Bón Phân Ure Cho Cây Cảnh / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Phân Ure Là Gì? Thành Phần Hóa Học Chính Của Phân Ure

Khái niệm phân ure

Phân ure là một loại phân đạm phổ biến và chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Sử dụng để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Được biết đạm giúp thúc đẩy quá trình phân cành, đẻ nhánh, khả năng quang hợp mạnh nhờ kích thích lá to, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Thành phần chính của phân ure

Công thức hóa học của phân ure là CO(NH2)2. Nitơ là thành phần chính và thường chiếm gần khoảng 50%. Đây là loại phân hóa học có tỷ lệ nitơ cao nhất hiện nay và thường được sử dụng.

Đạm ure có dạng tinh thể màu trắng, rất dễ hòa tan trong nước, độ hút ẩm mạnh. Chính bởi sự hút ẩm mạnh này mà việc bảo quản phân bón cũng cần được chú ý hơn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất phân có thể xảy ra hiện tượng tạo thành Biurea. Cây trồng có thể bị độc nếu tỷ lệ chất đó cao quá tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn đảm bảo sự ổn định cho cây trồng thường không quá 1% Biurea.

Phân loại phân bón ure

Hiện nay có hai loại phân bón ure là ở dạng hạt tròn hoặc dạng viên như trứng cá. Xét về bản chất thì hai loại này đều giống nhau là dùng để cung cấp dinh dưỡng đạm cho cây. Tuy nhiên dạng viên được sử dụng phổ biến hơn. Bởi có thêm thành phần chống hút ẩm có thể bảo quản được lâu.

Do tính chất dễ tan và thích nghi cao nên phân đạm ure thường được bón thúc. Tuy nhiên nên vùi phân vào đất để tránh hiện tượng mất đạm do quá trình amoni hóa trên mặt đất. Ngoài ra có thể pha loãng thành dung dịch để bón phân thấm được sâu hơn. Nên bón vào trời mát mẻ để phân bón phát huy được hiệu quả cao nhất.

Có thể bổ sung ở giai đoạn đầu cây đang phát triển mạnh và giai đoạn cây thụ quả. Do hàm lượng dinh dưỡng đạm khá cao nên pha trộn thêm một số loại phân khác để cân bằng dinh dưỡng cho cây. Tránh tình trạng thừa hay thiếu đạm sẽ ảnh hưởng năng suất cây trồng.

Phân ure có thể bón cho đất chua. Nhưng không nên sử dụng bón chung với vôi. Bởi phản ứng hóa học sẽ làm mất tác dụng của phân, làm rắn đất lại. Có thể bón vôi trước đó hoặc sau khi bón ure một thời gian thích hợp để tránh lãng phí.

Trong trồng trọt

Phân ure sử dụng phổ biến cho cây trồng đặc biệt các loại rau màu. Giúp lá cây có kích thước lớn hơn, có màu xanh hơn. Tuy nhiên phải bón với lượng phù hợp tránh dư thừa lượng nitrat. Chất này tích lũy trong nông sản sẽ không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi ure còn được trộn vào thức ăn của trâu, bò. Trong dạ cỏ của động vật nhai lại có loài vi sinh vật cộng sinh ngoài giúp phân giải xenlulozo còn có thể phân giải đạm ure. Với nguồn dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và khi đến dạ múi khế sẽ bị tiêu hóa. Cơ thể động vật sẽ có thêm nguồn đạm bổ dưỡng. Bên cạnh đó cũng lưu ý sử dụng cho động vật đã phát triển cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh. Ure có thể gây ra ngộ độc và tuyệt đối không pha vào nước cho động vật uống.

Phân bón Ure sinh học (Ure Bio)

Hiện nay có thêm loại phân ure sinh học mang lại nhiều hiệu quả cho canh tác nông nghiệp. Với nguyên liệu từ ure và dung dịch bổ sung vi sinh vật có lợi Bacillus. Ure Bio giúp cây trồng tăng khả năng chống lại sâu bệnh, tăng sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất nhờ tác dụng của nhóm vi sinh.

Sử dụng Ure Bio tạo điều kiện cho giun đất cũng như hệ vi sinh phát triển được. Từ đó giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu, độ tơi xốp. Cây trồng cho năng suất cao, nông sản đạt chất lượng. So với phân ure thông thường thì phân ure sinh học giúp giảm lượng đạm thất thoát, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng đạm của cây trồng.

Phân Bón Cho Cây Cảnh

Sinh trưởng trong 1 diện tích tương đối chật hẹp trong lòng chậu, cây cảnh thường dễ trở nên còi cọc khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Quan điểm cho rằng cây được thu nhỏ bằng cách để sống trong môi trường nghèo dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí đất cằn thì rễ sẽ càng cố vươn xa để kiếm dinh dưỡng, kết quả là nó sẽ bò dài loằng ngoằng trong chậu. Vậy tầm quan trọng của phân bón cho cây cảnh như thế nào?

Tìm mua phân bón cho cây cảnh tại Siêu thị hạt giống

Phân bón cho cây cảnh là chất dinh dưỡng bổ sung quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thời điểm, lượng và loại phân cần bón cho cây tùy thuộc vào thời điểm của từng giai đoạn tạo dáng, nhu cầu phát triển cụ thể của cây. Bón nhiều phân khi cây vàng, yếu bón nhiều phân vi lượng sắt/magie , trước khi nảy chồi bón nhiều đạm, kỳ ra nụ hoa bón nhiều kali, sau mùa hoa nở bón nhiều NPK 1:1:1

Một cây non, đang trong giai đoạn nuôi cành, rễ cần 1 lượng phân bón nhiều hơn để cây phát triển nhanh và mạnh mẽ. Do đó bạn cần loại phân bón có hàm lượng Ni tơ (đạm) cao. Tuy nhiên với 1 cây bonsai đã trưởng thành và cứng cáp lại cần rất ít phân bón để cành và lá không phát triển quá rậm rạp. Bón ít phân khi: cây khoẻ bón ít NPK 1:1:1, nảy chồi bón ít đạm, hoa nở bón ít Kali, mùa mưa. Bằng cách bón phân phù hợp, bạn có thể kiểm soát chính xác nhất sự tăng trưởng của cây theo ý mình.

Phân bón lỏng (có chứa vi lượng sắt, magie) có lợi thế là có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng úa vàng của cây. Không nên dùng quá liều lượng ghi trên bao bì. Hoặc có thể sử dụng liều lượng thấp hơn bình thường. Khoảng từ 1 nửa đến 3/4 liều lượng ghi trên bao bì là hợp nhất để bảo vệ rễ cây không bị nóng dẫn đến tình trạng rễ bị cháy hoặc hư, thối.

cho cây cảnh giờ đây là sự lựa chọn của nhiều người trồng cây cảnh

Bón phân làm nhiều lần, mỗi lần 1 ít sẽ tốt hơn bón ít lần với hàm lượng quá cao. Không bón phân khi: cây mọc cao vống, khi mới trồng, nắng nóng nhiều, cây ngủ nghỉ.

Trước khi bón phân cho cây cần được tưới nước thật kỹ nhằm tạo điều kiện cho cây hấp tụ thật tốt và hấp thụ hoàn toàn lượng phân bón. 1 điều lưu ý nho nhỏ là cũng đừng nên tưới phân lỏng cho cây vào những ngày mưa lớn, vì nước mưa có thể cuốn trôi đi phân bón trước khi cây có thể hấp thụ được. Khi trời nắng gắt, phân bón lỏng nên tưới vào chiều tối và tưới nước sạch vào sáng hôm sau sẽ an toàn hơn.

Cách bón phân tốt nhất là đựng phân trong những rổ nhựa nhỏ và đặt trên mặt chậu. Phân sẽ dần dần tan vào đất trong quá trình tưới. Việc đặt phân trực tiếp trên mặt chậu khiến phân tan quá nhanh gây bí đất, trộn phân vào đất thì càng gây bí đất hơn.

Phân bón chứa 3 thành phần cơ bản chính là NPK. Nitơ cần cho cành lá. Phốt pho cần cho rễ. Kali cần cho hoa. Do đó 1 loại phân bón có tỉ lệ NPK là 10:5:5 có hàm lượng nito cao sẽ cần cho sự tăng trưởng mạnh của cây. Để kích thích cây ra hoa, sử dụng phân giàu Kali. Với 1 cây bonsai đã thành thục với đầy đủ chi tiết cành nhánh nên dùng loại phân không có hàm lượng Nito hoặc rất ít.

Phân hóa học có tác dụng nhanh nhưng dễ gây sốc, cháy rễ. Phân hữu cơ, phân vi sinh an toàn hơn. Nếu bón phân hữu cơ nên ủ khoảng 1 năm rồi mới bón. Việc bón trực tiếp rau muống, phân bò, phân lợn v.v chưa qua ủ hoai vào gốc cây cũng giống như bắt người ăn gạo sống vậy, rất khó hấp thụ mà lại dễ gây nấm bệnh.

Những loại phân bón phân hủy chậm có thể dùng bổ sung cho phân bón lỏng và có tác dụng rất tốt. Những loại phân bón này thường có nhiều hình dạng khác nhau như dạng bánh, viên và bột. Sự phát triển của mỗi cây bonsai có thể được điều chỉnh 1 cách dễ dàng thông qua việc tăng hoặc giảm số lượng viên phân bón trên bề mặt chất trồng.

Chỉ những cây có bộ rễ khỏe mạnh, cứng cáp mới được bón phân. Với những cây vừa cắt rễ, hoặc thay chậu mới thì ít nhất là sau khoảng 15-20 ngày mới được bón lần đầu tiên.

Và vài điều lưu ý cuối cùng. Đó là sử dụng nhiều loại và dạng phân bón khác nhau, luân phiên trong suốt chu kì sinh trưởng và phát triển để đảm bảo cây hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất nhất. Tránh phân bón đặc, phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, không để phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây cảnh trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Cây cảnh được cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển bền vững

Dùng phân bón lá là một phương pháp rất hữu hiệu để phục hồi sức khỏe cho những cây đã bị suy yếu bộ rễ. Bạn đọc tìm mua phân bón cho cây cảnh các loại có tại Siêu thị hạt giống!

Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.

Phân Ure Là Gì? Công Thức Và Tác Dụng Của Phân Ure

Phân Ure là gì?

Phân Ure chính là loại phân đạm được bày bán trên thị trường, bạn có thể thấy ở bất cứ cửa hàng nào bên cạnh các loại phân hữu bón hữu cơ, phân bón vô cơ phổ biến khác. Loại phân bón này được sử dụng chủ yếu để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hơn nữa phân bón Ure còn hỗ trợ và thúc đẩy cho quá trình phân cành, đẻ nhánh, đồng thời thúc đẩy trong quá trình quang hợp mạnh, kích thích lá to góp phần tăng năng suất cây trồng.

Không những vậy mà phân đạm Ure còn có khả năng thích nghi cực tốt nhất là ở những nơi trên đất rộng và trên các loại cây trồng khác nhau. Đối với khâu bảo quản của đạm Ure cũng cần phải hết sức chú ý, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm ướt. Bạn có thể tham khảo giá phân bón tại Công ty Phân Bón Hà Lan.

Thành phần có trong phân Ure

Thành phần chủ yếu có trong phân bón Ure đó chính là nitơ và thành phần nitơ chiếm khoảng 50%.

Hơn nữa, trong đạm Ure có dạng tinh thể màu trắng cho nên dễ hòa tan trong nước, độ hút ẩm khá mạnh cho nên việc bảo quản phân bón cũng cần chú ý hơn. Trong quá trình sản xuất cũng vậy, có khả năng phân Ure sẽ tạo ra Biuret và gây ảnh hưởng đến nặng nề đến cây trồng.

Công thức hóa học của phân bón Ure

Công thức hóa học phân bón Ure: CO(NH2)2.

Phân loại phân ure

Phân bón Ure được chia làm hai loại:

Phân bón Ure hạt tròn

Phân bón Ure dạng viên như trứng cá

Tuy nhiên, hai loại phân bón này đều cung cấp chất đạm cho cây, nhưng phân bón dạng viên thường được ưa chuộng nhiều hơn và được sử dụng phổ biến hơn nhờ thành phần chống, hút ẩm và bảo quản được khá lâu.

Hướng dẫn một số cách bón phân hiệu quả

Một phần là do tính chất của phân bón Ure vô cùng dễ tan và khả năng thích nghi cao cho nên phân bón Ure thường được sử dụng để bón thúc.

Tốt hơn hết là bạn nên vùi phân vào trong lòng đất để tránh tình trạng mất đạm cho quá trình amoni hóa trên mặt đất tạo nên. Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng phân bón Ure pha loãng tạo thành dung dịch để bón phân cho thấm lâu hơn, bạn nên bón vào lúc trời mát mẻ để phân bón phát huy được tác dụng cao nhất.

Ở giai đoạn đầu khi cây trồng đang phát triển mạnh và tới giai đoạn cây đang thụ quả. Cũng là do hàm lượng dinh dưỡng có trong đạm cao nên khi trộn với các loại phân khác thì sẽ nhằm mục đích cân bằng dinh dưỡng cho cây. Tình trạng này sẽ thừa hoặc thiếu đều sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Bạn cũng nên lưu ý là phân bón Ure hoàn toàn có thể bón cho đất chua. Tuy nhiên, loại phân bón này bạn tuyệt đối không nên bón chung với vôi, như vậy sẽ gây nên phản ứng hóa học là mất tác dụng của phân đồng thời làm đất rắn lại. Tốt hơn hết là bạn hãy bón vôi trước đó rồi sau một thời gian hãy sử dụng phân bón Ure để tránh lãng phí.

Tác dụng của Phân Ure mang lại Phân Ure trong trồng trọt

Đối với phân bón Ure thì sử dụng phổ biến cho cây trồng, đặc biệt là các loại rau màu nhằm giúp cho lá cây có kích thước lớn và màu của nó xanh hơn.

Tuy nhiên, đối với việc bón một lượng phù hợp tránh dư thừa một lượng Nitrat. Và đặc biệt nếu để chất này tích lũy trong nông sản hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng vì vậy hãy dùng các loại phân bón uy tín như phân đạm Hà Lan Urea 46TE.

Phân Ure trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi thì phân bón Ure còn được trộn vào thức ăn của bò, trâu. Bởi trong dạ cỏ của loài động vật nhai lại này có loài vi sinh vật cộng sinh giúp phân giải xenlulozo, đồng thời phân giải đạm Ure nữa. Nguồn dinh dưỡng này sẽ khiến cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn cho đến khi dạ múi khế bị tiêu hóa mới thôi. Khi đó, cơ thể động vật tất nhiên sẽ có thêm một nguồn chất đạm bổ dưỡng.

Kết luận

Qua bài viết này thì chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các thông tin về Phân Ure là gì? Công thức và tác dụng của Phân Ure, một trong những loại phân bón được ưa chuộng nhất hiện nay. Mong rằng với những gì mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất.

Phân Bón Tốt Cho Cây Cảnh

Phân bón có nhiều loại mỗi loại có một đặc điểm riêng. Có loại thích cho loại đất này , không thích hợp cho loại đất kia hoặc bón tốt cho loại cây trồng này nhưng không nên bón cho loại cây trồng kia vì vậy hiểu được từng loại phân là cơ sở cho việc bón phân hợp lý nâng cao hiệu quả phân và bảo đảm duy trì độ phì nhiêu của đất.

Phân bón tốt cho cây cảnh là loại phân có chứa các vi sinh dinh dưỡng cung cấp cho các loại cây trồng, tạo điều kiện cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng. Tăng độ phì nhiêu cho đất, phân bón là dinh dưỡng do con người tạo ra.

Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp:

Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được chia làm 3 loại:

a. Phân hóa học : Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng).

b. Phân hữu cơ: – Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất.

c. Phân vi sinh: Là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Bón phân cân đối như thế nào?

Là chúng ta cung cấp cho cây và đất trống một lượng dinh dưỡng vừa đủ bù đắp lượng dinh dưỡng cây lấy đi và các chất dinh dưỡng bị mất do phân hủy hay rửa trôi.

a. Phân phức hợp và phân trộn:

Phân phức hợp và phân trộn để đơn giản ta có thể gọi chung là phân NP (hai màu) có tỷ lệ 20-20 hay 18-46(DAP) hoặc NPK (ba màu) có tỷ lệ 20-20-15, 16-16-8,… Theo qui định trên các bao phân tỉ lệ NPK được qui định bằng 3 con số theo thứ tự là đạm lân và kali, nếu các nhà sản xuất muốn phối chế thêm một hoặc vài loại dinh dưỡng nữa thì phải ghi tên của loại dinh dưỡng đó đằng sau con số ví dụ 16-16-8-13S

Những con số trên bao phân thể hiện hàm lượng chất dinh dưỡng tính bằng kg có trong 100 kg phân hỗn hợp đó .Ví dụ phân NPK 20-20-15 có nghĩa là trong 100 kg phân 20-20-15 có 20 kg N, 20 kg P2O5 và 15 kg K2O . Như vậy những con số này thể hiện được giá trị của loại phân, con số càng lớn phân càng tốt và giá tiền càng cao.

b. Phân hữu cơ và phân vi sinh vật:

– Trên các loại phân hữu cơ thường thấy những con số kèm % đó là tỉ lệ % hàm lượng nguyên chất hữu cơ có trong bao phân. Ví dụ: Phân Covac có 20% hữu cơ có nghĩa là trong 100 kg phân Covac có 20kg hữu cơ nguyên chất. Số càng lớn phân càng có chất lượng cao.

– Trên các loại phân vi sinh vật thường thấy những con số kèm con/gr đó là tỉ lệ tế bào vi sinh vật sống có trong bao phân.

5. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phân bón:

Chúng ta nghĩ rằng, bón phân đó là đưa điều tốt đến cho cây trồng, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẩn đến những hậu quả xấu.

a. Biết được đặc điểm của đất đai :

Đất trồng của mình thuộc loại đất như thế nào chất gì nhiều, chất gì ít cần bổ sung bao nhiêu, đất chua hay kiềm nếu đất chua nên bón các loại phân có tính kiềm và ngược lại. Đất cát giữ nước và giữ phân kém vì vậy khi bón nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi Trong canh tác cần bón cân đối.

b. Biết được đặc điểm của cây trồng :

Mỗi loại cây trồng yêu cầu chủng loại tỉ lệ khác nhau. Cây ăn lá cần bón nhiều phân đạm, Cây lấy củ quả cần nhiều lân và kali, cây mía cần nhiều kali. Cây họ đậu cần ít đạm rất cần nguyên tố molipđen. Riêng cây hồ tiêu cần rất nhiều dinh dưỡng. Mỗi giai đoạn sinh trưởng cần những loại phân và tỉ lệ khác nhau có nắm vững đặc điểm của từng loại cây trồng thì chúng ta bón phân mới đúng và đạt hiệu quả.

c. Biết được đặc điểm của phân bón:

Phân bón tốt cho cây cảnh có nhiều loại mỗi loại có một đặc điểm riêng. Có loại thích cho loại đất này , không thích hợp cho loại đất kia hoặc bón tốt cho loại cây trồng này nhưng không nên bón cho loại cây trồng kia vì vậy hiểu được từng loại phân là cơ sở cho việc bón phân hợp lý nâng cao hiệu quả phân và bảo đảm duy trì độ phì nhiêu của đất.

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

Bên trên là những thông tin về các chất hữu cơ có trong các loại phân bón cho mọi loại cây, như đã nói ở trên ,tùy vào mục phát triển của cây bạn cần chọn lựa loại phân bón phù hợp tốt nhất cho loại cây đó theo các chức năng bổ sung của phân bón.

Tại chúng tôi cung cấp phân bón tốt nhất cho cây cảnh cũng như phù hợp với những loại cây khác. Mọi thông tin vui lòng tham khảo hình ảnh và thông tin sản phẩm trên website của dungcucaycanh,com hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết phân bón tốt cho cây cảnh .

TRUNG TÂM PHÂN BÓN CÂY CẢNH KIM GIÁP

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÂY CẢNH KIM GIÁP

Điện thoại: 08.22471488 – Hotline: 0918205288

Địa chỉ: Kios Số 17 Thành Thái, P.14, Q.10, chúng tôi

Website: chúng tôi – chúng tôi

Email : kimgiap2000@gmail.com

Cách Bón Phân Cho Cây Cảnh

Bón phân là một trong những bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây. Tuy nhiên, cách bón phân cho cây cảnh đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Tuy nhiên, việc bón phân cũng như con dao 2 lưỡi. Nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.

Mùa bón phân

Chú ý, nên bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa. Ngoài ra, còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Thời gian bón phân

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. “4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Số lần bón i kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Phân bón lỏng

Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Thành phần phân bón

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.