Cách Chăm Sóc Lan Hài Lông / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Hài Lông – Paphiopedilum Hirsutissimum

Cây mọc thành bụi nhỏ trên các hốc đá. Thân rất ngắn chìm dưới đất. Lá hình dải hẹp, màu bóng lục, đầu thót tù, dài 30 – 40cm, rộng 2 – 3cm, xếp 2 dãy. Cụm hoa dài 20cm, có 1 hoa, cuống có lông màu tím thẫm. Lá bắc 2, hình trứng rộng, có lông tơ dày.

Lan hài lông

Mô tả:

Cây mọc thành bụi nhỏ trên các hốc đá. Thân rất ngắn chìm dưới đất. Lá hình dải hẹp, màu bóng lục, đầu thót tù, dài 30 – 40cm, rộng 2 – 3cm, xếp 2 dãy. Cụm hoa dài 20cm, có 1 hoa, cuống có lông màu tím thẫm. Lá bắc 2, hình trứng rộng, có lông tơ dày.

Hoa có đường kính 10cm. Lá đài trên màu vàng lục hình trứng rộng, dài 3,5cm, đầu tù, có nhiều chấm màu thẫm ở gốc và giữa, mép màu xám, có lông thưa ở bề mặt và mép. Lá đài dưới màu vàng lục, có các chấm màu hung đỏ, mép có lông. Cánh hoa hình thìa, dài 5 – 6cm, rộng 1,2 – 2cm, phần gốc màu lục xám có các chấm màu hung đỏ, phần đỉnh có màu tím đỏ, mép có lông. Phần cánh môi hình mũ, dài 3,5 – 4cm, rộng 2cm, đầu tù, màu vàng lục đến xanh nhạt, có nhiều chấm màu tím đỏ, mép,có tai hình tam giác tù. Nhị lép vuông, gần gốc có một u lồi ở mặt trên.

Sinh học: Mùa hoa vào tháng 2 – 3. Tái sinh bằng chồi và tái sinh bằng hạt.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở vùng núi đá, chịu hạn khá tốt.

Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng.

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào.

Giá trị:

Cây có dáng đẹp, hoa to, có màu sặc sỡ. Có thể trồng làm cây cảnh.

Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữa nguồn gen và làm cảnh. Điều tra thêm về nơi phân bố và tình trạng.

Cách Chăm Sóc Lan Hài

Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

Hầu hết các loại phong lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

Nhiệt độ và sự thoáng khí

Có hai nhóm, nhóm lan hài có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27°C vào ban ngày, khoảng 16°C vào ban đêm; còn đối với nhóm lan hai có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22°C vào ban ngày, khoảng 12°C vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

Chậu lan dùng vỏ cây thông, lá thô, hoặc cát

Phong lan Paphliopedium có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng và một chậu khác.

Nguồn: chúng tôi

Chăm Sóc Lan Hài Đúng Cách

Tin tức

Thật ra lan hài không khó trồng, lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằngdo đó gây cho chúng ta ấn tượng là Lan hài khó trồng. Chỉ cần bạn trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật thì lan hài sẽ sinh trưởng tốt và cho bông đẹp

Về ánh sáng 

Khi thiếu nắng lá sẽ đậm màu, khi dư nắng lá sẽ tái nhạt, ánh nắng quá nhiều lá sẽ bị cháy và cây dễ khô héo nhanh chóng. 

Nên bạn phải đảm bảo độ sáng thích hợp cho lan hài, độ sáng thích hợp cho lan hài là từ 30 – 40%, bạn nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuyếch tán là tốt nhất. 

Nhiệt độ: 

Lan hài chia làm 2 nhóm chính: 

Nhóm lá có vân: thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng. Nhiệt độ thích hợp cho chúng là 15,5°C – 18°C về đêm, 22°C – 26,5°C ban ngày. 

Nhóm lá không có vân: thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độthích hợp là 10°C – 13°C ban đêm, 15,5°C – 18°C ban ngày .

Nước tưới 

Việc tưới nước cho lan hài là quan trọng nhất, bạn cần phải chú ý nhiều:

Thường tưới 1-2 lần/ngày bằng vòi phun sương, tốt nhất nên có một thời gian khô nhẹ giữa 2 lần tưới. pH của nước cỡ 6,2 – 6,6. 

Bạn phải tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân, đặc biệt vào mùa khô phải tưới thường xuyên.

Phải giữ ẩm cho lan hài suốt năm, không có thời kỳ để khô. 

Vào mùa mưa các chậu Lan hài phải được đặt lên sạp hay treo lên giàn để chống việc úng nước làm Lan hài bị thối.

Bón phân 

Có thể bón NPK 1-2 lần 1 lần, cần có 40ppm Ca++ và 20-30ppmMg++. 

Dùng nước phân hữu cơ pha thật loãng hoặc tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10. 

Cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc. 

Mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên, mùa mưa giảm bớt do sự quang hợp giảm. Nếu thấy đầu lá nâu khô thì ngừng hẳn việc tưới phân. 

Sang chậu 

Khi cây trưởng thành, mọc ra ngoài chậu, khi chất trồng bắt đầu mục nát và khi sự thoát nước trở nên kém đi bạn phải thay chậu cho lan. 

Bạn cần bỏ hết chất trồng cũ, rễ cũ hư thôi, và rửa rễ với thuốc trừ nấm rồi đem trồng vào chậu mới với chất trồng mới. 

Sau khi sang chậu bạn tưới nước đẫm cho chất trồng ổn định rồi chờ từ 3 – 5 ngày sau mới tưới trở lại, cần tưới sương trên lá nhất là vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển (khoảng 3 tuần) thì hãy tưới đều trở lại như bình thường. 

Bệnh trên cây 

Bệnh thường gặp của lan hàilà nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1-2 lần và cũng nên dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl 1 lần/tháng để ngừa việc thối gốc, thối rễ. 

Chất trồng và chậu trồng 

Chậu và chất trồng của Lan phải được giữ ẩm tốt, chậu trồng nên có nhiều lỗ thoát nước.

Chất trồng không nên có đất, hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc sợi dớn, than gỗ vụn. 

Với loài sống trên đá vôi cần thêm vài viên đá vôi, hoặc có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn. 

Trộn hỗn hơp rồi cho vào nữa phần chậu, đáy chậu bỏ một lớp than vụn để dễ thoát nước, cho cây vào giữa chậu cho thêm chất trồng phủ rễ nhưng không phủ kín gốc. 

Nguồn: Tổng hợp.

Hoàng Thảo Đùi Gà, Kiếm Đỏ, Hài Mốc Hồng, Hài Lông 16

Hoàng thảo đùi gà

Kiếm đỏ

Hài Mốc hồng

Hài Lông

Hoàng thảo Đùi Gà (Dendrobium nobile): Tiết diện thân hình tròn hoặc e líp, dài từ 30 – 60cm có nhiều rãnh dọc thân, hoa ra ở các đốt đã rụng lá.

Đùi gà ưa khô, chỉ cần thỉnh thoảng tưới cho 1 ít nước đủ để ướt giá thể. Với những người trồng lan lâu năm có nhiều kinh nghiệm có thể không cần che mưa, nhưng nên làm mái che mưa cho loại này mặc dù chúng rất ưa nắng.

Den nobile không ưa bón nhiều phân, nếu muốn dùng nên dùng các loại hữu cơ như rong biển, phân cá… tưới cách tuần.

Ảnh hoa: sưu tầm

Ảnh thực tế:

2. Kiếm đỏ Cymbidium suavissimum: lá 5-7 chiếc. Dò hoa to, lên thẳng, hoa 30-60 chiếc, to 3-3,5 cm, nở vào mùa hè. Loại này ít khi xuất hiện trên thị trường. Cây lan này rất giống với Cym floribundum nhưng sắc hoa tím đỏ hơn, củ to hơn, lá dài hơn, nhiều hoa hơn, nở vào mùa hè thay vì mùa Xuân như Cym. floribundum.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

3. Hài Mốc hồng (Paphiopedilum micranthum): Một giống lan hài nhỏ, thường 3-4 lá. Dò hoa cao 10-25 cm, hoa 1 chiếc, to khoảng 5-7 cm, có thể coi là một trong những loại có hoa đẹp nhất trong các loại hài VN, nở rải rác khoảng tháng 11- tháng 4 dương lịch.

Ảnh thực tế:

4. Hài Lông (Paphiopedilum hirsutissimum): Lá dài 30-45cm, rộng 3-4 cm, mặt trên màu xanh sẫm hơn mặt dưới.

Hoa: phần cánh hoa gần cuống mép xoăn, phần đầu cánh màu tím đỏ, mép có lông. Cánh môi hình mũ, đầu tù, màu vàng lục đến xanh nhạt, có nhiều chấm màu tím đỏ. Một ngồng hoa cho 1 bông, dài 17-25cm và có lông rậm, kích thước hoa 10-14cm, nở rải rác vào khoảng tháng 3-6 dương lịch.

Đặc điểm: Trong tự nhiên, người ta tìm thấy loài này sống trên chất mùn dưới gốc cây hoặc trên đá có phủ rêu, nơi có độ ẩm cao và có mưa phùn vào từng đợt trong mùa Đông và Xuân, mưa rào vào Hạ sang Thu.

Yêu cầu: Cây ưa trồng ở nơi có tán bóng trung bình đến mát, thoáng khí quanh năm. Chất trồng luôn giữ ẩm nhưng không đọng nước, 3-5 ngày tưới nước 1 lần. Để giúp cây ra hoa, tưới nước mạnh và để nơi nhiệt độ mát vào mùa Hạ sang Thu, sau đó giảm tưới nước dần.

Xem biểu đồ tưới nước;

* (Khô-K, Vừa-V, Ướt-Ư):

Tháng 1 23456789101112

Lượng K KKVƯ ƯƯƯVKK K

Chất trồng: Cây có thể thích nghi với nhiều loại chất trồng có thể là; chất trồng có chứa axit có lợi, chất mùn lá, chất mùn thực vật (dớn, cành cây…), rêu. Thực tế, chúng ta có thể trồng bằng sơ dừa cỡ trung, than củi, xỉ than tổ ong, gỗ thông, đáy chậu lót chất thoát nước như than củi, xỉ than.

Ảnh thực tế:

Bật Mí Cách Chăm Sóc Lan Hài

Ngày:17/09/2023 lúc 14:08PM

– Lá: phát triển thành từng cặp từ gốc. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn.

– Rễ: hình thái đặc trưng màu xanh, do được bao phủ bằng một lớp vỏ lụa. Chức năng chính của rễ là giữ vững cây, hút dinh dưỡng và nước. Rễ phải được luôn luôn ẩm ướt, nhưng không được đọng nước.

– Dự trữ dinh dưỡng: Không giống lan như Denro, lan hài không có giả hành, do đó không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

– Nhân giống: Lan Hài có thể được trồng mới bằng cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ cây trưởng thành. Một số loại lan Hài lai, chồi lan mọc lên từ gốc thân cây mẹ và phát triển rất nhanh.

– Khí hậu: Lan sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

– Điều kiện trồng: Trồng trong bóng mát. Để lan ra hoa cần có điều kiện lạnh 10-15 độ vào ban đêm (thông thường vào mùa thu), duy trì trong 3-4 tuần.

– Giá thể: Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa có thể giữ được từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần.

– Màu sắc: Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

– Ánh sáng: Lan Hài cần ít ánh sáng, có thể sử dụng lưới che nắng 50-60%. Tuy nhiên nên để lan nhận được ánh nắng vào buổi sáng sớm.

– Nhiệt độ: Thường chia ra làm 2 loại:

Loại chịu nóng gồm lan Hài có lá đốm như: Pap. Maudie, Pap.delenatii. Cần khí hậu ban đêm lạnh xuống 6-18,3 độ C. ban ngày từ 21-29 độ.

Loại ưa mát gồm lan có lá xanh trơn như: Pap. insigne, Pap hangianum cần ban đêm cần lạnh 10-13 độ. Nhưng loại lan này cũng không ưa nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.

– Dụng cụ trồng: Các bạn có thể chọn các loại chậu đất nung, có kích thước lỗ nhỏ vừa đủ cho rễ bò lan ra. Hay có thể trồng bằng chậu gốm, sứ chỉ có 1 lỗ thoát nước ở đáy cũng được nhưng lưu ý phải thêm giá thể và chế độ thoát nước cho lan).

Đối với cây mới tách chỉ cần cắt các rễ đã chết khô, rửa sạch, ngâm dung dịch Atonik hoặc B1 khoảng 2-3 tiếng.

Có thể đặt chậu trên một cái khay nông chứa nước, khi tưới, nước thoát xuống rồi cứ bốc hơi dần lên cho cây hút ẩm. Hoặc kê chậu lan hài trên giàn thép, kê gạch để chậu không chạm đất hạn chế sinh vật có hại.

Lan Hài không chịu được nhiều nắng, ưa râm mát, nên đặt chậu dưới gốc cây hoặc dưới lưới che tuy nhiên sắp xếp sao cho có nắng sớm chiếu xiên vào cây 1-2 tiếng mỗi ngày nhằm diệt nấm bệnh, vi khuẩn. Hạn chế nắng buổi trưa chiếu trực vào, do có thể gây cháy lá.

– Chế độ tưới: Lan không có bầu chứa nước cho nên cần phải tưới từ 3-7 ngày/lần, tùy theo khí hậu nóng hay lạnh. Khi tưới phải tưới cho thật đẫm và tránh không bao giờ được để lan khô rễ. Nếu trồng ngoài vườn, vào mùa hè có thể tưới hàng ngày.

– Chế độ bón phân: Chỉ nên dùng lượng phân loãng để bón cho lan Hài.

Các bạn có thể tham khảo công thức: ¼ thìa cà phê gạt phân 30-10-10 hay 20-20-20 pha với 4 lít nước và chỉ bón trong mùa cây ra lá mạnh mà thôi. Mỗi tháng bón 3 lần và 1 lần xả nước cho thật đẫm giúp rửa sạch hết muối đọng trong chậu.

– Thay chậu: Trung bình mỗi năm một lần, bởi vì khi giá thể đã mục nát sẽ giữ nước và làm thối rễ. Khi rễ bị thối cây rất khó lòng hồi phuc.

Giá thể khuyến nghị gồm: Vỏ thông nhỏ 50%. Than củi vụn 20%. Dớn trắng chi lê 15%, Perlite 15%.

Khi thay chậu, phải cắt hết rễ và lá thối rồi trồng cây vào giữa chậu, và không vùi quá sâu. Lưu ý là cây con phải nằm trên mặt giá thể, không được nén quá chặt và dùng chậu quá lớn vì lan sinh sản rất chậm. Khi tách nhánh nên giữ tối thiểu 3 nhánh. Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

Ẩm độ trung bình 40-50%. Chỗ để lan cần thoáng đãng, không nên để vào trong góc và để sát nhau quá.

– Về tưới nước, ngày tưới 1 lần, ngày mưa hoặc ẩm thì không cần tưới, ta có thể kiểm tra bằng cách cầm 1 viên giá thể lên nếu thấy đã khô hoàn toàn thì có thể tưới, còn ẩm mát thì thôi.

– Trước mùa hoa 4-5 tháng phun B1, chuyển sang bón NPK giàu P (lân) 10-30-10 mỗi lần/tuần để kích hoa, đồng thời tưới thưa đi 4-5 ngày / lần.

– Khoảng tháng 6-9 dương lịch vào mùa mưa, nên phun thuốc phòng nấm bệnh ( Topsin, Kamsu 2L…) 1 lần/tháng, nếu đã bị bệnh thì phun theo chỉ dẫn trên nhãn 1 lần/tuần cho đến khi khỏi bệnh.

– Phun nước vôi trong khoảng 15 ngày/lần. Việc phun nước Vôi là để trung hòa độ pH chất trồng. Lan hài phát triển tốt khi pH=7. Việc chỉ tưới phân hóa học hoặc nước mưa chưa axit ở thành phố làm giảm pH chất trồng rất nhanh. Điều này, kéo theo, pH xuống thấp làm hỏng rễ lan hài từ đó cây không hút được nước và dinh dưỡng và lụi dần đến chết.