Cách Trồng Cây Ăn Quả Trong Vườn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Trong Vườn Nhà

Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong vườn nhà

Cây ăn quả là một trong những loại giống cây khó trồng và cần có kỹ thuật đúng chuẩn thì mới sinh trưởng, phát triển tốt. Theo đó, người trồng phải đảm bảo được các yếu tố về đất trồng, giống cây, phân bón chất lượng nhất.

Đất phải có độ thoát nước nhanh và giàu dinh dưỡng, đồng thời không được quá dốc. Thông thường loại đất trồng tốt sẽ có tầng đất dày. Nhờ vậy mà cây sẽ được cung cấp nước tốt hơn và dễ sinh trưởng, chất lượng quả đạt năng suất cao.

Một số giống cây ăn quả được trồng phổ biến hiện nay như: vú sữa, vải, nhãn, mít, ổi, bưởi… Bạn nên chọn mua hạt hoặc cây con ở những cửa hàng bán cây giống uy tín. Cùng với đó, chúng ta cũng nên mua thêm các loại cây xen canh thời vụ ngắn để giữ ẩm cho đất, tránh tình trạng xói mòn. Tuy nhiên giống cây xen canh cần có sự tương đồng về đặc tính như: chất dinh dưỡng, nguồn nước cũng như ánh sáng với cây ăn quả mà bạn đang trồng.

Cách chăm sóc khi trồng cây ăn quả trong vườn nhà

Khi cây ăn quả đã lớn và đủ điều kiện ra hoa kết quả thì bạn cần có cách chăm sóc hợp lý để đạt năng suất cao. Đồng thời đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng cho gia đình.

Bạn nên trồng xen canh những cây ngắn ngày để giữ ẩm cho đất và cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho cây ăn quả phát triển. Một số giống ngắn ngày chúng ta nên lựa chọn như: cây đậu lông, cây lạc dại… Tránh đổ rác thải bẩn hoặc nước nóng vào gốc cây dễ gây ngập úng hoặc thối rễ.

Trường hợp cây bị sâu bệnh hại nặng thì mới nên sử dụng đến thuốc trừ sâu loại thảo dược. Tuy nhiên không được phun lúc quả đã bắt đầu chín, nên phun trước khi thu hoạch quả ít nhất là 45 ngày. Như vậy quả mới không bị nhiễm hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Lời kết

Địa chỉ: 14R Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0949 61 49 27

Email: sanvuonvtop@gmail.com

Website: https://sanvuonvtop.vn/

Nên Trồng Cây Ăn Quả Trong Vườn Nhà “Sao Cho Tốt”

” Viết bài về trồng cây ăn quả trong vườn nhà đi Fao, Fao hãy làm một bài về cách trồng cây ăn quả tại nhà đi, Nên trồng cây ăn quả gì trong vườn nhà để phong thủy vậy Fao?” Đó là các câu hỏi mà các bạn đặt cho Fao, nên bài viết hôm nay sẽ trả lời các thắc mắc trên.

Để ý diện tích căn nhà trước khi chọn cây ăn quả trồng trong nhà để thích hợp

Cây ăn quả rất phong phú và đa dạng nên trước khi trồng cây ăn quả tại nhà chúng ta cần phải quan sát xem diện tích sân vườn nhà mình, chúng ta nên chọn cây trồng vừa phải phù hợp với không gian trước nhà.

1. Ngôi nhà quá to hay quá nhỏ, cách chọn cây ăn quả trồng trong nhà

Chọn cây quá to so với diện tích căn nhà sẽ làm xấu đi mỹ quan xung quanh, chắn đi ánh nắng, làm cho không có độ thoáng, làm âm u căn nhà, đặc biệt là làm mất cân xứng với kiến trúc căn nhà.

Ngược lại, chọn cây ăn quả trồng trong nhà quá bé làm ngôi nhà trở nên trơ trọi cũng như thiếu điểm nhấn, bởi vì nhỏ so với diện tích nhà sẽ làm mất cân bằng với không gian xung quanh, làm độ trống không gian quá nhiều.

2. Chọn cây ăn quả trồng trong nhà phù hợp với vùng miền, khu vực sinh sống của gia đình

Khí hậu ở từng vùng miền là quan trọng nhất để cây ăn quả trồng trong nhà phát triển tốt. Vì vậy bạn phải tìm hiểu khí hậu của khu vực bạn sống sau đó mới đến việc chọn cây.

3. Chọn cây ăn quả trồng trong nhà mang yếu tố phong thủy

Ngoài ra chọn các loại cây ăn quả trồng trong nhà là cây phong thủy bởi sẽ mang lại nhiều sức khỏe, may mắn, bình an, tài lộc cho gia đình.

Chọn cây ăn quả trồng trong nhà mà hợp phong thủy thì sẽ luôn luôn mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân của ban. Vì thế bạn phải tìm hiểu tuổi, mệnh, hướng nhà của bạn xong lúc đó bạn mới tìm cây.

Các loại cây ăn quả trồng trong nhà thì không nên có quá nhiều cành lá đâm tỉa nhọn, quá nhiều cành lá đâm tỉa nhọn. Điều này về mặt phong thủy thì không nên trồng, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người.

Top 10 loại cây ăn quả trồng trong vườn nhà dễ chăm sóc

Cây đầu tiên trong danh sách trồng cây ăn quả trong vườn nhà là cây bưởi, có chiều cao khoảng 1m đến 4,5m. Là loại cây thân gỗ thuộc chi cam canh nên thân cây cứng có nhiều nhánh, tán lá rộng. Lá của cây có màu xanh đậm và có mùi thơm nhẹ. Hoa bưởi khi nở rất thơm và đặc biệt có màu trắng tinh khiết nên rất dễ thu hút nhiều côn trùng. Quả của cây bưởi thì ai cũng biết nó hình trong, quả thuộc loại quả có múi nên có nhiều múi khép lại.

Cây bưởi được nhiều gia đình sử dụng làm cây ăn quả trồng trong nhà, bởi cây mang đến nhiều lợi ích:

Cây bưởi vừa mang lại cảnh đẹp, vừa mang lại bóng mát cho gia đình bạn.

Quả bưởi là nguồn thực phẩm sạch, do chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxi hóa nên rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Sau khi ăn xong thì vỏ bưởi còn có thể để nấu làm nước gội đầu rất thơm, phần thịt vỏ bưởi thì dùng để nấu chè ăn rất ngon.

Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ bưởi và lá bưởi, tạo ra rất nhiều công dụng cho cuộc sống.

Cây được xếp đầu trong danh sách trồng cây ăn quả trong vườn nhà bởi nó là loại ít rụng lá, không tốn nhiều công dọn dẹp nên giúp cho khuôn viên trước nhà luôn sạch. Nhiều người cho rằng cây bưởi mang đến sự may mắn, trọn vẹn, tài lộc, là loại cây thể hiện sự tròn trĩnh, toàn vẹn.

Nên trồng cây ăn quả gì trong vườn nhà để ý nghĩa? Thì Fao xin thưa với các bạn là cây vú sữa, là loại cây gắn với câu chuyện cổ tích đầy tình cảm.

Cây là thuộc họ thân gỗ nên phần tán lá tạo bóng rộng. Nó có những đặc điểm sau:

Là loài cây thân cứng, vỏ bề ngoài sân sùi, nhiều cây có chiều cao lên tới 6m, 7m.

Bên dưới lá cây vú sữa có lông, bên trên thì màu xanh mướt, lá có màu nâu, kích thước khoảng 11cm đến 16cm.

Bên trong quả vú sữa có rất nhiều thịt, khi chín vỏ có màu tím, còn khi còn non có vỏ màu xanh, thịt quả rất thơm ngon, có màu trắng và có nước như màu sữa mẹ. Vú sữa rất ít hạt, chỉ có 2 đến 4 hạt. Khi chín thì quả vú sữa luôn có mùi thơm đặc trưng, ăn rất ngọt.

Cây vú sữa được nhiều người lựa chọn làm cây ăn quả trồng trong nhà vì cây mang lại nhiều lợi ích cho gia đình:

Thứ nhất thích hợp làm cây bóng mát vào mùa hè nhờ có tán lá rộng cao.

Quả của cây là lợi ích thứ hai bởi nó rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, ăn rất mát và quan trọng nhất là thực phẩm tự nhiên, sạch do nhà mình làm ra.

Cây bơ là loại cây ăn quả trồng trong nhà, có thể dùng để làm cây bóng mát và chơi cảnh. Bên cạnh đó cây bơ còn mang lại thu nhập cao cho nhiều người nông dân ở nước ta. Là loại cây được trồng rất nhiều ở nam bộ.

Là loài cây thuộc thân gỗ nên thân cứng, tán rộng, quả có hình bầu dục và lá có màu xanh đậm.

Ở Việt Nam nhắc đến cây xoài thì ai cũng biết, là loại cây dễ sống, dễ trồng, tươi tốt quanh năm, luôn cho ra những quả to và bổ dưỡng.

Cây xoài có những đắc điểm sau:

Xoài là loại cây thân gỗ, tán lá vừa phải, cây chia phân nhánh, lá cây có màu xanh, mọc so le, thuôn dài.

Chính những đặc tính như trên nên xoài là cây ăn quả trồng trong nhà được nhiều người ưa chuộng, bên cạnh đó cây còn cho bóng mát , hút các khí bụi bẩn, độc hại mang đến một khuôn viên tuyệt vời cho mọi người.

Cam là loại cây ăn quả trồng trong nhà được nhiều người trồng vì nó tạo ra cảnh đẹp, làm đẹp khoảng sân vườn nhà bạn, bên cạnh đó nó là loại cây phong thủy, ngoài ra nếu trồng nhiều còn rất mang lại lợi ích giá trị kinh tế.

Cây cam có những đặc điểm sau:

Với đặc tính cua họ chi cam chanh nên cam có thân gỗ nhỡ, tán rộng vừa phải, lá cây cứng, có màu xanh đậm và có kích thước từ khoảng 5 cm đến 9cm.

Giống như quả bưởi ở đầu danh sách thì quả cam cũng có múi bên trong và vỏ, nhưng vỏ mỏng hơn vỏ bưởi, cả hai đều là loại có hạt.

Lợi ích của cam khi trồng cây ăn quả tại nhà:

Cam hay được dùng để ép nước vì là một thực phẩm sạch nhiều vitamin A và C, ngoài nước ép thì nó cũng được chế biến thành kẹo, cam sấy…

Vỏ cam có mùi rất thơm, có thể chế biến thành tinh dầu cam phục vụ mọi người.

Cây có khả năng hút các chất khí độc hại , cung cấp nguồn oxi tự nhiên, làm cho không khí trong gia đình bạn luôn trong lành.

Cam là loại đặc biệt trong các loại cây ăn quả trồng trong nhà bởi lá cam có thể dùng để xua đuổi lũ muỗi và côn trùng. Không chỉ thế, theo phong thủy phương đông thì cam mang lại vượng khí cho gia chủ, đặc biệt quả cam hình tròn thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy và tài lộc.

Cây khế là loại cây ăn quả trồng trong nhà rất đẹp, cây rất dễ lớn, dễ chăm và cây có những đặc điểm chính sau:

Cây khế thuộc loại thân gỗ, thân cây to, tán lá rộng, vỏ mịn.

Hoa khế có màu hồng tím, hình thành và nở theo dạng chùm, lá cây có màu xanh đậm thuộc dạng lá kép.

Khế có hai loại nên quả cũng có hai loại là ngọt và chua. Quả khế là loại quả thịt, trong có rất nhiều hạt con, có hình dạng ngôi sao khía cạnh thành 5 múi, khi chín thì cả hai loại đều có màu vàng.

Loại cây ăn quả trồng trong nhà này mang lại nhiều lợi ích:

Với diện tích tỏa bóng lớn, tạo bóng mát cho gia đình, đặc biệt hiệu quả vào nhũng mùa hè nóng lực.

Quả khế chứa nhiều dưỡng chất, các chất vitamin A,C,B2… và quả khế ăn rất ngon.

Nhắc đến cây sấu, chúng ta thường nhớ đến những món ăn được nấu với sấu, hoặc những dạng nước giải khát được làm từ quả sấu. Cây sấu có bóng mát nên được trồng nhiều ở các khu vực và vị trí khác nhau.

Do nó to nên nó là loại trồng cây ăn quả trong vườn nhà, các bạn hãy quan sát diện tích trong khu vườn bạn trước khi trồng.

Sấu là dạng cây thân gỗ có tán lá rộng, chiều cao cây trung bình lên khoảng 6 đến 15m.

Sấu được lựa chọn là giống trồng cây ăn quả trong vườn nhà bởi vì cây mang lại bóng mát, che trở đi cái nắng oi bức cho nhiều gia đình. Không những thế còn cung cấp cho gia đình loại quả vừa để nấu ăn, vừa để uống, rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Mít vừa là giống trồng cây ăn quả trong vườn nhà vừa là giống trồng cây ăn quả tại nhà và được rất nhiều gia đình trồng. Ngày nay ở các căn biệt thự hay các khuôn viên rộng của các gia đình ở thành phố mọi người cũng chọn cây mít để trồng. Vừa làm cảnh cho đẹp vừa tạo bóng mát và lại đem đến nguồn thực phẩm cực kỳ ngon và sạch.

Do thuộc loại thân gỗ cứng, nên cây mít có thể cao đến khoảng 8 đến 12m. Thân cây cứng, phân nhánh, lá mít to tầm lá bàng có màu xanh đậm.

Quả mít có rất nhiều múi và có nhiều nhựa, nó ra quả theo mùa hoặc theo giống mít. Sau khi ăn xong thì hạt mít cỏ thể luộc nên ăn được, nhìn chung quả mít mang lại nhiều lợi ích.

Cây mít làm cây ăn quả trồng trong nhà, bạn vừa có khoảng không gian thoáng đãng, mát mẻ, bạn vừa được thưởng thức mít ăn khi chín. Mùi chín của mít rất cuốn hút, khiến ai cũng muốn ăn.

Cây nho là loại cây đặc biệt trong danh sách trồng cây ăn quả trong vườn nhà, khác với tất cả các loại cây ở trên thì cây nho là dạng thân leo. Nó là loại cây ăn quả trồng trong nhà bằng cách dựng giàn.

Nổi tiếng là nho Ninh Thuận, được nhiều người lựa chọn trồng, lá cây nho bé, thân mảnh, sinh trưởng tốt, phát triển, leo giàn rất nhanh.

Cây nho dễ chăm sóc, không tốn công chăm sóc thường xuyên và ít sâu bệnh hại, khả năng chịu hạn rất tốt.

Và cây cuối cùng trong danh sách trồng cây ăn quả trong vườn nhà là cây thị. Cây là biểu tượng cho bầu trời tuổi thơ với câu chuyện tấm cám, là hiện diện của màu sắc quê hương. Cây thị mang đến bóng mát, hương thơm từ quả thị, nên ngày vẫn được nhiều nhà chọn làm giống cây ăn quả trồng trong nhà.

Thị là cây thân gỗ có chiều cao khoảng 9 đến 17m. Tán lá rộng, ít rụng lá, quả thị khi non có màu xanh có vị chát, khi chín có màu vàng có vị ngọt, thơm.

Mùi thị chín rất thơm, vì thế quả của cây ăn quả trồng trong nhà này sẽ giúp không khí trong gia đình bạn có mùi thơm nhẹ và tự nhiên của thị.

Đối với cây ăn quả trồng trong nhà, chúng ta không được di chuyển cây qua nhiều vì trí bởi sẽ làm động rễ, có thể làm cây chết cây và muốn tránh được điều này thì trước khi trồng chúng ta nên chọn hướng, vị trí phù hợp nhất để đặt cây.

Nên trồng cây ở các vị trí thông thoáng, có ánh sáng mặt trời để cây không bị ớm và để cây có thể quang hợp và phát triển tốt nhất, phục vụ cho việc tạo bóng mát và đơm hoa kết trái của cây.

Cách chăm sóc cây ăn quả trồng trong nhà

Khi mới trồng cây con thì chúng ta không nên bón phân mà chỉ nên tưới nước lã, khi cây lớn dần lên thì chúng ta mới bắt đầu bón phân.

Nguốn nước được sử dụng cho tưới cây phải là nước sạch để cây không bị nhiễm bệnh mà chết, khi tưới nước hãy tưới vào gốc cây vì đó là bộ phận hút nước của cây.

Chu kỳ bón phân của cây ăn quả trồng trong nhà thường là định kỳ, chúng nên bón kết hợp các loại phân hữu cơ hoặc NPK phốt kết hợp. Nên cắt tỉa cây khi quá lớn, có các cành khô to có thể gẫy rơi xuống gây nguy hiểm cho mọi người.

Phải luôn để cây ăn quả trồng trong nhà được tươi tốt, bởi cây chết, héo úa, rụng lá trơ trụi có thể làm ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Trồng Và Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả

Chuẩn bị trồng

Nước ta có lượng mưa lớn trung bình khoảng 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí cao nên khi trồng cây ăn quả điều quan trọng nhất là phải thiết kế hệ thống mương thoát nước..

Trước khi trồng ít nhất hai tháng phải đào hố, khi trồng cây với số lượng nhiều trong vườn kinh doanh nhất thiết phải theo hàng lối không chỉ vì mỹ quan mà còn vì hiệu quả kinh tế. Sau khi đào hố, muốn gốc cây ở đúng vào tâm của hố và đồng thời cổ rễ cũng phải đặt ở độ cao thích hợp, người ta thường dùng một dụng cụ đơn giản là “thước trồng”.

Thước trồng là một thước gỗ dài 1,5m – 2m, rộng 0,1m, trên thước có 3 khuyết, 1 ở giữa, 2 ở 2 đầu.

Cách sử dụng: sau khi đã cắm cọc tiêu số 1 xác định vị trí của cây sẽ trồng, đặt thước lên mặt đất bất cứ theo hướng nào, cắm hai cọc tiêu số 2 nhổ cọc tiêu số 1, bỏ thước, đào hố trồng. Khi đem cây tới trồng đặt lại thước dựa theo vị trí của hai cọc tiêu số 2 rồi dựa theo vị trí của khuyết giữa của thước mà xác định vị trí cũng như chiều cao trên mặt đất của cổ rễ cây sẽ trồng.

Nếu cây trồng dày sẽ chóng có quả, thu hồi vốn nhanh, sản lượng những năm đầu cao nhưng đầu tư nhiều về lao động, vật tư và nhất là về cây giống và chắc chắn là khi cùng một diện tích người ta phải trồng một số lượng cây nhiều hơn gấp 5 – 10 lần bình thường, thì phải trồng giống xấu, kể cả các cây bị bệnh.

Trồng dày chỉ có hiệu quả kinh tế khi trồng các cây hàng năm và những cây ngắn ngày, ví dụ: đu đủ, ổi. Ngay cả đối với những cây này cũng có một giới hạn cho việc tăng sản lượng. Khi chạm tán, lá cây nọ che khuất lá cây kia – hiệu suất quang hợp giảm, chất lượng quả cũng giảm đi do tỷ lệ đường bột so với chất đạm thấp. Đặc biệt đối với cây ưa ánh sáng hoa ra thành chùm ở đầu cành như xoài, nhân, điều, bơ, chôm chôm, càng phải trồng thưa hơn.

Tuy vậy cây ăn quả là cây dài ngày phải tính lỗ lãi trên thời gian 10 – 20 năm không thể chỉ tính trên vài bốn năm mà kết luận là trồng dày có lợi. Trong khí hậu nhiệt đới, đời sống nhiều cây ăn quả đã bị rút ngắn kết hợp với trồng dày, sâu bệnh và chăm sóc không thích đáng, tuổi thọ của cây rút ngắn nên hiệu quả kinh tế thấp, ví dụ không ít vườn cam ở Đồng bằng sông cửu Long năm thứ hai đã thu hoạch nhưng chỉ sau 3 – 4 năm cho quả đã giảm kể cả về số lượng và chất lượng. Trồng dày có những lợi ích rất cơ bản ngoài việc tăng sản lượng, chóng được thu hoạch, dễ thu hoạch, dễ chăm sóc nhất là trừ sâu bệnh cho những cây cao (xoài, sầu riêng, vải, nhãn, bơ…). Vấn đề chính là trồng dày nhưng phải có một hệ thống kỹ thuật kèm theo: giống, tỉa cây, bón phân, chất điều tiết sinh trưởng, phòng ngừa sâu bệnh …

Kích thước hố khoảng 0,6 x 0,6 x 0,6m thậm chí 0,4 x 0,4 x 0,4m và nhỏ hơn. Nói chung hố đào to nhỏ tuỳ đất, tuỳ cây to cây nhỏ. Đất đỏ mới khai phá, đất phù sa, thoáng, xốp không cần thiết phải đào hố to vì tốn công nhiều mà lợi ích mang lại không lớn. Đất hơi nặng, xấu, đất đã bỏ hoang một thời gian, trồng vườn nhỏ gia đình thì nên đào hố to, vừa cải tạo kết cấu đất, vừa có chỗ để cho thêm phân, thêm rác sẽ giúp cho cây non phát triển bình thường một vài năm đầu. Kích thước hố trường hợp này nên đào 1 x 1 x 0,8m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,6m.

Kỹ thuật trồng

Cây lâu năm được trồng và chăm sóc tổt khi còn nhỏ sẽ chóng ra hoa quả, tuổi thọ kinh tế dài.

Khi trồng cần lưu ý một sô điểm sau:

– Đào hố nên để riêng đất mặt.

– Đất mặt tốt, không bón phân tiếp xúc thẳng với rễ.

– -Đất bón phân đã hoai có thể bón ngay dưới gốc cây.

– Đất bón phân chưa hoai cho xuống đáy hố.

– Nên trồng cây ương trong bầu vì tỷ lệ sống cao, cây phục hồi nhanh, không bị chột.

– Không trồng khi gió to hoặc trồng giữa trưa nắng. Cây mang ra trồng ngay không để dãi nắng.

– Khi bóc bỏ màng nilon chú ỷ không làm vỡ bầu.

– Thời vụ trồng: miền Bắc tháng 3 vào mùa xuân, miền Nam trồng tháng 4 – 5 đầu mùa mưa.

– Ở nước ta mưa nhiều nên trồng non giúp bộ rễ phát triển nhanh, không bị bệnh nấm phá nơi cổ rễ. Tuy nhiên dễ bị gió bão làm đổ cây vì vậy phải có cọc đỡ hoặc phải có hàng cây chắn gió. Ở miền Nam, trên đất đồi về mùa khô, hạn thường nặng, người ta hay trồng dưới đáy một cái bồn (một loại vũng nhỏ) để dễ chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây sợ nước đọng như sầu riêng, bơ, mít dễ bị chết. Do đó chỉ trồng sao cho cổ rễ ngang với mặt đất và nếu trồng bồn thì phải có rãnh thoát nước cho bồn khi trời mưa.

Trồng xong, dù có mưa hay không, bao giò cũng nên tưới thêm 20 – 50 lít nước tuỳ theo hố đào to hay nhỏ.

Bón phân

Tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưỏng và phát triển của cây để bón phân sao cho hợp lý. Qua nghiên cứu thực tế cho biết sô lương chất dinh dưỡng lấy đi từ đất trong một năm của cây ăn quả như sau:

Chất đa lượng:

Chất vi lượng:

Tuy vậy số liệu trên có thể thay đổi tuỳ theo giống cây, tuổi cây, đất, thời tiết.

Bón lót

Ở Việt Nam người trong cây ăn quả không có tập quán bón lót rải phân khắp vườn khi cày vỡ mà chỉ bón lót dưới hố trồng. Đó là một thiếu sót vì sau khi đã trồng rồi rễ cây ăn lan khắp mặt đất không thể bón lân và kali có hiệu quả được nữa, chất này rất cần thiết khi cây đã lớn và già. Cày hay cuốc lật đất rồi bón rải rác thì đứt rễ nếu bón từng lỗ hay theo rãnh thì lân và kali không như đạm có thể di động dễ dàng tới chỗ có nhiều rễ cám. Nên vừa bón sau khi cày vỡ rồi cày lật vừa bón dưới hố trồng, dùng chủ yếu phân hữu cơ, lân và kali. Chỉ bón thêm phân đạm khi đất quá xấu vì đạm dễ bị trôi và cũng dễ di động, không nhất thiết phải bón gần rễ cám.

Bón thời kỳ cây non chưa ra hoa quả

Thời kỳ này gọi là thời kỳ “kiến thiết cơ bản” thường 2 – 3 năm (ổi, táo, cam, quýt) đến 5 – 10 năm (nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, xoài, sầu riêng, măng cụt..,).

Yêu cầu của thời kỳ này là xây dựng bộ khung trước hết là rễ rồi đến thân cành lá. Chất dinh dưỡng cần là đạm, lân và phải bón đủ các loại phân này, lượng bón không cần nhiều. Khi cây còn nhỏ bón làm 3 – 4 lần trong 1 năm. Lương phân tăng dần lên mỗi năm nhưng cũng không quá 1 – 1,5kg/1cây. Khi cây sắp ra hoa, dưới hố đã bón lót phân chuồng rồi thì không phải bón thêm kali nữa. Trong thòi kỳ kiến thiết cơ bản, năm nào cũng nên bón 1 lần phân chuồng (10kg – 20kg mỗi cây) vì phân chuồng ngoài chất dinh dưỡng còn làm đất giàu thêm chất mùn, nếu khi cây đã ra hoa quả rồi bón thêm phân chuồng rất khó vì phải đào rãnh, xới đất làm đứt rễ; ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

Bón thời kỳ ra hoa quả

Bón phân thời kỳ này là quan trọng nhất và cũng khó nhất vì những lý do sau đây:

– Khi ra hoa đậu quả cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng, thiếu chất hoặc thừa chất hoa quả non sẽ bị rụng.

– Lúc ra hoa quả, bộ rễ đã ngừng phát triển, nêu đào hố, rãnh to đứt rễ, rễ mới không ra được đúng lúc cây đang cần nhiêu nước, nhiều chất dinh dưỡng quả sẽ rụng.

Để bón phân hợp lý ta phân tích đất và tuỳ theo thành phần những chất dinh dưỡng trong đó bón những chất còn thiếu. Bên cạnh đó có những chất dinh dưỡng có mặt trong đất nhưng cây không hút được, nên phải bổ sung bằng phương pháp “chẩn đoán dinh dưỡng” tức là phân tích một khí quan nào đó của cây, ví dụ so sánh thành phần những chất dinh dưỡng trong đó có với thành phần thông thường và bón dựa theo những chất còn thiếu.

– Bón trước ra hoa hoặc sau khi kết quả nên dùng các loại phân có hiệu quả nhanh chủ yếu là phân hoá học và nếu có thể kết hợp với tưới càng phát huy hiệu quả nhanh chóng.

Cây có quả cần cả NPK nhưng tỉ lệ các loại phân này khác so với khi bón cho cây còn non, ở thời kỳ kiến thiết cơ bản N, P vẫn cần để cây cho thêm lá, ra hoa quả nhưng K cũng cần, đặc biệt khi quả sắp chín, và khi quả xúc tích nhiều chất dự trữ như các loại cam, quýt, hồng và tỉ lệ NPK phải bón không chỉ là 1 : 1 : 1 mà tuỳ theo từng loại cây có thể là 2:3:4 hoặc 3:3:4 hoặc 2:4:4…

Phân chuồng rất cần thiết nhưng thường chỉ bón sau lúc thu hoạch vì 2 lý do chính: một là lúc này cây đã tạm ngừng sinh trưởng đứt rễ không gây hại lớn, hai là phân chuồng là thứ phân tác động chậm, chỉ có tác dụng tới hoa quả vụ sắp tới.

– Lượng phân bón phải nhiều hơn khi cây còn nhỏ:

Phân hữu cơ: 20 – 30kg/gốc.

Phân hoá học: 5 – 7kg một loại phân tổng hợp N : P : K có khi cả Ca, Mg…

– Phương pháp bón: Phân chuồng bón toàn bộ vào một lần, có thể đào rãnh ở mép tán cây, rãnh sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 30cm, bón xong lấp đất.

Phân hoá học bón làm 2, 3 lần: trước khi ra hoa và sau khi kết quả. Có thể bón rắc dưới tán cào nông trộn với đất mặt, hoặc bón từng hốc nhỏ đào ở mép tán sâu 10 – 15cm, mục đích để không làm đứt rễ quá nhiều, tốt nhất hoà vào nước để tưới, vừa có tác dụng cung cấp nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng. Phân vi lượng chủ yếu phun lên lá, trong dung dịch loãng – cũng có thể phun N, P, K lên lá, dùng các dung dịch loãng nhưng vì đây là lượng phân bổ sung chủ yếu cho cây trồng vì vậy vẫn phải bón vào đất cho rễ hút.

Tưới nước

Nước cùng với phân bón là hai yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng lớn nhất tới sinh trưởng phát triển của cây ăn quả, nói chung chủ động tưới hay tháo nước để đất có độ ẩm thích hợp là một biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất và chất lượng.

Yêu cầu của cây với độ ẩm đất

Người ta thường phân biệt các loài cây ưa ẩm như sầu riêng, măng cụt,chôm chôm và các loài cây chịu hạn như điều (đào lộn hột), xoài. Trong các tài liệu hướng dẫn thường khuyến cáo nên trồng ở nơi có lương mưa thích hợp như chôm chôm yêu cầu lượng mưa 2000 – 5000mm/năm, còn xoài thì nên chọn những nơi có lượng mưa 500 – 1500mm/năm…

Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa quả vẫn cần tưới nước nhưng chỉ với lượng nước thích hợp, ít quá một số cây như sầu riêng, chôm chôm có thể chết, nhiều quá thì bộ rễ không phát triển được, rất có hại cho những giai đoạn phát triển sau. Nói chung tùy theo loại cây có thể từ 65 – 80% độ ẩm tối đa.

Khi cây lớn lên yêu cầu về độ ẩm cao hơn, lượng nước tưới cũng cần cao hơn. Trong một năm, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển, yêu cầu về độ ẩm đất cùng khác nhau. Trước khi ra hoa và để kích thích sự hình thành hoa yêu cầu độ ẩm thường thấp. Một số cây như vải, chôm chôm, xoài nếu 1 – 2 tháng trước khi ra hoa gặp mưa thì không ra hoa mà ra đọt lá và không được tưới vào lúc này. Khi đã kết quả và đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu về độ ẩm cao nếu không quả sẽ rụng nhiều, chất lượng và sản lượng giảm mạnh. Nhiều nhưng không phải tối đa vì hoạt động của rễ bị ức chế sẽ gây rụng quả. Khi quả sắp chín, hoặc đương chín yêu cầu về độ ẩm lại phải thấp xuống, ít khi cần tưới và nếu độ ẩm cao chất lượng giảm, cây sẽ chín muộn.

Đánh giá độ ẩm đất đối chiếu với yêu cầu của cây ăn quả

Tốt nhất là xác định độ ẩm đất, nhưng cần có dụng cụ: khoan và tủ sấy. Độ ẩm đánh giá theo tỉ lệ trọng lượng nước so vói đất khô. Độ ẩm thích hợp thường từ 60 – 80% độ ẩm tối đa (sau một trận mưa to) nhưng ít khi người ta sử dụng phương pháp này đối với cây lâu năm trong vườn.

Đơn giản nhất có lẽ là dùng một mũi khoan thổ nhưỡng xoáy sâu xuống đất lấy lên những mẫu đất hình ống ở các độ sâu khác nhau, rồi quan sát độ ẩm đất ở các mẫu đó. Qua màu sắc, độ dính của đất có thể biết được độ ẩm đất. Phương pháp này rất có hiệu quả khi muốn biết đất mặt đã khô tới độ sâu bao nhiêu, đã cần phải tưới chưa, và khi tưới nước đã ngấm tới độ sâu nào để có thể ngừng tưới đúng lúc.

Phương pháp phổ bỉến của nông dân để đánh giá độ ẩm đất và yêu cầu tưới là quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận còn non, khi thiếu nước thì vàng vọt và héo rũ xuống. Dễ quan sát nhất là thời gian giữa trưa, khi cây tiết nước nhiều nhất.

Cũng có thể khẳng định là dù ở miền Bắc hay ở miền Nam Việt Nam, trừ những trường hợp đặc biệt thuận lợi, điều chỉnh độ ẩm đất bằng tưới tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng. Ở cây ăn quả khi trồng kinh doanh, trên diện tích lớn ít khi độ ẩm đất ở cả vườn đạt mức tốt nhất. Điều này dễ hiểu vì trong cả nước tuy lượng mưa hàng năm trung bình 1.500 – 2.000mm nhưng có mùa khô có khi khắc nghiệt, và khi mưa nhiều không phải bao giờ cũng là lúc cây cần nước nhất.

Kỹ thuật tưới nước

Nước dùng để tưới cây phải là nước ngọt, rất ít muối hòa tan. Đa số các cây ăn quả không chịu được phèn mặn tuy mức độ có hơn kém nhau chút ít. Nếu nước tưới có chứa phèn mặn, sau nhiều lần tưới độ phèn mặn tăng dần, hỏng đất.

Ở những đất thấp, có mương nước giữa hai hàng cây có thể vừa dẫn nước vừa tháo nước, kỹ thuật tưới khá đơn giản. Khi nước dâng cao, dùng gầu cán dài tát nước vào gốc, nếu nước không ngấm tới.

Các trường hợp nguồn nước tưới ở dưới thấp phải dùng máy bơm. Ở miền Bắc mùa khô cũng là mùa nhiệt độ hạ thấp lượng nước tưới cho một cây không cần nhiều nên dẫn nước tưới cho từng cây không gặp khó khăn lớn. Ở miền Nam mùa khô nắng gắt nên lượng nước tưới cho mỗi cây lớn, có thể tới vài ba trăm lít do vậy có tập quán làm “bồn” – tức là đào một hốc lõm hình chậu (bồn), cây trồng ở chỗ thấp nhất tiết kiệm được nước nhưng có nguy cơ là mùa mưa nước đọng ở gốc dễ làm cây chết bệnh những cây như sầu riêng, bơ vậy nên đào bồn nông, be bờ xung quanh, ở miền Nam hay miền Bắc, nên tránh không cho nước tiếp xúc thẳng với cây bằng cách đắp một bờ con sát quanh gốc cây để tránh các bệnh thối gốc.

Hiện đại hơn là tưới phun nhưng phải lắp đặt một hệ thống ống dẫn nước có thể di chuyển nước tự phun ở các vòi quay. Cách tưới này dùng ít nước, rất tiện dùng ở các vùng đất đồi núi có địa hình phức tạp, tuy vậy, cách này đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Một phương pháp tưới tiết kiệm nước nữa là tưới nhỏ giọt: lắp một số vòi tưới cho mỗi cây, tuy phải đầu tư nhiều nhưng mang lại nhiều lợi ích: không bốc hơi nước trên mặt, không làm cho sâu bệnh lan tràn, không phải xới đất mặt sau khi tưới và tưới bao nhiêu nước cây dùng được bấy nhiêu.

Hiện nay chưa xác định được số lần phải tưới một năm và lượng nước tưới mỗi lần cho 1 cây. Nói chung, cây đòi hỏi độ ẩm cao. Khí hậu khô hạn, năm hạn, cây đương ra hoa kết quả thì lượng nước tưới phải nhiều hơn và nên ngừng tưới khi độ ẩm ở 40 – 50cm đất mặt đã đạt tới 80 – 100% độ ẩm tối đa. Số lần tưới ở đất nhẹ phải nhiều hơn ở đất nặng, nhưng lượng nước tưới mỗi lần cũng ít hơn, đất cát thấm nước nhanh, đất sét hút nước chậm vậy không nên chỉ quan sát tầng đất trên mặt mà phải khoan sâu xuống các tầng dưới và ngừng tưới khi nước đã thấm đủ sâu.

Bên cạnh đó, tưới nước bao giờ cũng phải kết hợp với giữ độ ẩm, không cho nước bốc hơi. Trồng thưa quá, nhiều đất trống nước bốc hơi mạnh phải tưới nhiều, vì vậy mật độ phải hợp lý. Các biện pháp khác giữ ẩm cho vườn cây là: trồng xen cây ngắn ngày khi cây lâu năm còn nhỏ, chọn nơi trồng kín gió, trồng hàng cây chắn gió như phi lao, bạch đàn hoa vàng ở những nơi nhiều gió và hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Im gió không chỉ có lợi về mặt giữ độ ẩm mà còn có nhiều lợi khác: quang hợp tốt do lượng CO 2 Ổn định, tránh đổ gãy khi có gió lớn, thụ phấn, đậu quả cũng tốt hơn.

Ủ quanh gốc cây bằng rơm rạ, cành lá khô có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm và điều hoà độ nhiệt.

Tạo hình, sửa cành

Ở các nước ôn đới và á nhiệt đới đốn cắt để tạo hình, sửa cành là một trong những vấn đề kỹ thuật cơ bản của nghê trồng cây ăn quả, quan trọng không kém bón phân tưới nước, trừ sâu bệnh.

Ở nước ta, kỹ thuật đốn tỉa chưa được coi trọng, người làm vườn cũng đã có một số kính nghiệm như “khảo cây” tức là vít, uốn để buộc những cành sinh trưởng quá mạnh, ra hoa kết quả, cắt bỏ những cành già cỗi, bị sâu bệnh không còn khả năng cho sản lượng, tỉa bớt những cành mọc không bình thường làm loạn tán cây. Người trồng cây cảnh cũng biết cách làm cho cây mọc lùn xuống, uốn cành theo hình dạng chim thú, nhưng trong nghề trồng cây ăn quả, chưa có những tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học về ảnh hưởng của việc đốn tỉa, tạo hình đến sản lượng chất lượng, tuổi thọ của cây.

Có thể do mùa đông khí hậu lạnh kéo dài, cây ngừng sinh trưởng, một bộ phận chết khô. Mùa xuân tới, cành mọc nhiều phải i cắt bỏ cành khô, loại bớt mầm non… ở các nước nhiệt đới, cây mọc thường liên tục nếu không bị mùa khô hạn làm gián đoạn, yêu cầu đốn tỉa không cấp bách.

Nông dân ta rất nhiều kinh nghiệm về trồng cây lương thực ngắn ngày nhưng vị trí cây lâu năm và cây ăn quả nói riêng còn ở mức khiêm tốn do chưa được quan sát nghiên cứu kỹ. Nhiều cây ăn quả được trồng ở vườn gia đình với qui mô nhỏ kỹ thuật đốn tỉa và chăm sóc chưa đúng cách nên hiệu quả chưa cao.

Xem Ngay 30 Cây Ăn Quả Trồng Chậu Dễ Trồng Trong Vườn Nhà Phố

Có đa dạng dòng các loại cây ăn quả trồng trong chậu mà vẫn ra hoa ra quả, đó là do cây ăn quả được nhân giống bằng phương pháp chiết cành nên cây với bộ rễ ăn nông mà vẫn cho ra trái sớm (thường cho trái sau 1 năm trồng trong chậu)

Cây ăn trái trồng trong chậu cần để nơi với gần như ánh sáng (tốt nhất là ánh sáng vào buổi sáng) cây mới với trái, do cây trong chậu phải tưới đẫm nhiều nước và kê dưới đáy chậu giúp thoát nước tốt.

Mít thái siêu sớm là giống mít ngoại được du nhập vào Việt Nam qua con đường xách tay được trồng từ vài năm nay với ưu điểm thời gian cho thu hoạch nhanh chỉ từ 12 đến 15 tháng sau khi trồng, múi mít mọng và giòn ngọt, và là cây trồng cây ăn quả trong thùng xốp và trồng chậu rất hợp lý.

Sung là loại cây trồng làm cảnh phố biến nhưng ta vẫn có thể tận dụng cả lá và quả. Nếu ăn các loại nem chua, nem nắm mà thiếu sung hẳn sẽ mất ngon.

Trong khi đó, quả sung có thể ăn sống hoặc muối chua.

Bơ là loại quả tốt cho sức khỏe. Ăn bơ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và béo phì, hỗ trợ giảm cân, tăng năng lượng, tốt cho mái tóc và làn da

Thay vì bỏ tiền túi ra để mua bơ ăn, việc tự trồng một vài cây bơ tại nhà giúp bạn tiện đôi đường khi vừa có cây nhỏ xinh làm cảnh. vừa có quả để ăn.

Cây ổi không chỉ là loại trái cây ngon. phổ biến của người Việt mà còn có rất nhiều công dụng, làm đẹp da, ngừa cao huyết áp, giảm ho… Đây là lựa chọn tuyệt vời cho ai muốn sở hữu cây ăn quả trồng trong nhà và là cây ăn quả dễ trồng nhất cho bạn tham khảo và trồng

Có nhiều loại như ổi Đài Loan, ổi tím, ổi Nhật, ổi không hạt… Cây ổi nói chung hầu như không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng tơi xốp thoát nước tốt.

Chuối không chỉ mang đến cho người trồng loại quả giàu chất dinh dưỡng mà còn là loại cây có tính trang trí cao. Chuối là loại cây nhiệt đới nên đa dạng, nhiệt và độ ẩm.

Là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán đắt và thường phải nhập ngoại với giá tiền triệu, việt quất kiến nhiều người trồng rât ưu thích.

Lựu không chỉ là loại trái cây yêu thích của nhiều người mà việc trồng cây lựu trong chậu còn có tác dụng làm cảnh trong là và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy.

Cây lựu trong chậu

“Bí kíp” trồng cây lựu trong trậu rất đơn giản, chỉ cần bạn dành chút thời gian mỗi ngày để quan tâm tới việc tưới tắm, ánh sáng, bón phân hữu cơ đầy đủ thì sẽ sớm được thu được thành quả là những trái lựu dỏ xỉnh rực rỡ.

Cóc thái có vị chua, giòn, mềm, nhất là cúc non. Cây bé, dễ trồng trong chậu ngay tại nhà và là cây ăn quả trồng trên sân thượng rất hợp lý cho bạn tham khảo.

Na là loại cây ăn quả được trồng nhiều trên khắp cá vùng miền nước ta, quả na có vị rất ngọt, có thể dùng làm sinh tố. Na có chứa nhiều Vitamin C rất hữu ích cho cơ thể.