Cách Chăm Sóc Quế Lan Hương Ra Hoa / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Hoa Quế Lan Hương (Hoa Lan Quế)

Hoa chùm thường màu ngà có lưỡi cong như quả ớt, cực thơm, một trong những loại lan được người chơi lan ưa chuộng và săn đón nhiều nhất. Hoa nở vào mùa thu khoảng tháng 9-10 dương lịch.

Giáng hương thơm (Aerides odorata), ở Huế thấy gọi là quế lan hương, có 2 màu tím hồng và trắng. Màu trắng ngà ở Huế có nhiều. Còn giáng hương hồng nhạn (hay hồng sắc) có nơi cũng gọi là giáng hương lá dày (cũng thấy gọi tên latinh là aerides crassifolia.

+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước, cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:

Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.

Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.

+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.

Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần

Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)

“Thông thường sẽ gặp 2 loại lan quế, một loại lá dầy và mau cho hoa trắng muốt và to, một loại khác cũng là lan quế nhưng lá nhỏ và mỏng hơn gần giống với lá của cây tam bảo sắc nên khi mua chưa có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn cho hoa ngả sang màu vàng xanh kích thước nhỏ hơn so với loại trắng. Cả hai loài cùng nở vào khoảng đầu tháng tám âm lịch thời gian hoa nở trên 15 ngày, có mùi thơm và hương thơm nhất vào buổi chiều tối và tối, nếu có một giò lan quế thì bạn sẽ nức mũi khi hoa nở

Nhận Biết, Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc Quế Lan Hương

Quế Lan Hương tên khoa học Aerides Odorata, là loài lan đơn thân thuộc chi Giáng hương cùng với Lan Tam Bảo Sắc, Đuôi Cáo, Sóc Lào …

(Ngoài ra nếu bạn là người yêu hoa lan hồ điệp có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp tại mẫu hoa lan hồ điệp Hoặc bạn cũng có thể tới các shop hoa để tham khảo thêm các mẫu hoa tươi hoặc loại lan hồ điệp phù hợp để chưng cho dịp tết nhé!)

Hàng rời khai thác từ rừng để bán ra trên thị trường thường dài khoảng 20-30 cm, tuy nhiên cây già hoặc trồng thuần lâu năm có thể dài đến 1m. Hình dáng lá dáng tương tự Tam Bảo Sắc nhưng thường sẫm hơn, lá to và dày hơn, bản lá rộng khoảng 3-6 cm, dài 20-30 cm.

Quế có cây lá xếp, cây lá lướt. Cây lá xếp nhìn dáng thẳng, chắc chắn, cứng cáp, thường phát triển theo hướng ngóc chếch lên trên, các lá mọc sát nhau trên thân và lá thường ngắn và dày hơn loại lá lướt một chút; cây lá lướt nhìn dáng cây lả lơi, hơi ngúc ngắc, lá mọc thưa nhau rõ rệt, lá dài, mỏng hơn loại lá xếp, thân nhỏ mềm hơn nên khi phát triển dài ra cây thường ngả ngang do sức nặng của cây còn ngọn vẫn lượn cong lên hướng sáng.

Hoa dạng chùm dài khoảng 20-30 cm, gồm nhiều bông đơn kích cỡ 2.5-3.5 cm. Cánh dày hơi tròn đến tròn, lưỡi hoa nhọn như quả ớt cong lên trước mặt hoa. Quế mới nở hoa thường có màu trắng pha xanh lục, sau vài ngày chuyển dần sang trắng ngà, gần tàn chuyển sang màu vàng ngà.

Cách trồng & chăm sóc Quế Lan Hương

Mùa hoa của Quế: nở trong tháng 8, 9 dương lịch nên người ta còn hay gọi là Quế tháng 8. Độ bền khoảng 15-20 ngày, mùi hoa rất thơm, thơm đậm mùi quế, đứng xa xa đã thoảng thấy mùi, phải nói xét về hương thì Quế Lan Hương thuộc hàng đầu, do vậy đây là một trong số các loài lan rừng được ưa chuộng và yêu thích nhất.

Quế là loài lan dễ thuần dưỡng, không cầu kỳ trong chăm sóc. Cây ưa nắng, sáng hơn Tam bảo Sắc một chút, vẫn nên treo dưới một lớp lưới che hoặc có bóng cây để không bị nắng gắt chiếu vào buổi trưa, chiều. Nếu được sống trong môi trường độ ẩm vừa phải, loại này cho bộ rễ gió khá dài đẹp buông xuống. Ghép lên cây sống thấy phát triển rất tốt. Nếu không các bạn ghép gỗ nhãn, vũ sữa, vải, gỗ lũa… thành giò lớn nhìn đẹp hơn và rất thích hợp để rễ bám quấn quanh giá thể, ưu tiên dùng cách này. Loại lá xếp còn có thể trồng đứng trong chậu gỗ với giá thể than củi to cùng một ít vỏ thông, xơ dừa miếng (chậu gỗ rất thoáng nên rễ Quế có thể phát triển thoải mái) còn trồng chậu đất nung thì ít gặp (vì chậu đất bé và bí hơn chậu gỗ trong khi Quế rất thích thoáng rễ), loại này cũng không nên ghép dớn bảng vì rễ quế to hơn rễ các loại lan Hoàng thảo, khó đâm xuyên bảng dớn hơn, đồng thời rễ lan bám trên mặt phẳng không chắc chắn bằng rễ quấn quanh trụ tròn, mặt khác về mặt thẩm mỹ tôi thấy cũng không đẹp.

Sau khi mua cây về chúng ta cắt bỏ các rễ đã khô teo, cắt bớt cả phần thân già khô, cắt bỏ các lá hư hỏng, dập nhiều, rễ tươi có thể giữ lại. Ta đem ngâm toàn bộ cây vào chậu nước pha thuốc B1 hoặc Atonik (tỷ lệ theo hướng dẫn trên nhãn thuốc) khoảng 2-3 giờ đồng hồ rồi đem trồng. Nên trồng Quế hướng ngọn chếch lên trên dù ghép xuôi xuống cũng được, ngọn cũng sẽ ngóc lên, đặc biệt có những thân khi mua đã vừa dài vừa cong như chữ J, chữ C thì ta ghép cho gốc bên trên, ngọn bên dưới sẽ thuận hơn. Gỗ, chậu và than, vỏ thông nên được ngâm rửa sạch trong 1-2 ngày trước khi trồng thì an toàn hơn cho cây.

Nếu ghép lan lên gỗ ta sắp xếp các cây quanh khúc cây để về sau cây lan sẽ phát triển thân lá và cho hoa đều các hướng, áp thân lan vào giá thể, dùng dây nylon/dây thít nhựa/đóng đinh đai dây nhựa…(có gì dùng nấy) buộc chặt thân vào khúc gỗ, các bạn xem lại ảnh minh họa ở bài Hướng dẫn chi tiết Cách ghép lan lên gỗ, treo giò lan vào chỗ thoáng mát, ẩm. Chú ý thời gian mới ghép chưa ra rễ phải giữ môi trường ẩm mát không thì cây chưa kip ra rễ mới đã bị vàng lá, rụng lá. Nếu vườn khô thì buộc thêm ít xơ dừa miếng gần thân cây không lá, tuyệt đối không vì sợ cây khô mà đắp xơ dừa kín mít như đắp chăn. Tùy môi trường mà phun sương 2-3 lần mỗi ngày, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.

Nếu trồng Quế lan hương vào chậu thì ta thực hiện các bước sau: đặt gốc cây xuống đáy chậu, cuộn các cọng rễ quanh tròn trong lòng chậu, đừng tham trồng quá nhiều cây trong một chậu vì sau này rễ Quế phát triển sẽ rất chật chội và bí, buộc cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa các gốc cây ta bỏ chen những cục than củi và xơ dừa miếng/vỏ thông, treo chậu lan vào chỗ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng 15-30 ngày sau khi trồng từ các cọng rễ chính và thân cây sẽ đâm ra các đầu rễ mới. Trồng chậu thì giữ ẩm lâu hơn nên phun sương 1-2 lần mỗi ngày, chú ý nếu giá thể còn ẩm thì không cần tưới thêm để hôm sau tưới, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.

Khi cây ra rễ mới lúc này mới bón phân cho cây, Quế Lan Hương là loài lan dễ trồng, dùng phân NPK Đầu Trâu 20-20-20 phun toàn bộ cây lan 01 tuần/lần từ khoảng đầu tháng 7 dương che đến khi xuất hiện nụ hoa, còn lại các thời gian khác dùng NPK 30-10-10 tuần/lần. Nếu lười tưới phân nước bạn có thể sử dụng các loại phân tan chậm đóng túi sẵn cho hoa lan, treo 2-3 túi phân này lên phần trên quanh khúc gỗ, hay đặt 01 túi lên trên mặt chậu cây để tưới nước phân ngấm dần ra, sau 3-4 tháng thì thay túi phân một lần. Quế cần độ ẩm không khí cao nên cần phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng đã dịu. Vào mùa hè nên phun phòng các loại thuốc trị nấm 1 lần/tháng, còn nếu đã lỡ bị nhiễm bệnh thì phải phun thuốc đúng liều lượng và thời gian như chỉ dẫn trên nhãn đến khi khỏi bệnh. Ở nơi có khí hậu nóng, khô bạn nên tìm các cách cải thiện độ ẩm như trồng thêm các loại cây cảnh bên dưới sàn, đặt thêm thùng xốp đựng nước lã bên dưới để làm tăng độ ẩm của không khí (loại đựng hoa quả ở các hàng hoa quả, người ta người ta bán quả rồi thừa nhiều thùng, mua khoảng 10k/cái). Cải thiện độ ẩm vườn không chỉ tốt cho việc trồng lan Quế mà cho cả các loại lan khác vì đa phần lan rừng ưa ẩm mát, đặc biệt là nhà ai trồng lan trên sân thượng ở các thành phố đồng bằng. Độ ẩm sẽ không tăng nhanh ngay nhưng sau một thời gian chắc chắn bước vào vườn sẽ thấy mát hơn.

Trên đây tôi đã chia sẻ về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc lan Quế Lan Hương, mong nhận được bổ sung, góp ý từ các bạn để hoàn thiện. Chúc mọi người trồng lan Quế thành công.

Các Loại Lan Quế Hương Và Lan Quế Tím, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Lan quế là một trong những dòng lan rất đẹp và phù hợp với khí hậu nước ta. Không những thế, hoa của nó còn có hương thơm rất đặc trưng và được rất nhiều người chơi lan ưa chuộng. Bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm của loài lan này cũng như cách trồng và chăm sóc chúng nhé.

Đặc điểm của lan quế

Lan quế có danh pháp khoa học là Aerides odorata, thuộc họ lan Orchidaceae, chi lan giáng hương (Aerides falcata). Loài này sở dĩ có tên gọi như vậy là do hoa của chúng có hương thơm của quế khá đặc trưng với màu hoa rất đẹp và đa dạng.

Thực chất lan quế chỉ có hai loại khác nhau đó là lan quế hương màu trắng. Và loại còn lại đó là lan quế tím. Tùy vào từng vùng và điều kiện khí hậu mà lan quế tím cho ra các màu hoa khác nhau như màu tím nhạt, màu hồng nhạt, hồng tím hoặc màu hồng. Chính vì vậy mà nhiều người chơi lan hay nhầm lẫn lan quế có rất nhiều loại.

Về đặc điểm phân bố, loài lan này thường sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt Châu Á. Lan quế phân bố khá rộng trong tự nhiên ở nước ta, do đó mà màu sắc hoa tùy vùng sẽ hơi khác nhau, dòng hoa được ưa chuộng nhất hiện nay là lan quế Hòa Bình. Có một số loại phổ biến khác là loài lan quế ở các tỉnh miền Trung hoặc Lào.

Lan quế thường nở hoa vào tháng 8 nên cũng được nhiều người gọi là Lan quế tháng 8.

Phân biệt các loại lá lan quế

Lan quế là loài hoa lan rất đặc biệt, do lá của chúng rất đa dạng cho nên người ta khó có thể phân biệt loài lan này với một số loại khác dựa vào lá của chúng. Tuy nhiên, dựa theo hình dạng lá thì lan quế vẫn được phân làm 2 loại chính là quế lướt và quế xếp (Còn 1 loại khác là lá vừa nhăn vừa xếp nhưng ít phổ biến). Tuy thân lá khác nhau nhưng về khuôn bông và mùi hương thì hai loại lan này không có sự khác biệt.

Quế lá xếp thì hình dáng lá thường thẳng và cứng cáp. Lá phát triển theo hướng chếch lên trên, mọc rất khít nhau và ôm sát thân. Do đó mà loại quế xếp thường có thân và lá ngắn, dày hơn loại quế lướt.

Quế lướt có kiểu lá hơi dài lả lơi, lá mọc thưa nhau, không xếp khít. Lá lướt nhìn dài và mỏng, thân cây cũng nhỏ và mềm hơn so với quế xếp. Loại này khi mọc dài thường ngả ngang ra do thân nhỏ không đỡ được sức nặng trong khi ngọn cây vẫn vươn về phía ánh sáng.

Cách nhận biết lan quế

Thân: Lan quế có thân lá dày và cứng, thân to với đường kính thân khoảng 0,8 đến 2 cm, đường kính thân còn tùy thuộc vào loại lan lá xếp hoặc lá lướt. Thân cây thông thường có màu xanh vàng hoặc xanh trơn có thể có chấm tím do lượng ánh sáng cung cấp cho cây quyết định.

Lá: Lá của Lan quế thường có màu xanh đậm, xanh vàng, cũng có thể có những đốm tím, lá có kích thước khoảng 16 đến 25 cm và rộng 2 đến 5 cm. Một số dòng quế có thể có lá bản to hơn 5cm như quế trắng Hòa Bình, loài này khá hiếm gặp.

Rễ: Rễ lan quế thuộc loại rễ gió nên có thể mọc rễ quanh năm, rễ được mọc ra ở giữa thân và nách lá, rễ của lan quế dài ra theo thời gian và phân nhánh tạo thành bộ rễ rủ xuống hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây.

Mặt hoa: Lan quế có hoa dạng chùm dài từ 20 đến 30 cm, kích cỡ bông cũng rất đa dạng, cánh hoa có thể dài từ 2,5 đến 3,5 cm. Mỗi chùm có khoảng 10 thậm chí có tới 60 bông hoa. Cánh hoa hơi tròn, lưỡi hoa cong lên. Hoa mới nở thường có màu trắng pha xanh lục, sau chuyển sang trắng ngà và có màu ngả vàng khi hoa sắp tàn.

Mùi hương: Lan quế có mùi hương quế thơm nồng vô cùng đặc trưng nên có thể dễ dàng nhận biết loài này qua mùi hương. Không cần phải quan sát bằng mắt, bạn vẫn có thể nhận ra lan quế qua mùi hương của nó khi đứng cách vài mét.

Cách trồng lan quế

Thời điểm thích hợp nhất để trồng lan quế là khi thời tiết vào xuân, trời ấm lên và có độ ẩm cao. Lan quế khi mới mua về cần cắt bỏ những lá dập, úa, cắt hết những vòi hoa khô và cắt ngắn phần rễ để rễ mới mọc ra sẽ bám tốt vào giá thể. Nếu như lan quế chưa thuần đang có vòi hoa thì cũng nên cắt bỏ tránh để cây bị mất sức.

Sau bước cắt tỉa, bạn hãy ngâm cây vào thuốc kích rễ và sát khuẩn cây trong khoảng 1 giờ. Ngâm xong vớt ra rồi treo ngọn trúc xuống cho ráo nước sau đó tiến hành ghép. Hàng ngày phải phun tưới ẩm cho cây vào buổi sáng và buổi chiều, cần tránh nước đọng ở nách lá.

Lan quế có thể ghép trên nhiều loại giá thể như chậu, gỗ, dớn hoặc cây sống … khúc vú sữa hoặc lũa dùng để ghép lan quế cũng rất đẹp.

Cách chăm sóc lan quế

Trong quá trình chăm sóc lan quế, cần lưu ý là nếu nắng quá cây sẽ bị cháy lá. Cây phát triển tốt trong điều kiện được cung cấp 60-70% nắng và có gió. Ngoài ra cần phải thường xuyên giữ ẩm cho cây, nếu khô nóng cây sẽ còi cọc, lá cũng sẽ không đẹp. Lưu ý thứ hai là không được để ngọn bị tưới nước đọng lúc trời nắng và cũng không nên tưới sũng cho cây khi đêm muộn.

Về tưới phân, lan quế thuộc dòng rễ gió nên bón các loại phân qua lá. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những loại phân tan chậm trong túi đóng sẵn, 3-4 tháng lại thay túi phân một lần.

Tham khảo thêm

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về lan quế bao gồm đặc điểm, cách nhận biết, cách trồng và chăm sóc lan quế. Hy vọng với những kiến thức trên đây, quý vị có thể hiểu được phần nào về loài lan này. Chúc các bạn thành công.

Quế Lan Hương – Aerides Odorata, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Quế lan hương trong khoa học

Quế lan hương có tên khoa học là Aerides Odorata, thuộc họ lan Orchidaceae, chi Lan giáng hương. Ở Việt Nam chúng ta hay gọi với cái tên là quế trắng, quế lan hương, quế tháng 8. Vốn dĩ nó có tên là quế bởi khi nở mùi hương nó tỏa ra đượm mùi cây quế.

Quế lan hương là loài giáng hương cùng họ với lan tam bảo sắc, sóc lào, đuôi cáo,…

Phân bố: Quế lan hương sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt Châu Á. Chúng có bộ rễ rất phát triển bám vào những cây gỗ trong rừng nên rất dễ thích nghi và được tìm thấy ở nhiều nơi.

Quế lan hương có nguồn gốc xuất xứ từ rất nhiều nơi, đặc biệt vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam mọc từ Miền Bắc vào đến Miền Nam Trung Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Lào, Campuchia và Thái Lan. Các tỉnh tìm thấy lan quế phổ biến có thể kể đến như Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An…

Phân loại: có mấy loại lan quế ?

Do khí hậu của mỗi vùng là khác nhau mà lan quế cũng có nhiều kiểu thân lá khác biệt nhau nhưng không nhiều. Hiện nay quế lan hương được phân làm hai loại là quế lướt và quế xếp. Hai loại lan quế này có thân lá khác nhau nhưng về khuôn bông và mùi hương thì không có sự khác biệt. Trong đó lan quế xếp có thân lá đẹp hơn, cứng cáp hơn nên nó cũng có giá cao hơn, được người chơi lan ưa chuộng hơn cả.

Nhiều người hay truyền tai nhau quế nâu, quế vàng, quế tháng 4, quế tháng 8,… tôi thấy loạn hết cả lên và càng khiến người mới chơi thấy loạn.

Quế tháng 4 thì nó không phải quế lan hương mà là quế tím ( Aerides crassifolia ), nhiều chỗ gọi nó là giáng xuân, hồng sắc, giáng hương lá dày. Loại này hoa tím, không bông to và mở, khác hoàn toàn quế trắng.

Còn mấy loại quế khác, nâu vàng gì đó là tam bảo sắc, hoàng nhạn,… mặt hoa khác hoàn toàn nên các bạn không nên dùng cái tên đó nữa.

Nhắc đến quế thì các bác ngầm hiểu là loại quế lan hương này thôi, có loại lá xếp và lá lướt, hoa chỉ nở vào tháng khoảng tháng 8 âm lịch. Thực ra đôi khi nó nở sớm, nở muộn lệch nhau tùy thời tiết nhưng không có loại nào nở vào đầu hè cả.

Nhận biết lan quế tháng 8 qua thân lá

Quế lan hương thuộc dòng giáng hương, chúng có thân lá dày và cứng, thân to đường kính khoảng 0,8-2cm tùy vào loại cổ lá xếp hoặc cổ lá thưa. Thân cây thường có màu xanh trơn hoặc xanh vàng có thể có chấm tím nhỏ do chế độ ánh sáng quyết định.

Kích thước lá dài 16-25 cm và rộng khoảng 2-5 cm, những dòng quế khác biệt có thể có bản lá to hơn 5cm và khá hiếm, điển hình là quế trắng Hòa Bình.

Lá của cây thường có màu xanh đậm, màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng, hoặc nắng gắt lá sẽ có những đốm màu tím đậm.

Thuộc loại rễ gió nên quế lan hương có thể mọc rễ quanh năm, cây ra rễ ở giữa thân và ở nách lá. Ban đầu rễ rõ và theo thời gian chúng dài ra và phân nhánh tạo thành bộ rễ khổng lồ rủ xuống hút nước và chất dinh dưỡng trong không khí.

Nhận biết quế lan hương qua mặt hoa

Hoa dạng chùm dài khoảng 20-30 cm, gồm nhiều bông đơn kích cỡ 2.5-3.5 cm. Mỗi chùm bông cho từ 10 đến 60 bông tùy tình trạng của cây.

Cận cảnh một bông quế cánh mai ( cánh bầu) rất tròn trịa. Ảnh: Gỗ Phiều Nhung

Cánh dày hơi tròn đến tròn, lưỡi hoa nhọn như quả ớt cong lên trước mặt hoa. Quế mới nở hoa thường có màu trắng pha xanh lục, sau vài ngày chuyển dần sang trắng ngà, gần tàn chuyển sang màu vàng ngà.

Những chùm hoa quế lan hương rực rỡ khoe sắc

Nhận biết lan quế qua mùi hương

Hiếm có loài lan nào bạn có thể nhận biết qua mùi hương như loại này. Bạn có thể bịt mắt và đứng cách xa 2-3 mét vẫn có thể nhận ra lan quế đang rực rỡ khoe sắc. Mùi hương quế thơm nồng có một không hai. Nếu ở xa bạn có thể cảm nhận được hương quế thơm nống, ngào ngạt. Nhưng vườn của bạn có nhiều giò lan quế đồng loạt khoe sắc thì một số người sẽ cảm thấy mùi khá nồng, một số người lại rất thích mùi hương này. Về mùi hương thì các bác cứ làm một cây mà trồng, đảm bảo mê mệt ngay.

Trồng lan quế lan hương như thế nào?

Dòng lan giáng hương rễ gió cực kì dễ trồng, bạn nào mới tập chơi trồng cũng sống. Lan quế có thể trồng ở một số dạng như sau:

Trồng lan quế trong chậu

Cách trồng lan quế vào chậu đơn giản lắm, giá thể than, vỏ thông, đất nung, đá bọt,… Các bạn trồng cố định gốc không để lay gốc là được. Chậu trồng các loại giáng hương nói chung phải thoáng, thường là chậu nan gỗ, chậu nhựa giả gỗ. Hiếm thấy ai trồng quế vào chậu đất nung và nó cũng không thích bí như vậy.

Chậu quế lan hương rất xanh tốt. Ảnh: Xuân Diệu

Ít người trồng dáng hương vào chậu nhựa vì chúng nhanh hỏng, bí rễ không tốt cho cây phát triển. Lưu ý khi trồng lan quế phải để thoáng gốc, tuyệt đối không để giá thể lấp gốc dễ gây thối rễ.

Trồng lan quế vào lũa

Tác phẩm quế lan hương trên lũa. Ảnh: Đăng Trần

Sau khi xử lý cây, bạn ghép vào lũa bằng dây thít nhựa hoặc bắn ghim, đóng cọc tre vào lũa và buộc,… Người chơi lan trên lũa thường là có kinh nghiệm lâu năm, ghép làm sao để vừa có thể chơi lan, vừa ngắm được lũa, ấy mới là giá trị.

Trồng lan quế lên gỗ

Cái này phổ biến nhất, gỗ sau khi bóc sạch vỏ, xử lý nấm với Benkona thì chúng ta ghép cố định lan quế vào. Bạn có thể ghép thêm một chút dớn hoặc rêu để chúng có thể giữ ẩm. Thậm chí bạn không cần phải thêm rêu dớn gì, mỗi ngày tưới 2 lần sáng/ tối đến khi cây bám rễ vào lũa thì thực hiện chế độ tưới 1 ngày 1 lần là được.

Trồng lan quế lên cây sống

Sau khi ghép lan quế, bạn không nên tưới luôn mà nên để 1-2 hôm hãy tưới, như vậy các vết thương hở trong quá trình ghép cây sẽ liền lại giúp cây tránh các bệnh bên ngoài xâm nhập. Sau khi ghép hãy để cây tránh mưa, nắng trực tiếp, tưới đều mỗi ngày. Khi cây đã bám rễ vào giá thể có thể cho ăn nắng dưới 1 lớp lưới là ổn.

Chế độ chăm sóc lan quế ra sao?

Lan quế ưa gió, ưa ẩm và chế độ nắng trung bình 60-70%.

Nói về chăm lan, dòng quế lan hường này dễ tính nhất, cây phát triển nhanh, đẻ khỏe, rễ sum xuê, nhìn cây xanh mướt là đã mắt rồi.

Quế đã thuần treo chung giàn thì mỗi tháng các bạn phun phòng nấm bệnh một lần là ổn.

Nếu cầu kì, các bạn dùng phân NPK Đầu Trâu 20-20-20 phun toàn bộ cây lan 01 tuần/lần từ khoảng đầu tháng 7 dương che đến khi xuất hiện nụ hoa, còn lại các thời gian khác dùng NPK 30-10-10 tuần/lần.

Người ta trồng lan quế khá cầu kì nhưng với tôi loại này chỉ cần ghép lên, cho ăn đủ nắng, gió, đủ ẩm là nó tốt um. Dòng đơn thân tôi hay dùng phân tan chậm hoặc phân hữu cơ, gắn lên trên mặt chậu hoặc quanh khúc gỗ, mỗi lần tưới ướt đẫm là được.

5

/

5

(

2

bình chọn

)