Cách Chăm Sóc Lan Thanh Đạm Indo / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Lan Thanh Đạm

Cách trồng lan thanh đạm:

Lan thanh đạm indo là dòng có cần hoa dài.

Số lượng hoa trên mỗi cần nhiều. Hoa có hương thơm nên được ưa chuộng trồng nhiều trong các nhà vườn. Lan thanh đạm indo được bán theo giò. Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển Nhà vườn thường sẽ dỡ chậu cây ra ra để gửi. Khi nhận cây về ta cần cách tỉa bỏ các rễ hư, rễ già và các lá già, lá hỏng nếu có rồi tiến hành trồng cây vào chậu với các giá thể đã chuẩn bị sẵn.

Các giá thể trồng lan thanh đạm như than, vỏ thông hoặc dớn vụn.

Giá thể than cần được ngâm nước 4-5 ngày, giá thể vỏ thông cần được phơi thật khô trước khi trồng.

Trường hợp bụi cây lớn ta có thể tách thành 2-3 khóm nhỏ hơn. Và trồng vào các chậu khác nhau. Do khi gửi cây nhà vườn sẽ giữ lại một chút giá thể và là đã là cây trồng thuần nên số lượng dễ hỏng không nhiều. Vì vậy khi trồng cây sẽ không bị chột nhiều.

Một số điều cần lưu ý khi trồng lan thành đạm indo (cách trồng lan thanh đạm)

Cách trồng lan thanh đạm

Phần gốc cây cách miệng chậu khoảng 1 – 1,5 cm. Để giá thể bằng với phần gốc của cây. Không để giá thể lấp vào phần gốc dễ ảnh hưởng đến các mầm non sau này. Trường hợp bụi cây không mọc đều xung quanh chậu. Thì ta cần đặt bụi cây ở một phần mép chậu sao cho hướng của các mầm non sau này mọc hướng vào phần vị trí trí giữa chậu. Khi trồng xong cần cố định cây sao cho không để phần gốc bị lung lay trước các tác động cơ học như tưới hoặc gió nhẹ sau khi trồng.

Ta sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ cho cây giúp cây ra rễ mới. (cách trồng lan thanh đạm)

Khi cây đã ra rễ mới thì có thể sử dụng các loại phân hữu cơ bón gốc kết hợp với phân tan chậm. Treo cây ở vị trí có độ che phủ ánh sáng khoảng 65-70% nơi thoáng và có gió nhẹ. Tùy vào giá thể và tiểu khí hậu nơi trồng mà có chế độ bộ tưới nước hợp lý cho cây. Lưu ý khi giá thể khô hoặc gần khô thì ta mới tiến hành tưới lần tiếp theo cho chậu lan thanh đạm. Tag: cách trồng lan thanh đạm. Thanh đạm là loài dễ cho hoa. Một năm cây có thể nở tới hai đến ba đợt nhưng thường cây sẽ nở rộ và cho hoa vào mùa Xuân. Mỗi cần hoa có chiều dài từ 60-80 cm. Gồm nhiều hoa đính trên mỗi cần hoa.

Khi trồng thanh đạm thành một bụi lớn hoa nở dài rủ xuống bóng thành chùm trông rất bắt mắt.

Hoa có hương thơm dịu tự nhiên. Độ bền của hoa chỉ được 5 đến 7 ngày. Trong giai đoạn bạn cần kích thích cây ra hoa hoặc dưỡng nụ thì sử dụng các loại phân có lượng Lân và Kali cao. Như 6-30-30 hoặc 10-20-20 để bón cho cây. Khi hoa gần tàn thì ta dùng kéo cắt gần đến cuống của ngồng hoa. Giúp cây không bị mất quá nhiều sức vào việc nuôi hoa. Khi hoa đã tàn thì sử dụng các loại phân có lượng Đạm Lân Kali cân bằng như 20-10-10 xen kẽ với các loại phân có lượng đạm cao như 30-10-10.

Sử dụng các loại phân trên cần kết hợp đầy đủ các nguyên tố đa lượng, vi lượng và trung lượng giúp cây có sức sinh trưởng tốt nhất. Nếu sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ có trộn lẫn vào trong giá thể thì lưu ý nếu sử dụng kết hợp phân bón lá cần giảm nồng độ và giãn thời gian phun cho cây. Giai đoạn tách chiết lan thanh đạm được tiến hành tốt nhất là sau sau đợt hoa tàn.

tag: cách trồng lan thanh đạm, cach trong lan thanh dam

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463

Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/

Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/

Kênh youtube: Đường link kênh youtube

Thanh Đạm Xanh, Thanh Đạm Bút Chì

Hai lá, dò hoa mọc từ củ già dài khoảng 18 cm có 5-7 hoa to 5-6 cm, có hương thơm nở đồng loạt vào mùa Xuân

Coelogyne brachchyptera Rachb. f.

Thanh đạm xanh ,thanh đạm bút chì

– Đồng danh: Coelogyne virescens, Coelogyne parishii – Mô tả: H- Tên Việt: Thanh đạm xanh ,thanh đạm bút chì – Đồng danh: Coelogyne virescens, Coelogyne parishii – Mô tả: Hai lá, dò hoa mọc từ củ già dài khoảng 18 cm có 5-7 hoa to 5-6 cm, có hương thơm nở đồng loạt vào mùa Xuân. – Nơi mọc: Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Sông bé, Lộc Ninh – Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều. W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70% – Cách trồng: tạo chất trồng ẩm ,treo nơi thoáng mát .Ghép dớn hay bỏ chậu – Nơi mọc: Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Sông bé, Lộc Ninh – Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều. W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70% – Cách trồng : tạo chất trồng ẩm ,treo nơi thoáng mát .Ghép dớn hay bỏ chậu

Lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc

Tên Việt: Thanh Đạm Tuyết Ngọc, Cam Đạm

Tên khoa học: Coelogyne mooreana, Rolfe, Sander 1907

Đồng danh: Coelogyne mooreana f. alba Roeth & O, Gruss 2001; Coelogyne psectrantha, Gagnep 1930

Lan sống phụ sinh, thân hành giả hình trụ, đầu mang 2 lá có phiến hình thuôn mác ngược, thót nhọn ở đầu, thót dài ở gốc, dài 12 – 16cm, rộng 2,5cm, mang 5 gân dọc. Cụm hoa có cuống dài 2cm, chỉ mang một hoa to màu trắng, với các vân vằn nâu. Các lá đài huình thuôn, dài 4,6 – 4,8cm, rộng 1,3cm, có 7 gân vườn hợp. 

Cánh hoa hình giải, dài 4,7cm, rộng 0,5cm, có 5 gân đầu nhọn. Cánh môi hình trứng thuôn, dài 4cm, rộng 2,5cm, chia 3 thùy, 2 thùy bên không xòe ra, hơi hình trứng, có đầu tròn, phần tự do dài 8mm, rộng 7mm, thùy giữa hình trứng có đầu tròn, hơi thót lại ở gốc, mặt trên cánh môi có nhiều nhú xếp thành 3 dải. Trụ dài 2cm. Bầu dài 2cm.

Sinh học: Mùa hoa và qủa chưa thấy rõ.

Nơi sống và sinh thái: Sống bám trên thân và cành thông hay một số cây gỗ khác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 1400 – 2000 m.

Tình trạng: Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của khu rừng cấm trên núi Langbian và quanh Đà Lạt. Cần gấp rút thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữ và nhân giống.

Phân bổ

Thanh Đạm Tuyết Ngọc là một cây đặc hữu của Việt Nam, thường mọc ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng trị, trên cao độ khoảng 1300 thước. Wilhelm Micholitz đã tìm thấy ở ngọn núi Langbiang, gần Đà Lạt và gửi về cho Sander và người con tại St. Albans, Anh Quốc. Cây lan này nở hoa và đoạt giải nhất của Hòang gia (FCC/RHS) vào năm 1905.

Frederick Sander đặt tên Coelogyne moorena để vinh danh F.W. Moore, Giám đốc vườn thảo mộc Glasnevin tại Dublin. Robert Rolfe là người đã mô tả cây lan này trên thông tri của viện thảo mộc Kew, Anh Quốc vào năm 1907 với tên Coelogyne mooreana ‘Brockhurstʼ. Điều lạ lùng nhất là cây lan đẹp và dễ trồng như vậy mà mãi đến năm 1972 nguyệt san Orchid của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và tờ Orchid Digest mới có hình ảnh của cây lan này.

Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt, Lạc Dương: núi Langbian, Đơn Dương).

Chăm sóc

NHIỆT ĐỘ

Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C

Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.

ÁNH SÁNG

Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.

ĐỘ ẨM

Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%

THOÁNG GIÓ

Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

TƯỚI NƯỚC

Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.

Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.

BÓN PHÂN

Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.

VẬT LIỆU TRỒNG

Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước. Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:

70% rễ cây dương sỉ (tree fern), 10% than vụn, 10% đá bọt (perlite), 10% rêu vụn (sphagnum moss).

Bệnh

Bệnh hại trên lan

– Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin,  Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.

– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.

– Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M, Cabenzim, Bendazol.

– Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

– Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị.

– Bệnh đốm vòng (đốm mắt cua): Do nấm Cercospora resae gây ra.

+Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng.

+ Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M.

– Bệnh đốm vòng: Do nấm Alternaria rasae gây ra.

+ Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng. + Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac.

Sâu hại lan

– Rệp vảy: rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC.

– Bọ trĩ: gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít.

Tác dụng y học

Chưa có công bố hay nghiên cứu khoa học nào về tác dụng chữa bệnh của hoa lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc.

Giá trị kinh tế

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Hoato khá đẹp. Có thể trồng làm cảnh.

Ý nghĩa

Đây là cây lan Thanh đạm, đặc hữu của Việt Nam, nổi tiếng nhất trên thế giới. Coelogyne mooreana được xem là ‘Hoàng hậu’ của nhóm Coelogynes. 

Phân loại

Theo American Orchid Society : C. mooreana có những ‘chủng trồng’ như ‘Brockhurst’ (hoa to, có thêm nhiều vết vàng); ‘Westonbirt’   và nhiều loài ‘lai tạo’ được’cầu chứng’ (registered). Coelogyne pandurata = Lan Thanh đạm Eberhardi (PH Hộ), Thanh đạm Langbian (Trần Hợp).

• Coelogyne assamica Linden & Rachb. f. • Coelogyne brachchyptera Rachb. f. • Coelogyne calcicola Kerr. • Coelogyne cristata Lindl. (Không mọc tại VN) • Coelogyne ecarinata C. Schweinf (Không mọc tại VN) • Coelogyne cumingii Lindl. • Coelogyne dichroantha Gagnep. • Coelogyne eberhardtii Gagnep. • Coelogyne flaccida Lindl. • Coelogyne filipeda Gagnep. • Coelogyne fimbriata Lindl. • Coelogyne fuescens var. brunnea Lindl. • Coelogyne griffithii Hook. f. (Mới) • Coelogyne huettneriana Rachb. f. (Mới) • Coelogyne lactea Rachb. f. (Đồng danh với Coelogyne flaccida) • Coelogyne lawrenceana Rolfe • Coelogyne lentiginosa Lindl. • Coelogyne lockii Avr. • Coelogyne malipoensis Z. H. Tsi • Coelogyne moorena Rolfe • Coelogyne nitida (Wall. Ex Don) Lindl. (Không mọc tại VN) • Coelogyne ovalis  • Coelogyne pallens Ridl. • Coelogyne quadratiloba Gagnep. (Mới) • Coelogyne prolifera Lindl. (Không mọc tại VN) • Coelogyne rigida Par & Rachb. f. • Coelogyne sanderae Krzl. • Coelogyne schultesii S. K. Jain & S. Das (Mới) • Coelogyne stricta (D. Don) Schltr. • Coelogyne tenasserimensis Seidenf. (Mới) • Coelogyne trinervis Lindl. • Coelogyne virescens Rolfe • Coelogyne viscosa Rchb. f. • Coelogyne verrucosa Rachb. f.

Theo danh sách này chúng ta không có 4 cây:

Coelogyne cristata Lindl. Vì cây này mọc ở Bhutan, China, India, Nepal, Thailand Coelogyne ecarinata C. Schweinf, chỉ mọc tại Miến điện Coelogyne nitida (Wall. Ex Don) Lindl. mọc tại Bangladesh, Bhutan, China, India, Laos, Myanmar, Nepal, Thailand

Nhưng lại có thêm 5 cây đó là:

Coelogyne griffithii Hook. f. Coelogyne huettenriana Rchb. f. Coelogyne quadratiloba Gagnep Coelogyne schultesii S. K. Jain & S. Das và Coelogyne tenasserimensis Seidenf.

Quy luật về tên gọi đã ấn định rằng sẽ theo tên nào đươc công bố trước, nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn gọi bằng tên đặt sau chỉ được coi là đồng danh (synonym)

Lan Thanh Đạm Hoàng Hạc

// LAN THANH ĐẠM HOÀNG HẠC Coelogyne speciosa (Blume) Lindl. 1830. Chelonanthera speciosa Blume, 1825.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Lan phụ sinh trên cây gỗ, bọng hình trứng ngược, dài 6,5 cm, rộng 2,5 cm. Lá 1 chiếc trên đỉnh bọng, hình trứng ngược – mác đến hình dải – mác, đỉnh nhọn, kích thước 30 – 32 x 7 – 7,5 cm. Cụm hoa rủ khi ra hoa, dài 9 – 27 cm, có 2 – 12 hoa, mọc trên các đốt xếp hình chữ chi, nở lần lượt. Lá đài giữa thuôn hay mác, đỉnh nhọn; lá đài bên thuôn hoặc hình trứng – mác, đỉnh xẻ hay nhọn, dài 5 cm, rộng 2 cm. Cánh hoa uốn ra ngoài nhiều hay ít, kích thước 5,2 – 5,6 x 2,5 – 3,3 cm. Môi màu vàng, phần dưới màu vàng chanh có sọc và bớt nâu, hiếm khi nâu tuyền, kích thước 5 x 3,5 cm; đỉnh môi rộng, chia 2 thùy hoặc hơi khía; cựa khá dài. Cột màu vàng chanh, có phần phụ hình cánh. Quả cắt ngang hình ba cạnh thuôn nhọn. Sinh học và sinh thái: Nở hoa tháng 12 – 1 (năm sau). Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác trong rừng ẩm (đôi khi trồng), ở độ cao 1400 – 1700 m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt). Thế giới: Malaixia. Giá trị: Nguồn gen quý hiếm của Việt Nam, có giá trị làm cảnh vì có hoa to và sắc màu đẹp; lá đài màu lục nhợt, môi dài 5 cm, màu vàng có sọc và đốm nâu, chót vàng rồi trắng.

Tình trạng:

Loài có nơi cư trú và khu phân bố rất hẹp. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác nhiều vì có hoa đẹp để làm cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng:

EN A1d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn chăm sóc.

Tài liệu dẫn:

Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 419.

Kỹ Thuật Trồng Lan Thanh Đạm

Lan Thanh Đạm là chủng loại thường xanh tự nhiên, thuộc loại biểu sinh, có rất nhiều tại Ấn Độ, trung Quốc và hầu hết các đất nước Malaysia. Những cây nào ở trên dãy Himalaya thì cần được trồng trong nhà mát và được coi như cây kiểng lý tưởng. Loại từ Malaysia thì thường tăng trưởng mạnh hơn lịa thích hợp với nhiệt độ hơi cao hơn. Còn có một số lớn chủng loại được trồng cũng như lai giống, một số đã được thực hiện cách đây nhiều năm nhưng vẫn còn được hâm mộ.

Màu chính của Lan Thanh Đạm là màu trắng tuyền điểm màu môi như tô thêm sắc, hoa thường có mùi thơm dịu dàng, Cũng có lúc màu nâu hung và lục. Cây nhiều cỡ, có thân giả màu lục, mập và bóng khi còn non, khi già thì nhăn nheo. Cây lan Thanh đạm nào cũng có lá hẹp hình trái xoan và cọng hoa từ những chồi non đang nhú ra. Cọng hoa có thể rất ngắn và chỉ nở một đóa hay cọng dài rủ xuống mang một chùm đến cả 12 đóa.

Lan Thanh đạm nở hoa vào cuối mùa đông và mùa xuân.

Cùng tham khảo Kỹ thuật trồng lan Thanh đạm mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt độ

Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C

Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.

Ánh sáng

Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.

Độ ẩm

Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%

Thoáng gió

Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Tưới nước

Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.

Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.

Bón phân

Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.

Vật liệu trồng

Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước.

Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:

70% rễ cây dương sỉ (tree fern)

10% than vụn

10% đá bọt (perlite)

10% rêu vụn (sphagnum moss)

Trên đây là kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm. Chúc các bạn có những chậu lan tuyệt đẹp và hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về Kỹ thuật trồng lan nhé!

Có thể bạn quan tâm: