Cách Thức Trồng Hoa Lan Rừng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Những Kiến Thức Về Cách Trồng Lan Thủy Tiên Rừng

Cách trồng lan thủy tiên rừng như thế nào là chính xác? Trồng lan thủy tiên rừng như thế nào mới cho hoa đẹp? Có thể nói rằng, lan thủy tiên là một giống lan được dân chơi hoa rất ưa chuộng và đam mê. Theo thống kê, có rất nhiều loại lan thủy tiên, mỗi loại đều có ưu điểm riêng của mình, và vẫn còn rất nhiều người chưa rõ về cách chăm sóc giống lan này thế nào. Nếu như ở bài viết trước, Phun Sương Hoàng Oanh đã chia sẻ cho bạn đọc những giải đáp cho thắc mắc cách trồng lan rừng mới mua về thì hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn đọc cách trồng lan thủy tiên rừng và những loài bạn nên chọn.

Những kiến thức về cách trồng lan thủy tiên rừng

Hoàng thảo Hoàng Long Vỹ Hay còn được giới chơi lan biết đến với cái tên mỹ miều brymerianum, kiều râu, tua môi. Loại lan thủy tiên này vốn dĩ có thân hình thấp gốc nhỏ và thân phình to ra ở đoạn sát gốc và thuôn tròn dần lên đến đầu ngọn. Nó vẫn có cùng đặc điểm với các loại thủy tiên đó chính là phần lá của chúng thường tập trung ở phần đỉnh và hoa mọc thành từng chùm dài rủ xuống khá đẹp.

Hoa của loại lan thủy tiên này có màu vàng óng đặc trưng với mỗi một bông có từ một đến 5 chiếc lá nở vào mùa xuân và mùa thu. Mỗi khi nở cả chùm hoa sẽ tỏa ra một hương thơm quyến rũ và đặc biệt hoa rất bền và lâu tàn.

Với vấn đề về cách trồng hay kĩ thuật trồng hoa lan thì một lời khuyên cho bạn là nên trồng bằng mắt ghép. Bạn tiến hành ghép cây vào chậu rồi treo ở nơi thoáng mát khi cây ra rễ mới cho lan tiếp xúc với ánh nắng. Thêm một lưu ý nữa là đây là loại lan cần khá nhiều nước nên khi trồng bạn cần chú ý tưới nước cho cây.

Hoàng thảo Thủy tiên hường- Dendrobium amabile

Còn được những người đam mê lan biết đến với tên gọi Hoàng thảo Thủy tiên hường. Có thể nói, đây là loại lan thủy tiên có hành giả lớn nhất. Đặc điểm nổi trội của loài này là thân tròn mập màu nâu hoặc xanh đen chiều dài trung bình khoảng từ 50 đến 100cm. Lá loại lan này cũng thường mọc so le từ giữa thân cho tới đầu ngọn. Hoa của chúng thường mọc ra từ phần gốc lá và thành từng chùm dài buông thõng xuống, thực sự tăng thêm tính thẩm mĩ và bắt mắt cho không gian nhà bạn. Hoa có kích thước mỗi bông từ 2 đến 4cm và khi nở sẽ nở đồng loạt trông khá đẹp.

Gợi ý cho bạn là loài lan Hoàng thải Thủy Tiên thường được trồng bằng cách ghép dớn. Khi ghép với chậu hoặc giá thể gỗ bạn tiến hành treo ở nơi thoáng mát và phun nước định kì bằng máy phun sương. Tới khi nào ra rễ mới đem ra tiếp xúc với nắng một cách trực tiếp.

Hoàng thảo Hoàng Lạp Một loại lan Thủy tiên có tên gọi khác là Dendrobium chrysotoxum, nó phân bố ở độ cao lên đến trên 100m trong tự nhiên. Chúng có đặc điểm với những giả hành lớn hình đùi bắp hẹp ở phần đáy và mập ở phần giữa khá độc đáo. Mỗi hành giả thường có từ 6 đến 7 lá ở phần đỉnh và có chiều dài từ 10 đến 15cm.

Đặc biệt, hoa của chúng có một màu vàng óng và sẽ mọc thành từng chùm một. Hoa có kích thước mỗi bông khoảng 4cm nổi bật với phần trung tâm có môi màu cam với 4-5 cánh màu vàng óng như sáp. Cách trồng hoa lan về loài này tương tự như loài ở trên.

Hoàng thảo Thủy Tiên mỡ gà Đây là loại lan thủy tiên cũng được phân bố ở cao độ khá cao, người ta còn biết đến với cái tên Dendrobium densiflorum.

Cây lan này khá giống với loại lan Den. farmeri với giả hành có bốn cạnh tuy nhiên nếu để ý thì sự khác biệt là loại này có dáng tròn và màu đậm hơn. Loại lan này cũng cho hoa mọc thành từng chùm dài nhưng hoa có môi đậm hơn và hình phễu chứ không tỏa tròn như lan Den. Farmer. Bạn có thể tham khảo thêm cách trồng hoa phong lan kĩ hơn ở những web trên mạng.

Một đặc điểm nhận biết nữa là lá cây có dạng bản to và rộng và mỏng hơn một số loại lan thủy tiên khác. Hoa thường nở vào mùa xuân và mỗi khi nở sẽ gây ấn tượng với một màu vàng óng ả rực rỡ.

Hoàng thảo Thủy Tiên Vuông Một điểm đặc biệt của loài lan này là khác với màu vàng của loại lan thủy tiên trên. Loại lan này có một màu trắng gợi vẻ tinh khôi và dịu dàng. Cây có kích thước trung bình với phần thân phình to ở giữa hình vuông. Mỗi cành có từ 3 đến 5 lá khác nhau và lá khá bền chắc. Cây thường có xu hướng mọc thẳng đứng lên trên.

Cũng như những loại lan Thủy Tiên khác loại lan này có hoa mọc thành từng chùm khác nhau với những cánh hoa màu trắng tinh khôi điểm vàng ở giữ môi.

Den farmeri thuộc loại dễ trồng: Ưa ẩm, cần nhiều ánh sáng. Khi trồng nên chọn giá thể giữ ẩm tốt như xơ dừa, dớn cọng… trồng trong chậu hoặc ghép gỗ, bảng dớn hay chậu dớn đều được, chú ý giữ ẩm thường xuyên vì loại này không có mùa nghỉ.

Loại này còn có tên gọi khác là Dendrobium fameri. Bạn nên tưới tiêu bằng cách sử dụng hệ thống phun sương để cho hiệu quả chăm sóc cao nhất.

Hoàng thảo thủy tiên Đây là một loại lan thủy tiên độc đáo và lạ mắt nhất mà người chơi lan đánh giá. Cây nổi bật với những chùm hoa màu vàng óng ả có thêm nhiều tua ren phía đầu mỗi cánh hoa. Loại lan này được ví như những thiếu nữ đỏng đánh và quả thật loại lan này khó trồng hơn những người anh em thủy tiên của chúng.

==========================

Trên đây là những chia sẻ của Phun Sương Hoàng Oanh chia sẻ đến bạn đọc về những cách trồng lan thủy tiên rừng. Mong rằng với những kinh nghiệm này thì bạn hoàn toàn có thể hiểu hơn về loài lan này.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Rừng

Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu không biết cách chăm sóc lan sẽ nhanh tàn dù được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

“Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Cách Chăm sóc lan

Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.

Giâm Chiết Hoa Lan Rừng Đúng Cách

Hoa lan rừng có nhiều loại với những lan có tính sinh sản mạnh (ví như Đăng Lan), sau một thời gian cây sẽ cho ra rất nhiều cành, lúc này diện tích của chậu không còn đủ để cho lan phát triển nữa, bạn phải thực hiện giâm chiết hoa lan rừng có thể tách bớt cành, hoặc sang chậu để có không gian cho Lan phát triển và ra hoa.

Các bước thực hiện giâm chiết hoa lan rừng như sau:

Bước 1: trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám quanh thành chậu.

Bước 2: sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90o, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

Bước 3: chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.

Bước 4: dùng dây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

Bước 5: Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30-10-10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Cách Trồng Hoa Lan Rừng Vào Chậu Lớn Nhanh Hoa Đẹp

Mọi người thường cho rằng, lan rừng rất khó sống và khó trồng, tuy nhiên thì điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực thế cách trồng hoa lan rừng vào chậu có những kĩ thuật vô cùng đơn giản, hãy cùng Fao tìm hiểu về những kĩ thuật trồng cũng như cách chăm sóc để cho ra một giỏ lan tuyệt đẹp nhé!

Nguồn gốc của hoa lan rừng

Hoa lan rừng, hay còn được gọi là hoa Phong Lan. Đây là loại hoa được xem là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi Phong Lan toát lên một nét đẹp tự nhiên kết hợp sự sang trọng khó tả.

Hoa lan rừng có tên khoa học là Orchidaceae, loài hoa này được phân bố phổ biến ở rất nhiều nơi, hầu hết ở mọi môi trường, trừ những môi trường khắc nghiệt như sa mạc và sông băng.

Cụ thể, Phong Lan thường phân bố từ 68 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, tập trung nhiều ở các khu vực nhiệt đới gồm: Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.

Đặc điểm của hoa lan rừng

Khi trồng lan rừng ở đất, hoa Phong Lan sẽ thường có rễ lớn, củ giả và xum xuê hoặc có thể có chân rễ bò dài hay ngắn.

Rễ của cây hoa lan rừng có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, dày đặc giữ vai trò lấy chất dinh dưỡng từ những đám xác thực vật thông qua hoạt động của nấm để giúp hoa phát triển.

Thân của hoa lan rừng thường có hai loại đơn thân và đa thân và, trên thân có nhiều đoạn phình lớn để dự trữ nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hệ thống lá của Phong Lan có đặc điểm mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn. Lá cố thể mọc đơn độc hoặc mọc dày không theo quy tắc. Hình dạng lá có nhiều loại khác nhau như loại lá dài hình kim, lá mọng nước, lá hình trụ, lá tiết diện tròn, lá hình phiến mỏng và màu sắc đậm nhạt tùy loại.

Hoa Phong Lan( hoa lan rừng) thường có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Màu sắc hoa Phong Lan cũng vô cùng đa dạng, bắt mắt.

Cách trồng hoa lan rừng vào chậu

1, Thời vụ

Thời điểm tốt nhất để trồng hoa lan rừng vào chậu là vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch.

2, Thiết kế vườn

Để có một vườn hoa lan đẹp thì chúng ta nên thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt đảm bảo bền, chống gió bão. Khi trồng hoa lan rừng trong chậu thì chúng ta nên chọn những chậu có cùng kích thước.

Khi chọn giống Lan ta nên chọn cùng giống và cùng độ tuổi để hoa có thể nở đều và đẹp. Biết cách bố trí các chậu lan theo từng khu vực để dễ chăm sóc và nuôi dưỡng chúng.

Nước tưới Phong Lan hàng ngày phải là phải sạch, nên có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Điều này sẽ giúp Lan ít sâu bệnh và phát triển tốt hơn.

Nếu trồng hoa lan để chơi trên mái hiên, lan can, sân thượng thì chúng ta cần thiết kế mái che để tránh nóng cho hoa lan, đặc biệt là khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 17 giờ chiều

3, Giá thể trồng

Đối với cách trồng hoa lan trong chậu thì yêu cầu những loại giá thể xốp, nhẹ, có khả năng giữ ẩm cao như xơ dừa, xỉ than, vỏ thông, gỗ nhỏ,…

4, Chọn chậu

Để trồng hoa lan trong chậu thì hiện nay có rất nhiều loại như chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay cũng có thể trồng trong quả dừa khô. Những chậu lan cần phải có nhiều lỗ để đảm bảo độ thoáng mát và thoát nước tốt.

5, Chọn giống

Loài thích hợp để trồng số lượng lớn là Dendrobium, Oncidium, Vanda, Phalaenopsis, , Cattleya… đây đều là những loài Phong Lan ra hoa khoẻ, màu sắc rất đẹp và sống bền, hấp thụ dinh dưỡng tốt và sẽ cho thu hoạch liên tục, có lợi cho những người trồng để kinh doanh.

Nếu trồng Phong Lan để chơi, giải trí, bạn nên trồng Phong Lan loại Dendrobium, hoặc Lan Vũ nữ, Lan Hồ điệp, đây là những loài Phong Lan dễ chăm sóc và ra hoa cực kì đẹp không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chăm sóc phức tạp như những loại Lan khác.

6, Nhân giống

Có thể nhân giống Phong Lan bằng cách tách mầm cây hoa hoặc nuôi cấy mô. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 23 đến 27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, độ pH từ 5 đến 5,7.

Cần phải khử trùng mô bằng Starner 20 WP rồi cấy bằng Clorox. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ các loại chất điều hòa sinh trưởng để mầm được chiết phát triển tốt và không chết.

7, Kỹ thuật chuyển chậu

Khi mô đạt khoảng 5cm sau khi cấy, hãy chuyển lan ra ngoài rồi tiến hành rửa sạch. Kê mô lan trên miếng lưới hoặc chiếc rổ để giữ mát cho cây con.

Đưa mô lan trồng chung trên giàn, sau khi trồng được 7 đến 8 tháng thì nên chuyển lan sang các chậu nhỏ để lan có không gian rộng hơn để phát triển. Khoảng 6 tháng tiếp thì đã có thể chuyển Phong Lan sang chậu lớn hơn.

Lưu ý mỗi lần chuyển chậu thì phải chờ từ 10 đến 12 ngày sau mới bón phân. Tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám… thì chúng ta sẽ thay chậu sao cho phù hợp.

Chăm sóc hoa lan trong chậu

Để cây lan rừng nhà bạn phát triển tốt, khỏe mạnh, cho hoa đúng như ý muốn thì không chỉ phụ thuộc vào cách trồng lan rừng và giống hoa mà quy trình chăm sóc cũng vô cùng quan trọng.

Loài lan hoàng thảo quen sống trong rừng nên cây không chịu được ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp gay gắt. Để khắc phục, bạn hãy làm giàn lưới che bớt sáng, thậm chí khi cây còn non nên làm 2 đến 3 lớp lưới.

Bất kể trồng loại cây nào cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, teo lại và lá rụng nhưng không chết.

Thừa nước thì cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sát nhau. Cách khắc phục là sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày.

Chỉ cần tưới nước đủ ẩm nên chúng ta hãy tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, đặc biệt là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

3, Phân bón cho lan rừng

Đối với lan, ta nên bón phân bằng cách phun vào lá và không nên bón vào đất.

Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với tỷ lệ và thành phần phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ, nước ao…

Sử dụng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn phát triển của cây. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn và cây không mọc thêm lá mới thì chúng ta nên pha phân đặc hơn để giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.

4, Phòng trừ sâu bệnh

Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, hoa lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh.

Ví dụ: lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Bitox 40EC, Suprathion 40EC hay Ofatox 400EC,…

Cần lưu ý, chúng ta chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì của thuốc, tránh tình trạng lạm dụng thuốc sẽ gây ra hậu quả cây sẽ tàn và chết.

Những lưu ý khi trồng hoa lan trong chậu

Khi trồng hoa lan rừng trong chậu nên để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp.

Sau khi trồng 1đến 2 ngày không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây.

Phải thường xuyên quan sát xem đất còn đủ độ ẩm hay đã khô.

Cần tưới nước dưới dạng phun sương.

Khi rễ cây phát triển đều mới bón phân.

Có thể bón phân hữu cơ (có chứa các chất N,P,K) sẽ làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan.

Vào mùa hạ nhiệt độ tăng cao, nên tăng lượng phân bón cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Không nên để cây ở nơi thiếu ánh sáng vì nó sẽ sinh trưởng và phát triển rất kém.

Đến đây thì bạn đã có cho mình thêm nhiều kiến thức về kĩ thuật trồng lan rừng trong chậu chưa nào? Fao hi vọng với những điều bổ ích mà bài viết này mang lại, bạn sẽ có được cho mình những chậu lan thật đẹp nhé!

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: