Các Bệnh Của Lan Mokara / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Các Bệnh Thường Gặp Của Hoa Lan

Hoa phong lan trồng ít hay sản xuất lớn đều rất dễ bị nhiễm bệnh. đây là vấn đề rất lớn, chỉ xin nêu một số bệnh thường gặp:

Các bệnh của hoa lan do nấm, do vi khuẩn hay do virus. Bệnh của hoa lan do nấm:

Các loài phong lan còn non, và các loài đưa ở rừng về rất dễ bị nhiễm một số nấm như các loại bệnh sau:

Bệnh đốm lá của hoa lan:

Do nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerralla cingulata gây ra. Trên lá phong lan xuất hiện một hay vài đốm màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Nó lan tràn dần và các đốm cũng lớn dần quang hơn. Cần phát hiện kịp thời và cắt ngay các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng. Sau đó xịt thuốc Topsin, Kitazin, Thiram. Nếu không có loại thuốc trên, dùng zineb cũng được (15-20g thuốc hòa tan trong 10 lit nước) mỗi tuần phun một lần (nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần).

Nguyên nhân bệnh có thể do bị nước nhiều hay do phân tưới có mang mầm bệnh. Do đó vào mùa mưa nên che thêm cho giàn và giữ tỷ lệ bón cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ.

Bệnh thối đọt của hoa lan:

Do nấm Phytophtora palmivora gây ra, làm cho các đọt Phong lan bị đen lại. lúc đầu ở gốc các lá non có màu nâu đạm sau đó trở thành đen và làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết  cả cây.

Nguyên nhân cơ bản cũng do nước đọng lại lâu ở gốc bẹ lá, làm nõn cây bị phá hoại. Do đó vào mùa mưa cố tránh không để giọt mưa rơi và đọng lại ở các nõn lá. Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh.

Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần phun thuốc để trị. Hòa tan ít bộ thuốc Thiram trong vài giọt nước, rồi trát ngay vào chỗ bị bệnh, để cứu chiếc lá đó khỏi bị rụng. Ngoài ra cần xịt thuốc (như các thuốc kể trên) với nồng độ đậm hơn, cách ly cây bệnh khỏi các cây còn lành, và cắt bỏ các phần bị bệnh, nếu có thể (Thiram pha mỗi muỗng cà phê 1 ít nước).

Bệnh thối rễ và gốc của hoa lan:

Do nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi gây ra. Cây phong lan bị vàng lá, rễ bị mềm nhũn và nâu lại. bệnh bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi chuyển vào gốc thân. Do cây phong lan trồng trong các chậu, bộ rễ bị che lấp nên khó thấy bệnh ngay, nhưng để ý thấy cây chậm phát triển, kèm theo có vài lá úa vàng , cần phải nhấc cây khỏi đám gạch, than để kiểm tra bộ rễ ngay.

Nếu phát hiện sớm ở ít cây thì lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, xịt thuốc (Thiram) trực tiếp vào bộ rễ và ngưng việc tưới ẩm  cho bộ rễ. Nếu cần có thể ngâm ngập để cổ thân cây Phong lan trong dung dịch Sunphat đồng 1% dung dịch Thiram, sau đó đem trồng vào chậu mới sạch sẽ. chất liệu trồng cũng chọn than, gạch lớn để có thể tiếp tục xịt thuốc tới cả bộ rễ. chế độ tới nước phải được xem xét lại, tránh độ ẩm quá lâu trong bộ rễ (nhất là vào mùa mưa) , các vật liệu trồng không nên nhuyễn quá, cây Phong lan luôn phải chịu độ ẩm cao, không thông thoáng.

Bỏ bớt giàn che để có nhiều nắng hơn làm cho môi trường nuôi trồng khô ráo hơn.

Nhìn chung, các bệnh cây do Nấm rất dễ gây hại cho Phong lan, nên khi đã trồng nhiều phải có kế hoạch phun thuốc thường xuyên, mặc dù chưa phát hiện được bệnh.

Đối với Phong lan con, sau khi trồng cũng phải phun thuốc ( 1 muỗng cà phê Thiram pha trong 1 lít nước), cây Phong lan chiết cành, chồi, các vết thương cần phải trét thuốc Santara. Các Phong lan thu hái ở rừng về, trước khi trồng vào chậu cần những cả vào trong chậu nước có pha Zineb loãng. Sau đó hàng tháng phải được xịt thuốc và cách li ngay các cây có mầm bệnh.

Bệnh của hoa lan do vi khuẩn:

Do loài vi khuẩn Erlninia carotovora gây ra. Đầu tiên trên lá cây xuất hiện một vết mọng nước như bọ bỏng, sau đó lan rộng ra rất nhanh làm cho cây như bị luộc chin, vàng ủng ra hết.

Nếu phát hiện sớm thì cắt ngay đoạn lá bị rộp đó và tích cực phun thuốc oxyclorua đồng 1% Bordeaux (1kg sunphat đồng cộng 1kg vôi sống hòa trong 100 lít nước trong các chậu sứ, đất, không để trong các thùng kim loại lưới, liên tục trong cả tuần, nếu khỏi thì dừng ngay việc tưới thuốc đó).

Nguyên nhân do tưới nước quá ẩm hay mùa mưa bị úng nước. Do đó cần che mưa rất kỹ cho cây, và tưới cây chỉ đủ độ ẩm và không để chậu Phong lan luôn bị ẩm lâu ngày.

Bệnh của hoa lan do virus:

Biểu hiện trên mỗi loài Phong lan một khác, thường xuyên xuất hiện trên lá có vết đốm hay vết thương làm lá mất màu xanh, chuyển sang thành bị vệt đen hay nâu. Đôi khi lá bị biến dạng xoắn lại và khô không còn xanh bóng và mọng nước như lá bình thường. Cây rất yếu và ít khi có hoa. Bệnh rất khó chữ, do đó cần cách ly khỏi giàn Phong lan, nếu cần thì hủy bỏ đi.

Nguyên nhân do bị sâu bọ làm hư tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng. Do đó phải dùng thuốc trị côn trùng, không cho chúng chích , hút lá cây. Dùng thuốc Methilparathion (còn gọi là wofatox nồng độ 0.07 – 0.17) (đây là loại thuốc hạn chế sử dụng), tốt hơn nên dùng Dimethoate hay Diorotophos với mục đích trừ sâu bọ đến hại cây.

Các Bệnh Của Lan Phi Điệp Thường Hay Gặp Phải

Khi trồng phong lan, có lúc bạn sẽ gặp phải các bệnh của lan phi điệp xuất hiện trên các bộ phận của cây. Trong trường hợp nhẹ thì cây phong lan của bạn sẽ bị còi cọc, tuột lá, èo uột, trở nên xấu xí… nặng thì có thể dẫn đến chết cây, thậm chí làm lây bệnh cho cả vườn lan nếu bạn chậm trễ trong việc phòng ngừa và xử lý vườn phong lan đang bị sâu bệnh.

Với những tình trạng bất thường của lá, rễ… phong lan có thể giúp bạn nhận ra dấu hiệu và tình trạng sức khỏe của cây. Các bệnh của lan phi điệp thường hay gặp phải Nhận ánh sáng quá mức

Ngay khi bạn nhận thấy một đốm vàng trên lá, hãy di chuyển cây lan đến một khu vực ít ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào và nơi đó chỉ có ánh sáng mặt trời gián tiếp chiếu vào.

Tiếp theo, lấy cây ra khỏi bình, kiểm tra rễ cây lan để xác định xem cây lan của bạn có bị mất nước không. Rễ nhận được lượng nước vừa đủ chỉ có màu xanh; rễ có màu trắng xám là lúc nên bổ sung thêm nước cho cây nhiều hơn.

Mất nước

Để giải quyết điều này, hãy lấy một cái khay nông, đặt một lớp đá và thêm một lượng nước vừa đủ vào khay. Sau đó, đặt cây lan lên trên những viên đá.

Ngoài ra, bạn có thể tách cây lan phi điệp cấy mô ra khỏi chậu và ngâm chậu trồng trong nước vài phút. Khi chậu trồng được ngâm nước xong, hãy để nước rỉ ra khỏi đáy chậu trồng và đưa cây lan trở lại chậu của nó. Nếu bạn nhận thấy cây bị mất nước, hãy cân nhắc việc di chuyển nó đến một vị trí mới không bị khô và quá nóng.

Ánh sáng không đủ

Hoa lan phát triển mạnh khi chúng được cung cấp một lượng lớn ánh sáng gián tiếp từ mặt trời hoặc từ nguồn nhân tạo, vì vậy hãy di chuyển cây lan của bạn đến một nơi có ánh sáng tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển cây lan đến cửa sổ hướng về phía nam hoặc phía tây và che chắn nó khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng một tấm rèm mỏng.

Tiếp xúc với nhiệt độ thấp

Nếu cây lan đang tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ lạnh, chỉ cần di chuyển cây đến một nơi ấm hơn trong căn nhà. Hoa lan nên giữ trong phòng có nhiệt độ từ 18 đến 26 độ C vào ban ngày và 15 đến 21 độ C vào ban đêm. Tránh đặt hoa lan gần lỗ thông hơi hoặc thùng nóng máy lạnh, vì chúng có thể đe dọa đối với sức khỏe của phong lan.

Rễ cây

Bệnh thối rễ thường xảy ra khi rễ bị ngập nước trong thời gian dài. Nếu bạn thấy rễ trông có màu nâu hoặc đen, ngay lập tức ngừng tưới nước cho cây lan và chờ cho rễ khô. Điều này có thể mất đến 10 ngày.

Nếu cây không hồi phục, hãy đợi cho đến khi tất cả hoa tàn xong rồi xử lý. Với một công cụ cắt vô trùng, hãy loại bỏ tất cả các rễ thối. Thay chậu mới cho cây phong lan. Trong tuần đầu tiên, phun sương vào buổi sáng để khuyến khích sự phát triển của rễ mới.

Bệnh do vi khuẩn hoặc nấm

Bệnh do vi khuẩn và nấm có thể phát triển và lây lan nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu tất cả các lá phong lan đã rụng, lúc đó cây sẽ không thể phục hồi được nữa. Nếu lá vẫn còn nguyên, bắt đầu xử lý bằng cách cách ly hoa lan với các cây khác và loại bỏ lá bị nhiễm bệnh bằng dụng cụ cắt tiệt trùng.

Tiếp theo, phun thuốc cho cây lan bằng thuốc diệt nấm phổ rộng và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Làm điều này ngay cả khi bạn nghi ngờ nhiễm vi khuẩn vì cây phong lan có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ cấp cao hơn. Di chuyển cây lan đến một căn phòng với sự lưu thông không khí tốt, độ ẩm thấp hơn và nhiệt độ hàng ngày trong khoảng từ 18 đến 26 độ C.

Rệp sáp

Đầu tiên, cách ly cây bị nhiễm khỏi tất cả những cây khác. Tiếp theo, xử lý bất kỳ dấu vết của rệp sáp bên dưới lá phong lan. Sau đó, phun hoặc lau thuốc diệt côn trùng pha loãng với nước phun trên lá. Tiếp tục phương pháp này mỗi tuần một lần trong ít nhất ba tuần.

Viết Bởi Admin Góc nhỏ sinh viên

Ý Nghĩa Của Hoa Lan Mokara

Ý nghĩa của hoa lan mokara Đặc điểm của hoa lan mokara

Hoa lan mokara là giống lan được lai từ ba giống Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum và Vanda, loài lan này có các đặc tính nổi trội từ cha mẹ là: dạng hoa và màu dung nhan từ Vanda, sinh trưởng nhanh từ Ascocenda (Ascocentrum X Vanda). Lan Mokara là loài lan đơn thân, hình trụ dài, không có giả hành. Hoa lan mokara là giống lan lai nhân tạo từ Singapore và được lan rộng sang Thái Lan, Philippines, Nam Á, Hawaii và Việt Nam.

Ý nghĩa của hoa lan mokara

Ý nghĩa của hoa lan mokara tượng trưng cho sự vươn lên, bất chấp sự khắc nghiệt mà tăng trưởng không dừng. Cùng với đó, mỗi màu sắc khác nhau của lan Mokara sẽ thể hiện các cảm xúc khác nhau tạo nên sự tươi vui hạnh phúc lan tỏa cho mọi người và trong không gian trang trí.

Hoa lan Mokara màu tím mang tới cảm giác lãng mạn ngọt ngào không nồng nàn mãnh liệt nhưng lại rất tinh tế, nhẹ nhõm.

Hoa lan Mokara màu đỏ với thông điệp tình yêu của người tặng đến người nhận, một tình yêu nồng cháy, cao đẹp mà trang nhã.

Cách chăm sóc lan mokara

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho lan mokara là từ 25-30 độ C. Nhiệt độ thích hợp là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây.

Độ ẩm: Rễ của cây lan mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên cũng đòi hỏi độ ẩm của vườn rất cao. Hoa lan mokara không giỏi chịu úng nên đất trồng phải thật thoáng. Vì đặc điểm của thân cây là lan đơn thân, không giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó khiến cây sinh trưởng kém. Do đó, bạn nên thường xuyên tưới nước 2 lần/ngày (sáng sớm đến chiều mát).

Ánh sáng: Lan mokara thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng từ 50 – 60% nên cần thiết kế giàn che thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Trường hợp lan mokara trồng thành luống để cắt cành nên chú ý không để thân cây lan đè nhiều lên giá thể, vì như vậy sẽ dễ gây thối cây.

Dinh dưỡng: Lan mokara cần lượng dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Bạn nên kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc phân cá cùng phân hỗn hợp NPK 30 – 10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20 tuỳ theo độ tuổi cây và tình hình sinh trưởng. Do đặc điểm cấu tạo của lan mokara là có hệ rễ trần nên khi dùng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và pha loãng.

Lan Mokara Các Màu • Sài Gòn Hoa 2023

Lan Mokara các màu

Tên sản phẩm: Lan Mokara

Thuộc họ: họ Lan (Orchidaceae)

Lan Mokara là giống lan lai từ ba giống Arachnis (Lan Vũ Nữ), Ascocentrum (Lan Hỏa Hoàng) và Vanda.

Lan Mokara thừa hưởng dạng hoa và màu sắc đẹp từ lan Vanda, tăng trưởng nhanh từ Ascocenda (Ascocentrum X Vanda).

Với giá tới tay khách hàng vô cùng hợp lý.

Mỗi vòi Lan Mokara các màu đều gồm từ 1 đến 2  nhánh hoa.

Điều kiện để Lan Mokara các màu sinh trưởng và phát triển

Khi mua Lan mokara về tùy theo mục đích sử dụng có thể dùng lan mokara để ghép gốc cây hoặc để chơi từng vòi lan nhưng cần chú ý những điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới.. để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhiệt độ: Lan Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18°C.

Ánh sáng: Lan Mokara các màu là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Lan Mokara cần 50-60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.

Tưới nước: Tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp.

Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan.

Vì vậy, đối với Lan Mokara các loại cần chọn vị trí phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của lan để đặt chúng.

Chăm sóc và bón phân cho lan Mokara các màu

Vì Lan Mokara có yêu cầu độ ẩm cao nên tưới nước 2 lần/ ngày. Ngoài ra, vào ngày nắng gắt cần tăng cường tưới nước, dùng lưới che nắng để hạn chế bớt ánh sáng mặt trời đảm bảo độ ẩm cho cây. (Chú ý không nên tưới nước vào buổi trưa tránh gây sốc nhiệt cho cây).

Bón phân: tùy thuộc vào tình trạng, giai đoạn phát triển của Lan Mokara mà chọn phân bón và cách bón phù hợp.

Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non: có thể sử dụng NPK (30-10-10) để kích thích ra rễ, nhảy con, phát triển thân, lá.

Giai đoạn sinh trưởng: giai đoạn này, Mokara cần dinh dưỡng để phát triển đồng đều, có thể sử dụng NPK (20-20-20).

Giai đoạn ra hoa: dùng NPK (10.10.30) có tỷ lệ Kali cao để bón cho Lan vừa chớm ra hoa, giúp cây cứng cáp, phát hoa dài, thẳng, hoa rực rỡ, lâu tàn.

Ngoài ra, cần sử dụng luân phiên các loại thuốc phòng bệnh, trừ sâu khác nhau để Lan Mokara phát triển tốt không sâu bệnh.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3720 3389                                 

Email: saigonhoa@gmail.com

Website: chúng tôi

Rate this product