Cách Chăm Sóc Cây Trúc Lan / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

Cây trúc nhật là giống cây có nhiều tác dụng, cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, xét theo phong thủy cây trúc nhật có khả năng trừ tà rất tốt đem lại điều tốt lành cho gia đình, chính vì những điểm đặc biệt mà cây trúc nhật được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trong nhà

Cây trúc nhật được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cây trúc nhật xanh, cây trúc nhật đốm, cây phất dụ trúc lang và có rất nhiều những tên khác nhau, cây có Tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata

Khi cây phát triển đến một thời gian nhất định cây sẽ có hoa và những cụm hoa trúc nhật có dạng chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay màu vàng, hiện tai cây trúc nhật có nhiều mẫu đa dạng cho bạn thoải mái lựa chọn như: trúc nhật lá đốm, trúc nhật lá sọc, trúc nhật lưng rùa, thủy trúc

Khi bạn trồng và chăm sóc những cây trúc nhật trong nhà,nếu bất cứ ai hiểu về cây trúc nhật sẽ biết rằng cây trúc nhật là biểu tượng của người quân tử, tuy cứng mà vẩn mềm mại.

Cây Trúc ngụ ý trời đất trường xuân, từ “Trúc” gần âm với từ “Chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp,

Theo ý nghĩa phong thủy, cây có tác dụng trừ tạ, nhiều người còn cho rằng trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.

Theo ý nghĩa sinh học, cây có tác dụng loại bỏ khí độc, giúp thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ tại không gian sống dễ chịu, thoáng mát, bớt oi bức trong những ngày nắng.

Đất: Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng.

+ Nước: Tùy theo môi trường nơi trồng cây, nếu trồng trong bóng râm, mỗi tuần nên tưới cây 3 lần, nếu nơi nắng nóng tên tưới nước thường xuyên.

+ Nhiệt độ: Trung bình, mát mẻ.

+ Ánh sáng: Cây chịu bóng râm tốt, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc ánh sáng thường xuyên đảm bảo cây xanh tốt.

+ Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải.

+Dinh dưỡng: Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.

LƯU KHI KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRÚC NHẬT

Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.

+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

+Mặc dù là cây ưa bóng râm, tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày.

+ Tưới nước thường xuyên, đúng lúc.

+ Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.

+ Không tưới quá nhiều nước, cây dư nước nhiều dễ úng gốc, rễ và sinh ra nấm hại cây.

+ Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát, không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.

Trúc Nhật được nhân giống bằng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành.

Đào cây mẹ lên, rũ bỏ đất, để lộ rễ. Rồi cắt rời các rễ cây con với cây mẹ, đặt cây con vào chậu đã có đất, lấp đất, tưới nước.

Cách này không làm ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ.

Nếu là cây Trúc Nhật thủy sinh thì chỉ việc tách cây con khỏi cây mẹ, đặt vào chậu có chứa sẵn nước hoặc dung dịch trồng cây.

Cắt đoạn cành có 1-2 cặp lá, giâm vào hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu, xơ dừa. Sau đó, tưới nước đủ ẩm.

Khi rễ mọc ra từ các đoạn cành giâm, bứng đoạn cành giâm này, sao cho không đứt rễ, trồng vào chậu nhựa hoặc túi bầu chứa giá thể hỗn hợp, cành giâm sẽ nhanh đẻ nhánh.

Theo chúng tôi

Cây Trúc Nhật Vàng: Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Nhật Vàng

1.Đặc điểm cây trúc nhật vàng

Cây là giống cây có nguồn gốc từ nhật bản, cây mang đến ý nghĩa thịnh vượng cho gia đình

Cây là giống cây chịu râm, phát triển chậm, có thân thẳng đứng- thân mảnh, cây mọc thành bụi có chiều cao khoảng 30-40cm, cây dạng cây bụi có phân nhiều nhánh nhỏ.

Bộ lá trúc nhật vàng lá đơn nhiều vòng, mọc từ nhánh, cuốn ngắn , lá có đốm vàng.

2.Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật vàng

Cây hoa trúc nhật vàng là giống cây chịu hạn rất tốt vì vậy khi trồng trong nhà nên rất an tâm trong khoảng thời gian kéo dài, khả năng chịu úng của cây nhật vàng rất tốt.

Đất trồng: đất trồng cây thường sử dụng các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, ngoài ra đất phải thoát nước tốt.

Phân bón: nên bón các loại phân tan chậm giúp cho cây hấp thụ dần dần và về lâu dài, định kỳ bón phân cho cây 1 tháng/ lần sẽ giúp cây giữ được sự phát triển ổn định hơn, cây xanh quanh năm

Nước tưới: cây nên tưới nước từ 2 ngày / lần, khi cây đủ ẩm thì không nên tưới nước. Khi trồng cây trong văn phòng do sử dụng nhiều điều hòa, bốc hơi nước nhanh nên lượng nước tưới cũng nhiều hơn.

Phòng trừ sâu bênh: cây là giống cây ít khi gặp phải bệnh, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây cũng thường xuyên bị một số loài sâu bệnh tấn công như bệnh thán thư, muội đen. Phần lớn nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm cao, hỗn hợp giá thể trồng có thể là do quá ẩm nên bệnh phát triển nhanh hơn.

Nên để cây ở nơi thoáng mát, có gió thổi qua, loại bỏ các loại lá thối, lá bệnh và sử dụng các loại thuốc khác phun phòng trừ cho cây trúc nhật vàng.

Cây là cây cảnh quan với dáng vẻ thanh mảnh, mang đến cho vẻ đẹp xanh mát, cảm giác thanh bình khi ngồi cạnh cây . Cây có thể để ở trong khu nhà có diện tích lớn hay là bé đều có thể để được, cây không chỉ đẹp còn là cây phong thủy vô cùng ý nghĩa mang đến sự bình yên, xua đuổi tà độc, mang đến may mắn, sự an bình

3.Công dụng của cây trúc nhật vàng

Cây có ý nghĩa về mặt phong thủy rất tốt, cây trúc nhật vàng là người hợp mệnh kim

Cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, cây giúp tiêu trừ đi các loại độc tố, trừ tà, nên rất được ưa chuộng

Cây trúc nhật mini có thể để trên bàn làm việc cùng phòng tiếp khách khá là đẹp, khi đặt cây trong phòng học tập thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.

4.Tại sao cây trúc nhật vàng được ưa chuộng

Cây trúc nhật vàng lá đại diện cao quý cho 4 mùa trong năm, cây cũng là biểu tượng cho phẩm chất cao quý của người quân tử, khi mùa hè tới cây phát triển khá là nhanh, thân cây mảnh mai là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt. cây có khả năng chịu hạn rất tốt, đặc biệt trong mùa hè năng nóng. Cây xanh tốt quanh năm vì vậy cây ngày càng được nhiều người đón nhận.

Cây trúc nhật vàng thường được trồng thành từng bụi ở trước và sau nhà. ở nhà trong đô thị có diện tích đất hẹp hơn thì thường trồng trong đất hẹp, vì vậy trồng trên chậu và trong trong nhà là nhiều hơn.

Cây Trúc Quân Tử – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây trúc quân tử hay còn được gọi là tre hàng rào, có tên khoa học là Bambusa multiplex, thuộc họ thực vật Poaceae. Trúc quân tử có nguồn từ Nepal, một số nước ở khu vực Đông Á và ở miền nam Trung Quốc, sau đó được du thực vào Việt Nam và dần trở thành loại cây được ưa chuộng và sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Được xếp trong nhóm tranh tứ quý nổi tiếng “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, mang nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Đặc điểm của cây trúc quân tử

Đặc điểm hình dáng cây trúc quân tử

Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ, mảnh mai, thường mọc thẳng đứng, chiều cao trùng bình đạt khoảng 1,6 – 3m, các cây nhỏ chụm lại thành 1 bụi thưa, thân có màu vàng tươi óng rực rỡ, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ. Lá trúc đen có dạng dài, thuôn, nhịn dần về phần ngọn lá, có bẹ bóng ôm sát lất thân, có nhiều gân hình vòng cung. Hoa có trúc quân tử mọc thành cụm, nhiều bông tạo thành chùy, mỗi cây đều có cả hoa đực và hoa cái, nên có khả năng tự thụ phấn bằng gió, mỗi năm hoa chỉ ra 1 lần vào cuối tháng 7.

Trúc quân tử có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, là loài ưa sáng, nhưng chịu ảnh hưởng của bóng râm 1 phần, chính vì vậy cây thích hợp trồng ở những nơi mát mẻ. Cây có tuổi thọ trung bình từ 3 -5 năm, nếu được chăm sóc tốt, điều kiện phát triển mạnh cây có thể sống đến 6 – 7 năm.

Ý nghĩa của cây trúc quân tử

Trúc quân tử như chính tên gọi của mình, nó là biểu tượng cho những người chính nhân quân tử, đại diện cho chính nghĩa. Có ý nghĩa cho sự may mắn, hạnh phúc, màu vàng cho sự thịnh vượng làm ăn phát đạt, giúp gia chủ tránh được tai ương, xui rủi, ma quỷ và tà ma quấy rầy. Tượng trưng cho trí tuệ thông minh, uyên bác, sự bền vững trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống.

Ngoài những ý nghĩa đặc biệt của mình, trúc quân tử còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc của con người như:

Do có hình dáng đẹp, sinh trưởng và phát triển, mạnh nên được trồng làm cây cảnh, cây công trình,… cho sân vườn, hoặc trong các khuôn viên công cộng.

Đồng thời, cây thường mọc thẳng đứng thành bụi lớn, nên hay được trồng thằng hàng thay thế cho hàng rào, tường, hàng lang lối đi,…

Theo các khoa học, cây trúc đen có tác dụng tích cực trong việc thành lọc không khí, loại bỏ khí độc, điều hòa nhiệt độ, tạo nên 1 không gian sống xanh tươi mát, dễ chịu, xua tan đi cái nóng oi bức của những ngày oi ả.

Ngọn cây có thể sử dụng làm thức ăn, thân cây có thể được dùng làm giấy, khi già là nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ như bàn ghế, thảm,…

Đất trồng

Bạn có thể trồng trúc quân từ ở vườn hoặc trong chậu đều được, tuy nhiên cần chọn những loại đất có độ mùn cao, độ dinh dưỡng khoảng 60 – 80%, độ ẩm trong đất phải đạt trên 70%, chế độ thoát nước nhanh.

Bạn có thể trộn thêm cho đất các thành phần khác để tạo nên độ dinh dưỡng như: phân chuồng, trấu, tro, xơ dừa và 1 ít vôi bột để khử độ chua trong đất, ủ đất với hỗn hợp trên trong vòng 1 – 2 tuần.

Cách nhân giống cây trúc quân tử

Trúc quân tử có thể nhân giống bằng 2 phương pháp: gieo hạt và tách bụi, tuy nhiên người thường nhân giống bằng cách tách bụi. Bởi phương pháp này, mang lại hiệu quả nhanh, không tốn nhiều công sức, cây giống phát triển mạnh, thuận lợi cho quá trình chăm sóc sau này. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị bầu đất, trộn đất với phân bón và các loại bã mùn khác như: tro, trấu, phân trùn quế, xơ dừa. Chọn cây bụi cây mẹ đang phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, tách cẩn thận 1 cụm gốc, nên chọn cụm đã có 2 – 3 cây con, chú ý không nên làm tổn thương bộ rễ trong quá trình tách gốc. Khi tách bụi xong, tiến hành trồng ngay cây vào bầu đất, đặt bầu ở thoáng mát, tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây. Sau khoảng 2 -3 tháng cây giống đã phát triển rễ và thân cây tốt, thì có thể đem đi trồng tùy theo mục đích sử dụng.

Lưu ý, nên tiến hành tách bụi nhân giống khi khí hậu trở nên mát mẻ, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.

Nếu trồng cây trong chậu, trước tiên bạn cần chọn loại chậu có kích thước thích hợp với bầu đất cây giống, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Nếu bạn muốn trồng cây xuống vườn để làm hàng rào, hoặc lối đi, thì nên đào hố với kích thước khoảng 50x40x45 là vừa đủ. Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố, hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.

Sau trồng nên tưới nước thật đẫm cho cây phát triển, bạn có thể sử dụng vỏ trấu khô, rắc 1 lớp mỏng ở trên bề gốc, nhằm giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.

Cách chăm sóc cây trúc quân tử

Tưới nước

Trúc quân tử là loài ưa ẩm tuy nhiên cũng chịu úng rất kém, vì vậy trong quá trình cung cấp nước cho cây bạn cần lưu ý đến liều lượng khí tưới, cách tốt nhất cứ 2 ngày bạn tưới cây 1 lần, lưu ý tưới lượng vừa đủ không nên tưới quá nhiều. Một mẹo nhỏ để bạn có thể nhận biết khi cây thiếu nước là lá thường cuộn tròn lại thành 1 vòng cung.

Bón phân

Cứ 1 tháng bạn nên cung cấp phân bón cho cây 1 lần, mỗi lần nên thay đổi phân bón hợp lí, thường xuyên sử dụng các loại phân vô cơ, hoặc phân hữu cơ đa dạng khác nhau, 3 tháng/1 lần bạn nên phun thuốc cho lá

Cắt, tỉa cành

Khi cây bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh, cân cắt, tỉa thường xuyên cho cây, tránh để cây có nhiều cành, rậm rạp, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Nếu cây bị thiếu nước, sẽ rất dễ dẫn đến bệnh khô lá hoặc khô đầu lá, vì vậy để hạn chế bạn cần thường xuyên cung cấp nước đầy đủ cho cây, tránh để câu bị thiếu nước. Trong mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ bắt đầu giảm, các loại nấm. rệp, phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ đi những phần bị nhiễm bệnh nặng, dùng vòi nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt, sau đó bạn có thể sử dụng thêm bình xịt côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.

Hi vọng, với những chia sẻ về loài cây trúc quân tử sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết bổ ích về loài cây này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-cong-trinh/

Rate this post

Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

Đặc điểm: Cây mọc thành bụi như trúc sậy, cao khoảng 50 – 100cm, phân chia nhánh nhỏ. Lá mọc đối hay vòng, thuôn tròn dài, trông như lá tre, nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Đầu lá thuôn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ. Phiến màu xanh nhạt có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt (lá càng non càng loang lổ nhiều). Cụm hoa chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh.

Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng. Cây trồng ở chậu làm cảnh đẹp, trông như một bụi cúc, mảnh mai có lá đặc sắc xanh quanh năm. Cây chịu được bóng nên có thể làm cây trang trí trong nhà. Cây được gây trồng bằng cách tách các bụi, hay dâm, các bụi nhỏ chóng đẻ nhánh cho chồi dài xanh bóng.

Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

Cây trúc nhật là loại ưa bóng râm, độ ẩm vừa phải. cây rất dễ trồng, có 2 loại lá xanh và lá xanh điểm vàng rất xinh.mặc dù là cây ưa bóng râm ,tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày (không phải đem phơi nắng, vì cây đang trong mát đem ra nắng trực tiếp dễ cháy lá).

Lưu ý là tưới nước thường xuyên, đúng lúc

– Không để cây quá khô rồi tưới thật nhiều nước vào thì cây dễ shock mà chết

– Không tưới quá nhiều nước ,cây dư nước nhiều dễ úng gốc ,rễ và sinh ra nấm hại cây

– Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát ,không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.

Cây Trúc Nhật thường dùng để trang trí nội thất, nên đặt cây nơi có bóng râm hoặc để trong phòng làm việc có nhiều ánh sáng, trong phòng cạnh cửa sổ.

Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.

Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.

Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.

+ Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.