Cách Chăm Sóc Cây Mai Bình Định / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Quy Trình Chăm Sóc Mai Bình Định Trong Một Năm

Trong những chuyên đề trước tôi đã chia sẽ “Cách chăm sóc mai vàng từng tháng trong năm”, “cách chăm sóc cây mai trong chậu”, tuy nhiên còn nhiều chi tiết chưa đề cập rõ, trong kỳ này tôi xin viết về quy trình chăm sóc mai Bình Định trong một năm, trong đó có những chi tiết mà các bài viết trước tôi chưa đề cập để nếu dịp tết vừa rồi các bạn có mua được một vài gốc mai Bình Định. Các bạn biết được công việc bạn phải làm để có một cây mai Bình Định tốt để chơi trong dịp tết năm sau, xin mời các bạn cùng theo dõi với bài viết bên dưới. Công việc sau Tết:

Tối đa đến ngày 15 tháng 1 các bạn phải đem cây mai đó ra ngoài nắng. Nếu bạn đã để quá lâu trong nhà và cây đã ra quá nhiều lộc non, bông, trái, nụ còn lại thì đến ngày 10 bạn nên đem cây ra từ từ (để dưới bóng mát để cây không bị cháy lá).

Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 1 bạn phải lặt toàn bộ bông, nụ còn lại, trái đi. (Lặt trái ,bông thì lặt phần màu xanh, chừa lại phần giáp mí giữa cuống xanh và cuống bông màu đen. Phần này sẽ cho bông rất đặc năm sau.)

16 tháng 1 là ngày bạn phải đem cây ra nắng hoàn toàn và bắt đầu công việc xả tàn. Bạn có thể cắt 1/3 đến ½ nhánh (chi) cần xả.

Chú ý quan trọng là : Nếu bạn xả quá sâu (cắt bỏ quá sát thì tại những vết cắt đó tượt sẽ phóng ra rất mạnh và khoảng cách giữa các lá sẽ thưa, số lượng chồi bung ra rất nhiều nhưng nụ thì sẽ thưa hơn. Như vậy một kỹ thuật xả tàn ở đây là bạn phải xả có trong có ngoài. Tức là làm thế nào trong một chi gồm nhiều nhánh bạn phải chọn những chi xả ở ngoài (có thề xả ít thôi) và một vài chi còn lại bạn phải xả cho sâu vào (có thể hơn ½ cành đó) và một lưu ý nữa trong xả tàn là bạn phải biết vị trí chồi sẽ mọc. Tôi thì cho rằng chồi chỉ mọc tại những vị trí nách lá hoặc lẽ ra là nách lá (một tược mọc ra thì thường cách cuốn lá đầu tiên từ vị trí trong cùng cuả tược đến lá thứ nhất sẽ có 2 đến 4 vết sọc hình bán nguyệt hoặc hình tròn. Đó là những nơi lẽ ra phải có lá, nơi đó tược (chồi ẩn còn trong những vị trí đó) hoặc tược chỉ ra những nơi và lực cuả cây bị chận lại và bắc buộc tại vị trí chận phải có tổn thương về phần gỗ. Như vậy những nơi đó bạn bấm cách những vị trí đó 1 đến 2 ly sẽ ra chồi. Cũng trong ngày này bạn nên thay chậu, đất cho cây.Trước hết là bạn phải có đống phân ủ mục. Còn nếu không thì bạn nên đi xin hoặc ra thị trường mua hỗn hợp đất pha sẳn. Nếu cây mai Bình Định mà bạn mua đuợc chăm sóc tại chúng tôi thì có thể người ta đã thay phân cho bạn, còn nếu không (tức là cây đó được trồng bằng đất phù xa) thì bạn nên thay đất cho cây.

Thay đất cho cây ngay sau khi bạn xả tàn, công việc thay chậu, phân phải hoàn thành tối đa trong 2 ngày là 16 và 17. Khi thay châu xong bạn phải thực hiện ngay động tác là dùng thuốc kích thích rễ Nutrilux pha loãng (1 gói 100g pha cho ba thùng 50 lít. Tưới mỗi gốc 2 lít. Bạn dùng sơ dừa hay vỏ dừa hay vải bao bố hay tấm bông gòn dể giữ ẩm cho bộ rễ.

Ngày 17 tháng 1: Bạn phải bắt đầu diệt nấm. Cách diệt nấm là bạn dùng bordo 95 pha đậm đặt quét lên thân cây (trước khi quyét bạn nên dùng cọ và nước để vệ sinh cây).

Ngày 18 tháng 1 bạn xịt một lần thuốc bao gồm: kích chồi đẻ nhánh, B1, kích rễ Nutrilux. (Giai đoạn này ta phải dùng xa, dụng cụ để tưới nước bằng tia nhỏ) để tưới mai. Ngày bạn tưới nước 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều tối.

Ngày 19 tháng 1: bạn tiếp tục xịt thuốc sâu bao gồm: confidor,….

Ngày 20 tháng 1: bạn xịt thuốc bệnh cho cây: trị nấm,…

Khoảng 03 tháng 2 bạn tiếp tục xịt kích chồi đẻ nhánh, B1, bón rễ, một ít phân bón lá rong biển (nhẹ thôi).

04 tháng 2: bạn lại xịt như ngày 19/1, và công việc cứ thể tiếp diễn cả năm. Bạn phải thường xuyên quan sát xem tình hình của cây có bệnh gì, sâu gì thì phải chữa ngay. Việc xịt thuốc nên diễn ra thường xuyên theo chu kì 15 ngày / lần.

Nhưng phải cơ động: cụ thể không thể xịt kích chồi mãi, làm nhiều tược phóng ra rất nhanh nhưng thưa hơn và lá mõng hơn và bạn cũng không được xịt kích chồi sau tháng 6. Tức là sang đầu tháng 7 bạn phải ngưng xịt nó đi.

Nhưng đồng thời giai đoạn này bạn lại bắt đầu tăng cường thuốc kích nụ Nutrilux. Có thể anh em nói dùng thuốc kích nụ là thừa nhưng tôi thì vẫn làm cho chắc ăn. Kích nụ xịt từ cuối tháng 6 đến tháng 11. Chú ý bạn phải quan sát cụ thể từng cây, nếu nụ quá dày, quá nhiều và to thì ta hạn chế xịt.

Ngoài ra bạn phải thường xuyên tỉa cành.

Khoảng ngày 25 tháng 2 bạn nên tưới phân lần đầu tiên cho cây. Hổn hơp tưới bao gồm: phân bánh dầu đậu ngâm ủ (khoảng trên 6 tháng)( dùng 20kg ngâm trong thùng phi ¾ nước). Hổn hợp tưới bao gồm: 0.5 lít nước phân ủ cộng với 0.1lít nước phân NPK 20 20 15 ngâm cách đó 3 ngày (1kg pha thùng 18 lít). Việc tưới hổn hợp này được thực hiện vào lúc chiều mát và trước đó 4 tiếng bạn phải tưới nước cây sơ qua trước, công việc này làm đều đặn mỗi tháng 1 lần.

Đến đầu tháng tư hổn hợp trên lại bổ sung thêm phân lân vi sinh ngâm ủ chung với NPK với công thức 1kg NPK cộng với 0,5kg phân Lân vi sinh. Bón liên tục cho đến tháng 8 tháng 9. Nhưng chú ý công thức npk sẽ thay đổi theo từng tháng.

Tháng 4 là tháng bắt đầu công việc tạo dáng, tàn cho cây mai. Công việc này được lập lại vào tháng 7 và hết tháng 7 không nên tại tạo dáng nữa vì khi tạo dáng bạn phải bấm tiả, mà giai đoạn cuối tháng 7 sang tháng 8, 9 nếu bấm tiả rất nguy hiểm có thể tạo cho cây mai nở bông sớm.

Công việc tiả này chỉ có thể thực hiện lần cuối cùng vào 20 tháng 12 khi cây chuẩn bị xuất bán. Nếu cây để ở nhà thì 25 hoặc 26 bạn mới tỉa lần cuối.

Sau khi lặt lá mai xong, bạn phải xịt mạnh một lần thuốc diệt bọ trĩ và lúc này bạn nên dùng moniter dù nó rất độc (nếu để nhà thì bạn dùng fastac hay confidor là được) và nên xịt thêm một ít thuốc sâu.

Trong những lần tưới phân vào tháng 11 và xịt thuốc vào tháng 11 bạn nên tăng cường thêm phân kali. Làm như thế cây sẽ ra bông sặc sỡ hơn và lâu rụng hơn vào dịp tết.

Một vài lưu ý riêng khi chăm sóc cây mai Bình định:

1/ Do đặc thù cây mai Bình Định là một cây mai thế, cây mai nguyên thuỷ và thường rất nhiều bông vào dịp tết. Như vậy công việc quan trọng nhất để có cây mai Bình Định là khâu bấm tiả. Bạn phải thường xuyên bấm tiả. Sau khi xả tàn khoản 20 ngày sau là bạn phải bắt đầu bắm tỉa và công việc này phải diển ra thường xuyên hàng ngày và kết thúc vào cuối tháng 7 âm lịch. Sang đầu tháng 8 bạn không được bắm tỉa cây nữa.

2/ Bạn bắt đầu tạo dáng cho cây từ tháng 4 âm lịch. Nhưng để tạo được dáng cây thì từ lúc xả tàn bạn phải xác định chừa chồi nào, nhánh nào và khó khăn nhất vẫn là việc xác định ngọn của bạn sẽ cao thêm bao nhiêu và phải biết cắt bớt ngọn nào và chừa ngọn nào.

Cây mai Bình Định có một nhược điểm rất lớn là phần ngọn thường hay đơn độc (tức là một chi nhỏ và một đỉnh ngọn) vì vậy khi cây mai nở sớm phần ngọn (mà phần ngọn luôn nở trước) hay khi vận chuyển mà hư ngọn thì rất dễ cây đó không tiêu thụ được vào dịp tết. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn phải biết chừa chi nào và để chi nào làm chủ (làm ngọn) và bạn cũng nên chừa thêm một chi dự phòng nho nhỏ để khắc phục nhược điểm trên.

3/ Và một lưu ý nữa là tuyệt đối bạn không bao giờ cho bất cứ nhánh, tược nào được mọc từ thân. Khi bạn vừa thấy bất cứ tược nào đâm từ thân ra là cắt bỏ ngay. Nếu không làm vậy thì bạn đừng hối hận về sau.

4/ Một lưu ý nữa là: những chi nào mà có tược mọc hướng lên bạn cũng cắt bỏ luôn hoặc bạn phải dùng que hay dây kéo nó xuống.

5/ Một đặc điểm khi tạo dáng mai là vào đầu tháng 4 bạn nên khéo những chi thấp ngang với nách chi chủ (để khi tháo cây gim nó bung lên là vừa và trong quá trình sinh trưởng lá và tược con hướng lên là vừa). Và khi kéo chi như vậy bạn cũng nên để ý là phải làm sao hai lá đối xứng nhau trên củng một cành phải song song với thành chậu. Nếu không làm vậy sao này tược sẽ mọc một cái lên một cái chỉa xuống rất khó coi và khó sửa.

6/ Một lưu ý nữa trong khâu bắm tỉa là đợt bấm tỉa đầu bạn thực bấm tược khi lá nhánh đó bắt đầu già và chuẩn bị phóng tiếp dọt non về phía trước thì ta bấm, nhưng đến giữa tháng 4 thì bạn phải thay đổi cách tỉa là khi tược vừa mới ra lá non khoản 5 lá là bạn bấm ngay (tức lúc này lá và nhánh vẫn còn rất non). Làm như thế khoảng đến giữa tháng 5 hoặc đầu tháng 6 (tức một tháng rưỡi) thì bạn phải ngưng ngay và chuyển sang cách bấm cũ là đợi lá già chuẩn bị ra tược hoặc ra quá dài thì bấm. Hai cách bắm tỉa trên có sự khác biệt nhau rất nhiều. nếu bạn áp dụng đúng thì cây mai rất nhiều nhánh, nhánh khỏe, nhiều lá và tôi nghĩ chắc là nhiều nụ.

7/ Tôi thấy có nhiều người khuyên là cây mai sau khi xả tàn thường tốn nhiều sức chính vì vậy không nên thay chậu những cây mà xả tàn mạnh tay. Theo tôi thì không phải vậy. Khi bạn xả tàn, cây sẽ không cần nhiều năng lượng vì vậy thay chậu lúc này cây ít tổn thương nhất, nếu để sau một tháng hoặc 2 tháng mà thay chậu thì lúc này cây đang ra tược non rất nhiều và lúc này thay chậu thì rất nguy hiểm: cây suy kiệt, tược chậm lớn, cây dể chết héo hơn.

Nói tóm lại một câu: muốn có cây mai Bình Định tươi tốt thì bạn phải chăm sóc tốt cây mai, tạo đúng dáng mai và phải thường xuyên bấm tỉa.

Có thể bạn cũng muốn xem: Triệu chứng cây mai vàng bị xoăn lá non và thuốc đặc trị bọ trĩ cho cây mai vàng Hoa Mai Tết Bình Định

: hoamaixunau, quy trình chăm sóc mai vàng trong một năm, cách chăm sóc mai vàng từng tháng trong năm, cách chăm sóc mai Bình Định, cách chăm sóc cây mai trong chậu, kinh nghiêm chăm sóc mai vàng, quy trình chăm sóc mai vàng sau Tết

Hình Ảnh 5 Cây Mai Vàng Bình Định Bonsai Đẹp Nhất

post on 2023/02/26 by Admin

Top 10 loại hoa mai đẹp nhất Việt Nam

Cây mai vàng có tên khoa học là Ochna integerima là biểu trưng của mùa xuân, của sự may mắn, sung túc và tâm hồn thanh cao. Hoa mai vàng nở tươi vào mỗi dịp xuân về tượng trưng cho mùa xuân ở miền nam việt nam. Hơn nữa cây mai vàng còn là món quà mang đầy ý nghĩa để tặng cho người mà bạn yêu quý vào những ngày giáp tết ở việt nam.

Cây mai tứ quý là một trong những loài dễ trồng, xuất hiện phổ biến từ khu vực miền trung trở vào nam.Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Cây cần tưới nước đầy đủ mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để duy trì độ ẩm đất., nụ hoa có màu đỏ, đến khi nở thì hoa màu vàng. Cây hoa mai tứ quý có thể ra hoa quanh năm nếu trong điều kiện chăm sóc tốt, thường trồng để trang trí sân vườn, nhà ở, văn phòng,….

Mai Trắng(bạch mai)

Cùng họ với mai vàng nhưng mai trắng nở hoa nhanh và rụng hoa sớm chỉ giữ hoa được một hoặc hai ngày. Thời gian gần đây, ngoài chơi các loại cây phổ biến cho mùa xuân như đào, quất cảnh người chơi còn rộ lên phong trào chơi mai trắng, thú chơi tao nhã trong những ngày tết hiện nay. Mai trắng kể từ khi ra nụ đến lúc tàn có 4 màu, từ nụ xanh chuyển qua nụ đỏ, khi hoa nở có màu trắng, đến khi gần tàn sẽ có màu tím.

Thân và cành mai nhỏ, giòn, rất khó tạo dáng. Tuy nhiên, khó nhất khi chơi mai trắng không phải tạo dáng cây mà ở công đoạn chiết giống và chăm sóc. Vậy nhưng một khi cây đã bén rễ thì sức sống rất mãnh liệt, trời càng lạnh cây càng phát triển.

Hoa mai cúc

Là hoa mai vàng nhưng hình dáng bông hoa lại có dáng như hoa Cúc có nguồn gốc ở Bình Định. Mỗi bông có 24 cánh, xếp thành 3 tầng, các cánh ở tần trên cùng dúm nếp lại như hoa Cúc. Hoa Mai Cúc được giới trong nghề đánh giá là giống mai đẹp và lạ hiện đang rất được ưa chuộng ở nhiều nơi.

Hoa mai miến điện

Giống mai này hoa nở to với năm cánh màu trắng tinh như hoa bưởi. do có sắc hoa màu trắng tinh gồm 5 cánh xòe rộng, lá của cây mai này cũng khác lạ có điều khác lạ ở giống mai này lá không xanh bình thường mà có màu xanh cẩm thạch. Do đó nó có thêm một tên mới là Mai Cẩm Thạch hoặc mai trắng Long Xuyên.

Hoa mai năm cánh cánh

Đây là loại mai chắc hẳn rất quen thuộc với người việt trong những ngày tết cổ truyền. Loại mai này mọc phổ biến tại miền trung và mọc trên cả đãy trường sơn trong những khu rừng rậm rạp. Với thân cây vừa, hoa nhỏ hoa nở thưa thớt không đều và rậm hoa như những loại khác. Dùng cây để trưng trong nhà thì hương tthơm của hoa sẽ tràn ngập lan ra khắp toàn bộ ngôi nhà bạn một mùi thơm rất dễ chịu.

Hoa mai giảo lá gai

Đây là loài mai cho ra bông lớn nhất trong các loài mai. Với lá của loại cây này rất xanh và giày viền lá có ít răng cưa nhỏ li ti giống gai, vóc dáng cây mảnh khảnh, cành của cây có một chút gai khá nhọn không gây nguy hiểm gì, khi cây ra bông, bông của cây mai giảo rất là to tầm khoảng 4 ngón tay của người trưởng thành.

Hoa mai chùm gửi

Rất khác biệt so với các loại cây hoa mai khác, cây mai chùm gửi sống trên thân của cây khác, chúng sống bám vào thân cây và một phần cây mai chùm gửi cũng hút dinh dưỡng từ đất, thân cây gồ ghề, cứng cùng với khối u trên thân cây rất lạ. Hoa chổ bông khá dày và khít thành từng chùm. Chúng sống bám vào cây khác chủ yếu là các loại cây cổ thụ to lớn. Có nguồn gốc ở tỉnh Bình Định.

Hoa mai vàng cao miên

Là loài cây hoang dã có phân bố ở một số nơi ven bờ sông. Hoa mai này khi nở có khoảng từ 5 đến 9 cánh, hoa có màu vàng tái khi nở thì cánh hoa úp ngược về phía cuống. Cây có dạng thân gỗ cứng cáp, cành trông mảnh mai và khẳng khiu, lá đơn màu xanh nhạt và mọc thưa trên cành, ở mép lá có răng cưa nhỏ. Người ta thường dùng loại mai này để ghép với cây khác vì nó có khả năng tăng số lượng cành rất cao. Hơn nữa loại cây này còn có cả ba màu đỏ, trắng, vàng do lai ghép.

Hoa mai hồng điệp

Cây ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc có ánh nắng, nêu trong điều kiện bóng râm thì hoa sẽ ra ít hơn, là loại cây thân gỗ, lá của cây mọc xen kẽ nhau, có hình bầu dục hoặc hình mác tròn. Hoa mọc riêng lẻ thành từng cụm trên đỉnh, hoa nhỏ có hình chuông, màu đỏ hoặc màu hồng. cây ra hoa quanh năm nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Cây có thể trồng trong vườn hoặc để trang trí phòng khách nhà ở, văn phòng,…

Hoa mai đỏ

Là loại cây ưa ánh sáng mặt trời, thân cây mảnh khảnh khá giống với cây hao đào miền bắc. Cây có lá hình trứng màu xanh bóng, hoa của cây mọc ở đầu cành cùng với thời điểm lá non mới trổ. Cây thường ra hoa vào khoảng cuối mùa đông hay dầu mùa xuân. Hoa của cây rất lâu tàn khoảng 2 tháng nên loại cây cảnh này rất được ưa chuộng ở nước ta. Với dáng thế đặc biệt hoa rất lâu tàn biểu thị cho sự phát triển sung túc, tài lộc phú quý dồi dào.

Cách chăm sóc cây mai vàng

Để chăm sóc một cây hoa mai đẹp và ra hoa đúng dịp cuối năm đòi hỏi một quá trình kỹ thuật không hề đơn giản. Để cây ra hoa đẹp thì liên qua đến một số vấn đề như: nước, phân bón, không khí ánh sáng nhiệt độ và mức độ siêng năng, chuyên cần của người chơi cây cảnh.

Đầu tiên về yếu tố nước tưới: nếu các bạn sử dụng nước mương, nước sông, suối thì rất là tuyệt với vì nguồn nước đó tự nhiên sẽ đủ dưỡng chất cho cây. Nếu bạn sử dụng nguồn nước từ giếng cũng được. Đặc biệt các bạn ở thành phố mà dùng nước máy thì tốt nhất các bạn nên để khoảng một tuần hoặc một thời gian nào đó để phai bớt đi lượng Clo có trong nước máy. Đồng thời trời nắng thì một ngày bạn nên tưới 2 lần, còn trời mát thì bạn tới cây một ngày một lầ cũng được. Khi tưới nước tránh không nên tưới mỗi gốc không, bạn nên tưới đều cây để cây được mát toàn thể.

Không khí: Phần không khí cũng rất là quan trọng yêu cầu là thông thoáng những chậu cây phải kê cao lên cho cây trao đổi khí được tốt hơn giúp giảm thiểu nhiều bệnh cho cây.

Ánh sáng và nhiệt độ: Cây mai là loại cây rất ưa nắng bạn nên để cây ngoài trời tránh để cây dưới bóng râm hoặc gần tường quá cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp và trao đổi một số chất trong cây. Một điều lưu ý là bạn nên xoay cây vài tháng một lần, để cây phát triển một cách đồng đều.

Bạn cần thường xuyên chăm sóc, quan sát theo dõi thêm cây mai như xem đất trồng có bị ướt quá hoặc khô quá không? để có sự tưới nước cho cây hợp lý. Nhìn tiếp trên lá cây hoặc trên thân cây có biểu hiện lạ không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với nhà vườn trồng cây thì định kỳ từ 10 – 15 ngày người ta xịt thuốc xâu cho cây, không để tình trạng có sâu thì mới bơm thuốc. Đồng thời khi bơm thuốc sâu cũng áp dụng sử dụng luôn thuốc kích thích hoặc các thuốc ngừa bệnh vàng lá, bệnh lấm mốc trên cây,…

Phân bón: Đây là phần quan trọng nhất quyết định một cây ra hoa đẹp hay là không. Bạn cần chia sinh trưởng của cây mai trong một năm khoảng 4 giai đoạn để có chế độ chăm sóc hợp lý cho từng giai đoạn.

Giai đoạn một từ tháng 2 đến tháng 4: không bón bất kì loại phân nào cho cây. Giai đoạn này bạn chỉ tưới các loại kích thích như là nhú đọt, com-cát, B1,… tốt nhất là bạn nên trộn chúng lại giúp tăng hiệu quả cho cây. Cứ khoảng 10-15 ngày bạn nên tưới 1 lần và kết hợp tưới lên thân và lá của cây.

Giai đoại hai từ tháng 4 đến tháng 6: Giai đoạn này cây đã đâm chồi giai đoạn này cây cần dinh dưỡng rất cao. Bạn bón phân cho cây các loại kết hợp phân đạm, phân lân,… để cho là của cây dè và xanh.

Giai đoạn ba từ tháng 6 đến tháng 8: Nhu cầu inh dưỡng của cây ở giai daonj này là cũng cao. Giai đoạn này bạn sử dụng loại phân philip 16 hoặc phân đầu trâu tím,… nhưng bạn hãy thêm cái thành phần tưới thêm chất kích thích để cây ra dễ ra nụ.

Giai đoạn bốn là từ tháng 10 đến tháng cuối năm: Cây tập chung chủ yếu là nuôi nụ không phát triển lá nữa, bạn hãy cắt hoàn toàn không bón phân NPK. Hãy thêm phân dạng nhiều Kali sẽ khiến hoa của cây trở nên rực hơn.

Cách tạo dáng và kích cây mai ra hoa

Mai vàng vốn đã đẹp khi chưa chưa được uốn nắn vì sắc vàng rực rỡ của hoa mai ai nhìn vào cũng thích, tuy nhiên, với những người đam mê cây cảnh họ luôn cố gắng không chỉ tăng giá trị cho cây mai mà còn khai thác vẻ đẹp của nó. Có rất nhiều cách để tạo dáng và chăm sóc cây mai để chúng nở được những bông hoa đẹp nhất.

Uốn tỉa

Khi cây mọc tự nhiên sẽ luôn mọc theo ý thích nên rất cần sự can thiệp của con người để điều khiển sự sinh trưởng của chúng với các kỹ thuật tiến bộ ngày nay. Trước khi tạo dáng chúng ta cần phải xác định những cành, nhánh, rễ mà mình cần uốn, chỉnh sửa, những cành dư còn lại thì cắt bỏ đi để cây tập trung đẩy chất dinh dưỡng nuôi những cành chính. Sử dụng dây kẽm để tạo hình cho cây là cách phổ biến nhất cho người từ chuyên nghiệp cho đến tự học làm.

Khi uốn cành nên lưu ý là uốn nhẹ tay và quấn lỏng dây để cây không bị dập và chai cành, luôn phát triển tốt vì những cành non phát triển rất nhanh, nhất là khi đã cắt bỏ những cành thừa. Trong khoảng thời gian này chúng ta sẽ hạ cành từ từ vuông góc với thân cây, với những cành phát triển quá mạnh thì nên ngắt đọt để điều chỉnh, kéo những cành phát triển chậm ra đồng đều trở lại.

Việc uốn cành nên thực hiện khi những cành cây còn mỏng và non vì lúc này cành có độ dẻo nhất định chưa trưởng thành, những mắt lá nơi đâm ra những cành cây non cũng chưa liền với thân tạo độ cứng. Khi chúng ta để một khoảng thời gian lâu mà chưa uốn liền, cành mới mọc sẽ hướng lên trên và liền với thân vì khi chúng ta cố kéo xuống sẽ gây tét cành. Ngoài ra khi chỉnh cành lúc còn nhỏ thì cành sẽ có những đoạn nét uốn lượn nhìn tự nhiên, sắc sảo hơn.

Sau 3 đến 4 tháng có thể gỡ dây quấn, tuy nhiên cũng sẽ phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của cây. Không nên để dây quấn quá lâu, với cây phát triển mạnh sẽ gây hằn những vết dây quấn lên vỏ cành làm mất thẩm mỹ, nên kiểm tra dây quấn thường xuyên để điều chỉnh phù hợp.

Khoanh vỏ cây

Trong một vài trường hợp, cây mai phát triển tốt chúng ta có thể sửa cành theo ý muốn nhưng bị thiếu cành ở những nơi quan trọng, không đâm ra cành mới làm cho cây không được đẹp, lúc này chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật khoanh vỏ cây.

Trước đây khi gặp trường hợp này, các nghệ nhân cây cảnh đã sử dụng kỹ thuật ghép cành, tuy nhiên có cây ghép được nhưng rất ít cây sẽ nuôi dưỡng cành ghép đó, cành được ghép sẽ nằm trên cây nhưng không phát triển được, nên kỹ thuật khoanh vỏ cây sẽ khắc phục điều đó. Điều tốt nhất chính là lấy những gì mà cây có, khoanh vỏ cây giúp cành đâm ra chồi trên thân cây, tỉ lệ sẽ tăng cao hơn khi chúng ta khoanh vỏ cây ở những nơi có mắt lá (những vết u trên thân cây).

Chúng ta sử dụng dao khoanh vỏ để cắt lớp vỏ phía trên mắt lá nếu tìm thấy, chúng ta khoanh sâu khoảng 3 – 4 mm, chỉ khoanh nửa đoạn trên thân cây. Sau đó đợi khoảng 15 – 20 ngày, thân cây dẫn nhựa lên nuôi cành thì sẽ đọng lại ở vết cắt phía trên mắt lá, ở mắt lá sẽ đâm những mầm ngủ từ trong thân ra, tỉ lệ thành công khoảng 70%.

Chăm sóc cho mai ra hoa

Mai cần có 3 giai đoạn chăm sóc trong năm để cho ra hoa đúng dịp.

Giai đoạn phuc hồi: đây là giai đoạn sau Tết từ tháng 2 đến tháng 5, trước đó chúng ta đã can thiệp vào sự phát triển của cây để nó ra hoa như ý muốn của chúng ta nên sau đó cây cần có sự chăm sóc để phục hồi thể lực. Lúc này cây cần có chế độ dinh dưỡng nhiều để hấp thụ, tạo ra cành nhánh mới, đâm chồi, thay thế các nhánh cành già. Giai đoạn này cây sẽ phát triển mạnh, nếu cung cấp đủ đạm cho cây bằng phân bón thì những giai đoạn sau sẽ dễ dàng hơn.

Giai đoạn tạo nụ: từ tháng 6 đến tháng 9, lúc này cây đã được cung cấp đầy đủ dưỡng, lá ra nhiều và xanh, chất nên không cầm chất đạm nữa mà chuyển sang bón phân lân, vì phân lân cần thiết cho sự tổng hợp chất tạo nụ. Ngoài ra, thời điểm này cây sẽ bị nhiều mầm bệnh, phân lân giúp cây chống chịu khí hậu và ngăn cây hấp thu dư đạm.

Giai đoạn nở hoa:

Việc mai ra hoa khi nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là cách chăm sóc của người chủ. Nếu cây phát triển mạnh ra đọt sớm sẽ nở hoa sớm, tuy nhiên ở nước ta thấy mai là thấy Tết, đa số mọi người sẽ chăm sóc mai để cho chúng nở đúng vào dịp Tết âm lịch để chơi Tết. Để điều khiển được tốc độ sinh trưởng của cây mai vàng, chúng ta sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc kích ra hoa và ngưng bón phân đạm trong thời gian này để lá rụng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, trước khi giúp mai nở hoa chúng ta cần tuốt hết lá trên cành nhưng vẫn phải phụ thuộc vào kích thước của nụ hoa. Khi thấy mai có nụ sắp bung vỏ trấu, màu sáng nghĩa mà hoa sắp nở, tốc độ hái lá nên chậm lại, nếu thấy nụ hoa vẫn còn ngậm chặt, màu tối thì thời gian hoa nở sẽ lâu hơn. Không nhất thiết chúng ta phải hái hết toàn bộ lá vì từng cành sẽ có những nụ hoa phát triển khác nhau, cần dựa vào màu sắc để phán đoán thời gian hoa nở, tuy có thể dựa vào kích thước nhưng có nhiều loại mai sẽ cho nụ nhỏ và tốc độ nở vẫn bình thường chứ không bị chậm lại.

Các hoạt động chăm sóc để tạo nụ cho cây mai thường được thực hiện từ ngày 10 – 12 tháng Chạp. Thao tác xử lí lá thì không nên nắm cành cây rồi tuốt một lượt mà phải ngắt từng lá, vì nếu không cẩn thận sẽ làm gãy nụ. Lúc này tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp nếu thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, sau đó đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa lâu tàn.

Hình ảnh 5 cây mai vàng bonsai đẹp nhất

Cây mai Đồng Nai

Chủ nhân cây mai to lớn này chính là ông Trần Công Thạnh (Xuân Lộc, Đồng Nai), trong vườn nhà ông Thạnh chỉ có một cây mai vì nó gần như đã chiếm hết phần lớn khu vườn. Hằng năm cây mai này vẫn được rất nhiều du khách tìm đến để chiêm ngưỡng và chụp ảnh vì nó cao tận 4 – 5m, tán lá rộng 5m như tán một loại cây che bóng mát, gốc mai rất to, có chu vi 1.2m. Hoa nở vàng rực như ánh nắng mặt trời khiến ai cũng yêu thích cho nên nó được trả giá đến 2 tỷ đồng để mua.

Cây mai giống cúc Đà Nẵng

Vào năm 2023 có một cây mai giống cúc được trưng bày ở hội chợ hoa Đà Nẵng, chủ nhân của cây mai là anh Trương Hoài Phong (Pleku, Gia Lai). Cây mai được tạo dáng “đa đầu làng” nên nhìn cây rất to lớn, gốc mai mọc tận 5 nhánh hơn như hoa mai 5 cánh mang ý nghĩa ngũ phúc. Trước khi được trưng bày ở chợ hoa Đà Nẵng, cây mai đã qua nhiều đời được các cố chủ chăm sóc, ước tính nó đã hơn 100 năm tuổi và được rao giá tận 1.4 tỷ đồng.

Cây mai ở Cần Thơ

Năm 2023 có cây mai cổ thụ có gốc nguyên thủy được sở hữu bởi ông Nguyễn Trung Huy, chuyên buôn bán mai ở thành phố Cần Thơ. Cây mai được anh Huy mua lại được từ tỉnh Vĩnh Long và vận chuyển bằng xe cẩu đến Cần Thơ. Cây cao 4m, tán rộng đến 10m, bộ rễ nguyên thủy to và rất nghệ thuật, các nhánh phía trên chẻ ra thành nhiều hướng đồng đều và trổ hoa đẹp như một cây cổ thụ thực sự, vì lí do này nên nó được trả giá hơn 1 tỷ đồng.

Mai phu thê trăm tuổi Tây Ninh

Cây mai có tướng phu thê vì nó có tới 2 thân liền kề nhau, thuộc giống mai rừng 5 cánh, chiều cao 11.5m, bộ gốc 1.8m. Trước đây cây mai này được sở hữu bởi một đại gia ở Bình Phước, vì không còn sử dụng nên đã được nghệ nhân Trương Hồng Lạc mua lại. Cây mai được đánh giá vài tỉ vì gốc hoành của cây lên đến 1.8m và chưa có cây mai nào có hoành lên đến con số này.

Mai vàng 100 năm tuổi

Được sở hữu bởi anh Trương Thanh Viễn (TP HCM) và có giá lên đến 2 tỷ đồng, được trưng bày ở hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng và năm 2023. Cây cao khoảng 4m, tán rộng 3m, gốc cây to dạng xoắn và xù xì làm cây thêm già dặn, cổ kính. Theo như được biết, vẻ đẹp cây mai vàng không hề có sự can thiệp của bàn tay con người như uốn cành, tỉa lá,.. mà là phát triển tự nhiên. Các tán lá tỏa ra 2 bên nên khi hoa nở tạo nên sắc màu vàng rực.

Keyword: Hình ảnh 5 cây mai vàng bonsai đẹp nhất Bình Định

Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dừa Xiêm Cổ Xưa Bình Định.

(Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm đã rất thành công của người dân xứ Nẫu chia sẽ với Nhân Thùy)

Thông thường người ta hay trồng thẳng cây dừa giống đã mọc mầm từ 5-10cm xuống đất, nhưng điều này chứa đựng nhiều rủi ro và chậm lớn. Khó chăm sóc, hiệu quả kém. Vì thế những người nông dân Bình Định đã nghĩ ra bí quyết đơn giản mà rất hiệu quả để canh tác dừa một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao.

Chọn giống: Giống dừa được lấy từ những cây dừa xiêm cổ xưa nhất, trái đều nhau và tròn, chờ tới chín thu hái và ươm giống. Để tiện vận chuyển đi xa cách an toàn và hiệu quả sau thì nên chọn quả dừa vừa lú mộng, mầm dừa càng ngắn thì tốc độ và hiệu quả sau này càng cao hơn nhiều so với cây giống lớn.

Ươm cây sau khi nhận được giống. Nhân Thùy sẽ gửi tới bạn những quả dừa đã nảy mầm từ 5-10cm, được cắt sạch rễ. Sau khi nhận được bạn tiến hành chuẩn bị bầu như sau : dùng ½ bao xi măng rửa sạch lót một lớp vỏ quả dừa phía dưới trong bì, sau đó lấp đất phù sa, đất pha cát lên và đặt quả dừa mầm lên trên. Dùng đất phù sa lấp 1/3 quả dừa. Chú ý chỉnh sao cho mầm dừa hướng lên thẳng đứng 90 độ.

Đào hố 50x50cm, xé bì xi măng bao quanh và đặt cây dừa xuống và lấp đất lại, lúc này chúng ta lấp lút quả dừa gốc luôn. Và tiến hành chăm sóc, dừa lớn tới đâu bón phân bò tới đó. Quá trình ươm mầm và trồng ban đầu không bón phân bò hay phân gì khác. Cây dừa cần oxy nhiều nên tránh ngập úng là điều quan trọng nhất lúc ươm và trồng cây, nhưng phải luôn dữ ẩm và đủ nước cho cây phát triển,

Tiếp theo là chăm sóc bảo vệ sâu hại, Hãy dùng các chế phẩm sinh học, nước bồ hòn và nước ớt đậm đặc để phòng trừ sâu hại cho cây. Thông thường thì 3 năm dừa sẽ cho trái lứa đầu tiên, và kỷ thuật chăm sóc rất quan trọng, hãy nhớ những lưu ý quan trọng là dừa ăn rễ ngang, không cần đào hố sâu gây úng ngập thối củ dừa.

Xin mời bà con xem video:  ** Hiện nay Nhân Thùy đang chia sẻ cùng bà con mọi miền giống dừa cổ xưa quý hiếm, chất lượng cao.

Giống gốc bố mẹ dừa xiêm cổ Bình Định là những cây tuổi đời lớn, nên quả để giống rất hạn chế, nên lượng giống khan hiếm và giá thành tương đối cao. Khách hàng cần đặt trước nhiều tháng. Không thể so sánh với những giống nhiều đời lai tạp hiện đang bán trên thị trường.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Kỹ Thuật Và Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Giúp Cây Sinh Trưởng Ổn Định

Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng cây mai mà chúng ta sẽ có những cách trồng khác nhau. Để định mức giá một cây mai có người ta sẽ dựa vào các yếu tố như loại cây mai, độ xù sì của gốc, hình dáng của cây… Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật và cách chăm sóc cây mai vàng giúp nuôi trưởng cho cây khoẻ mạnh và đơm nhiều hoa rực rõ vào đúng mỗi dịp tết. Điều kiện sinh trưởng của cây mai cũng rất cơ bản nhưng để cây mai phát triển thân cành mập mạp, chắc khỏe,cành lá xum xuê,nụ hoa rực rỡ thì cần rất nhiều kỹ thuật từ “bàn tay vàng” mà chỉ có các nghệ nhân chuyên nghiệp mới làm được.

I. Kỹ thuật và cách chăm sóc cây mai vàng 1. Tưới nước cho cây mai vàng

Cây mai không chịu ngập úng, vì rễ cái của mai rất dài nên ngập trong nước lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, quanh đoạn cổ rễ ,cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ bàng khác rễ cái, rễ cái bị hỏng hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng bị đứt chúng lại mọc ra.

Với loại mai trồng đại trà ngoài vườn thường thấy ở những vùng ngoại ô, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới nước thẳng vào gốc và xịt vài tia nhỏ lên khắp tán lá. Thời gian tốt nhất nên tưới là vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát. Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn không cần thiết phải tưới, cứ để cây sinh trưởng tự nhiên, trừ trường hợp khi có nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm và độ xanh mướt cho cây.

Đối với mai kiểng trồng trong chậu thường sẽ bị khô nước hơn vì đất chứa trong chậu quá ít nên không thể giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu cần phải tưới nước liên tục mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều) .Đặc biệt phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu không bộ rễ cây sẽ bị hỏng sẽ khiến mai chết.

Tưới phun mưa

Tưới phun mưa phương pháp đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn. Sử dụng những dụng cụ thủ công, thô sơ quen thuộc như thùng tưới hoa sen, dùng máy bơm gắn ống nhựa mềm đầu gắn vòi hoa sen… tưới nước cho từng gốc, từng chậu, đảm bảo tưới đủ ẩm cho mai vàng.

Tưới nhỏ giọt cho cây mai vàng

Tưới nhỏ giọt là phương pháp hữu hiệu tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước đi trực tiếp vào hệ thống rễ, ngoài ra phương pháp này giúp kiểm soát tình trạng tưới tiêu tốt hơn.

Ưu điểm

Lượng nước tiêu dùng để tưới ít.

Ít mất nước do gió và nắng.

Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, ngăn chặn hạn chế cỏ dại có hại cho cây

Đồng thời có thể bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được phân bón và năng suất lao động.

Nhược điểm

Chi phí đầu tư cho quá trình chuẩn bị cao.

2. Tiêu nước cho vườn mai vàng

Tiêu nước hay còn gọi là thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất ruộng nhiều quá mức khiến ảnh hưởng sa sút đến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng.

Việc tiêu nước trong đất hỗ trợ rất tốt cho việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế sự lan tràn mầm bệnh có nguy cơ hại cho cây trồng.

Tiêu nước còn đôi khi rất cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.

Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời

Tạo độ thông thoáng bên trong đất giúp cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí.

Khi hạ thấp mực nước ngầm, rễ cây phát triển sâu bám chặt vào đất hơn và dễ dàng hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất.

Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện di chuyển để chăm sóc cây

Các vi sinh vật hiếu khí sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự phân hủy chất hữu cơ trong đất và quá trình nitrat hóa (phân giải đạm).

Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các loại côn trùng và mầm bệnh phát triển;

Tiêu nước theo đúng quy trình chăm sóc cây mai vàng còn có thể giúp làm giảm hiện tượng xói mòn đất.

Thiết kế hệ thống tiêu nước Hệ thống tiêu mặt

Hệ thống tiêu mặt (hiện tại đang phổ biến trong sản xuất): Áp dụng nhằm để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ hay thủy triều tràn sông gây ngập úng mặt vường.

Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực nghĩa là nước sẽ chảy tự động theo hướng từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải xây dựng đê bao và dùng máy bơm để thoát nước.

Hệ thống tiêu ngầm

Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều cường) gây ra hiện tượng úng bộ rễ cây trồng.

Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến nhất là hình thức dùng các ống cống được chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy (như hình).

Tiêu ngầm có mặt lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

Một số lưu ý khi xây dựng kênh tiêu:

Kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo từ cao xuống thấp

Tuyến kênh tiêu phải ngắn để khu vực cần tiêu nhanh chóng thoát nước và giảm khối lượng thi công

Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất, khu vực có nền đất không ổn định, nhiều chướng ngại vật, công trình.

Lợi dụng triệt để các sông rạch tự nhiên để làm kênh tiêu, nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu

Có thể kết hợp kênh tiêu nước với các kênh, rạch giao thông.

II. Cách bón phân cho cây mai vàng

Để mai vàng sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đẹp um tùm nhất phải bón phân. Đây là công đoạn quan trọng nhất đối với chăm sóc cây mai vàng trong chậu.

1. Thời điểm bón cho cây mai vàng

Sau khi trồng khoảng 10 -15 ngày, cây bắt đầu ra rễ phải tiến hành bón phân, chu kỳ bón lặp lại khoảng 20 – 30 ngày tùy điều kiện môi trường và giai đoạn sinh trưởng của cây.

2. Loại phân bón cho cây mai vàng

Bón lót hữu cơ Organic 1 hoặc hữu cơ Nutrifert 4-3-3 nhằm tăng độ tươi xốp đất, tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của phân vô cơ, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và tăng độ phì nhiêu. giúp hệ rễ phát triển mạnh.

Phân hỗn hợp như: NPK 16-16-8+TE, NPK 20-20-15+TE, NPK 20-16-8+TE,…

3. Phương pháp bón phân, lượng phân bón cho cây mai vàng

Phân NPK 20-20-15+TE hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50 – 100 gr/15-20 lít nước, khoảng 15 – 20 ngày tưới 1 lần.

Khi mai đã lớn:

Tăng lượng phân bón và khoảng thời gian cách nhau giữa mỗi lần bón phân cũng kéo dài hơn.

Các loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8+TE.

Mỗi lần bón, cần sử dụng 20 – 50 gr/gốc, cách từ 20 – 30 ngày bón 1 lần.

Khi mai đã cho hoa ổn định:

Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 2 – 3 kg/gốc.

Sử dụng các loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8+TE bón mỗi năm khoảng 3 – 4 lần với lượng bón như trên vào các đợt.

Sau khi hoa tàn (sau dịp Tết), cắt tỉa cành.

Vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa hoặc vào trước khi mai nở hoa 1 – 1,5 tháng. Tiến hành bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5 – 7 cm theo tán lá cây, bón tập trung vào vùng rễ non phát triển, sau đó lấp đất và chú ý kiểm tra giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.

4. Phương pháp bón phân

Sau khi tỉa cành để tạo dáng cho cây mai thì ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Vào giai đoạn này nhu cầu đạm và lân cần nhiều hơn, lượng kali ít cũng được.

Dùng phân NPK 20-20-15+TE bón khoảng 40 – 50g phân bón vào một chậu chứa 50 – 60kg đất trồng (đối với những cây trồng ngoài đất cũng dùng lượng tương tự nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài tán cây). Bón phân 2 – 3 lần/tháng, quan sát thấy cây ra cành lá xum xuê là cây đang trong tình trạng ổn định.

Giảm lượng phân bón và số lần bón nếu thấy lá quá đậm. Vào mùa mưa giữa năm (tháng 6 -10 dương lịch), dùng NPK 13-13-13+TE bón 40 – 50g phân bón/chậu chứa 50 – 60kg đất mỗi lần bón, 15 – 20 ngày bón một lần. Các loại phân trên có chứa đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng phù hợp cho quá trình sinh trưởng của cây mai.

Vào sau mùa mưa: từ giữa tháng 11 dương lịch trở đi, nên tiến hành kiểm tra dáng cây, cành lá cây mai đã như ý chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi sau đó chỉ tưới nước để nuôi dưỡng cây.

5. Phân bón kích thích rễ cho cây mai vàng

Đối với loại trồng trong chậu: Tùy theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, dựa vào theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với những chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh có độ sâu khoảng 3-5cm xung quanh thành chậu, rải phân đều vào rãnh, lấp lại đất và tưới nước đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ bởi cây sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu cơ sở có điều kiện, thì hàng năm vào khoảng đầu mùa mưa nên thay đất mới cho chậu, đất tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, bón từ 2-3 kg/chậu.

Kết luận

Cách Chăm Sóc Cây Mai Ghép

Loại mai trắng hường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, hút chất dinh dưỡng kém bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam…

Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới

Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai nây rất mau lớn mập to hơn các loại khác

Phải nhớ cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép.Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần.

Có nhiều giống mai ghép, mới 1-2 năm đầu tiên ít đậu hoa, như cây mai xanh Phước Lộc Thọ, mai Huỳnh Tỷ, mai 48 cánh, mai 120-150 cánh v. v… Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ hoa, nhưng đến lúc cây già cỡ 2-3 năm trở lên, cây sẽ đậu được nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc cây đặc biệt, đến gần Tết cỡ tháng 9-10 âm lịch, phải bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ lân cao để kích thích ra nhiều hoa, phân này có bán ở các điểm bán cây kiểng.

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá. Cắt tía bỏ bớt những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa. Nếu không cần hạt để gieo làm giống, nên lảy bồ hết các hạt non để tập trung nhựa nuôi cây mai cho tưới tốt hơn. Sau Tết, cây mai đã mất sức nên phải bón thêm phân, có phân nào bón phân đó cũng được, tiện nhất là phân bánh dầu miếng, loại đã ép dầu rồi, bê nhỏ ra cỡ bầng 2 ngón tay, đào sâu chừng bốn, năm lỗ, sát vành chậu chung quanh gốc cây, bồ phân bánh dầu vào rồi lấp đất lại cho thật kỹ. Khi tưới nước bánh dầu sẽ tan ra từ từ bón cho cây mai được 4-5 tháng. Mỗi gốc mai lốn bón cỡ 200g bánh dầu miếng là vừa, khi nào thấy có kiến thì nên xịt thuốc trừ kiến.

Đến đầu mùa mưa nên vô phân bánh dầu miếng thêm một lần nữa cho cây mai ra chồi nảy tược mới, là đã bón đủ phân hữu cơ cho cả năm. Ngày nay sở Nông nghiệp có nhập loại phân hữu cơ đậm đặc của Úc, tên là phân Dynamic Lifter, đã được diệt hết mầm cỏ, bón không mọc cỗ rất tiện lợi và qua chế biến đã có thêm vô nhiễn nguyên tố đa lượng, vi lượng như. sắt, đồng, kèm. Ma ngan, Magie, molipden, bo v v bón cho cây gì cũng tốt.

Đến gần tết mới chăm sóc cây bằng cách bón thúc thêm phân hóa học, để cây mai cho ra nhiều hoa to đẹp. Khi nụ hoa gần nở, bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn hơn.

Cây mai năm Nhuần: Mỗi chu kỳ, 12 tháng cây mai ssớm trước Tết. Muốn tránh lá mai rụng sớm, các năm Nhuần nên lảy bỏ hết lá trước một lần vào giữa năm, rồi bón thêm phân, cây mai sẽ ra lá mới vào mùa mưa, tươi tốt xum xêu, đến gần tết, lá mai sẽ già cứ canh lảy lá mai như các năm bình thường, để kịp ra hoa đúng tết.