Bạn đang xem bài viết Thế Nào Là Một Giỏ Lan Đẹp? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đứng trước một vườn lan lớn, trước mắt ta hiện ra biết cơ man nào những giò lan đan xen nhau với những chùm hoa muôn sắc màu rực rỡ, thật khó lòng đánh giá được một cách dễ dàng những giò lan nào đúng tiêu chuẩn để chọn mua. Nhất là khi ta chưa rành lắm trong việc đánh giá này.
Giá cả của hoa lan như các bạn đã biết, đúng là “thượng vàng hạ cám”. Có loài rất rẻ, nhưng có loài lại có giá cao ngất trời. Sự chênh lệch giữa loài này với loài kia nhiều khi là một khoảng cách quá xa, có thể cách biệt hàng chục lần, có trường hợp đến mấy trăm lần.
Tất nhiên, những giò lan có giá cao, chính nó phải hội đủ những đặc điểm nội bật hơn những đồng loại chung quanh nó : Trước hết, đó phải là loài mới được lai tạo nên quý hiếm. Kế đó là các bộ phận của cây, trong đó có kết cấu cũng như màu sắc của hoa vừa lạ vừa đẹp, mà những giống cũ trước không sánh kịp. Đôi khi chỉ do bởi lẽ vì mới nên hiếm, cũng đủ đẩy giá giò lan mới đó lên cao.
Người đời đa số đều “tham thanh chuộng lạ”, gặp hàng mới nhập về là mê. Có người lại có tính chơi trội, chơi cho người khác biết tay, nên mới dốc hết túi tiền ra mua mà không tiếc. Chính vì vậy, trong nghề chơi lan, mặt hàng nào hiếm thì lại lắm kẻ săn tìm, ai chậm chân chưa chắc đã mua được.
Biết cách đánh giá một giò lan đẹp rất có lợi cho người chơi lan, và mua mới không sợ lầm. Đánh giá ở đây không ngoài nghĩa biết thẩm định đúng mức giá trị của giò lan để xem tốt xấu ra sao, bình thường hay hiếm quý ở điểm nào. Công việc này không khó với người chuyên môn, với những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm.
Bộ phận hoa
Bộ phận giá trị nhất của một giò lan là hoa, lẽ dễ hiểu là ai trồng lan cũng có mục đích là mong được thưởng thức hoa mà thôi. Hoa càng đẹp, cây càng đắt giá, được nhiều người chuộng trồng. Do đó, khi định giá một giò lan mà gặp thời kỳ cây đang ra hoa thì công việc của ta sẽ dễ dàng hơn và hứng thú hơn.
Yêu cầu trước nhất là trên một giò lan số lượng hoa càng nhiều càng tốt, và hoa có kích thước to mới đạt. Đã thế, cánh hoa phải đủ dày và bóng mướt. Cây trổ hoa vừa có kích thước to và chuỗi dài là cây có sức sống mạnh, đồng thời tuổi cũng già chứ không còn non. Yêu cầu kế tiếp là màu sắc của hoa phải sáng đẹp, tươi tắn, có sức thu hút mạnh người xem. Nếu hoa tỏa ra mùi hương dễ chịu nữa thì giò lan đó lại càng nên chọn trồng.
Bộ phận thân
Giò lan khỏe thì thân mập mạp, no tròn và láng mượt. Số lượng giả hành phải nhiều và không bệnh tật, khoảng từ 6 đến 10 mới tốt.
Bộ phận rễ
Nên chọn mua những giò lan có hệ thống rễ mạnh nhưng chiều dài vừa phải. Nếu rễ dài quá có nghĩa là giò lan đó thiếu sự chăm sóc chu đáo (thiếu nước tưới), còn rễ ngắn quá thì cây sẽ chậm phát triển và trổ hoa.
Bộ phận lá
Lá lan cũng nói lên được sức khỏe của cây. Nên chọn những giò lan có bộ lá láng mướt và không có sâu bệnh phá hoại.
Ngoài những chi tiết cần thẩm định kỹ đó ra, ta nên tìm hiểu ở người bán về điều kiện sinh thái của giò lan đó ra sao. Vì như các bạn đã biết, tuy đa số loài lan thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nhưng cũng có nhiều giống có xuất xứ từ xứ lạnh. Nếu lan xứ lạnh mà trồng ở vùng có khí hậu nóng hoặc ngược lại thì thường không trổ hoa, ngoại trừ có cách chăm sóc đặc biệt nhưng kết quả chưa chắc được mỹ mãn.
Thế Nào Được Gọi Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Bonsai Đẹp?
Cây Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt.
Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay làmột tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
Một cây dáng thế bonsai đẹp là cây có sự cân đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng, kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày. Để có những yêu cầu có một số nguyên tắc tạo hình sau:
– Quy tắc cân đối hoà hài: Quy tắc này thể hiện sự cân đối hài hoà về đường kinh gốc, thânvà cành, hài hoà với kích thước chậu, màu sắc chậu tạo sự phối màu, đường nét được tôn thêm..
– Quy tắc tỷ lệ – kích thước: Kích thước thân, cành, chiều dài thân cành, độ lớn của tán… kích thước của cây so với chậu, vị trí trồng cây trong chậu.
Đề cập đến điểm quan sát cây hay mặt tiền của cây, vì mỗi cây chỉ có một điểm thể hiện hết vẻ đẹp của cây từ gốc rễ đến thân cànhvà lá cây.
hình dáng, màu lá, vỏ câyvới màu sắc chậu, sự phối hợp màu sắc các vật che phủ, trang trí như cỏ rêu hay ngôi chùa, hòn đá…
+ Quy tắc trồng cây, bố trí cây: Vị trí trồng cây trong chậu (Cây to trồng ở gần, cây nhỏ trồng xa, các cây không trồng cùng trên một dường thẳng ngang theo chậu…), sự phân cành ( cây bên ngoài cành tàn ngả ra ngoài để đón ánh sáng), phông nền khi trưng bày cây.
Để giúpcác bạn hiểu rõ hơn sau đây là một số quy ước cụ thể:
– Rễ cây bonsai phải nổi trên mặt đất, thấy rõ nơi xuất phát (lộ căn- phơi căn)
Riêng đối với bạn nào chơi bonsai theo dáng hoành – bán huyền hay huyền – thác đổ … thì rễ sẽ tập trung phía đối diện với hướng nghiêng của cây để tạo sự cân bằng.
– Rễ không chỉ mọc ở 1 phía của thân.
*Đối với Thân cây bonsai các bạn chú ý những điều sau:
– Cây có đẹp không cũng nhờ vào vỏ cây, đối với những Vỏ cây thể hiện sự già nua trưởng thành như mốc mác, sần sùi u bướu, nứt nẻ…điều đó tạo vể từng trải sự phong sương đây chính là vẻ đẹp của cây.
– Vỏ không có vết sẹo dây cuốn trên vỏ: Khi thực hiện thao thác tạo hình, các bạn không nên để lại vết sẹo trên thân cây, nhất là những cây lâu hoặc quên tháo dây kẽm khi uốn vào thân cây.
– Màu sắc, hình dạng vỏ phù hợp với màu chậu: việc lựa chọn màu chậu để trồng cây như thế nào cũng quyết định đến vẻ đẹp của cây.
– Một cây bonsai đẹp phần gốc sẽ to hơn thân và ngọn (thân bồ ngọn chỉ) phần dưới đầy đặn càng tăng thêm vẻ trưởng thành cho cây.
* Đối với Cành, tán lá của cây bonsai:
Cành là cấu trúc thể hiện rõ dáng thế muốn thể hiện của cây, cây dáng thế đẹp cành phân bố như sau:
– Cành phân bố xoắn trôn ốc từ dưới lên trên.
– Kích thước cành có độ lớn giảm dần từ dưới lên trên, cành to phía dưới cành nhỏ ở trên.
– Chiều dài cành có độ dài giảm dần từ dưới lên trên.
– Độ lớn của mỗi cành theo quy luật to ở gốc và thon dần về phía ngọn cành.
– Cành không mọc ở chỗ lõm của thân (phần âm của thân).
– Cành/ nhánh 1 bố trí gần vuông góc với mặt tiền, nhánh thứ 2 tạo với mặt tiền nửa góc vuông (góc 45 o), nhánh 3 nằm phía mặt sau của thân tạo cho cây chiều sâu.
– Các cành tán của cây tạo thành 1 hình tam giác.
– Lấy cành nằm sát góc chuyển của thân hoặc ngay đỉnh của góc chuyển
– Không lấy cành ở ngay sau góc chuyển
– Không lấy cành ở giữa 2 góc chuyển
– Không lấy cành ở trên góc chuyển
+ Khi cắt vát thân để tạo ngọn mới
– Lấy cành liền sát mặt cắt đối diện với ngọn mới
– Không lấy cành đối diện với mặt cắt vì cùng phía với ngọn
+ Cành dưới cùng lấy 2/3 chiều cao cây.
+ Cành dưới cùng to nhất rồi giảm dần lên trên theo độ giảm của thân cây
(dường kính cành = 2/3 đường kính thân nơi tiếp giáp).
+ Khoảng cách các cành giảm dần từ dưới lên trên.
+ Hai cành liên tiếp không được trùng hướng.
Tán cây là một trong những yếu tố tạo thành vẻ đẹp hoàn thiện cho cây, căn cứ theo dáng cây, ý tưởng định thể hiện mà có một số kiểu tán:
* Các kiểu tán cây bố trí tán lá theo dáng thế cây
– Dáng huyền nhai – thác đổ bố trí cành tán nằm 2 bên cành uốn lượn, ngọn hơi vươn lên tạo sự mềm mại uốn lượn.
nghệ thuật bonsai, nghệ thuật bonsai cây khế, nghệ thuật bonsai mai vàng, nghệ thuật bonsai là gì, nghệ thuật bonsai cây sung, nghệ thuật bonsai cây me, nghệ thuật bonsai mini, nghệ thuật bonsai trung quốc, nghệ thuật bonsai cây linh sam, nghệ thuật bonsai nhật bản, nghệ thuật cây cảnh bonsai non bộ, nghệ thuật bonsai cây tùng, nghệ thuật chơi bonsai, nghệ thuật bonsai mai chiếu thuỷ, nghệ thuật cây cảnh bonsai nhật bản, nghệ thuật tạo dáng bonsai, nghệ thuật tạo dáng bonsai thảo hiền, sách nghệ thuật tạo dáng bonsai
Hình Dạng Bonsai Thế Nào Là Đẹp
Đối với hình dạng bonsai trồng ngoài trời, rễ cây phải phân bố đều quanh thân cây và phải loe một cách tự nhiên khi chúng thâm nhập vào đất.
Điều quan trọng nhất, là bạn cảm thấy hài lòng với cây bonsai của mình. Nhưng đừng để bị lừa bởi tán lá rậm rạp với lá có màu lục sáng. Cây cũng cần được kiếm tra cấu trúc bên trong của thân và cành. Tiêu chuẩn tay nghề của nghệ nhân tạo dáng cho cây cùng tác động lên chất lượng của nó. Hãy kiểm tra sức khỏe của cây bắt đầu từ dưới lên.
Đối với bonsai trồng ngoài trời, rễ cây phải phân bố đều quanh thân cây và phải loe một cách tự nhiên khi chúng thâm nhập vào đất. Rễ bị vặn vẹo, chồng chéo đan xen, hoặc đều không thấy rõ sẽ làm cho cây rất xấu và thường không thể chỉnh sửa được. Đối với bonsai nội thất, theo phong cách Trung Quốc, thì các rễ cây thường được cố tình làm cho lộ ra trên mặt đất và hiếm khi được sắp đặt. Ở đây, các nghệ nhân muốn làm nổi bật những đặc điểm kỳ dị, nhưng chúng vẫn phải có dáng vẻ tự nhiên.
Có nhiều cây bonsai đẹp được ghép vào thân của một cây khác thuộc loài tương tự. Hầu như việc ghép cây luôn để lại một vết sẹo vĩnh cửu và thường nổi phồng lên làm biến dạng thân cây. Thay vì làm cho đẹp hơn, việc ghép cây với kỹ thuật kém sẽ làm cho cây trông tệ hơn. Thông trắng Nhật Bản (Pinus parviflora) luôn được ghép vào thân cùa thông đen (Pinus thunbergii). Các chỗ ghép luôn được thực hiện ngay bên dưới cành thứ nhất để tận dụng phần vỏ cây đã có sẵn những khe nứt của thông đen. Thường thì cành thứ nhất sẽ được uốn để che chỗ ghép, thế nên phải giữ sao cho cành này khỏe mạnh và thực hiện hoàn hảo chức năng của nó.
Thân cây có rất nhiều hình dạng. Đối với bonsai nội thất, chúng có thể cuộn tròn hoặc uốn ngược ra phía sau một cách đột ngột, ở những cây trồng ngoài trời, chúng thường được uốn theo những dạng cây thông thường. Trong những trường hợp khác, thân cây phải có hình búp măng lớn ở gốc và nhỏ dần khi lên phía trên, và phải được cắt hết các cành để nhường sự phát triển cho cành nằm ở khoảng tầng thứ ba tính từ gốc trở lên. Nó cũng phải được loại bỏ hoàn toàn các sẹo xấu. Đối với việc trồng cây thành nhóm hoặc thành rừng, các thân cầy phải có chiều cao, độ dày đặc, và khoảng trống khác nhau, và đừng để cho các cây gây cản trở cho nhau.
Bonsai sản xuất hàng loạt cũng được uốn bằng dây kim loại như bất cứ bonsai nào khác, và thường được xuất khẩu với dây kim loại vẫn còn quấn vào các cành. Bản thân việc này thì không có vấn đề gì, nhưng chúng ta thường thấy dây kim loại hằn sâu vào cây tạo ra những sẹo xoắn phải mất nhiều năm mới lành. Đôi khi chúng ta có thế thấy bonsai bị dây kim loại ăn sâu vào trong vỏ và không thể loại bỏ. Đừng tin vào chuyện bịa đặt cho rằng việc này được thực hiện để làm cho cây “già đi” theo cách nhân tạo. Đây chỉ là hậu quả của sự bất cẩn chứ không vì nguyên nhân nào khác.
Tất cá mọi bonsai đều bị cắt tỉa một cách thô bạo ở một vài điểm khi được chuẩn bị để bán, và những chồ cắt này sẽ để lại một kiểu sẹo nào đó. Khi chăm sóc cây của chính bạn, hãy cẩn thận khoét đi chỗ bị tổn thương của cây. Tuy nhiên, việc làm này không thiết thực trong quy mô thương mại, nên những mỏm cụt còn lại khi cành đã bị cắt đi này thường được nhân viên vườn ươm để nguyên, bạn có thể cắt bỏ chúng và khoét đi chỗ bị tổn thương khi đã mang cây về nhà.
Trước khi mua cây, bạn hãy xem xét việc này có thế được thực hiện như thế nào. Một thân cây đã bị cắt ngang (vết cắt vuông góc với thân cây) đê giảm bớt chiều cao và để kích thích việc mọc cành không chỉ có hình dạng không tự nhiên mà còn bị những sẹo lớn tồn tại vĩnh viễn. Một cây bonsai tốt phải không có sẹo hoặc phải làm cho những tổn thương do cắt tỉa kết hợp với ý đồ tạo dáng bằng cách khoét sao cho chúng có dáng vẻ tự nhiên hoặc tạo dáng và dùng thuốc bảo quản xử lý các mỏm cụt đế tạo ra những phần gỗ chết nhân tạo ở cành (jin) trông như là do tác động của thiên nhiên (xem jin và shari).
Cách dễ nhất để quyết định về cấu trúc các cành của một cây bonsai là hãy nhìn vào những cây phát triến trọn vẹn chung quanh bạn. Trên một cây lâu năm thuộc họ tùng bách (các loại cây có quả hình nón chứa hạt), các cành sẽ nằm ngang hoặc cong xuống và mỗi cành mang một tán lá thưa và rộng. Càng lên cao, các cành lại trở nên ngắn và thưa hơn làm cho cây có hình nón. Ở những cây rụng lá vào mùa thu, các cành mọc ngang hoặc hơi cong lên và thường phân nhánh, mỗi cành mang một khối tán lá hình thành một phần tổng thể cua một tán hình vòm với các cành được phân bổ đều quanh thân cây. Để tạo ra sự cân xứng về tỉ lệ và có được hình dạng “lý thú” dáng ao ước, nguyên tắc tương tự cũng được ứng dụng cho bonsai cho dù theo một cách đã được đơn giản hóa. Hãy kiếm tra những dấu hàn do dây kim loại tạo ra và những sẹo xấu, đồng thời cũng phái tránh việc hai cành kế cận nhau nằm ở hai hướng trái ngược nhau hoàn toàn. Những cành “đối chọi nhau” này sẽ gây ra sự chướng mắt và về sau sẽ làm cho thân cây sưng phồng lên ở chỗ mà chúng gặp nhau.
Hiểu Thế Nào Là Rau Sạch?
Cụ thể: Không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.
Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
Khái niệm “rau an toàn” được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…).
Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.
Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất độc, giết chết được sâu bọ nên cũng là chất độc đối với con người.
Các hoá chất bảo vệ thực vật thường có thời gian tồn tại nhất định trên bề mặt cây cối, trong đất gieo trồng. Nhiều khi người sử dụng lại phun trực tiếp hoá chất bảo vệ thực vật lên nông sản ngay trước ngày thu hoạch hoặc ngâm rau quả vào thuốc để bảo quản lâu ngày hoặc để kích thích quả chín nhanh.
Điều này là căn nguyên làm tăng đáng kể dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm rau, quả trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tuỳ theo mức độ lượng hoá chất bảo vệ thực vật thâm nhập nhiều hay ít vào cơ thể, triệu chứng ngộ độc biểu hiện: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu buồn nôn, tức ngực, khó thở, hôn mê và nặng có thể dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa phải từ 2 phía: Người tiêu dùng cần mua rau quả tại các quầy bán rau sạch được cấp phép, khi mua rau quả về nhất thiết phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Người gieo trồng không vì lợi nhuận cá nhân mà hãy vì sức khoẻ cộng đồng, bằng cách tuân thủ việc phun thuốc bảo vệ thực vật đúng qui định.
Tuỳ loại thuốc mà thời gian cách ly ngắn hay dài để thuốc phân huỷ sao cho khi thu hoạch, nồng độ tồn dư trong ngưỡng cho phép mà Bộ Y tế đã qui định thì sẽ không có hại cho sức khoẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Nào Là Một Giỏ Lan Đẹp? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!