Cách Trồng Cây Cà Chua Trong Chậu / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Cây Cà Chua Bi Trong Chậu

Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, chậu cà chua bi còn có thể được dùng để trang trí nhà cửa, chỉ cần người trồng nắm vững kỹ thuật trồng cây.

Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Kỹ thuật trồng cây cà chua bi không hề khó

Thời vụ trồng cây

Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 4 vụ trong năm: vụ xuân hè (tháng 3-4), vụ sớm (tháng 8), vụ chính (tháng 10), và vụ muộn (tháng 11).

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi, khi cây có 3-5 lá thật cứng cáp, không bị sâu bệnh.

Kỹ thuật gieo ươm hạt

Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh rồi để qua đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Nắm vững kỹ thuật trồng cây và biện pháp chăm sóc sẽ giúp người trồng cây có được chậu cà chua đẹp

Kỹ thuật trồng cây

Chọn chậu cây có chiều cao khoảng 20-25cm, chiều rộng cần ít nhất 30cm. Đất trồng, chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,2-6,8 là thích hợp nhất, và cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 – 8cm.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất. Đừng lấp đất vào bất kỳ phần lá nào, điều này có thể khiến lá cây bị thối và dễ mắc bệnh.

Áp dụng thành công kỹ thuật trồng cây sẽ giúp người trồng có một chậu cà chua để trang trí nhà cửa

Kỹ thuật chăm sóc cây

Bón lót phân Tribat trộn cùng supe lân, và đạm urê sau khi cây được 30 ngày. Khi cây lớn cần tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái. Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua bi, không để chậu cây bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Tâm Đinh

Nguồn: Vietq

Cách Trồng Cây Cà Chua Đỏ Đà Lạt Picota Trong Chậu

Cà chua Đỏ Đà Lạt Picota là loại rau ăn trái rất được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, chậu Cà Chua Đỏ Đà Lạt Picota còn có thể được dùng để trang trí nhà cửa.

Cà chua đỏ Picota  có hình dáng giống quả cherry màu đỏ, thịt ngọt dày. Ngoài ra, cây cà chua Picota còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…

Để quả ngon thì giống phải tốt, bạn nên chọn cây giống cà chua từ các địa chỉ mua cây giống uy tín. Bạn có thể thử trồng các giống cà chua từ nước ngoài để khu vườn nhỏ thêm mới lạ.

Đất trồng:

Cà chua đỏ Picota  có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Ánh sáng:   Cà chua đỏ Picota  là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Cách trồng:

Cách chăm sóc:

Tưới nước: Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước ấm 25 – 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối. Lưu ý nhỏ khi tưới nước nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh, ví dụ như bệnh bạc lá.

Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy từng giai đoạn của cây, khi cây còn bé bạn tưới lượng vừa phải (500ml/ngày), khi cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả cần nhiều nước nhất nên cần tăng lượng nước cung cấp cho cây. Ở giai đoạn này nếu thiếu nước thì cây khô héo, quả non dễ rụng. Nhưng bạn cần đảm bảo đất thông thoáng, không bị ngập úng vì nếu dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ cây vốn mẫn cảm với sâu bệnh. Ở giai đoạn đậu quả, nếu gặp mưa nhiều quả cà chua sẽ chín chậm hơn và có hiện tượng bị nứt quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cây cà chua hàng ngày rất tốt cho cây.

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.

Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ.

Trong thời tiết nắng nóng bạn có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa nhiều, bạn lắc nhẹ hoa để hỗ trợ quá trình thụ phấn đậu quả của cà chua. Thường chỉ sau khoảng 2 tháng tính từ thời điểm trồng cây cà chua vào chậu quả sẽ xuất hiện. Quả cà chua khi nhỏ sẽ màu xanh, lớn hơn sẽ chuyển vàng rồi đỏ và khi chín có màu đỏ đậm. Bạn không nên thu hoạch khi quả còn xanh vì lúc này trong quả có thành phần dễ gây ngộ độc.

Bón phân:

Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng vì vừa phải nuôi thân lá, vừa nuôi quả đặc biệt khi ở giai đoạn cây trổ hoa đậu quả cần bón bổ sung phân hữu cơ khi cây đậu quả 2 tuần bạn cho thêm mỗi gốc 1 thìa phân hữu cơ nữa để cây nuôi quả.

Cà chua trồng tại nhà thường được thu hoạch lúc chín cây màu đỏ, vì lúc này có lượng chất khô hoà tan, vitamin C và lượng đường nhiều nhất, nhiều hơn với cà chua mua ngoài chợ vì phải hái từ khi chín vàng để sau quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ thành chín đỏ.

Store: 93 Duy Tân, F15, Q. Phú Nhuận, HCM. Call / Zalo: 0901.36.56.79 (Ms.Yến) Store: 215 Lê Trọng Tấn, P.Sơn kỳ, Tân Phú, HCM Call / Zalo: 0981.47.23.23 (Ms.Quyên) Garden: Đức Trọng, Lâm Đồng Call / Zalo: 0906.701.001 (Ms.Trân) Khách hàng mua sỉ Call/Zalo: 0906.701.001 (Ms.Trân) Giải đáp kỹ thuật: 0909.844.004 (Mr. Khang) Website: www.happytrees.vn

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Đen Trong Chậu

1.Chuẩn bị hạt

– Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2-3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp, khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40-60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4 – 5,5 cm.

– Giá thể : Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

+ Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

+ Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3:4:3.

– Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Kỹ thuật chăm sóc cây giống

– Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Trước khi nhổ xuất vườn 3- 4 ngày ngừng tưới để luyện cây con. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3-4 giờ để cây không bị đứt rễ.

– Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con.

– Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.

-Chuẩn bị chậu: Chậu trồng cây có kích thước 30x30cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn .

– Khoảng cách đặt chậu trồng cây:Khoảng cách đặt chậu tối thiểu cách nhau 60cm(tính từ tâm chậu).

– Giá thể trồng: Đất: sơ dừa: phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:2:1

– Cách trồng: cho giá thể vào trong chậu, nhẹ nhàng lấy cây con từ trong khay ươm ra đặt vào chậu đã chuẩn bị sẵn giá thể, lấp đất xung quang gốc và ấn nhẹ để cây đứng vững.

Lưu ý: Trồng cây sao cho độ sâu của mặt bầu cây giống thấp hơn bề mặt giá thể 1cm, không nên trồng quá sâu vì dễ dàng làm cho cây bị bệnh lở cổ rể .

– Nên tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể để có lượng tưới và số lần tưới thích hợp.

– Bón lót: Trộn cùng giá thể trước khi trồng.

– Bón thúc chia làm 3 lần

+ Lần 1: Sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 – 15 cm. Dùng hữu cơ bón khoảng 50g/chậu

+ Lần 2: Sau khi trồng 20 – 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón 50g phân hữu cơ/chậu, bón xung quanh chậu kết hợp với xới xáo và vun gốc,nếu thấy đất vơi có thể bổ sung thêm giá thể.

Khi cây ra hoa, đậu quả, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách phun qua lá 7 -14ngày/lần. Giai đoạn này nên bón phân có hàm lượng kali cao để tăng khả năng đâu quả và chất lượng trái

+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu. Bón tiếp 50g phân hữu cơ /chậu.

Làm giàn: Tùy thuộc vào điều kiện và địa hình của từng nhà để có cách làm giàn thích hợp. Giàn có thể là cắm cọc theo kiểu chữ A, làm giàn hàng rào hay buộc dây lên cao.

Thường xuyên dùng dây mềm buộc cây lên giàn để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.Với cách làm giàn bằng dây thì thường xuyên cuốn thân cây vào dây.

Tỉa nhánh: Nên để khoảng 2 thân nhánh chính còn cách nhánh khách nên tỉa bỏ.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (quả chuyển từ xanh sang đen đỏ). Khi quả chín dùng dao hoặc kéo cắt quả.

Một số hộ có nạn chuột hại thì có thể thu sớm hơn khi quả bắt đầu chín, màu quả chuyển đen mận có thể thu hoạch vào nhà để quả tự chín.

Cách Trồng Cà Chua Trong Thùng Xốp

Do đó, cũng giống như ở quê hiện nay các chị em nội trợ ở thành phố cũng tìm mua hạt để về tự trồng cà chua trên sân thượng, ban công nhà mình. Vừa giúp thư giãn khi chăm sóc cây cối sau những giờ làm việc vất vả lại có thể thu được những trái cà chua chín mọng, an toàn cho cả gia đình sử dụng.

Khác với việc ngoài chợ, khi tự trồng cà chua tại nhà bạn có thể chọn được những giống cà chua có hương vị lạ, ngon và chất lượng hơn nhiều. Ngoài ra, cà chua do tự mình trồng và chăm sóc sẽ bạn chế được loại thuốc hoá học phun lên quả.

1. Những đồ bạn cần chuẩn bị trước khi trồng cà chua

+ Chậu để trồng cây: Cà chua là loại cây phát triển khá mạnh, có nhiều nhành do đó bạn nên chọn thùng xống để trồng. Bên dưới thùng xống có đục lỗ để thoát nước tốt

+ Hạt giống cà chua: Hiện nay có nhiều giống cà chua để bạn lựa chọn, có thể trồng loại cà chua bi, cà chua đen, cà cua hình quả lê hay loại quả to với màu sắc đa dạng từ vàng sang đỏ khi chín, bạn có thể trồng bất kỳ loại nào nếu thích. Tuy nhiên được nhiều người ưa chuộng và dễ trồng là giống cà chua hữu cơ, bạn có thể mua cây con giống 1 tháng tuổi ở các vườn ươm. Bạn cũng có thể dùng hạt trong quả cà chua chín ươm trồng cũng được nếu bạn không mua được hạt giống.

Để có được những quả cà chua ngon thì giống phải tốt, bạn nên mua hạt giống cà chua từ các địa chỉ bán hạt giống uy tín.

+ Đất trồng: Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên mua loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ lại đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây cà chua phát triển xanh tốt. Cà chua đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp, bạn trộn thêm trấu, phân ủ đã Hoa i mục vào đất sẽ rất tốt. Nếu không thể tự làm phân hữu cơ thì bạn có thể mua phân bán sẵn ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.

+ Ánh sáng cho cây phát triển: Cà chua là loại cây ưa sáng, do đó vị trí trồng cây lý tưởng cũng phải là nơi đón được nhiều ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 đến 7 tiếng/ ngày nên trồng trên sân thượng có lưới che nếu nắng gay gắt hoặc ban công cũng rất tốt. Trong giai đoạn quả chín nếu đón được nhiều ánh nắng cũng sẽ thơm ngon hơn.

+ Các dụng cụ trồng cây, bình tưới nước, thùng xốp có đục lỗ…

+ Thời gian thích hợp để trồng cà chua: Có 3 đợt trồng cà chua phổ biến trong năm là

– Đợt gieo sớm (vào khoảng tháng 7-8, thu hoạch vào cuối tháng 10-12)– Đợt gieo chính (giữa tháng 9 -10 thu hoạch vào tháng 2-3)– Đợt gieo muộn (vào khoảng tháng 11-12 thu hoạch vào tháng 3-4)

2. Cách trồng cà chua trong thùng xốp.

+ Cách chăm sóc cây cà chua: Từ 7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng bạn cần tưới nước cho cây đều đặn, thời gian lý tưởng là tưới vào mỗi sáng hoặc giờ chiều tối từ 5-6 giờ. Chú ý khi tưới cây bạn chỉ tưới vào phần thân và gốc, tránh tưới nước vào lá vào buổi tối vì nếu về đêm mà lá chưa khô thì sẽ mở đường cho các loại bệnh phát triển như bạc lá…. Lượng nước tưới cho cây cũng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khi cây còn bé chỉ nên tưới khoảng (500ml/ngày)

Ở giai đoạn cà chua ra hoa và đậu quả sẽ cần nhiều nước nhất, bạn nên tăng thêm lượng nước tưới để cây phát triển xanh tốt. Trong giai đoạn này nếu cà chua thiếu nước thì thân cây và lá sẽ bị khô héo, quả non dễ rụng, bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây cà chua hàng ngày sẽ rất tốt.

Một điều bạn cũng cần chú ý là luôn đảm bảo đất trồng được thông thoáng, không bị ngập úng nước vì nếu như tưới dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ của cây vốn dĩ đã rất nhạy cảm với sâu bệnh. Khi cà chua đậu quả nếu gặp mưa nhiều thì quả sẽ chín chậm hơn và rất dễ nứt vì thừa nước.

+ Mẹo nhỏ khi trồng cà chua: khi thời tiết nắng nóng bạn nên lót 1 lớp rơm hoặc cỏ khô lên bề mặt chậu để giữ ẩm cho đất. Nếu cà chua trổ hoa nhiều bạn nên lắc nhẹ để hỗ trợ quá trình thụ phấn giúp đậu quả. Thường chỉ sau khoảng hơn 2 tháng từ lúc trồng cây cà chua giống vào thùng xốp là bạn sẽ thấy xuất hiện những chùm quả đầu tiên. Quả cà chua ban đầu có màu xanh, cứ thế lớn dần hàng ngày và khi chín có màu đỏ đậm, bạn không nên ăn cà chua xanh vì lúc đó trong quá có nhiều thành phần có thể gây ngộ độc.

+ Bón phân cho cây: Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi thân, nuôi lá và nuôi quả do đó khi cây bắt đầu trổ hoa và đậu quả bạn cần bón bổ sung phân hữu cơ.

+ Thu hoạc cà chua: Quả cà chua có thể thu hoạch được là quả đã chín đỏ chứa vitamin C và lượng đường nhiều nhất. Ở ngoài chợ người ta thu hoạch quả từ khi quả ngả vàng và được làm chín trong quá trình vận chuyển do đó màu sắc sẽ không tươi bằng cà chua trồng và thường cứng hơn.