Cách Chăm Sóc Phong Lan Quế / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Quế Tháng 4 Điện Biên (Giò), Phong Lan Quế Tháng 4 Điện Biên (Giò)

Rate this post

Đang xem: Hoa lan quế tháng 4

1. Hoa lan quế là gì, đặc điểm của chúng 2. Nhận biết các loại lan quế đúng chuẩn 3. Hướng dẫn cách trồng lan quế 

1. Hoa lan quế là gì, đặc điểm của chúng 

Lan quế được đánh giá là một trong những giống lan đẹp và phù hợp với khí hậu đặc trưng của Việt Nam. 

1.1. Hoa lan quế là loại lan gì?

Hoa lan quế hay còn được biết đến với tên gọi Quế Lan Hương thuộc họ lan Orchidaceae và chi Lan Giáng Hương. Giống hoa này sinh trưởng và phát triển tại vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt của Châu Á. Tại Việt Nam, việc tìm giống lan quế không khó nhưng sở hữu hoa có màu độc đáo lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Hoa lan quế – thu hút bởi hương và sắc

Đặc điểm nổi trội khiến hoa lan quế được người chơi rất ưa chuộng chính là bộ rễ khỏe mạnh. Do đó, chúng dễ thích nghi được với môi trường sống và có sức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Việc chăm sóc lan quế nhờ đó cũng dễ dàng hơn so với một số dòng lan khó tính khác.

1.2. Đặc biệt của hoa lan quế

Nhiều người thắc mắc, hoa lan quế phổ biến như vậy nhưng vẫn luôn thuộc danh sách loài lan được săn đón hàng đầu thị trường? Đáp án nằm ở đặc điểm hương thơm và màu sắc của cây.

Tên gọi của hoa cũng được bắt nguồn từ chính hương thơm của quế rất đặc trưng. Người chơi lan quế sẽ luôn cảm thấy nhẹ nhàng và khoan khoái mỗi khi thưởng thức hương thơm đặc biệt này.

Màu sắc hoa lan quế khá đa dạng

Màu sắc của hoa lan quế rất đẹp và đa dạng tùy theo từng vùng và đặc điểm khí hậu. Hoa lan quế tím và hoa lan quế trắng được người chơi lan rất yêu thích. Bên cạnh đó, một số gam màu phổ biến khác như: hồng nhạt, hồng tím hay vàng. Đặc điểm này cũng khiến nhiều người lầm tưởng lan quế có nhiều nhánh loài nhỏ hơn.

Một trong những giống lan quế quý hiếm và đắt giá bậc nhất đến từ vùng đất Hòa Bình. Khí hậu khắc nghiệt cùng địa hình hiểm trở khiến quế lan hương Hòa Bình luôn là mục tiêu săn đón của giới chơi lan sành sỏi. Các loài hoa phổ biến khác đến từ các tỉnh miền Trung hoặc từ nước bạn Lào.

1.3. Phân loại hoa lan quế

Lan quế là một trong những giống loài đặc biệt bới lá của chúng rất đa dạng khiến người chơi khó có thể phân biệt được dựa vào hình thái của lá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi chuyên nghiệp, hoa lan quế được chia thành hai loại chính dựa theo hình dáng lá là quế lướt và quế xếp. Tuy khác nhau về dáng lá nhưng hương thơm và đặc điểm hoa không có nhiều sự khác biệt.

Phân biệt lan quế qua dáng lá: xếp và lướt

Quế xếp thường có dáng lá dài thanh và cứng cáp hơn so với người anh em của mình. Lá phát triển theo hướng đi lên và mọc khít vào nhau. Chính vì thế, thân của quế xếp thường ngắn và dày hơn.

Mặt khác, quế lướt có dáng lá thướt tha và mọc thưa hơn. Thân và lá của quế lướt đều dài, mỏng và khá nhỏ. Dáng của cây sẽ ngả ngang bởi đặc điểm thân nhỏ không thể chống đỡ được sức nặng của toàn bộ phần lá và hoa.

2. Nhận biết các loại lan quế đúng chuẩn 

Với những người chơi lan lão luyện thì không khó để phân biệt lan quế với những giống lan khác. Tuy nhiên, người mới có thể dựa trên những đặc điểm của hình thái và mùi hương để nhận biết lan quế một cách chính xác.

2.1. Nhận biết qua hình thái của cây

Đặc điểm hình thái thường dễ dàng phân biệt hơn với sự khác nhau về thân, lá, rễ và mặt hoa. Trước hết, thân của giống lan quế thường dày và cứng hơn với đường kính thân giao động từ 0.8 đến 2cm. Kích thước này sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của quế xếp hay quế lướt.

Mặt khác, màu sắc của thân cây có thể là xanh vàng hoặc xanh trơn với sự xuất hiện của những đốm tím. Lượng ánh sáng sẽ quyết định đốm tím có rõ ràng hay không, đòi hỏi người chơi cần có sự tinh tế khi quan sát.

Phân biệt lan quế qua đặc điểm hình thái

Lá của lan quế có màu xanh đậm hoặc xanh vàng và cũng có thể xuất hiện những chấm tím trên bề mặt. Kích thước của lá khoảng 16 đến 25cm chiều dài và 2 đến 5cm chiều rộng.

Giống quế lan hương Hòa Bình có bản lá to hơn 5cm so với thông thường nên trở thành loài hoa được săn đón nhiều hơn cả. Rễ của hoa lan quế có đặc điểm là được mọc ra từ thân và nách lá rất nghệ thuật. Hơn nữa, rễ lan quế là dạng rễ gió nên mọc rất nhanh tạo nên sức sống mãnh liệt.

Một giỏ quế lan hương đẹp sẽ được đánh giá qua đặc điểm chùm hoa. Chiều dài trùm của quế lan khá ấn tượng từ 20 đến 30 cm với số lượng hoa từ 10 thậm chí là 60 bông. Cánh hoa lan quế hơi tròn và hơi cong phần lưỡi. Khi hoa mới nở sẽ có màu trắng kết hợp một chút xanh lục, sau đó chuyển sang trắng ngà và màu vàng khi hoa sắp tàn. Sự biến đổi của màu hoa khiến người yêu lan luôn chờ đón và vô cùng thích thú.

2.2. Nhận biết qua mùi hương của hoa

Bên cạnh việc phân biệt qua đặc điểm hình thái, quế lan hương còn nổi bật bởi hương thơm đặc trưng. Lan quế có mùi thơm quế khá mạnh dù là ở một khoảng cách xa vẫn có thể cảm nhận được. Chính vì thế, những gốc lan quế chính hiệu sẽ có hương thơm bay xa và không thể nhầm lẫn.

3. Hướng dẫn cách trồng lan quế 

Hoa lan là giống hoa đòi hỏi người trồng dành nhiều thời gian và công sức để nhân giống và gieo trồng. Cách nhân giống hoa lan quế không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người thực hiện. Người trồng cần nắm được những thông tin và kỹ thuật cần thiết để tạo ra được những giỏ lan hoàn hảo nhất.

Người trồng cần tỉ mỉ và cẩn thận khi trồng và chăm sóc lan quế

3.1. Thời điểm trồng

Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa lan bởi tiết trời ấm áp và độ ẩm cao. Người trồng cần đặc biệt lưu tâm về thời điểm trồng vì nó ảnh hưởng tới thời điểm nở hoa của cây. Hoa lan quế tháng 4 và hoa lan quế tháng 8 là tên gọi thể hiện khoảng thời gian nở rộ đẹp nhất của giống hoa này.

Tùy theo điều kiện thời tiết mà sẽ có sự chênh lệch 1 hoặc 2 tháng. Với những người trồng và bán lan, thời điểm trồng còn đóng vai trò quyết định đến giá quế lan tháng 8 của năm đó.

3.2. Xử lý cây giống

Sau khi đã xử lý được những chi tiết thừa trên thân của lan quế, người trồng tiến hành ngâm rễ trong dung dịch thuộc kích rễ và sát khuẩn thân trong khoảng 1 giờ. Bước này sẽ giúp bộ rễ được củng cố và có lợi cho quá trình sinh trưởng.

3.3. Trồng hoa lan quế

Khi tiến hành trồng hoa lan quế, người trồng cần đặc biệt cẩn thận và tỉ mỉ để không làm tổn thương thân cũng như tạo được dáng lan đẹp nhất. Người trồng nên chuẩn bị súng bắt ghim hoặc dây buộc để cố định thân lan trên các giá thể một cách chắc chắn. Giá thể có thể là những thân cây đầy sức sống hoặc những loại chậu chuyên dụng giúp đảm bảo sự thông thoáng cho rễ.

Sau khi chắc chắn rằng thân lan đã được cố định vững chắc, người trồng treo lên chỗ thoáng mát. Việc đảm bảo độ ẩm, ánh sáng và nước cho cây là vô cùng cần thiết. 70% là tỷ lệ phần trăm tuyệt vời cho sự phát triển tốt nhất cho hoa lan quế. Khi thân ra những cụm rễ mới thì cây lan hứa hẹn mang đến những chùm hoa phong lan quế tháng 4, tháng 8 hoàn mỹ.

4. Cách chăm sóc giỏ quế lan hương đẹp

Sau khi có được cách trồng hoa lan quế tháng 8 chuẩn xác, người trồng cũng cần lưu tâm về quá trình chăm sóc cây để đảm bảo hoa ra đúng thời điểm và đẹp nhất. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện 60 – 70% nắng và đầy đủ gió.

Người trồng cần lưu ý rằng lá lan quế rất dễ bị chát bởi ánh nắng và cần di chuyển vào khu vực râm mát nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó, cây sẽ còi cọc và lá không có hình dáng đẹp mắt nếu lượng ẩm cung cấp không đủ.

Một lưu ý nữa mà nhiều người mắc phải đó là quy cách tưới cây lan quế. Tuyệt đối không tưới đọng nước khi trời nắng để tránh lá bị tổn thương và không tưới ướt sũng khi trời đêm muộn. Về mặt phân bón, người trồng nên chọn cách thức bón phân qua lá với các dạng phân tan chậm. Việc chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách làm lan quế ra hoa. 

Hoa lan quế thực sự là loài hoa đẹp và có sức hút bất tận với những người chơi hoa lão làng. Tuy nhiên, để có được những giỏ hoa lan quế tháng tư, tháng tám đẹp mắt, người trồng phải bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết. Những chùm hoa màu sắc ấn tượng cùng hương thơm đặc trưng sẽ là minh chứng cho quá trình chăm sóc hết sức tâm huyết và khiến người xem ngưỡng mộ. 

Cách Trồng Và Chăm Sóc Húng Quế Thái Lan

Tên: húng quế Thái Lan, húng quế phương Đông, húng quế châu Á, húng quế cam thảo (Ocimum basilicum, var. Thyrsiflora)

Loại thực vật: thảo mộc hàng năm

Chiều cao: 40-45cm

Khí hậu: ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm áp, nhưng có thể trồng trong những tháng ấm hơn ở các vùng khí hậu ôn đới khô hạn / bán khô hạn và lạnh, khi không có sương giá.

Đất: trồng trong đất giàu phân trộn và phân hoai mục.

Vị trí: ánh nắng đầy đủ, và cũng có bóng râm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bón phân: thường xuyên sử dụng dung dịch rong biển giúp cây khỏe mạnh và năng suất.

Tưới nước: tưới nước thường xuyên, nhất là khi thời tiết khô nóng.

Hình dáng và đặc điểm của húng quế Thái Lan

Có họ hàng gần với húng quế ngọt, húng quế Thái Lan có tán lá nhỏ hơn một chút, thân màu tím nổi bật và đầu hoa trang trí phù hợp. Hương vị đậm hơn húng quế ngọt nhưng với một chút cam thảo, húng quế Thái Lan là một bổ sung mạnh mẽ cho các món salad mùa hè, cũng như một bổ sung hấp dẫn cho các loại thảo mộc hoặc vườn bếp.

Công dụng của húng quế Thái Lan

Húng quế Thái Lan là một loại thảo mộc có tính trang trí cao, phù hợp với vườn cảnh hoặc vườn rau lang. Những thân cây và đầu hoa màu tím tạo nên nét hấp dẫn cho khu vườn mùa hè. Là một loại thảo mộc hàng năm, húng quế Thái Lan tốt nhất nên được thu hoạch thường xuyên và dùng tươi trong món salad, súp và cuốn bánh tráng.

Cách trồng húng quế Thái Lan

Nếu trồng húng quế Thái Lan trong chậu, hãy chọn hỗn hợp bầu hữu cơ cao cấp với tiêu chuẩn của Úc.

Chọn chậu tự tưới để duy trì độ ẩm tối ưu và bảo vệ khỏi sương giá.

Trồng trong nhà trên bệ cửa sổ đầy nắng, hoặc ngoài trời có ánh nắng đầy đủ tránh thời tiết lạnh. Nếu trồng trong vườn, cải tạo đất trước khi trồng bằng phân trộn và phân hoai mục. Trồng dưới ánh nắng hoàn toàn hoặc một phần bóng râm.

Bảo vệ cây khỏi ốc sên và sên khi còn nhỏ, đồng thời áp dụng dung dịch rong biển để cải thiện sức sống của cây và khả năng chống chịu sương giá và sâu bệnh.

Chăm sóc húng quế Thái Lan

Mặc dù tưới nước thường xuyên là điều cần thiết, nhưng khi đã thành hình, húng quế Thái Lan rất dễ trồng. Thu hoạch thường xuyên để kéo dài thời gian thu hoạch và giúp cây húng quế của bạn không ra hạt.

Húng quế Thái Lan ưa đất ẩm, vì vậy hãy làm giàu phân trộn và phân chuồng, tưới nước thường xuyên và phủ lớp phủ để giảm lượng nước mất đi do bay hơi. Luôn luôn tưới nước cho đất chứ không phải cho tán lá, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

Cắt tỉa và thu hoạch húng quế Thái Lan

Thu hoạch thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển nhỏ gọn và ngăn ngừa húng quế Thái của bạn chạy đến hạt. Là loại thảo mộc hàng năm, cây nên được đốn hạ vào cuối mùa sinh trưởng. Có thể phơi khô lá để dùng quanh năm.

Bệnh và sâu bệnh

Ốc sên và sên có thể tấn công cây non. Bảo vệ bằng thức ăn viên hữu cơ cho ốc hoặc bằng bẫy bắt ốc và sên. Tránh tưới quá nhiều, đặc biệt là vào ban ngày. Nếu rệp trở thành vấn đề, hãy phun Neem hoặc Eco-Oil để ngăn ngừa thiệt hại thêm.

Cách nhân giống húng quế Thái Lan

Là một loại thảo mộc hàng năm, húng quế Thái Lan tốt nhất được trồng từ hạt giống được gieo trong cọc hoặc khay trước khi được cấy ra vườn.

Bắt đầu gieo hạt trong nhà 4 tuần trước khi đưa ra môi trường bên ngoài 2 tuần trước khi trồng. Húng quế Thái Lan được trồng tốt nhất vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè ở hầu hết các vùng khí hậu.

Để thu thập hạt giống của riêng bạn, hãy để hoa húng quế Thái Lan của bạn và sau đó thu thập hoa ngay khi chúng bắt đầu chuyển sang màu nâu.

Làm khô hoa bên trong ở một vị trí ấm áp. Sau khi khô, nghiền nát trên một cái xô hoặc đĩa và sàng các chất bên trong để tách hạt khỏi vỏ(hoa và lá khô).

Bảo quản hạt giống trong phong bì có ghi rõ tên và ngày thu.

Nếu bạn thích điều này thì hãy thử

Bạc hà Việt Nam: một loại thảo mộc lan rộng ở Châu Á ưa ẩm, phát triển đỉnh điểm trong những tháng ấm áp.

Sả: phổ biến trong ẩm thực châu Á và Ấn Độ, loại thảo mộc có dây này ưa đất ẩm.

Rau mùi: một loại thảo mộc ngon hàng năm hoàn hảo để trồng từ hạt vào mùa hè này.

Bắt đầu trồng ngay hôm nay

Kiểm tra hàng loạt loại cây của chúng tôi ngay bây giờ và giúp khu vườn của bạn phát triển!

Lan Quế Hương, Lan Quế Tím_ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Đặc điểm của lan quế

Lan quế có danh pháp khoa học là Aerides odorata, thuộc họ lan Orchidaceae, chi lan giáng hương (Aerides falcata). Loài này sở dĩ có tên gọi như vậy là do hoa của chúng có hương thơm của quế khá đặc trưng với màu hoa rất đẹp và đa dạng.

Thực chất lan quế chỉ có hai loại khác nhau đó là lan quế hương màu trắng. Và loại còn lại đó là lan quế tím. Tùy vào từng vùng và điều kiện khí hậu mà lan quế tím cho ra các màu hoa khác nhau như màu tím nhạt, màu hồng nhạt, hồng tím hoặc màu hồng. Chính vì vậy mà nhiều người chơi lan hay nhầm lẫn lan quế có rất nhiều loại.

Về đặc điểm phân bố, loài lan này thường sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt Châu Á. Lan quế phân bố khá rộng trong tự nhiên ở nước ta, do đó mà màu sắc hoa tùy vùng sẽ hơi khác nhau, dòng hoa được ưa chuộng nhất hiện nay là lan quế Hòa Bình. Có một số loại phổ biến khác là loài lan quế ở các tỉnh miền Trung hoặc Lào.

Lan quế thường nở hoa vào tháng 8 nên cũng được nhiều người gọi là Lan quế tháng 8.

Phân biệt các loại lá lan quế

Lan quế là loài hoa lan rất đặc biệt, do lá của chúng rất đa dạng cho nên người ta khó có thể phân biệt loài lan này với một số loại khác dựa vào lá của chúng. Tuy nhiên, dựa theo hình dạng lá thì lan quế vẫn được phân làm 2 loại chính là quế lướt và quế xếp (Còn 1 loại khác là lá vừa nhăn vừa xếp nhưng ít phổ biến). Tuy thân lá khác nhau nhưng về khuôn bông và mùi hương thì hai loại lan này không có sự khác biệt.

Quế lá xếp thì hình dáng lá thường thẳng và cứng cáp. Lá phát triển theo hướng chếch lên trên, mọc rất khít nhau và ôm sát thân. Do đó mà loại quế xếp thường có thân và lá ngắn, dày hơn loại quế lướt.

Quế lướt có kiểu lá hơi dài lả lơi, lá mọc thưa nhau, không xếp khít. Lá lướt nhìn dài và mỏng, thân cây cũng nhỏ và mềm hơn so với quế xếp. Loại này khi mọc dài thường ngả ngang ra do thân nhỏ không đỡ được sức nặng trong khi ngọn cây vẫn vươn về phía ánh sáng.

Cách nhận biết lan quế

Thân: Lan quế có thân lá dày và cứng, thân to với đường kính thân khoảng 0,8 đến 2 cm, đường kính thân còn tùy thuộc vào loại lan lá xếp hoặc lá lướt. Thân cây thông thường có màu xanh vàng hoặc xanh trơn có thể có chấm tím do lượng ánh sáng cung cấp cho cây quyết định.

Lá: Lá của Lan quế thường có màu xanh đậm, xanh vàng, cũng có thể có những đốm tím, lá có kích thước khoảng 16 đến 25 cm và rộng 2 đến 5 cm. Một số dòng quế có thể có lá bản to hơn 5cm như quế trắng Hòa Bình, loài này khá hiếm gặp.

Rễ: Rễ lan quế thuộc loại rễ gió nên có thể mọc rễ quanh năm, rễ được mọc ra ở giữa thân và nách lá, rễ của lan quế dài ra theo thời gian và phân nhánh tạo thành bộ rễ rủ xuống hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây.

Mặt hoa: Lan quế có hoa dạng chùm dài từ 20 đến 30 cm, kích cỡ bông cũng rất đa dạng, cánh hoa có thể dài từ 2,5 đến 3,5 cm. Mỗi chùm có khoảng 10 thậm chí có tới 60 bông hoa. Cánh hoa hơi tròn, lưỡi hoa cong lên. Hoa mới nở thường có màu trắng pha xanh lục, sau chuyển sang trắng ngà và có màu ngả vàng khi hoa sắp tàn.

Mùi hương: Lan quế có mùi hương quế thơm nồng vô cùng đặc trưng nên có thể dễ dàng nhận biết loài này qua mùi hương. Không cần phải quan sát bằng mắt, bạn vẫn có thể nhận ra lan quế qua mùi hương của nó khi đứng cách vài mét.

Cách trồng lan quế

Thời điểm thích hợp nhất để trồng lan quế là khi thời tiết vào xuân, trời ấm lên và có độ ẩm cao. Lan quế khi mới mua về cần cắt bỏ những lá dập, úa, cắt hết những vòi hoa khô và cắt ngắn phần rễ để rễ mới mọc ra sẽ bám tốt vào giá thể. Nếu như lan quế chưa thuần đang có vòi hoa thì cũng nên cắt bỏ tránh để cây bị mất sức.

Sau bước cắt tỉa, bạn hãy ngâm cây vào thuốc kích rễ và sát khuẩn cây trong khoảng 1 giờ. Ngâm xong vớt ra rồi treo ngọn trúc xuống cho ráo nước sau đó tiến hành ghép. Hàng ngày phải phun tưới ẩm cho cây vào buổi sáng và buổi chiều, cần tránh nước đọng ở nách lá.

Lan quế có thể ghép trên nhiều loại giá thể như chậu, gỗ, dớn hoặc cây sống … khúc vú sữa hoặc lũa dùng để ghép lan quế cũng rất đẹp.

Cách chăm sóc lan quế

Trong quá trình chăm sóc lan quế, cần lưu ý là nếu nắng quá cây sẽ bị cháy lá. Cây phát triển tốt trong điều kiện được cung cấp 60-70% nắng và có gió. Ngoài ra cần phải thường xuyên giữ ẩm cho cây, nếu khô nóng cây sẽ còi cọc, lá cũng sẽ không đẹp. Lưu ý thứ hai là không được để ngọn bị tưới nước đọng lúc trời nắng và cũng không nên tưới sũng cho cây khi đêm muộn.

Về tưới phân, lan quế thuộc dòng rễ gió nên bón các loại phân qua lá. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những loại phân tan chậm trong túi đóng sẵn, 3-4 tháng lại thay túi phân một lần.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.

Bưởi Quế Dương – Cách Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Quế Dương

Bưởi là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam ta, không chỉ là một loại trái cây ăn quả thơm ngon và nó còn mang lại rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Bưởi có rất nhiều loại khác nhau như bưởi năm roi, bưởi đường,… và hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một loại bưởi cũng vô cùng thơm ngon nữa đó chính là bưởi quế dương.

Bưởi quế dương là gì?

Bưởi quế dương hay còn được gọi với tên gọi khác là bưởi Tháp Thượng, là giống bưởi quý hiếm, có khả năng sinh trưởng rất tốt lại cho quả vô cùng chất lượng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống bưởi này bắt nguồn từ thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sau được nhân giống ra nhiều vùng khác nhau.

Đặc điểm của bưởi quế dương

Bưởi quế dương thuộc giống cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5m – 8m, cây có tuổi thọ trung bình cao, có thể lên đến 40 năm. So với những giống bưởi thông thường, thân và cành của bưởi quế dương dài và vươn xa hơn nên còn được dùng làm cây che bóng mát cho nhà. Có bộ lá to và dài, có mùi hương đặc trưng, vừa giúp bảo vệ cho bưởi khỏi những tác động ngoài môi trường, vừa có tác dụng che bóng mát và được tận dụng nhiều trong cuộc sống. Bộ rễ xum xuê, tán cây rộng nên cây phát triển rất nhanh dù ở trong môi trường khắc nghiệt.

Là giống bưởi thu hoạch sớm, nên bưởi quế dương có giá thành cao hơn so với các giống bưởi chín mùa, nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà vườn. Đồng thời, với giá trị dinh dưỡng cao nên bưởi quế dương rất được lòng người mua dùng, nên thị trường tiêu thụ của giống bưởi này rất lớn.

Ngày nay, với điều kiện kinh tế phát triển, bưởi quế dương còn được xuất khẩu sang các nước khác, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, động lực giúp người dân đẩy mạnh canh tác giống bưởi này.

Công dụng của bưởi quế dương

Bưởi quế dương có tác dụng hỗ trợ rất tốt để điều trị các bệnh về đường tim mạch, hay điều hòa lưu thông máu, rất có lợi đối với hệ tuần hoàn của người. Ngoài ra, các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, B2, PP, Insulin, có hàm lượng khác cao trong bưởi quế dương giúp con người trở nên khỏe khoắn, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Cách trồng bưởi quế dương

Bón phân

Trong thời kỳ cây mới trồng, và đang chuẩn bị ra mầm mới, cần tiến hành bón thêm phân đạm, và phân lân cho cây, để kích thích cây nảy chồi và đẻ nhánh, cũng như làm tăng sức đề kháng cho cây.

Tùy thuộc vào số tuổi của cây mà tiến hành cung cấp phân bón định kỳ thích hợp cho cây:

+ Trong 3 năm đầu, trung bình mỗi gốc cần cung cấp từ 1 – 4kg phân NPK,  1kg phân lân. Có thể hòa tan trong nước sau đó tiến hành tưới trực tiếp vào gốc cây, định kỳ 2 tháng/ lần cho cây.

+ Từ năm thứ 3 trở đi, khi cây càng ngày càng phát triển cần tăng lượng NPK và phân lân lên, cứ cách 2 năm tăng lượng phân bón thêm 2kg, tiến hành bón trực tiếp vào gốc để phân tự hòa tan.

+ Khi cây ra trái non và sau khi thu hoạch xong cần cung cấp thêm phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục để quả đạt chất lượng cao vào ổn định lại đất sau khi thu hoạch.

Tưới nước

Sau khi trồng giống xong, cần tiến hành tưới nước đều đặn 2 lần/ngày, để cây có thể phục hồi và phát triển rễ, mầm được. Sau đó, có thể giảm lượng nước xuống, nhưng vào mùa khô hoặc thời điểm cây ra hoa cần cung cấp thêm nước để cây đủ độ ẩm phát triển.

Tỉa cành, vệ sinh vườn

Để cây phát triển khỏe mạnh, khả năng ra hoa và đậu quả cao cần thường xuyên tỉa bớt những cành khô, yếu để cây tập trung chất dinh dưỡng. Nhất là những cành bị sâu bệnh, cần cắt và xử lý ngay trước khi chúng lay lan cho toàn bộ cây. Đồng thời, vệ sinh xung quanh gốc cây cũng là biện pháp hữu hiệu để tạo độ thông thoáng cũng như, phá bỏ điều kiện để vi khuẩn gây hại cho cây sinh trưởng.

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở bưởi quế dương

Bệnh ghẻ nhám

Khi sâu đục vào là cây tạo nên những đường vòng ngoằn ngoèo, làm cây dễ bị loét, và có triệu chứng lây lan rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Cách xử lý của loại bệnh này cần phun thuốc chống sâu bệnh từ khi lá mới mọc, còn non, tiến hành ngắt bỏ những lá bị sâu đục trước khi chúng lây lan.

Bệnh ghẻ nhám thường lây lan rất nhanh, chúng có thể lây từ lá đến thân và quả gây nên những về lồi lõm, sần sùi có màu nâu, khiến quả giảm năng suất, gây ức chế, kìm hãm sự phát triển của chồi non và cành mới. Khi thấy cây bị mắc bệnh ghẻ nhám cần tiến hành phòng trừ bằng cánh phun Bemyl  300g 50WP với 100 lít nước. Cắt bỏ, và đốt những cành bị mắc bệnh ở xa vườn để tránh lây lan rộng.

Kết.