Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phân Bón được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN MỚI NHẤT
Công ty Luật GLaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt Nam. Chúng tôi đã hỗ trợ thành công cho khách hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Nga và quốc gia khác. Với khả năng thực hiện thủ tục nhanh chóng, cam kết về thời gian và giảm thiểu tối đa chi phí cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành hô sơ và tiến hành nhập khẩu phân bón thành công.
I. Vì sao cần công ty Luật để tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón?
II. Thủ tục nhập khẩu phân bón mới theo năm 2023
1. Phân loại phân bón
2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón
3. Thủ tục xin công nhận lưu hành phân bón
I. VÌ SAO CẦN CÔNG TY LUẬT ĐỂ TƯ VẤN THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN?
Đầu tiên không giống các sản phẩm phổ thông khác, phân bón là loại hàng có điều kiện trong cả việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh. Riêng hoạt động nhập khẩu, phân bón phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục theo quy định của nhà nước.
Thứ 2, vì là sản phẩm có điều kiện nên được nhà nước quản lý rất chặt chẽ, các quy định nghị định được thay đổi liên tục để phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ hiện nay việc quản lý hoạt động nhập khẩu phân bón dựa theo Nghị định 84/2023/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Như vậy, nếu Doanh nghiệp không được tư vấn đầy đủ và cẩn thận cơ sở pháp lý hiện hành thì rất có thể sẽ vướng hoặc sai phạm trong việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt Nam.
II. THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN MỚI NHẤT THEO NĂM 2023
1. Phân loại phân bón
Trước khi đi vào cụ thể từng bước trong thủ tục nhập khẩu, chúng ta phải nắm rõ phân bón được phân loại theo những nhóm nào. Bởi vì, mỗi nhóm phân bón sẽ có thủ tục và quy trình thực hiện nhập khẩu khác nhau.
Nhóm 1: Chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu. (Có hiệu lực 1 năm và phải đăng ký hạn mức nhập khẩu).
Các loại phân trong nhóm này gồm:
Phân bón nhập về để làm khảo nghiệm;
Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
Phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
Phân bón tạm nhập tái xuất;
Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác.
Nhóm 2: Cần xin giấy Công nhận lưu hành phân bón (Có hiệu lực 5 năm và không giới hạn số lượng nhập khẩu)
Công nhận lưu hành phân bón là giấy tờ bắt buộc doanh nghiệp phải xin nếu phân bón nhập về để kinh doanh và nhóm này gồm tất cả các loại phân bón còn lại. Tuy nhiên, không phải phân bón nào cũng được xin Công nhận lưu hành được ngay mà có loại phải khảo nghiệm xong rồi mới được xin Công nhận lưu hành phân bón.
Phân bón không cần khảo nghiệm:
Theo quy định thì rất nhiều tiêu chí, nhưng đơn giản là các loại phân thuộc dòng: Phân hữu cơ truyền thống, phân đơn sẽ không cần làm khảo nghiệm khi nhập về.
Phân bón cần phải khảo nghiệm:
Tất cả các loại phân còn lại như: NPK, vi sinh, phân hữu cơ có trung vi lượng,…Đều phải làm khảo nghiệm.
2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
Tờ khai kỹ thuật
Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật về thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế của phân bón;
Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;
Trường hợp nhập khẩu phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam bổ sung thêm bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
Trường hợp nhập khẩu phân bón để tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
Trường hợp nhập khẩu phân bón tạm nhập tái xuất bổ sung thêm bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài.
Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 01-02 tháng
Hiệu lực: Được phép nhập khẩu về cho các mục đích ở nhóm 1. Thời gian là 1 năm và số lượng giới hạn lúc đăng ký
3. Thủ tục xin công nhận lưu hành phân bón
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của phân bón dự định nhập khẩu.
Bản thông tin chung về thành phần phân bón.
Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón.
Mẫu nhãn phân bón.
Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 02-03 tháng
Hiệu lực: Được phép nhập khẩu về để kinh doanh trong vòng 05 năm và không giới hạn số lượng. Trước khi hết thời hạn 03 tháng cần phải gia hạn lại.
Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phân Bón Vô Cơ, Hữu Cơ
Căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BCT về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành thì thủ tục thực hiện bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động theo đường bưu điện tới :
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến
Thành phần hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động bao gồm:
Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2014/TT-BCT )
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề về kinh doanh phân bón: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo Mẫu số 02 và Mẫu số 03 ban hành kèm theo: 01 (một) bản chính Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng nhập khẩu: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải nhưng phải nộp Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu của Đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo
Bước 2: Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động cho thương nhân trong vòng 07 ngày làm việc; trường hợp không cấp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ
Bước 4: Giấy phép nhập khẩu tự động sẽ được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký
Thủ tục nhập khẩu phân bón với Cục Trồng Trọt – Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn:Căn cứ Thông tư số 04 /2023/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón đến Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm có:
Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
Tờ khai kỹ thuật từng loại phân bón
Bản sao các giấy: – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); – Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); – Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
Bước 2: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cục Trồng Trọt sẽ xem xét cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;Thành phần hồ sơ tương tự như xin giấy phép nhập khẩu bình thường
Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện;
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục Trồng trọt phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu; Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
Nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm:Đối với nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
Khi nhập khẩu, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
Nhập khẩu phân bón để kinh doanh:Đối với nhập khẩu phân bón để kinh doanh thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu;
Bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất lượng loại phân bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần đầu khi nhập khẩu cho mỗi loại phân bón;
Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng do tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Sản Xuất Phân Bón
Công ty cổ phần QVN xin cung cấp dịch vụ thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ và hữu cơ
Căn cứ vào Nghị đinh 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/2/2014 thì Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn Quản lý Phân bón hữu cơ và phân bón khác. Bộ Công thương sẽ quản lý phân vô cơ
Sản xuất phân bón vơ cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác thì Tổ chức phải có giấy phép sản xuất phân bón
Bộ Công thương cấp giấy phép sản xuất phân bón Vô cơ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Nếu sản xuất vừa hữu cơ và vô cơ thì Bộ công thương chủ trì nhưng phải có quyết định của Bộ nông nghiệp
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
1.2 Trình tự cấp phép sản xuất phân bón vô cơ
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;
c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tư Vấn Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phân Bón
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân bón muốn nhập khẩu phân bón từ nước khác về thì phải xin giấy phép nhập khẩu phân bón từ các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước.Tuy nhiên thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp khá tốn thời gian và gây khó khăn khác cho doanh nghiệp. Công ty Viet Pat xin cung cấp một số thông tin cần thiết trong quá trình xin giấy phép nhập khẩuđể khách hàng nắm bắt rõ hơn thủ tục nhập khẩu phân bón đồng thời mọi thắc mắc trong quá trình này xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn và hoàn toàn miễn phí
Trong một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp muốn nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón thì phải được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đồng ý thông qua văn bản.
Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa rõ ràng đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa,đáp ứng đúng quy định về chất lượng sản phẩm ,hàng hóa,đảm bảo môi trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh phải có giấy đăng ký kinh doanh của nhà nước
Các đại lý hoạt động buôn bán phân bón phải thực hiện đúng các thủ tục về kinh doanh đại lý trong luật thương mại.
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón Thủ tục nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm :
Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
Các tài liệu về đặc tính và các độc tính của phân bón khảo nghiệm
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi rõ lĩnh vực kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm khảo nghiệm” không dùng để kinh doanh
Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng,loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn;tổng diện tích khảo nghiệm không được vượt quá 30 ha cho một loại phân bón
Thủ tục nhập khẩu phân bón để sản xuất ,kinh doanh:
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi rõ lĩnh vực kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Bản sao Thông báo bản công bố hợp quy của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về chất lượng các loại phân bón nhập khẩu
Phiếu kết quả thử nghiệm do tổ chức có thẩm quyền thừa nhận hoặc giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn của tổ chức hợp quy phân bón.
[dn_post post_id=”1548″]
[dn_post post_id=”1422″]
[dn_post post_id=”709″]
[dn_post post_id=”1533″]
[dn_post post_id=”684″]
[dn_post post_id=”1416″]
Xin giấy phép phân bón vô cơ Xin giấy phép phân bón hữu cơ
Mọi nhu cầu và thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi :
Tư Vấn Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Sản Xuất Phân Bón
Công ty cổ phần công nghệ và công bố chất lượng VietPAT cung cấp dịch vụ thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất phân bón – Hỗ trợ tư vấn miễn phí, hoản thiện thủ tục hồ sơ nhanh chóng
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, Bộ Công thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Bộ NN-PTNT được giao quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác (hỗn hợp của phân hữu cơ và vô cơ, các loại phân bón khác).
Ngày 30 tháng 8 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Ngày 13/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Điều kiện sản xuất phân bónĐiều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về quản lý phân bón quy định “Điều kiện sản xuất phân bón” như sau:
1.1 Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1.2 Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón.d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
1.3 Yêu cầu về nhân lực
a) Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
Các hồ sơ cần thiết khi xin giấy phép sản xuất phân bón
Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp
Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp
Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có)
Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có)
Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có)
Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có)
Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ)
Bạn đang tìm công ty tư vấn xin giấy phép sản xuất phân bónTrong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đều tập trung vào mảng kinh doanh là chính. Vì vậy công ty dịch vụ VietPAT xin được hợp tác trong lĩnh vực hồ sơ pháp lý xin giấy phép sản xuất phân bón để các đơn vị sản xuất yên tâm kinh doanh ngành nghề mình.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn xin giấy phép sản xuất phân bón Công ty VietPat cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn khá vững sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ này 1 cách nhanh nhất tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa.
[dn_post post_id=”1548″]
[dn_post post_id=”1422″]
[dn_post post_id=”709″]
[dn_post post_id=”1533″]
[dn_post post_id=”684″]
[dn_post post_id=”1416″]
Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón
Để thực hiện toàn bộ thủ tục nhập khẩu phân bón mới vào Việt Nam, không biết bạn đã nắm được chưa nhưng như tôi đã từng làm thì quy trình là tương đối phức tạp, sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.
Trước kia, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón chịu sự điều chỉnh của nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và các thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT, 04/2023/TT-BNNPTNT, 29/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi nghị định số 108/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2023 đã góp phần làm đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phân bón, khi mà cơ quan quản lý trực tiếp bây giờ là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế quy trình nhập khẩu phân bón có đơn giản hay không thì còn phải xem xét.
Để hoàn thành các bước nhằm nhập khẩu mặt hàng phân bón mới, bạn cần thực hiện 4 công việc chính như sau:
Khảo nghiệm phân bón;
Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu;
Kiểm tra chất lượng (KTCL) nhà nước về phân bón nhập khẩu ;
Công bố hợp quy.
Tôi sẽ trình bày chi tiết từng bước ngay trong phần tiếp sau đây…
Khảo nghiệm và công nhận phân bón lưu hànhĐối với phân bón lần đầu nhập khẩu phải tiến hành công nhận lưu hành phân bón với Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Những phân bón sau khi được công nhận lưu hành hoặc đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam từ trước, thì có thể nhập khẩu mà không cần xin thêm giấy phép nhập khẩu, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 108/2023/NĐ-CP.
1. Thủ tục tiến hành khảo nghiệm phân bón nhập khẩu:Các phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, như:
Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: như phân rác, phân xanh, phân chuồng…
Phân bón đơn: như phân đạm, phân lân, phân kali…
Phân bón phức hợp: như phân NPK…
(tham khảo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2023/NĐ-CP).
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm (bước đầu tiên của thủ tục nhập khẩu phân bón):
Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Các bước tiến hành khảo nghiệm phân bón:– Bước 2: Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT
– Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thành lập hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm và cho phép doanh nghiệp khảo nghiệm phân bón.
– Bước 4: Tiến hành khảo nghiệm. Trong vòng 2 năm kể từ lúc khảo nghiệm, khi có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ thực vật để thành lập hội đồng xét duyệt kết quả.
– Bước 5: Sau khi được hội đồng xét duyệt và cấp báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, doanh nghiệp làm đơn dề nghị công nhận lưu hành với Cục Bảo vệ thực vật .
2. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu: Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có:a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2023/NĐ-CP;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo mẫu số 02 hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật;
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2023/NĐ-CP.
Trình tự các bước công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu:– Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (VNSW) cho Cục Bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận
Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy 1. Kiểm tra chất lượng phân bón:Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu phân bón, ngoài công nhận lưu hành bạn cũng cần hoàn thành kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu với Cục Bảo vệ thực vật, ngoại trừ phân bón quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2, điều 27, nghị định 108/2023/NĐ-CP, gồm:
Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trình tự tiến hành thủ tục KTCL phân bón nhập khẩu:– Bước 1: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký KTCL trong thời gian 01 ngày làm việc.
– Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
– Bước 3: Thông báo kết quả kiểm tra:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, Cục Bảo vệ thực vật ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm:– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2023/NĐ-CP;
2. Công bố hợp quy:Sau khi kiểm tra chất lượng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng phân bón của mình và đây cũng là bước cuối cùng trong các thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu phân bón.
Trình tự công bố hợp quy:Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật. Gồm 2 trường hợp:
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy theo mẫu tại phụ lục 13 của thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp quy:– Đối với trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
Bản công bố hợp quy;
Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
Bản mô tả chung về sản phẩm.
– Đối với trường hợp tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả chung về sản phẩm;
Kết quả thử nghiệm mẫu;
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
Kế hoạch giám sát định kỳ;
Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.
Kết quả công bố hợp quy:Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT.
Đến đây là bạn đã hoàn thành công đoạn cuối cùng về thủ tục chuyên ngành đối với phân bón nhập khẩu rồi, sau đó bạn có thể làm thủ tục thông quan hải quan như bình thường.
Về thủ tục hải quanSau khi hoàn thành các công việc khảo nghiệm và công nhận lưu hành là bạn đã sẵn sàng để nhập khẩu chính thức mặt hàng phân bón mình cần vào Việt Nam.
Sau cùng, bạn nộp “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan. Như vậy là bạn đã hoàn thành toàn bộ quy trình nhập khẩu phân bón rồi đó.
Trong bài viết này, tôi đã trình bày toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu phân bón, từ bước làm khảo nghiệm đầu tiên đến bước thông quan cuối cùng.
Chuyển từ Thủ tục nhập khẩu phân bón về Xuất nhập khẩu
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Phân Bón trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!