Ban Dat Trong Rau Sach Tai Ha Noi / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Đồng Nai: Trồng Rau Sạch, Thu Hoạch 400 Triệu/Ha

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, CLB rau sạch Tân Tiến được thành lập năm 2002. Sau khi thành lập, CLB rau sạch này liên tục tăng về diện tích từ 20 hécta ban đầu, đến năm 2007 tăng lên 25 hécta và hiện nay là 33 hécta, thu hút 35 hộ thành viên tham gia.

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Văn Minh, một hội viên của CLB rau sạch Tân Tiến cho biết, gia đình anh có hơn 8 sào rau, chủ yếu là rau ăn lá như: xà lách, hành, tần ô, rau cải các loại… mỗi năm thu 12 lứa được trên 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí gia đình anh còn thu lợi trên 320 triệu đồng. Có được “kỳ tích” như vậy là nhờ gia đình anh được hướng dẫn và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong CLB nên năng suất, chất lượng rau luôn cao, ổn định và không bị bệnh.

Nhiều thành viên CLB rau sạch Tân Tiến cho chúng tôi biết, để rau sạch được năng suất cao, các cán bộ trung tâm khuyến nông và Sở NN-PTNT đã xuống tập huấn và hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng phân hóa học thay thế bằng phân chuồng và phân vi sinh. Nhờ vậy, năng suất rau luôn ổn định và đạt trên 40 tấn/hécta. Không những thế, gần đây bà con còn chủ động được nhiều giống rau, củ, quả nên giảm được chi phí đầu tư giống.

Được biết, quy trình sản xuất ở CLB rau Tân Tiến đã được thực hiện theo hướng GAP nhằm đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay. Theo đó, các thành viên trong CLB giảm bón phân hóa học, thay vào đó là phân chuồng được ủ hoai mục kết hợp với phân vi sinh để bón cho rau. Đồng thời, đầu tư làm mái che và hệ thống tưới phun sương nhằm giảm công lao động và luôn giữ được độ ẩm thích hợp nhất cho đất.

Ông Trần Ngọc Linh – Chủ tịch Hội nông dân xã Xuân Hiệp (nơi có CLB rau an toàn Tân Tiến) khẳng định, sắp tới xã sẽ cùng Trạm khuyến nông huyện tập trung kinh phí xây dựng thêm mô hình điểm về cây rau theo đúng quy trình rau sạch (GAP) để định hướng cho bà con trồng và chăm sóc, đảm bảo đầu ra ổn định. Hiện nay, huyện Xuân Lộc có tổng diện tích trên 3.000 hécta rau xanh. Trong đó có gần 90 hécta được sản xuất theo mô hình rau sạch, rau an toàn, tập trung tại 3 CLB và một HTX năng suất cao thuộc 4 xã Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Bắc và Xuân Phú. Do mô hình trồng rau sạch đang cho thu nhập rất cao, nên hàng ngày có rất nhiều bà con nông dân từ khắp nơi về đây tham quan, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm.

Theo tìm hiểu của NNVN, hiện nay Đồng Nai có hơn 13.000 ha rau các loại, cung ứng ra thị trường khoảng gần 200.000 tấn rau/năm. Trong đó, huyện Xuân Lộc có diện tích trồng rau lớn nhất khoảng 3.000 ha, kế đó là TP. Biên Hòa gần 2.300 ha, Tân Phú khoảng 1.600 ha… Đặc biệt, có rất nhiều CLB và hợp tác xã sản xuất rau sạch với gần 4.000 ha gieo trồng cho năng suất cao. Tuy nhiên, sản lượng rau nói trên cũng chỉ đáp ứng đủ một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ rau trên thị trường. Mặc dù sản lượng rau sạch ở Đồng Nai chưa lớn, nhưng việc tiêu thụ rau sạch vẫn đang gặp không ít khó khăn bởi ngoài những CLB và HTX trồng rau sạch thì vẫn còn nhiều nông dân chưa thực hiện trồng rau theo hướng an toàn. Do đó, chỉ riêng những CLB, HTX trồng rau sạch mới được các hệ thống siêu thị như: Big C, chúng tôi Mart ký hợp đồng tiêu thụ.

(Theo NNVN)

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Trong Chậu Ngoài Ban Công ⋆ Trang Trí Ban Công Nam Phong

Các ban công, nhất là ở chung cư thường không có diện tích rộng, việc trồng rau phải được thiết kế từ giá kệ và chậu phải đảm bảo thiết kế gọn và tiện dụng để tiết kiệm không gian. Việc trồng rau sạch không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình mà còn góp phần tạo ra một không gian sống xanh mát cho ban công, thu hút những luồng khí tích cực vào nhà

Hướng dẫn cách trồng rau trong chậu ngoài ban công Lựa chọn chậu phù hợp

Rau gia vị có thể cho thu hoạch tốt ngay cả khi được trồng trong khoảng diện tích hạn hẹp với chậu trồng nhỏ, trong khi đó, cà chua, cà tím hoặc ớt lại đòi hỏi chậu trồng lớn với đầy đủ đất, nước và chất dinh dưỡng.

Tóm lại, tùy vào từng loại rau (kích thước và đặc tính quang hợp ánh sáng) và số lượng hạt giống, bạn có thể chọn các loại chậu và khay khác nhau. Bạn có thể chọn khay nhựa, chậu nhựa, chậu xốp hoặc chậu gốm.

Lựa chọn đất trồng

Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có bán đất sạch đóng gói, thành phần gồm tro, xơ dừa, đất màu, than bùn, phân hữu cơ,… được trộn lẫn theo tỉ lệ của các nhà sản xuất. Nếu không tìm được đất tự nhiên, bạn có thể mua những bao đất sạch này. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ về thành phần phối trộn.

Tìm nơi thích hợp để đặt chậu cây

Một số loại rau củ dễ trồng và nên trồng

Rau ăn lá: Với các “lính mới” trong công cuộc trồng vườn, rau ăn lá (rau cải, rau muống, mồng tơi, rau diếp, ngải cứu,… và các loại rau gia vị: rau mùi, kinh giới, tía tô, húng, bạc hà,…) là loại dễ trồng, nhanh thu hoạch, ít bị sâu bệnh. Khi cây bị sâu bệnh ở mức vừa phải, bạn có thể phun dung dịch tỏi, ớt nhưng nếu nặng hơn có thể phải dùng đến các loại dầu khoáng, thuốc trừ sâu sinh học.

Các loại rau có thể trồng được ở ban công

Rau diếp, xà lách, cà chua, ớt, dưa chuột cà rốt, củ cải, đậu xanh, bí ngồi…..là những loại rau củ dễ trồng vì chúng dễ sống và ít sâu bệnh. Chúng cũng thích hợp với việc trồng trong chậu.

Kỹ Thuật Ghép Mai – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

thao tác ghép mai phải nhanh và chính xác

Kỹ thuật ghép mai

Trước tiên phải có cây mai  nguyên liệu là cây mai rừng, mai tứ quý, mai vàng năm cánh hoặc mai sẻ v.v.v

Gốc to có đường kính  từ cổ tay  có hoành khoảng từ 25 – 40 cm,

Chiều cao từ 80 – 1m  theo  nhu cầu thị trường.

Những gốc to, cao từ 1m -2m trở lên thường  để  chỗ có tiền sảnh to như nhà hàng, khách sạn.

Chuẩn bị gốc ghép  cây phải được chăm sóc chu đáo, lá và cành xum sê , bộ rễ đầy đủ để sau khi ghép cây đủ sức để đưa nhựa lên nuôi cây.

Thao tác ghép phải nhanh và chính xác nếu không thì bo ghép sẽ bị khô và  hư khi chưa đến ngày tháo ra.

Có hai cách ghép

Ghép mắt  cây mai sau này đẹp, cắt gọn gàng cây mai và làm thoáng chỗ ghép mai để thuận tiên cho việc thao tác nhanh, mắt ghép là loại mai giống sạch bệnh, không bị nấm hồng, và gỉ sắt .

Dùng dao rạch ô nhỏ bên cây ghép, và  cũng rạch bên cành mai giống ô nhỏ hơn một chút để khi đặt vào vừa khít và thật nhanh, dùng dây ni long thật  mịn, quấn xung quanh mắt ghép không cho nước và ánh sáng lọt vào dễ làm thúi và khô mắt ghép.

Sau khi ghép phải ghi rõ ngày ghép, để sau này tính ngày mở ra, sau 10 ngày đến 15 ngày tháo dây ra, mắt ghép vẫn còn tươi thì xem như việc ghép thành công, thời gian tháo dây  vào buổi chiều mát,  buổi trưa quá nóng nên che bớt cho cây mai để  bo mai phát triển tốt hơn.

Ghép nêm (ghép đọt ) được ghép phổ biến ở Bến Tre

Cây mai được cắt tỉa hầu như còn lại một ít lá mai thôi. Cành chuẩn bị ghép cũng không quá già, cắt gần sát thân cây và dùng dao bổ vào, cành ghép không non quá và cũng không già quá, là những cành bánh tẻ có da bóng láng cắt và gọt mỏng hai bên hong đọt mai và cắm vào cành mai gốc ghép. Thao tác cũng phải nhanh để chống khô đọt mai ghép dùng bao ni long trùm kín phần mới ghép xong. Khoảng từ 10 đến 20 ngày mới  tháo bao ni long khi đọt mai vừa chớm bung tược, nên mở vào lúc chiều mát , tốt nhất nên che bớt nắng buổi trưa trách non mai non quá nó héo  phần tược mới ghép.

Trước và sau khi ghép giữ độ ẩm vừa  phải., lúc này cây mai không còn lá nhiều hoặc không còn lá cho nên việc tưới không quá ướt.

Lê Trang

Hoa Mai Việt Nam

Chăm Sóc Mai Ra Hoa Tết Năm Nhuần – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Kỹ thuật chăm sóc mai sau khi ra hoa tết (năm nhuần)

Cây mai sau khi ra hoa tết xong, cây mai tập trung hết dinh dưỡng để trổ hoa đẹp, cho  nên cây mai sau đó bị suy kiệt, cây mai thời gian này có một số gia chủ đã đổ bia,  nước ngọt, nước trà vào cây mai. Cây mai đã bị khô mấy ngày lại có nước là cây hút nước ngay sau đó cây bị ngộ độc.

Việc đầu tiên đưa cây mai ra chỗ bóng râm và dùng kiềm cắt bỏ những hoa, bông có hạt cắt sạch sẽ để không làm mất sức cây thời gian này, cây cạn dinh dưỡng nếu để trái và bông nở tiếp cây sẽ bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến mùa hoa tết năm sau.

Sau khi cắt bỏ hoa và trái xong, tiếp tục cắt tỉa những cành ở trên vườn dài ra cắt ngắn lại tạo sự thông thoáng cho cây có ánh sáng từ trên rọi xuống ít bị sâu bệnh, nấm gây hại  ít hơn.

Thời điểm cắt tỉa ngay từ bây giờ cho đến gần cuối tháng giêng vì thời tiết lúc này ấm áp cây cối đua nhau nhảy lộc đâm chồi, nên việc cắt tỉa tạo dáng lại cho cây rất thuận lợi.

Năm nay là năm nhuần hai tháng tư nhưng vẫn tiến hành cắt tỉa trước tháng giêng, vì cách đây nhiều năm việc cắt tỉa sau tháng giêng, ra tháng hai mới  cắt một ít chồi thậm chí có cây bi khô rất nhiều cành và nằm chờ cho đến đầu mưa nó mới bung tược. như vậy cây mai năm đó bị thất thu. Thời gian này trời rất nóng, cây chưa kịp ra tược non mà bị nắng là cây bị chết khô luôn.

Sau khi cắt tỉa cây mai không còn lá cho nên việc tưới nước phải chú ý không tưới nhiều nước quá làm cho cây mai bị ngộp nước hay gọi úng rễ làm cho non kém phát triển chú ý giữ  độ ẩm cho cây mai là được, nhìn vào chậu mai nếu bị thiếu đất hoặc bị cứng xới nhẹ và nếu cây mai nhỏ dùng tay kéo lên và cho thêm một lớp tro và xơ dừa để chậu mai được thoáng khí, cây mai sẽ phát triển tốt hơn.

Thời gian cây chưa có lá hộ trở thuốc kích thích ra rễ và lá cho cây phục hồi nhanh hơn,

Sau khi cây có lá,  bón phân 30-10-10 và bón một ít phân hữu cơ để cây phát triển tốt .

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai trong những tháng đầu năm.

Đầu năm cây mai mới vừa ra tược non, bọ trĩ  chúng thường hút chích những đọt non làm cho cây bị đứng và khô đọt, thuốc trị bọ trĩ Confidor xịt cách 7 ngày một lần để diệt chúng, phải thường xuyên phòng trừ .

Làm vệ sinh sạch sẽ cây, dùng Coc 85 quét lên cây để phòng trừ nấm bệnh.

Chú ý năm nhuận thời gian chăm sóc thêm một tháng, những tháng cuối năm phải giữ cho bộ lá tốt chậu không thiếu nước, lãi lá mai phải xem nụ thì hoa sẽ nở hoa đẹp trong dịp tết.

Lê Trang

Hoa Mai Việt Nam