Cách Chăm Sóc Cây Đinh Lăng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Chăm Sóc Cây Đinh Lăng

Cách chăm sóc cây Đinh Lăng

Cây Đinh lăng là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, từ tháng 2 – 4 dương lịch. Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập.

Đất trồng: Đinh lăng là loài cây ưa ẩm không chịu được khô hạn, cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây Đinh Lăng là loài cây ưa sáng có thể phát triển tốt dưới ánh nắng. Vì thế nếu muốn cây phát triển nhanh chóng, xanh tốt quanh năm thì nên trồng cây ở nơi quang đãng, thoáng mát, có nhiều ánh sáng.

Nhiệt độ: Cây có thể thích nghi được với môi trường nhiệt độ từ thấp cho đến cao. Nhưng cây phát triển tốt nhất khi nhiệt độ dưới 25 độ C.

Nước tưới: Cần tưới nước thường xuyên cho cây để cây phát triển, nhất là vào mùa hè, dưới cái nắng gay gắt ta cần cung cấp một lượng nước thích hợp mỗi ngày để cho cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

Bón phân: Khi trồng được 6 tháng tuổi, tiến hành bón bằng phân Ure. Khi trồng được 2 năm tuổi trở đi thì bón thêm các loại phân bón như phân NPK, phân Kali và phân chuồng để cây phát triển tốt.

Lưu ý khi trồng cây

Thường xuyên cắt bỏ bớt cành và lá thừa để chất dinh dưỡng tập trung nuôi củ.

Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.

Sau khi điểm qua những hướng dẫn và lưu ý về cách chăm sóc Cây Đinh Lăng, cây thật sự rất dễ chăm sóc đúng không nào! Còn gì thú vị hơn khi bạn tự chọn cho mình một Cây Đinh Lăng ưng ý và thử tự mình chăm sóc, thật ý nghĩa biết bao.

Mua hàng online hoặc trực tiếp tại:https://www.facebook.com/gocgardenshttps://gocgarden.com ☞ Hotline: 0939 975 955 (Zalo)

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng mang ý nghĩa chặn khí xấu, giữ tài lộc. Cây thường được trồng chậu trang trí nội thất.

Làm đất trồng đinh lăng:

Khi trồng đại trà, diện rộng phải cầy bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng cong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.

a. Trồng từng hố: đào hố có đường kính 1 mét, sâu 35-40 cm. Lót đáy hố bằng miếng PE hay ny-lon cũ, để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng. Trộn đất với 10 kg phân chuồng hoai mục cho đầy hố, lấp đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 40-50 cm. Tưới nước và ấn nhẹ đất xung quanh gốc, rồi vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.

b. Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng: Đào băng rộng 40cm, sâu 35-40 cm, rồi lót ny-lon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên, không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng.

2. Trồng trên diện tích lớn: làm luống rộng 60 cm, cao 35-40 cm, đào hố thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 40-50 cm. Cho phân hoai mục xuống, lấp lớp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng. Tưới nước rồi ấn nhẹ đất quanh gốc. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi phân, thuốc, thoát nước quá nhanh sau khi mưa.

Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8kg uree/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15 kg NPK+4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

Sưu tầm và biên soạn.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đinh Lăng

Trồng và chăm sóc cây đinh lăng đúng kỹ thuật

1. Lựa chọn giống

Hiện nay có hai loại giống cây đinh lăng là loại lá nhỏ và loại lá to. So sánh về giá trị thì loại cây lá nhỏ vượt trội hoàn toàn với loài lá to nên khi lựa giống cần chọn giống lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày.

– Cành giâm: Để cây phát triển tốt nhất thì nên lự chọn những cành bánh tẻ và giâm cành vào bầu. Khi tiến hành giâm phải dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 45 0 thành từng đoạn với chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm hoặc 40-50 cm; đường kính 1,0 -1,5 cm tùy thuộc vào lượng cành giống và mục đích sử dụng.

Lưu ý: Khi giâm cành cần cắt bớt lá và trước khi cắm vào bầu cần nhúng qua dung dịch kích thích ra rễ để cây phát triển nhanh hơn.

– Kỹ thuật làm bầu: Nên lựa chọn loại đất tươi xốp, có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình giâm.

Vỏ bầu thường được dùng là túi ni lông chọc thủng góc, cạnh có kích thước tùy vào độ lướn của cành được giâm.

Nên dùng lưới đen để che nắng và ni lông để che mưa cho bầu cây trong thời gian đầu khi mới bắt đầu giâm.

Thường bổ sung độ ẩm của bầu cây bằng cách phun sương.

Sau khoảng thời gian 30 – 40 ngày thì lá già bắt đầu rụng thì cần đưa bầu cây ra phơi nắng.

Phơi năng 10 – 15 ngày thì lá già đã rụng hết và chồi cây bắt đầu ra thì đã có thể đem trồng.

là loài cây dễ sống và thích nghi được với các vùng khí hậu khác nhau. Nhưng để đảm bảo cây sống và phát triển thì nên trồng vào mùa xuân khi nhiệt độ mát mẻ.

a. Chuẩn bị đất trồng:

Cây đinh lăng có thể sống được tại các khu vực đất khác nhau những tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp và thoát nước tốt.

Có thể trồng theo luống và đào rãnh sâu để chủ động trong việc thoát nước.

b. Phân bón

Nên bón phân lót trước khi đem cây ra trồng, khi trồng không được đặt trực tiếp bầu cây lên trên phân. Phân lót được ưu tiên là phân gia súc hoai mục kết hợp phân kali.

c. Kỹ thuật trồng:

Khi trồng thì cần đặt cây chính giữa hố, miền bầu ngang với mặt đất rồi nhẹ nhàng ven đất cao ở gốc để tránh đọng nước.

Giữ độ ẩm của đất bằng cách phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt luống.

Khi trồng cần cắt bỏ lớp nilong vỏ bầu để rễ cây phát triển tốt nhất.

4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Công việc chăm sóc cây sau khi trồng là cự kì quan trọng. Có thể là cây sẽ sống những nếu không được quan tâm thì cây rất dễ bị các loại vi khuẩn hay sâu bệnh tấn công.

Trong thời gian đầu khi trồng thì cần thường xuyên bón phân theo tỷ lệ 1 – 2 lần/tháng. Tỷ lệ này sẽ ít lại khi cây lớn hơn.

Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho đất.

Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.

Chăm sóc cây bằng các thuốc trừ sâu để tránh bị xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh tấn công.

Nên có các biện pháp diệt chuột để tránh tình trạng chuột cắn gốc cây.

Một cây đinh lăng bình thường sẽ được thu hoạch tử 3-5 năm. Trong quá trình thu hoạch cần theo dõi những thân cây tốt để tiếp tục nhân giống.

Nguồn: Cây Giống Vĩnh Phúc.

Hướng Dẫn Cách Trồng, Chăm Sóc Và Thu Hoạch Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng là dược liệu quý với nhiều công dụng trị bệnh chính vì vậy mà hiện nay cây đinh lăng được các bà con nông dân trồng với số lượng lớn. Vì hiệu quả kinh tế cao mà loại cây này mang lại.

Cây đinh lăng dược liệu thuốc quý trị nhiều bệnh

Cây Đinh lăng có cái tên khoa học là Polyscias fruticosa thulộc họ ngũ gia bì kỷ thuật trồng của loại cây này không quá cầu kì. Đây là dược liệu quý các bạn có thể sử dụng tắt cả từ rễ, lá, cành để dùng làm thuốc chữa bệnh bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn thêm ngon hơn như món thịt chó, món gỏi cá.

Loại cây này ưa ẩm thích nơi có nhiều ánh sáng chịu hạn tốt không chịu được ngập úng. Biên độ sinh thái của cây rộng được phân bố khắp mọi vùng sinh thái khác nhau. Sống tốt trên mọi vùng đất khác nhau nhất là những vùng đất cát phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 độ C khoảng mùa thu đến cuối mùa xuân.

Phân loại cây đinh lăng

Loại cây đinh lăng đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là loại cây đinh lăng lá tròn tên khoa học là (Polyscias balfouriana Baill), Đinh lăng viền bạc hay còn gọi là đinh lăng trổ, Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia tên tiếng Việt là đinh lăng lá to, đinh lăng đĩa (Merr) Baill, đinh lăng rang tên khoa học là (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr), loại đinh lăng lá 2 lần kép, thân màu xám trắng ( tên khác nữa là Polyscias serrata Balf).

Đinh lăng nếp là loại đinh lăng có lá nhỏ, xoăn thân hơi nhẫn chút xíu, củ to rễ nhiều và mềm vỏ bì của nó dày đây là loại đinh lăng cho năng suất cao chất lượng cũng tốt nữa hay được chọn dùng làm cây giống nhất chính là loại đinh lăng này. Đinh lăng tẻ là loại đinh lăng sẻ thùy to có thân và vỏ hơi xù xì màu xanh nhạt, rễ rất ít có củ nhỏ phần vỏ bì hơi mỏng cho năng suất thấp đinh lăng tẻ thì người dân không nên trồng

Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng đinh lăng

Đinh lăng có khả năng chịu hạn tốt và không chịu được ngập úng, phát triển tốt ở những nơi vùng đất tơi xốp độ ẩm trung bình của đất cao. Đinh lăng khi được trồng đại trà người dân cần phải cày bừa và làm tơi đất, lên luống cao cho đất khoảng 20cm đến 50cm. Khi trồng ở vùng đất đồi thì phải cuốc lát đất xuống sâu 20cm có đường kính hố khoảng 40cm. Cách trồng cây đinh lăng rất đơn giản chỉ cần giâm cành xuống là trồng. Mọi mùa trong năm đều có thể trồng được nhưng tốt nhất là giữa mùa xuân.

Phân bón và kỷ thuật bón phân đúng cách cho cây

Bón lót: Mỗi hecta ít nhất phải bón lót từ 10 cho đến 15 tấn phân chuồng, phân hóa học NPK là 400-500 kg. Kết hợp bón luôn cả hai loại phân này không chỉ bón lót không thôi tránh hôm giống.

Bón thúc: sau khoảng thời gian 6 tháng chúng ta bắt đầu bón thúc tầm khoảng 8kg ure/ sào bằng cách rắc phân vào má luống sau đó lấp kín lại. Năm thứ hai vào tháng 9 khi vừa tỉa cành xong nên bón thêm phân chuồng cho cây với lượng phân là 6 tấn/ ha và 300kg NPK + 100 kg Kali/ 1ha. Người trồng cây cũng nên bón thêm phân vào mùa thu đất vun phủ kín phân bón để cây có thể phát triển tốt hơn với điều kiện sau này.

Kỹ thuật trồng cây đúng chuẩn

Đặt hom giống cách nhau khoảng 50cm nghiêng theo chiều của luống. Xen kẽ các hom bón lót chúng bằng phân chuồng 4kg/ sào và 20kg phân NPK không bỏ phân sát hom giống. Lấp hom lại để hở khoảng 5cm trên mặt đất mà thôi. Sau khi trồng xong thì nên phủ rơm rạ hoặc bèo lên trên mặt luống tạo độ ẩm và mùn tơi hơi cho đất xốp. Khi đất khô người dân cần phải bơm nước ngập 2/3 luống đảm bảo độ ẩm cho đất, tránh ngập nước. Trong trường hợp khi mà trời mưa liên tục thì phái thót nước ngay không được để giống hom thối mất.

Cách trồng người dân có thể thực hiện theo hai cách sau thứ nhất là làm cảnh rồi thu dược liệu. Trồng thành từng hốc hay từng hàng thẳng táp thèo hình dáng tùy ý như hình thoi, vuông, tròn…

Trồng theo từng hốc người trồng có thể đào hốc với đường kính 1m, sâu 35 đến 40 cm lót ở dưới đấy hồ bằng miếng PE hoặc là miếng nilon làm vậy rễ cây sẽ chỉ tập trung ở riêng trong hố sau này thu hoạch rễ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trộn đất cùng với phân chuồng đã hoai mục đầy hố nén lại rồi trồng cây đã ươm xuống. Cứ 3 cây trồng vào một hố như hình tam giác mỗi cây cách nhau là 50cm. Cây cối cần được tưới nước và ấn cho nó thật chật xung quanh gốc. Người dân nên vung đất tạo thành vồng và có rảnh thoát nước có thêm bèo hay rơm ủ vào gốc sẽ tốt hơn.

Khi trồng ở diện tích lớn thì người dân cần phải làm luống rộng khoảng 60cm, chiều cao 35-40cm. Hốc bỏ ra làm thành hai hàng lệch nhau khoảng cách của cây là 50cm. Tiếp theo cho phân chuồng đã hoai mục vào lấp đất mỏng lên đặt cây vào trồng rồi tưới nước xung quanh gốc cây ấn lại cho thật chật. Trường hợp cây được trồng trên đất dốc người dân cần phải làm luống theo đường đồng mức để tránh tình trạng trôi mày đất và thoát nước quá nhanh khi vừa mưa xong.

Chăm sóc, phòng trừ sau bệnh

Cây đinh lăng phát triển quanh năm ít sau bệnh có khả năng chịu hạn tốt không cần sử dụng đến thuốc BVTV. Những năm thứ 2 trở đi chỉ cần tỉa cành bớt lá hàng năm làm hai đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi góc chỉ nên để lại hai cành to thôi.

Ở giai đoạn đầu loại cây này thường hay bị sâu xám ăn mất lá mầm, vỏ thân ở những giai đoạn sau khi cây phát triển mạnh hơn thì những tình trạng này không còn nữa. Ở giai đoạn đầu người trồng cây cần chú ý đến quá trình sinh trường phát triển của cây. Ngăn chặn chúng tác động đến quá trình sinh trưởng bằng cách sử dụng những loại thuốc phòng trừ sau như: Shecpain 36EC, Gottoc 250EC, TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; hay phối hợp hai loại thuốc khác :Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS, Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, … và một số loại thuốc có dạng bột: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G. Công thức trộn là 1 phần thuốc với 1 phần đất rắc xung quanh gốc cây khi trồng để có tác dụng trừ sau xám tốt.

Thu hoạch, chế biến, bảo quản

Lá: trong quá trình chăm sóc cây những chỗ lá quá dày hãy tỉa nó bớt và thu hoạch thì cũng nên thu hoach lá trước phơi khô hoặc sấy để cất nó rồi mới đến thu hoạch vỏ, thân.

Rễ, vỏ, thân cây có thể thu hoạch vào mùa cuối thu năm 2 nhưng đến 5 năm mới là thời điểm thu hoạch thân, vỏ rễ tốt nhất. Rễ, thân, võ sau khi thu hoạch cần được rửa sạch đất cát hong gió khoảng 1 ngày trước đó để loại bỏ sạch lớp đất cát phân ra từng loại riêng biệt. Những chiếc rễ nhỏ sẽ có đường kính là dưới 10mm vỏ không nên bóc, những loại có đường kính 5mm nên để riêng biệt nhau cần được sấy khô liên tục đến khi giòn mới thôi.

Phân loại: loại I là vỏ cây, rễ khi tươi có đường kính lúc còn tươi trên 10mm là loại II có đường kính dưới 10mm có độ dày trên 2mm. Loại 3 rễ, thân, vỏ mỏng độ dày dưới 2mm.

Bên trên là toàn bộ những kiến thức về cách trồng, chăm sóc, thu hoạch cây đinh lăng. Chúng tôi hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẽ mang đến cho bạn nhiều điều có ích hơn trong việc trồng và chăm sóc loại cây này.