Cách Chăm Sóc Cây Ổi Trong Chậu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Ngắm Cây Ổi 150 Triệu Và Kinh Nghiệm Chăm Cây Ổi Trong Chậu

Một cây ổi găng có dáng “long thăng” với hàng trăm quả, chỉ cao 75cm được chủ nhân rao bán với giá 150 triệu đồng vào năm 2014

“Cây ổi này đã được tôi đem đi triển lãm ở nhiều nơi như dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Sao Đỏ (Hải Dương)… Có rất nhiều người đến xem và trả giá từ 50 – 70 triệu nhưng tôi chưa bán. Giá khoảng 150 triệu thì tôi mới bán”, anh Đưởng cho biết thêm.

Để cây ổi trồng chậu ra nhiều quả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống cây ổi mới có ưu thế nhanh ra hoa lại cho nhiều quả, tuy nhiên việc chăm sóc bón phân cây ổi trồng chậu ra quả như mong muốn lại không hề đơn giản.

Trongraulamvuon xin hướng dẫn cách chăm sóc bón phân cho cây ổi trồng chậu ra nhiều quả như sau:

1.Chọn giống cây ổi và chọn chậu trồng cây ổi phù hợp

Các giống cây ổi đang được bán rộng rải chủ yếu có xuất xứ từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan, Úc… và nhân giống bằng phương pháp chiết cành nên rất nhanh ra trái, nếu được chăm sóc bón phân đầy đủ thì 4-6 tháng là cây ổi giống sẽ cho trái đầu tiên.Nhưng cây giống có nguồn gốc từ chiết cành sẽ nhanh bị suy yếu nếu chúng ta để trái quá nhiều trên cây, có trường hợp cây ổi chỉ cho một đợt trái đầu tiên rồi yếu dần.

Chúng tôi đề nghị chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi Nữ Hoàng hoặc ổi Lê để trồng chậu tại nhà do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân.

Việc chọn chậu trồng cây ổi có thể dùng chậu nhựa DS hay chậu sành sứ, với kích thước cho cây giống lúc đầu là đường kính chậu từ 30-35 cm, cao từ 30-40cm, sau 6 tháng và thu hoạch được hai đợt trái thì sang chậu với kích thước tăng thêm 10 cm ( ưu tiên tăng về đường kính miệng chậu). Như vậy cứ mỗi năm tăng dần kích thước chậu thay theo kích thước lớn của cây.

2. Bón phân và chăm sóc cây ổi trồng chậu tại nhà

Phần đất trồng chúng tôi không đề cập vì đã nói trong bài hướng dẫn trồng cây ổi tại nhà, do cây trồng bị giới hạn sinh trưởng và phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người nên cần lưu ý khâu bón phân tưới nước thường xuyên không để cây bị khô nước dễ làm rụng lá cây. Nhớ luôn giữ cây ổi trồng chậu đủ ẩm.

Bón phân cho cây ổi phải theo định kỳ một tháng 2 lần bón cho gốc cây ổi, lần thứ nhất cho hổn hợp đất sạch và phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1, rải lớp hổn hợp dầy 2,5 – 3 cm quanh mặt chậu.

Lần bón phân thứ hai cách lần 1 là 7-10 ngày, trộn đều hổn hợp surper lân và phân hạt NPK tím 9:15:25 TE theo tỷ lệ 2: 1, bón muỗng canh hổn hợp phân rải quanh gốc rồi tưới nước đầy đủ.

Trường hợp cây ổi vừa được thu hoạch trái thì dùng NPK 16.16.8 hay 20.20.15 để giúp cây phục hồi tán lá và chuẩn bị đợt ra quả mới, đồng thời phun thêm phân bón lá giúp cây ổi tăng đề kháng.

3. Tỉa cành tạo tán và ngắt bỏ bớt trái nhỏ để nuôi quả lớn

Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh ( ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.

Cây ổi trồng chậu tại nhà được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.

4. Nguyên tắc tỉa cành bấm ngọn tạo tán cho cây ổi trồng chậu

– Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.

– Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3. Từ một nhánh ban đầu sau khi tỉa bỏ sẽ xuất hiện hai chồi mới, từ chồi này sẽ cho cặp trái mới. Lưu ý giữ bấm ngọn để tạo khung tán cho cây ổi phát triển theo hình cây nấm.

– Khi cây ổi có nhiều cành nhánh thì nhu cầu bón phân tưới nước phải tăng theo kích thước cây, từ đó cây ổi mới đủ sức cho nhiều quả. Bón phân hạt NPK cho cây lớn cần chia làm nhiều đợt với lượng vừa đủ ( một tháng chia làm 2 đợt cách nhau 15 ngày), tránh bón phân vô cơ với liều lượng lớn sẽ gây sốc phân, làm cây chết.

Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai cách: Sinh sản hữu tính và vô tính.

Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.

Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 -4 năm là bói, cây gieo từ hạt có tuổi thọ rất cao (từ hàng chục đến hàng trăm năm).

Nhân vô tính chủ yếu bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm khi cây phát nhựa. Chọn những cành “bánh tẻ” (có mầu vỏ trung gian gốc-ngọn, chưa hóa bần “xù xì”) ở cây mẹ đã bói để khoanh bóc vỏ, cạo sạch “tơ” (là mô phân sinh – tượng tầng) để tránh “dẫn thủy liền sẹo” rồi để ráo nhựa, hình thành mô sẹo sau 3 -5 ngày mới bọc đất, bó bầu. Đây là kinh nghiệm quý của bà con nông dân ở những vùng thâm canh ổi như Bo ở Thái Bình. Nên chọn những cành dãi nắng (lộ sáng) phát ra ở hướng đông đến nam được hưởng vi khí hậu tối ưu thì vỏ dầy chứa nhiều nhựa sống, sớm phát nhanh và nhiều rễ. Sau 3 -4 tháng khi thấy rễ thứ cấp mang lông hút lan tỏa như tơ nhện ở ngoại vi bầu là ta cắt cành hạ thổ. Trồng ổi bằng chiết (hoặc giâm, cấy mô v.v… nếu có đủ điều kiện kích thích mô phân sinh phát rễ) thì “chóng ăn” nhưng cũng “chóng tàn” vì tuổi cây giống tiếp theo tuổi của cây mẹ mà thôi, sớm cỗi (thoái hóa). Đây là biện pháp bổ sung nhanh cho vườn để sớm thu hoạch.

Ổi không kén đất, rất kỵ với các loại phân hóa học (nhất là đạm vì gây tốt lá xấu hoa vống bỡi và hấp dẫn dịch hại). Nếu thiếu phân hữu cơ, có thể bổ sung NPK vi sinh tỷ lệ 10% trên tổng số và 5 – 7% xỉ than, 3 – 5 vôi tả (vôi con kiến) hoặc vữa hả v.v… để nâng cao năng suất và phẩm chất. Ưa dãi nắng và đất thường xuyên “mát tay” (ẩm độ đất nền cho phép dao động từ 60 – 80% ẩm độ bão hòa tức ẩm độ đồng ruộng). Khi cây trên chục năm tuổi thân, gốc hóa bần (vỏ xù xì tự bong) thì quét nước vôi bão hòa để phòng trừ sâu bệnh và tăng phản xạ ánh sáng giúp các cành lá quang hợp tốt .

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Cây Ổi Trong Chậu Siêu Trái

Chọn giống ổi

Đây là khâu rất quan trọng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc trồng ổi trong chậu bởi vì không phải giống ổi nào trồng được ngoài đất rộng thì có thể trồng được trong chậu mà sinh trưởng phát triển tốt cho ra trái được.

Bạn không thể chọn giống ổi có thân cành to lớn đồ sộ được vì diện tích đất trồng trong chậu hạn hẹp hơn bên ngoài rất nhiều vì thế các giống ổi ghép cành rất phù hợp cho việc trồng chậu, tuy nhược điểm loại ổi ghép cành này là tuổi thọ cây không cao nhưng lại nhanh cho quả.

Có rất nhiều giống ổi ghép cành bán trên thị trường hiện nay như ổi nữ hoàng, ổi lê, ổi Thái Lan, ổi Đài Loan, ổi Úc… bạn có thể chọn các giống ổi này để trồng trong chậu. Các giống ổi này được bày bán rất nhiều tại nhà vườn ươm cây giống hay bạn có thể đặt mua tại các trang mạng hiện nay.

Chú ý nên chọn cây ổi có lá cành sum xêu phát triển mạnh và thân không bị trầy xướt hay có dấu vết khô héo và cây phải được ươm trong bầu đất để đảm bảo rễ đã phát triển mạnh tỉ lệ sống sau trồng mới cao.

Chọn đất trồng ổi

Để trồng được một loại cây ăn trái thì điều kiện thổ nhưỡng đất trồng rất quan trọng, bạn phải chọn được loại đất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng đó thì cây mới cho quả năng suất được.

Trồng cây trong chậu thì khâu chọn đất này còn khắc khe hơn rất nhiều vì lượng đất ít mà bạn phải đáp ứng được nhu cầu của cây thì không hề dễ. Nhưng đối với cây ổi thì đây lại là loại cây dễ trồng, không kén đất nên yêu cầu đất trồng cũng không đòi hỏi cao lắm.

Bạn có thể chọn loại đất thịt, không quá cằn cỏi là được, càng tơi xốp thì càng tốt. Trước khi cho đất vào chậu trồng thì bạn cần trộn thêm phân bò hoai mục, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn… để làm tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng trong đất.

Chọn chậu trồng ổi

Có rất nhiều loại chậu có thể lựa chọn để trồng ổi như chậu sứ, chậu xi măng, chậu xô nhựa, thậm chí cả thùng xốp để trồng ổi vẫn được nhưng để đảm bảo đủ lượng đất để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt thì tôi khuyên bạn nên chọn chậu đúc bằng xi măng.

Bởi vì loại chậu này rẻ tiền hơn chậu sứ và cứng cáp hơn so với thùng xốp rất nhiều và có thể chịu đựng được sự ăn sâu của rễ cây ổi. Kích thước chậu phù hợp nhất là chậu có đường kính tầm 40 đến 50mm và cao tầm 40mm.

Bạn không nên chọn chậu quá lớn vì chiếm điện tích sân vườn và cũng không quá bé vì đất trong chậu quá ít sẽ không đủ dưỡng chất để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt được.

Cách trồng ổi vào chậu

Sau khi bạn đã chuẩn bị đất trồng ổi và cây ổi giống thì việc còn lại là bạn trồng cây ổi vào chậu. Trước tiên bạn cho đất đã trộn sẵn vào 2/3 chậu rồi bạn cắt tháo phần bọc bao rễ cây ổi rồi mới đưa cây ổi vào chậu.

Dùng tay đẩy ít đất vào quanh gốc ổi và ấn chặt để giữ gốc cây không xiêu vẹo, sau đó bạn cho lượng đất còn lại vào chậu, chú ý không cho quá đầy chậu và chừa khoảng trống chậu lại tầm 3cm tính từ miệng chậu xuống mặt trên cùng lớp đất.

Sau khi trồng xong thì bạn tưới cho cây 1 lượng ít nước vào xung quanh gốc, tưới nhẹ và chậm tránh xói gốc ổi. Để chậu ổi vừa trồng xong tại vị trí râm mát nhất có thể, còn nếu không có chổ bong râm thì bạn nên dùng lưới mùng, lá chuối, cành cây có lá hay một thứ gì đó che cây ổi lại.

Bạn nên che vào ban ngày lúc trời nắng và tháo ra vào ban đêm và tiếp tục làm như vậy ít nhất 4 đến 5 ngày để cây ổi kịp thích nghi bắt đầu ra rễ thì mới tháo dỡ dụng cụ che hoàn toàn.

Cách chăm sóc cây ổi trong chậu ra siêu trái

Tưới nước

Nói đến việc trồng cây thì tôi lại nhớ ngay câu nói của ông bà ta ” Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nên có thể nói nước được xem là thành phần quan trọng nhất để nuôi dưỡng cho cây.

Chúng ta nên tưới nước cho cây ổi 2 lần trong ngày vào các buổi sáng sớm và chiều tối để cây ổi đủ lượng nước để sinh trưởng và phát triển được.

Bón phân

Vì cây trồng trong chậu nên bị giới hạn sinh trưởng và phụ thuộc và việc chăm bón của con người nên chúng ta cần phải bón phân cho cây ổi đầy đủ thì cây mới cho trái ngọt được.

Bạn nên phân ra định kỳ bón 1 tháng 2 lần là phù hợp, trước khi bón bạn lấy dụng cụ làm vườn hoặc bay thọ xây để cào nhẹ lấy lớp đất trên bề mặt đi khoảng 3 cm rồi thay vào đó là hổn hợp phân bò, phân dê, phân gà, trấu… được trộn với đất theo tỉ lệ 1:1

Lần thứ 2 bạn cũng làm như lần 1 nhưng trộn thêm hổn hợp phân supe lân và NPK theo tỉ lệ 2: 1 và dùng thìa bón rải rác quanh gốc và sau đó tưới nước đầy đủ là được. Lần 2 bạn nên bón cách lần 1 khoảng tầm 10 ngày.

Trường hợp cây ổi vừa được bạn thu hoạch quả thì bạn nên dùng NPK 16.16.8 bón vào để giúp cây hồi phục tán lá và chuẩn bị cho đợt quả lần sau. Nếu thích thì bạn có thể phun thêm phân bón lá để cây ổi tăng sức đề kháng sâu bệnh.

Tỉa cành, bấm ngọn

Để cây ổi cho quả năng suất cao và siêu trái thì việc bấm ngọn tỉa cành cũng rất quan trọng. khi cây ổi trồng trong chậu được gần 1 năm đối với ổi trồng từ cây con và 4 tháng đối với ổi chiết cành thì bạn nên tỉa cành cây để cây khẻo có nhiều nhánh nhất thì lúc đó cây ổi mới đủ sức mang nhiều trái được.

Bạn nên chú ý cắt bỏ các cành khô, vàng óa bị sâu bệnh và các cành nằm ở vị trí che khuất thiếu ánh sáng để giúp làm thông thoáng cây đảm bảo các cành lá đủ ánh sáng đê quang hợp.

Đặc biệt lưu ý là khi cây bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tiến hành cắt bỏ bớt những trái bé nhỏ, có dấu hiệu sâu bệnh để dưỡng cho các trái ổi còn lại mau lớn và to hơn, nên chỉ để mỗi cành khoảng 2 đến 3 trái gần than lớn và cắt bỏ trái ở phía ngoài ngọn.

Phòng sâu bệnh

Ổi là loại cây thường hay bị rầy rệp tấn công nhất nên bạn có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc nước cốt ớt tỏi để phun cho cây nhằm hạn chế rầy rẹp và xoa đuổi các loại côn trùng khác đến chích vào trái ổi

Nếu bị rẹp tấn công nhiều quá mà bạn dùng phương pháp trên không hiệu quả thì có thể dùng thuốc phun nhưng nên chú ý thời gian phun phải cách xa thời điểm thu hoạch quả hoặc tốt nhất không phun rệp khi cây có quả àm chỉ dùng bao ni lon bọc các trái lại.

Tạo tán, dưỡng cây

Với điều kiện sinh trưởng và phát triển trong chậu khác với bên ngoài đất rộng nên việc tạo tán cho cây rất cần thiết, bạn nên cắt tỉa cành chĩa ra 2 bên và giữa ngọn ổi hướng thẳng đứng lên trời để nhằm tạo ra cây có khung dạng nấm mới phù hợp với điều kiện trồng chậu.

Sau khi thu hoạch quả xong thì bạn cũng nên tiến hành tỉa các cành khô héo và bón phân cho rễ cây, chú ý bón phân hữu cơ tơi xốp và thêm ít phân hóa học NPK để cho cây đầy đủ dưỡng chất phát triển.

Xem sản phẩm cây ổi tại: https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-oi-canh/

Cách Chăm Sóc Cây Mai Trong Chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa) : Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định

nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy chúng tôi cây mai này sau tết đấy nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng…vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa.. Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …” lộc” đó Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới Nếu bạn muốn vừa cómay vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng

Kinh Nghiệm Trồng Ổi Trong Chậu Tại Nhà

Kinh nghiệm trồng ổi trong chậu tại nhà

Ổi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là loại trái cây được liệt kê vô danh sách các loại trái cây có nhiều vitamin bao gồm vitamin C, A, kẽm, kali và mangan có tác dụng làm đẹp, chữa bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, theo India Times.

Chọn giống cây ổi và chọn chậu trồng

Chọn giống

Để cây ổi trồng trong chậu nhanh có trái nên chọn cây giống từ chiết cành, từ lúc trồng vào trong chậu đến khi ra trái chỉ mất 4-6 tháng. Nhưng cây giống có nguồn gốc từ chiết cành sẽ nhanh bị suy yếu nếu chúng ta để trái quá nhiều trên cây, có trường hợp cây ổi chỉ cho một đợt trái đầu tiên rồi yếu dần. Nếu trồng ổi bằng hạt thì phải mất 3-4 năm mới cho trái và thời gian thu hoạch lâu hơn.

Lựa chọn chậu

Chậu trồng cây ổi tại nhà phải có kích thước tương đối đủ để cây có trái thường xuyên, chọn chậu sành hay thùng nhựa với kích thước đường kính chậu từ 30-40cm, chiều cao chậu từ 35-50 cm, chậu càng to cây càng lớn cho nhiều cành nhánh, sau 6 tháng và thu hoạch được hai đợt trái thì sang chậu với kích thước tăng thêm 10 cm (ưu tiên tăng về đường kính miệng chậu). Như vậy cứ mỗi năm tăng dần kích thước chậu thay theo kích thước lớn của cây. Lưu ý nếu trồng thùng xốp thì đục lỗ 2 bên hông thùng, không đục đáy, nhằm giữ ẩm nước trong đất.

  • Bón phân

    http://phanbontruongsinh.com/san-pham/ Cây con cần có nhiều chất dinh dưỡng, những yếu tố đầu vào cho cây rất quan trọng, nên chọn loại đất được trộn cùng xơ dừa + Phân bón hữu cơ Cụ thể tỷ lệ trộn đất như sau: 2 bao đất sạch + 1/2 giá thể xơ dừa + 1 kg  phân bón hữu cơ. Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó trồng cây ổi giống vào, nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới.

  • Chăm sóc cho cây

                Trồng ổi trong chậu sẽ dễ dàng di chuyển cây, nhưng tuyệt đối không lam dụng việc di chuyển vì nếu di chuyển quá nhiều sẽ làm rễ cây lung lay, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu trái của ổi. Nên đặt chậu nơi có ánh sáng đầy đủ hay có thời gian chiếu sáng hoàn toàn từ 5-6 giờ để cây quang hợp và ra hoa ra trái. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ cây ổi trồng chậu đủ ẩm. Dùng vật kê cao đáy chậu để chống úng cho cây khi tưới nước. Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1-2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phái ngoài ngọn. Cách ngắt ngọn là bạn đếm từ trái lên 4 lá hai bên rồi ngắt để cây tập trung nuôi trái không đâm cành nữa. Khi ổi vừa nhỉnh trái bạn bẻ núm trái để trái mau lớn. Đợt trái đầu tiên mỗi cây ổi trồng trong chậu nên nuôi từ 3-4 trái là đủ. Nếu để quá nhiều trái trên cây thì không đủ dinh dưỡng, trái ổi dễ bị rụng. Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn. Khi cây ổi cho vài đợt trái và thấy hiện tượng cây bắt đầu suy yếu thưa lá, lá mới nhỏ dần thì tiến hành cắt tỉa thu gọn bớt tán cây, bón phân đầy đủ để cây ổi bắt đầu cho đợt trái mới. Có thể lấy than đập dập ngâm nước khoảng 2-3 ngày để khô rải xung quanh gốc. Trước đó nên bổ sung thêm đất trộn và thêm 1 lớp Phân bón hữu cơ lên trên mặt, hai lần bón cách nhau nửa tháng.

    Khi thấy cây ổi đã quá lớn so với kích thước chậu trên thì phải thay chậu khác lớn hơn, cây ổi mới sinh trưởng tốt.

  • Phòng trừ sâu bệnh

    Cây ổi trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bịch nilon (cắt lỗ đáy) để tránh bị ruồi hút chích làm thối quả. Có thể dùng thuốc trừ tự chế từ nước tỏi và ớt phun cho cây ổi nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần.