lá sẽ gây ra tình trạng úng nhũn. Đây là chi tiết cách trồng sen đá bằng hạt mà trang chúng tôi cung cấp, hi vọng sẽ giúp bạn sở hữu được những chậu sen đá đáng yêu như mong muốn!