Các Phương Pháp Trồng Rau Sạch / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Các Phương Pháp Trồng Rau Sạch, An Toàn Không Nên Bỏ Qua

Tổng hợp các phương pháp trồng rau sạch hiệu quả hiện nay

Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh

Thủy canh chính là phương pháp trồng rau không sử dụng đất, được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới.

Theo cách này rau trồng được trồng trong giá đỡ đặt trên dinh dịch pha nước và chất dinh dưỡng theo tỉ lệ từng giống riêng.

Đây là một trong các phương pháp trồng rau sạch có thể loại bỏ cỏ dại, sâu bệnh.

Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh này cần đầu tư lớn, hệ thống hoạt động bằng bơm nước điện hoạt động liên tục.

Ngoài ra khi dùng phương pháp này cần phải có kĩ thuật quan sát chất lượng nước thường xuyên để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách trồng rau theo phương pháp khí canh

Trong các phương pháp trồng rau sạch không thể bỏ qua khí canh.

Khí canh là phương pháp gần như không dùng đến cả đất và nước.

Các loại cây trồng sẽ được trồng trên giá đỡ còn phía dưới sẽ phun dung dịch chất dinh dưỡng trực tiếp và rễ hấp thụ.

Nhờ phương pháp này sẽ tạo ra loại rau sạch, đảm bảo cho sức khỏe.

Đặc biệt phương pháp này có khả năng tiết kiệm tối đa đến 98% lượng nước và 95% phân bón so với phương pháp thông thường.

Ngoài ra với môi hình thiết kế giá khí canh thông minh còn giúp tiết kiệm diện tích đất.

Tuy nhiên phương pháp trồng rau này có chi phí khá cao cũng như đòi hỏi kĩ thuật cao bởi vậy chỉ được sử dụng để tạo giống cây trồng là chủ yếu.

Phương pháp đơn giản nhất

Phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng trong hộp, chậu

Đây là một trong các phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng được áp dụng phổ biến tại các hộ gia đình.

Mô hình trồng rau sạch này sẽ tận dụng các vật liệu đa dạng như nhựa, gỗ, xốp cũ…

Đặc biệt bạn có thể tận dụng ngay cả không gian nhỏ hẹp như ban công, sân thượng hay trước nhà để trồng rau.

Đặc biệt phương pháp trồng rau này khá tiết kiệm, dễ thực hiện mà bạn không nên bỏ qua.

Quan trọng nhất vẫn là hiệu quả mạng lại

Nếu gặp khó khăn bạn có thể đến ngay với các cửa hàng chuyên cung cấp dụng cụ làm vườn để mua đất và công cụ cần thiết là đã có ngay vườn rau sạch.

Trồng Rau Sạch Bằng Phương Pháp Thủy Canh

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Một đĩa rau xanh dung dị mang hương vị tự nhiên làm cho bữa cơm nhà thêm tươm tất và ấm cúng. Làm sao để có được nguồn rau sạch cho những bữa ăn ngon của gia đình mình? Câu hỏi này cũng là nỗi trăn trở của nhiều gia đình tại các đô thị hiện nay. Khi mà không gian sống còn bị thu hẹp thì trồng rau bằng cách nào? Đây chính là thời kỳ của kỹ thuật hiện đại lên ngôi. Kỹ thuật trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh là lời giải hay cho cuộc sống hiện nay.

Phương pháp thủy canh là gì?

Kỹ thuật thủy canh được nghiên cứu từ thế kỉ 17 và ngày càng hoàn thiện. Hướng đến mục đích cung cấp được nguồn nông sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. Kỹ thuật thủy canh ngày càng được ứng dụng nhiều cả quy mô hộ gia đình và quy mô nông trang trại.

Thủy canh hay còn được gọi là trồng rau trong dung dịch. Là kỹ thuật canh tác trong môi trường nước dinh dưỡng không có đất. Thông qua các giá thể như: xơ dừa, mùn cưa, trấu… thay thế hoàn toàn đất. Dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp cho rau và được bộ rễ cây hấp thụ rồi chuyển đi nuôi cây. Môi trường sinh trưởng của rau thủy canh hoàn toàn được kiểm soát về nồng độ nên rau thủy canh rất an toàn.

Các mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh cơ bản

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh là một trong những kỹ thuật thủy canh được áp dụng phổ biến hiện nay tại các gia đình. Thủy canh tĩnh có chi phí ít tốn kém, dễ dàng sử dụng. Cần một thùng chứa dinh dưỡng, sau đó rau được đặt ngay trên mặt nổi thùng chứa thông qua bệ giữ. Bộ rễ của rau ngập chìm trong dinh dưỡng thủy canh để hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên do đặc tính tĩnh nên mô hình này có nhược điểm là bị hạn chế ô xi cung cấp cho cây. Như vậy có thể bổ sung máy bơm sục khí để tạo thêm oxi. Hoặc đơn giản bạn nên khoắng dinh dưỡng trong bể chứa thường xuyên cũng tạo thêm được nguồn oxi cho cây.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hầu hết các trang trai trồng rau thủy canh hiện nay đều áp dụng kỹ thuật thủy canh hồi lưu. Hệ thống thủy canh hồi lưu cho phép dinh dưỡng được bơm đi tuần hoàn từ bể chứa dinh dưỡng tới gốc rau theo dòng. Phần dinh dưỡng dư thừa được bơm hồi lại bể chứa. Như vậy, ưu điểm của thủy canh hồi lưu là tiết kiệm dinh dưỡng, cho năng suất cao và tiết kiệm nhân công lao động.

Hệ thống khí canh

Khí canh là dạng cao nhất của thủy canh hồi lưu. Khí canh là kỹ thuật trồng chủ yếu sử dụng không khí, Bộ rễ được phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng liên tục vài phút 1 lần. Như vậy, cây vừa được cấp dinh dưỡng vừa được uống nước lại có nhiều không khí để hô hấp. Hệ thống khí canh hiện nay được áp dụng nhiều để trồng khoai tây.

Các chất dinh dưỡng cần thiết trong trồng rau sạch thủy canh

Nhóm nguyên tố đa lượng: N – P – K

Đây là nhóm nguyên tố rất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển. Tạo diệp lục tố, tăng cường sự hoạt động của khí khổng, hoạt hóa enzim quang hợp và tổng hợp chất. làm tăng chất lượng của rau ăn lá. Khi thấy hiện tượng rau bị vàng lá rất có thể là cây đang thiếu đạm (N).

Nhóm các nguyên tố trung lượng: Canxi – Magie – Lưu huỳnh

Trung lương là các nguyên tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rau. Quyết định đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của rau.

Nhóm các nguyên tố vi lượng: Sắt – Kẽm – Đồng – Mangan – Bo

Các nguyên tố vi lượng đều đóng vai trò quan trọng trong thành phần các enzim và diệp lục. Cây cần một lượng ít nhưng không thể thiếu để kích thích và điều hòa sự vận chuyển, chuyển hóa chất.

Dinh dưỡng thủy canh là mạch máu của cây. Rất quan trọng và quyết định đến sự sống của rau thủy canh. Như vậy, lựa chọn dinh dưỡng thủy canh là một việc làm bức thiết trong quá trình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh. BKST giới thiệu tới bạn sản phẩm dinh dưỡng thủy canh BKFAST để bạn tham khảo và lựa chọn.

Lưu ý khi trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh

Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh ngày càng được nhiều gia đình tin chọn. Để việc trồng rau theo kỹ thuật hiện đại này đạt hiệu quả cao nhất bạn cần lưu ý:

Rau thủy canh cần được chiếu nắng từ 4-6h/ ngày để làm tốt nhiệm vụ quang hợp và chuyển hóa chất.

Bổ sung dinh dưỡng định kỳ theo quy định cho rau để rau sinh trưởng đạt chất lượng và năng suất cao.

Nên sử dụng nguồn nước sạch để trồng rau.

Thiết bị trồng rau sạch thủy canh BKFAST – trải nghiệm mới của những ” nông dân hiện đai”

Thiết bị trồng rau sạch thủy canh BKFAST là sản phẩm nghiên cứu khoa học của đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Với sứ mệnh đồng hành cùng sức khỏe của mọi nhà, thiết bị trồng rau thủy canh BKFAST đã chinh phục được niềm tin của khách hàng từ khi ra mắt. Mang cuộc sống xanh đến ngôi nhà của bạn là điều BKFAST luôn mong mỏi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua:

Phương Pháp Bón Phân Cho Rau Sạch, Rau An Toàn

1. Đặc điểm chung của các loại phân bón

Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ, bón vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Tác dụng của phân hữu cơ:

– Cải tạo lý tính đất: Độ xốp, khả năng giữ nước.

– Cải tạo hóa tính đất: Tăng khả năng cố định dinh dưỡng.

– Cải tạo sinh tinh đất: Kính thích vi sinh vật có ích và các hoạt động của chúng trong đất.

Dễ tan, tác dụng nhanh đối với cây trồng, hiệu lực cao nên góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng rau.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây là phải bón với nhiều lượng, tỷ lệ thích hợp và cân đối. vì nếu bón quá nhiều phân kháng đơn độc, bón không hợp lý sẽ làm cho đất trai cứng, hóa chua, giảm độ mầu mỡ; ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản.

Phân hữu cơ và phân vô cơ

– Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu, làm giảm quá trình bay hơi và rửa trôi.

– Cung cấp các hoạt chất có tác dụng kích thích sinh trưởng.

– Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do các kháng sinh mà vi sinh vật tiết ra.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của đạm, lân, kali.

– Làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

– Làm tăng độ phì cho đất.

Các chất điều hòa sinh trưởng là các chất hữu cơ, với lượng rất nhỏ, làm hạn chế hoặc thay đổi bất kỳ một sinh lý nào trong cây, được chỉ định như là hormon thực vật gồm có: Auxin, Gibberilin, Cytokini, các chất ức chế hoặc chất làm chậm trễ.

2. Nguyên tắc bón phân cho rau sạch

– Cân đối: Là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố, cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và phẩm chất nông sản mong muốn, có lãi, không gây ô nhiễm môi trường.

– Phối hợp: Sự cung cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa và các nguồn khác và sự cung cấp từ phân bón.

– Bón phân hợp lý: Cân đối giữa các loại phân, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, đúng cây, phù hợp trạng thái sinh trưởng cà phát triển của cây trồng.

Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm, đúng lượng cho rau sinh trưởng và phát triển

– Đúng lượng: Xác định đúng liều lượng phân hóa học cung cấp đầy đủ nhu cầu của cây về phân bón, giảm lượng dư thừa của đất.

– Đúng đất: Chọn phân hóa học phù hợp với tính chất cơ bản của đất

– Đúng lúc: Bón phân vào lúc cây trồng cần nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất để sinh trưởng và phát triển.

– Bón lót: Phân chuồng đã ủ hoại mục và lân hữu cơ vi sinh (trung bình khoảng 15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh, 30% N + 50% K cho 1 ha).

– Bón thúc: 70% N = 50% K còn lại dùng để bón thúc.

+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày), bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạc 12 ngày

+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày.

Sử dụng các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau, Nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc trước khi thu hoạch 10 ngà.

Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hóa học 30 – 50%, tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.

– Bón đủ lượng phân cần thiết.

– Bón đúng lúc và đúng cách.

Đạm, lân và kali là những dinh dưỡng cơ bản nhất ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất rau nhưng bón không cân đối sẽ dẫn đến hậu quả ngược: năng suất thấp, chất lượng rau kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển hoặc bảo quản.

– Bón lót: Thường dùng phân chuồng, phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi (cung cấp cho cả quá trình sinh trưởng của cây) và một lượng phân đạm cung cấp cho rau ở giai đoạn cây con (Khoảng ¼ – 1/3 lượng phân đạm cần thiết).

Phân lót có thể bón theo hốc hoặc giải đều trước khi gieo (hoặc trồng), hoặc bón theo hàng, lấp phân rồi trồng dọc hàng đã bón phân.

– Bón thúc: Là cách bón bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất là để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân đạm và phân kali.

– Biện pháp bón phân ngoài rễ là biện pháp đang được sử dụng trong những năm gần đây. Đó là phương pháp bón phân lên lá, sử dụng các loại phân đã được tổng hợp, ưu điểm là tiết kiệm phân và hiệu quả cao, tuy nhiên chỉ áp dụng tốt trong những trường hợp đã được bón đầy đủ phân chuồng và những loại phân đa lượng khác.

Để đạt 20 tấn cà chua quả/ha thì phải bón lượng phân như sau:

– Đạm: 4,5kg/tấn x 20 tấn/ha = 90kg N nguyên chất hay 196kg urea/ha

– Kali 5kg/tấn x 20 tấn/ha = 100kg P2O hay 200kg phân kali/ha

3. Phương pháp bón phân cho rau sạch

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì vậy cần chú ý đến những điểm sau:

– Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau

– Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.

– Phân bón hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng ra, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân lân supe hoặc lân nung chảy, 250 – 300kg phân kali. bón một lần hoặc chia làm 2 lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất, như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.

– Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch 15 – 20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

– Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỷ sẽ rất có hại.

– Hạn chế phân phun lá cho các loại rau ăn.

4. Bón phân hợp lý cho rau an toàn

Hiện nay nhiều loại thực phẩm trong đó có rau quả không sạch do bón phân đạm, phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chưa đủ thời gian cách li, bón phân chuồng tươi, tưới nước bẩn… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, công tác an toàn thực phẩm đang báo động và được nhiều người quan tâm. Việc sản xuất rau an toàn được nhà nước và các địa phương khuyến khích.

– Các loại phân chuồng nếu bón phân tươi rất bẩn, nhiều trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh sẽ bám vào rau, quả gây bênh cho rau và người sử dụng. Loại phân này cần ủ hoại mục bằng cách trộn lẫn với 2 – 5% lân supe chất đống, chát kín bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp không còn mùi hôi, đem bón cho rau rất tốt.

Không bón nước giải, phân chuồng tươi cho rau an toàn

– Các loại nước giải, nước phân chuồng tươi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng không được tưới cho rau an toàn. Loại nước giầu chất hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn. Loại nước giải giầu chất hữu cơ và đạm này cần được ngâm với 1 – 2% lân supe trong 40 – 50 ngày cho hoại mới sử dụng được. Nước và mùn bã các bể khí sinh học biogas thải ra là loại phân hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau an toàn rất tốt.

Có thể dùng các loại phân hữu cơ vi sinh chất lượng tốt như phân lân vi sinh Sông Ranh, phân hữu cơ vi sinh PTS 9, sản phẩm vi sinh Vườn Sinh Thái… bón cho rau thay thế phân chuồng.

Bón đạm cho rau khi cây còn nhỏ, bón đạm urea cho rau đã lớn phải đảm bảo đủ thời gian cách li 15 ngày mới được sử dụng. Nếu bón đạm chưa đủ thời gian cách li, chất đạm ở trong lá dưới dạng nitrat, nitrat amôn, khi ăn vào, chúng tích lũy trong mô mỡ của cơ thể gây ngộ độc mãn tính, đến lượng đủ lớn sẽ là nguyên nhân gây ung thư cho con người.

Các loại phân bón giầu mùn (acid amin), nhiều vi sinh vật có ích như: K-Hunmate; K-H701/702; A-H502/503; N-H601/602; Vườn Sinh Thái; Yogen; atonic chúng tôi cho rau an toàn rất tốt nhưng phải tuân thủ thời gian cách li có ghi trên bao bì từng loại sản phẩm.

Từ những hiểu biết về bón phân cho rau an toàn, bà con có thể tự sản xuất rau cung cấp cho gia đình và cho thị trường được mang thương hiệu rau an toàn, chất lượng đảm bảo.

5. Giới thiệu các loại phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch

Phân chiết suất sinh học

– Vật liệu từ cây trồng:

+ Đường hoặc rỉ mật 1kg.

+ Cây trồng: Rau, quả vẫn còn tươi 3kg.

Dụng cụ: Thùng nhựa hoặc chai, bình,…

Phương pháp chế biến:

+ Cắt nhỏ các phần của cây, đem trộn với đường.

+ Cho vào thùng và ấn chặt, rồi đậy nắp kín.

+ Để lên men 3 – 4 tuần.

+ Đường hoặc rỉ mật: 1kg.

+ Động vật: 1kg.

Cách sử dụng:

+ Pha tỉ lệ phân và nước là 1/500 – 1000.

+ Phun cho cây hoặc tưới ngay cho thân cây hoặc gốc cây

Để thùng chứa ở nơi bóng tối.

+ Có thể sử dụng như phân bón.

+ Lên men càng lâu càng tốt.

+ Không phải bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trên mặt luống trồng nên tủ rơm rạ hoặc các tồn dư cây trồng khác để tăng hàm lượng chất hữu cơ.

Phân ủ phụ phẩm cây trồng hoặc rác sinh hoạt

Phân ủ là một loại phân hữu cơ trong đó có phế phụ phẩm cây trồng và phân gia súc

+ Phế phụ phẩm cây trồng : 2 phần

+ Phân gia súc : 1 phần.

+ Chế phẩm vi sinh vật chế biến phân ủ: 1 gói

– Phương pháp ủ: Giống như ủ phân chuồng, thời gian ủ từ 2,5 đến 3 tháng.

– Cách sử dụng: Bón cho rau 3 – 5 lần, chỉ bón khi rau đã phân giải hoàn toàn, nên trộn lẫn với đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con. Nên bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau.

Phân hữu cơ sinh học

Là một loại phân hữu cơ được chế biến từ quá trình lên men phế phụ phẩm cây trồng và động vật nhờ vi sinh vật ở trong nước. Có thể sử dụng loại phân này để bón cho cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhằm bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, đồng thời còn tăng lượng vi sinh vật trong đất.

+ Phân gà: 20kg.

+ Cám gạo 30kg.

+ Chế phẩm vi sinh vật 1 gói.

– Phương pháp làm khô phân hữu cơ:

+ Trộn đều phân gà với cám, sau đó cho chế phẩm VSV vào và trộn đều.

+ Đậy kín đống phân.

+ Trong 1 tuần đầu, đảo đều đống phân hàng ngày, nhớ đậy kín sau khi đảo xong.

+ Bảo quản cho đến khi khô.

+ Giữ phân khô trong bao giấy.

– Phương pháp chế biến phân hữu cơ lõng

+ Trộn đều phân khô với nước trong thùng chứa với tỉ lệ: 1kg phân khô: 20l nước. trộn thêm 1kg đường.

+ Pha loãng nước 20 – 40 lần và có thể bón cho nhiều loại cây.

– Phương pháp bón:

+ Bón xung quanh gốc cây.

+ Tưới vào đất.

Phân ủ sinh hoạt

Là một loại phân hữu cơ đã qua quá trình lên men với enzyme, giúp nâng cao độ phì đất, phân hủy các chất hữu cơ trong đất thành chất dễ tiêu, cung cấp cho cây.

– Vật liệu: Enzym 1 + đường 1 + nước 100, đổ vào trong đống phân ủ gồm các nguyên liệu:

+ Phân động vật, xơ dừa 1kg.

+ Vật liệu hữu cơ: Lá cỏ, rơm rạ 1kg.

– Chế biến men nước: Rác thải 3kg + đường đỏ 1kg + nước 10l trộn lẫn với nhau và ủ lên men trong 3 tháng. Có thể đựng trong thùng nhựa và đậy kín trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nước sẽ có mầu nâu vàng và mùi chua cay. Nếu có mầu đen và mui hôi là bị hỏng.

– Chế biến phân ủ sinh học:

+ Trộn enzym, đường và nước đổ vào đống phân ủ.

+ Trải đều đống phân ủ lên mặt đất, rồi rải lên vỏ trấu hoặc rơm rạ. Tránh ánh nắng mặt trời ít nhất 5 ngày. Ngày thứ 2 và 3 kiểm tra nhiệt độ. Không đảo đống phân. Sau khoảng 20 ngày thì hoàn thành việc ủ phân.

+ Cho phân ủ sinh học vào bao và có thể bảo quản trong thời gian dài.

K – humate hữu cơ cao cấp (phân bón qua lá và qua rễ)

+ Tăng cường khả năng đậu quả, kháng sâu bệnh.

+ Tăng chịu hạn úng.

+ Tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

+ Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Cách sử dụng:

Hòa 1,4 nắp cho bình phun 8 – 10l nước. Phun cho các loại rau như mướp đắng, dưa chuột và ớt.

– Các chất điều hòa sinh trưởng mang tính chất đặc hiệu nên cần lưu ý sử dụng đúng loại cây và mục đích cần sử dụng.

– Dùng đúng nồng độ và lượng sử dụng đúng thời kỳ sinh trưởng của cây mới có tác dụng tốt

+ Xử lý hạt: Tăng tỉ lệ nẩy mầm, sinh trưởng nhanh, Tăng năng suất cà chua, ớt, củ cải, ngâm hạt trong 24 giờ. Sử dụng GA3: 5 – 2ppm.

+ Điều khiển giới tính: Dùng , GA 3, Etylen,… để cân bằng giới tính ở cây họ bầu bí, ở dưa chuột. Sử dụng GA 3 1.000ppm tại thời điểm bắt đầu 1 lá thật, duy trì giống 100% hoa cái.

+ Cà chua: TIBA nồng độ 50 – 100ppm, Anpha NAA: 50ppm.

+ Họ bầu bí: TIBA – 10ppm

+ Cà: Anpha NAA – 50ppm

Nguồn: Tài liệu kỹ thuật trồng rau an toàn

Sử dụng những chiếc bỉm của bé để trồng rau, ý tưởng nghe có vẻ “điên rồ” nhưng khi chứng kiến sự lớn nhanh “thần thánh” của các loại rau, bạn sẽ vô cùng bất ngờ…

Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cải xanh, cải chíp; Lựa dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; Thực hiện các bước trong quy trình trồng và chăm sóc…

Khái niệm về rau sạch, tình trạng sản xuất rau ở nước ta, hướng dẫn trồng rau xanh tại nhà, kỹ thuật trồng rau ăn lá bằng các phương pháp trồng trong thùng xốp, thủy canh…

Kinetin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để kích thích sự hình thành callus (mô sẹo) (kết hợp với auxin) và tái tạo các mô chồi, ứng dụng trong việc đánh thức chồi ngủ…

6-Benzylaminopurine là thuốc kích thích, điều hòa tăng trưởng thực vật phổ rộng (Hormone Cytokinin 6-BAP). Nó có thể đẩy nhanh sự phát triển của tế bào. Khi được sử dụng với gibberellin làm tăng kích thước của…

Các Phương Pháp Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng giả nào được sử dụng hiện nay?

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa Đăng Lưu có áp dụng thành công 3 phương pháp trồng răng giả để phục hình nha khoa cho các bệnh nhân gặp phải vấn đề mất răng. Ba phương pháp đó bao gồm: Làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định và kỹ thuật cấy ghép implant. Để lựa chọn được một phương pháp trồng răng giả phù hợp, bạn cần tìm hiểu những ưu cũng như khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả này.

Hãy bắt đầu với một phương pháp được đánh giá là phù hợp trong phục hình mất răng. Kỹ thuật cấy ghép răng implant. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp từ mất một răng cho đến nhiều răng. Về phương pháp thì kỹ thuật sử dụng một trụ implant được làm từ chất liệu titan để cấy trực tiếp vào xương hàm để đóng vai trò là một chân răng thay thế cho chân răng bị mất. Sau khoảng thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp khi cho vào xương (khoảng 3 đến 6 tháng), một mão răng sứ sẽ được chụp lên trên đầu trụ implant.

Ưu điểm của kỹ thuật này là răng giả thay thế tốt cho răng thật, cả về độ tự nhiên cũng như thực hiện các chức năng bình thường của răng nhờ cấu tạo ba phần tương tự như răng thật của răng implant. Răng tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào các răng khỏe mạnh bên cạnh. Độ bền của răng rất cao, có thể tồn tại suốt đời con người ở đúng vị trí vững chắc không bị lỏng lẻo. Răng implant còn có một ưu điểm nữa là nó ngăn ngừa tiêu xương rất tốt thậm chí sau khi cấy ghép phần xương bị tiêu sau khi mất răng còn được bổ khuyết. Răng implant chỉ có một khuyết điểm duy nhất là giá thành cao và đòi hỏi phải có bác sĩ tay nghề cao mới thực hiện được và phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành được một răng hoàn chỉnh.

– Cầu răng sứ cố định: là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mất răng. Cách thực hiện lắp cầu răng sứ như sau: trước tiên bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên vị trí bị mất răng để làm trụ cầu và sau đó một cầu răng sứ nhân tạo sẽ được lắp lên các trụ này. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường và giá thành tương đối hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này lại không khắc phục được tình trạng tiêu xương tại vị trí mất răng khiến xương tiêu nhiều ảnh hưởng đến đường nét khuôn mặt. Các răng thật bên cạnh cũng không thể thực hiện chức năng bình thường do đã bị mài nhỏ và hoạt động phụ thuộc vào cầu răng. Nguy cơ sâu răng và viêm nha chu, cầu răng bị lỏng cũng không hề nhỏ.

– Hàm giả tháo lắp: được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn lại không phải xâm lấn răng, phù hợp với những người cao tuổi, người bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu. Hàm giả tháo lắp nâng đỡ các cơ môi, má, từ đó giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.

Khuyết điểm của nó là vướng víu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm. Nếu vệ sinh không tốt, việc sử dụng hàm giả tháo lắp có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu tại nơi tiếp giáp giữa hàm giả với răng thật. Sau một thời gian sử dụng hàm giả thường trở nên lỏng lẻo, phải chỉnh sửa hoặc làm lại do xương dưới hàm giả tiêu dần.

Lưu ý : Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người