Bạn đang xem bài viết Thế Nào Là Hợp Cách Giữa Màu Lông Và Màu Chân Gà Chọi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài nghiên cứu và đóng góp cho Hội Gà Nòi Việt Nam do bác Ba Lợi biên soạn I. Vài lời mở đầuCó nhiều tranh cãi và ngộ nhận về việc so sánh “khập khiễng” khi chọn màu hợp cách giữa màu lông ở trên thân mình gà và màu vảy ở quản gà. Câu hỏi thường được dân chơi gà chọi đặt ra là “Thế nào mới là hợp cách?”. Những người mới tập tễnh chơi gà chọi thì lại càng rối trí hơn về các tên gọi màu sắc lông khác nhau giữa gà đòn và gà cựa, giữa các địa phương gọi tên màu lông khác nhau. Do đó nếu xem lại trong Văn chương truyền khẩu chúng ta có một số câu ca dao đúng và một số câu ca dao sai do hiểu lầm hay không dựa trên cơ sở của Ngũ Hành mà ra.
Thí dụ: “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy” Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì dựa vào căn bản của Ngũ Hành.
Còn trong thí dụ dưới: “Xám chân vàng cả làng mất váy” Câu này tuy không hoàn toàn sai nhưng màu lông gà Xám được nhận xét 1 cách phổ quát tức là bao gồm cả Xám khô, Xám hồng (trong Nam gọi là Xám Điều hay Xám son), Xám sắt. Sự nhận xét này không dựa vào căn bản Ngũ Hành một cách xác thực mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của một vài cá nhân, sự kiện xảy ra nên không có tính thuyết phục.
Bài viết tham khảo này hy vọng làm sáng tỏ phần nào cách phối trí giữa màu lông và màu chân gà để định nghĩa cho sự hợp cách trong môn chơi gà chọi. Theo định nghĩa thông thường ta có 5 sắc lông : Ô, Xám, Điều (Tía), Nhạn và Vàng (gà Cú và và Chuối cũng được xếp trong hạng này). Ngày nay khi xét đến sắc lông rất có nhiều phức tạp do những màu sắc mới được pha cản và cho ra những cái tên như Khét, Sữa, Bướm,vv… Do đó làm thế nào để xác định cho đúng màu lông của con gà để định vị trong Ngũ Hành cho nó ?
II. Phân định màu lông theo Ngũ Hành.Muốn phân định màu lông 1 cách chính xác chúng ta phải nhìn vào lông mã và lông bờm cổ của gà để xác định chứ không dựa trên lông ở thân hay đuôi gà. Đó chỉ là màu lông phụ để gọi cho dễ nhận diện con gà mà thôi. Thí dụ con gà có lông ức, lông đùi, lông cánh, lông đuôi màu đen nhưng lông mã và lông bờm cổ màu đỏ thì ta gọi là con gà Ô Tía hay Tía chứ không gọi nó là gà Ô được. Tuy chữ Ô đọc trước chữ Tía nhưng Ô không phải là màu lông chính mà là lông Tía là màu chủ đạo để định màu trong Ngũ hành.
1. Gà Ô – mạng Thuỷ – đây là con gà có lông mã và bờm cổ màu đen, bất luận là mã kim hay mã tre hay mã lại. Con gà Ô hợp cách theo thứ tự các màu vảy sau đây: màu trắng, kế đến là đen và sau cùng là màu xanh hay màu chì (màu chì còn được gọi là màu da đá do màu đen pha với trắng hay xanh mà ra).
Những màu sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu mây ráng đỏ do màu chân vàng pha màu đỏ bên trên vảy như màu mây. Thứ đến là màu chân vàng.
2. Gà Xám – mạng Mộc – đây là con gà có lông mã và bờm cổ có màu xám khô, xám bẩn hay xám mã lại. Con gà Xám có màu lông này sẽ hợp các màu chân sau đây: màu chân đen, màu chân xanh, chì và sau cùng là màu chân vàng mây có pha ráng đỏ.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu chân vàng và màu chân trắng. Trong câu ca dao ở trên “Xám chân vàng cả làng mất váy” ý muốn nói đến Xám tuyền mạng mộc. Còn những màu lông xám khác như Xám hồng hay Xám son thì màu chân vàng lại được xem là hợp cách vì màu lông chủ đạo của xám hồng là màu đỏ (tía) chứ không là xám nữa nên sự hợp cách thay đổi theo Ngũ Hành, vì trong trường hợp này lông Xám chỉ là tên gọi để nhận diện mà thôi. Riêng màu lông Xám sắt tức là gà Xám có lông mã và lông bờm cổ màu đen. Nếu lông mã và bờm cổ chỉ pha lẫn ít lông đen thì được gọi là Xám bẩn. Gà Xám bẩn chính là mạng Mộc nên rất kỵ màu chân trắng. Nhưng nếu gà Xám có mã và bờm cổ đen hoàn toàn thì đây là Xám Sắt chinh hiệu hay gọi cho đúng màu lông là Xám Ô thì chân trằng lại đúng mạng và hợp cách. (phần này để giải thích cho câu hỏi của bạn HoaSontay ở phần dưới)
3. Gà Điều – mạng Hoả – đây là con gà có màu chiếm đại đa số trong các màu lông của gà chọi. Gà điều có lông mã và bờm cổ màu đỏ rực hay màu đỏ mật. Có nơi như ngoài Bắc hay miền Trung thì gọi đây là gà Tía. Còn trong miền Nam thì thường gọi là lông điều, riêng dân chơi gà cựa còn tuỳ theo màu lông cánh, đuôi, ức mà gọi con gà những cái tên nghe rất lạ là Khét, Que,… như đã nói đến ở trên những màu lông này chỉ là phụ và giúp nhận diện màu lông con gà dễ dàng hơn mà thôi. Nếu những con gà khét, que này có mã và bờm cổ màu đỏ thì vẫn là gà mang mạng Hoả. Những màu chân sau đây được xem là hợp cách: chân xanh, chì, chân vàng mây có ráng đỏ và sau cùng là chân vàng.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách: chân trắng và chân đen.
4. Gà Vàng – mạng Thổ – con gà có lông vàng ít được chuộng vì hay bị nhầm lẫn cho là màu lông gà Tam hoàng, gà tàu là loại gà thịt. Tuy nhiên có những loại màu lông khác cũng được xếp hạng là gà mạng Thổ đó là gà cú, gà bịp là tiếng ngoài Bắc gọi gà lông ó mã lại, gà có màu lông chuối trắng hay chuối vàng. Gà mạng Thổ thì hợp với các màu chân sau: chân vàng có ráng mây đỏ, chân vàng và chân trắng.
Những màu chân sau đây được xem không hợp cách với con gà mang mạng Thổ: đó là màu chân đen và chân xanh hay chì.
Khi xét màu lông vàng thổ và màu lông điều đỏ thì nhiều người hay lẫn lộn và gọi một cách “vô thưởng vô phạt” là Tía đỏ hay Tía vàng – nghe buồn cười và sai lạc hoàn toàn về màu sắc. Đã là Tía thì dĩ nhiên là đỏ và không phải là màu vàng.
Khi xét màu lông mà không xét kỹ là đỏ hay vàng, cứ cho là lông màu Tía tràn phát rạ thì dễ xảy ra sự nhầm lẫn, chẳng hạn như chân trắng thì hợp với con gà mạng Thổ lông vàng, trong khi con gà Tía mạng Hoả thì lại không hợp cách với màu chân trắng.
5. Gà Nhạn – mạng Kim – gà nhạn là gà có màu mã kim và lông bờm cổ màu trắng. Một điều lý thú là rất ít khi thấy gà nhạn lông mã mái. những con gà có màu lông bướm, khét sữa, vv… nhưng nếu lông mã và bờm cổ màu vàng như gà chuối đều được xem là gà có mạng Thổ. Gà Nhạn hợp cách với màu chân như sau: chân vàng, chân trắng và chân đen.
Những màu sau đây được xem là không hợp cách: chân xanh và chân vàng mây có ráng đỏ.
III. Kết LuậnBài tham khảo này chỉ đưa ra một góc độ nhỏ, đó là cách xét màu lông và màu vảy chân sao cho hợp cách. Phương pháp xét màu cho hợp cách ở trên ở trên đều dựa trên căn bản của Ngũ hành tương sinh và tương khắc. Ở đây chúng ta chỉ đưa ra những cách ghép màu sắc cho hợp với phương pháp của Ngũ hành để thấy sự hài hoà theo lẽ tự nhiên. Sự hợp cách này không có nghĩa tuyệt đối và cũng không có nghĩa sẽ mang lại kết quả thực tiễn là sẽ mang về chiến thắng hay chiến bại khi đem gà ra sới. Những yếu tố về màu sắc như màu lông, màu vảy ở chân, màu mỏ và màu mắt đều là do yếu tố di truyền từ những con gà gốc (gà nọc) đã được truyền xuống cho các thế hệ sau qua việc phối giống. Ngoài việc phối giống cho hợp cách về màu lông và màu vảy ở chân, người nuôi gà chọi phải hiểu biết và ứng dụng những yếu tố khác quan trọng hơn trong di truyền học đó là cách chọn gà về đòn lối, thế đá, thể lực và hình trạng để mang lại kết quả khả tín và cho ra những chiến kê xuất sắc hơn.
Cách Phân Biệt Các Loại Màu Sắc Lông Của Gà Chọi
Nhất Điều Ô , Nhì Xám Khô , Ba Ô Ướt Trường gà đã bàn luận khá nhiều về hình dáng , chân vảy , đầu mặt của các chiến kê nhưng sắc lông thì chưa thấy . Sắc lông cũng là một phần rất quan trọng trong khung tuyển chọn gà từ xưa tới nay của các sư kê . Nhiều người chơi gà kỹ tính thường xem sắc lông con gà có hợp với màu chân , màu mắt và màu mỏ không để tuyển chọn gà , bởi thế đã có câu : ” Gà ô chân trắng mỏ ngà , đá đâu thắng đó gọi là thần kê “. Và nhiều người chơi gà lâu năm cũng nghiệm ra được bản lông hợp với mình và không hợp với mình . Có người thích màu lông này , có người thích màu lông kia … Hôm nay mm xin nêu ra một số sắc lông cơ bản của gà nòi , mong mọi người bàn luận và bổ sung cho thật đầy đủ .
1. Đầu tiên phải nói đến gà Ngũ Sắc : là loại gà được xếp vào hàng Linh Kê xưa nay hiếm . gà Ngũ Sắc là gà có đủ năm gam màu trên toàn bộ lông . Thường gà ngũ sắc có màu vàng kin và đen xanh ướt ( mài tim tím ) là rất tốt . Đa số gà Ngũ sắc thiện chiến , tài ba , hợp với nhiều màu sắc và chẳng kỵ gà có màu lông nào cả ( theo ngũ hành tương khác của đạo kê ) .
2. Gà Tía : Là gà có màu lông đỏ pha đen tạo thành đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng … Gà nòi thường gặp loại này . – Gà Ô Tía ( Điều Ô ) : Mã lông tía pha nhiều sắc ô tạo ra màu đỏ thẫm , mặn mà ( có nơi gọi tía mật ) . Gà này có sức khoẻ dồi dào , lối đánh khắc chế đối thủ và đòn lợi hại . – Gà Tía Lau : Bộ mã có thêm nhưng đốm trắng rất nổi bật , tuy không bằng Ô Tía nhưng cũng là sắc lông khá . – Gà Tía Bịp : là gà bịp có sắc lông mã tía , nếu sắc tía ít thì cũng có thể gọi là gà bịp . gà này chơi được .
3. Gà Ô : là gà rất được dân chơi dân chơi ưa chuộng vì tình bền bỉ chịu đựng , gà ô có màu lông chủ yếu là đen tuyền , có thể pha thêm đốm trắng … – Ô Ướt : Là gà được xếp vào hàng gà quý . Nó có màu đen tuyền bóng láng , pha chút xanh xanh cánh quýt , nhìn lông lúc nào cũng như ướt nước . Gà này hung dữ và bền bỉ , nếu đi cùng chân trắng mỏ ngà nữa thì cực kỳ hợp cách . – Gà Ô Kịt : gần giống như gà ô ướt nhưng sắc lông khô hơn , không có màu xanh xanh ướt ướt . Gà này hợp với chân trắng , chân vàng . – Gà Ô Mơ ( Ô Bông ) : Là gà Ô có thêm những đốm trắng , có thể mã có tía . Hợp với chân trắng , vàng ngà . – Gà Ô miến Tía : Gần giống gà Ô Tía nhưng sắc tía ít hơn , chỉ có hai viền nhỏ tía hai bên lông mã thôi . Gà này hợp chân vàng .
4. Gà Xám : Có màu lông xám như tro , rất được ưa chuộng , nhất là xám khô . – Xám Khô : gà mang màu xám tro , to bản có vẻ khô khan , bời rời không bóng mượt . Gà này tài ba có thừa , sức khoẻ vô địch . – Xám Sắt : có mã lông xám pha đen tuyền , nếu lông mã là kim thì rất tốt . – Xám Son : Vừa xám vừa tía đỏ tươi ở trên chóp cánh hoặc mã phớt tía đỏ . – Xám Gạch : …
5. Gà Khét : Là gà có lông kết hợp giữa xám , đỏ tươi pha một chút đen trộn lẫn thành một màu rất đẹp , dịu . Gà này thường nhanh nhẹn , gà cựa thì tốt .
6.Gà Nhạn : gà lông trằng như bông . Nếu có thêm mỏ trắng , chân trắng chỉ hồng , con mắt bạc thì hay lắm , đòn đánh tài ba nhanh nhẹn . Nếu gà nhạn mà chân chì , xanh thì chẳng mấy ai chơi vì không tai ba , đa số thua trận , thế mới có câu : ” gà trắng chân chì , mua chi giống ấy ” .
7. Gà Bịp (Ó ) : gà có bản lông to tròn , màu đỏ pha vàng nhạt , giống bản lông của loại chim Ó . Có nơi gọi là gà mái lại . Gà này dữ dằn hiếm thấy , thường nếu gặp nó một là tuyệt vời , hai là bết bát thấy rõ . Nếu đi cùng thân hình ngũ đoản , chân xanh móng tím thì rất hợp . Bởi thế có kẻ thích người chê gà Bịp .
8. Gà Chuối : Toàn thân hoặc ít ra thì lông cổ và lông mã nổi bật , pha nhiều màu trắng lợt , xanh lạt như đọt chuối . Gà chuối thường lanh lẹ tuyệt vời nhưng nước bền bỉ đa số không có nên gà đòn không được chuộng , ngược lại gà cựa thì chơi được . Gà chuối mà có sắc lông ô tuyền , mã và cổ lông chuối thì cũng khá .
Ngoài một số sắc lông cơ bản trên gà nòi còn một số lông nữa : – Gà Bướm : có sắc lông lốm đốm nhiều màu như con bướm , nhưng không đủ năm màu như ngũ sắc . – Gà Bông Trích : gà đốm có mồng trích . – Gà Cú : màu lông lốm đốm răng cưa lăn tăn nhỏ như lông chim cú . Gà này thường dở , không ai chuộng . – Gà Quạ : gà Ô kịt chân đen , con mắt trắng láo liên như con quạ . – Gà Hoe : Lông vàng đậm có thêm điểm đỏ …
Cách Xem Chân Gà Đòn Tổng Quát, Hay Cách Xem Chân Gà Chọi
Đạo kê diễn nghĩa bình giải Bình giải: Mộng Lang – Minh họa: Độc Cô Cầu Hòa
1. Hậu biên yến quản đồng hành Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.
2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.
3. Âm minh thư đoản tài tình, 4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm. 5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm, 6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn. Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài. Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.
– Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt. – Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.
7. Vậy thời cho rõ đừng oan, 8. Kẻo mà hay phản “Đạo Kê” là thường. 9. Xem gà ta phải cho tường, Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.
10. Rõ ràng “hoa thới” một đường thẳng ngay. 11. Nội lên tiếp ứng nào hay, 12. Có mà “giáp độc” chận ngay là tài.
– “Hoa Thới” tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới. – Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa. – Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.
Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.
13. Chận rồi còn thể là hai, 14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân. 15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân, Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”. – Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy. – ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly. – ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.
Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.
16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng. – Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.
– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách. – Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng. – Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.
Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.
Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.
Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.
– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc. – Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.
Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.
*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.
17. Quay sang “liên cước tam hoàn”, 18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền. Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu. Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.
Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.
Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách. Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)
Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “ liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.
19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng, 20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang. 21. Thêm rằng bể hậu khai biên, 22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi. Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.
Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi. Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.
23. Trường thành địa giáp nên coi, 24. Những vảy ấy có gà hay thường thường. Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.
Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.
25. Thới mang nhân tự một đường, 26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường. Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.
27. Phải tường tứ ứng mà thương, 28. Đôi chân như một trường nương người mời. Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.
Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý. Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi. Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.
29. Song liên là vảy của trời, 30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai. Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách. Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.
Loại thứ nhất – Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.
Loại thứ hai – Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long. Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.
Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.
31. Hiểu rằng vảy nhỏ “lạc mai”, 32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài. Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.
33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai, 34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường. Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.
Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.
Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.
35. Đừng cho thất hậu bản lườn, 36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu. Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.
Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.
Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.
Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta “vô tay” nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.
“Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi”
Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị “vạy” thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.
37. Tam tài tứ quý là đâu, 38. Song tam song quý mới hầu tài cho. Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này. Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.
Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.
Song tam = hai chân có tam tài Song quý = hai chân có tứ qúy.
Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:
1/ vảy “hoa mai”: ngoài trường hợp “Lạc Mai” mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là “Mai Cựa”; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.2/ có sách viết “lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi”: tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là “có tật có tài”
Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép “Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.
Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.
Hướng Dẫn Cách Chọn Gà Chọi Hay Qua Màu Sắc
Như đã nói qua, gà nòi có rất nhiều màu sắc, duy chỉ không có màu vàng khắp mình ( nếu có thì đã lai ), chân, mình, mắt, mỏ, long đều vàng. Có thể tạm phân biệt như sau: – Gà bướm: có sắc lông lôm đốm, không đủ năm màu. – Gà bông: gà đen có lôm đốm trắng khắp mình. – Gà bông trích: gà đốm bông có mồng trích. – Gà bông nhạn: gà đốm trắng nhưng thấy màu trắng nhiều hơn. – Gà chuối: toàn thân hoặc ít ra lông mã và lông cổ nổi bật nhiều màu trắng dợt, xanh lạt như đọt chuối. – Gà điều: màu lông đỏ, hơi pha đen thành đỏ thẫm. – Gà điều lau: cũng như gà điều, nhưng có bộ lông mã đốm trắng như lau rất nổi. – Gà hoe: gà vàng đậm, có điểm đỏ hay trắng. – Gà nhạn: gà màu trắng như bông, chân trắng có biên hồng, mỏ trắng, con mắt bạc. – Gà mái lại: như đã nói ở phần trên, gà trống lông mã to bản như gà mái. – Gà ó: gà đỏ mái lại, lông như chim ó. – Gà ô: toàn thân đen tuyền. – Gà xám: lông xám như tro. – Gà xám son: vừa xám vừa đỏ tươi, và cánh đỏ trên chóp. – Gà khét: chỉ con gà có màu lông vừa xám vừa đỏ tươi, một chút đen trộn lẫn thành ra một màu rất đẹp, dịu. – Gà cú: gà có màu lông đốm răng cưa lặn tăn nhỏ, trông như lông chim cú. – Gà ngũ sắc: gà có đủ năm màu, màu cần thiết phải có là màu vàng kim (nên có màu tím là tốt hơn ). – Gà quạ: gà đen, con mắt trắng láo lien, chân đen. – Gà xám gạch: gà có màu xám, toàn thân trắng pha xám. Ngoài ra còn nhiều màu khác, tên khác, nhưng chung qui do nhiều màu góp lại mà gọi, ví dụ như: – Gà xám ô: là gà vừa xám vừa đen tuyền (ô). – Gà ô bông: là gà đen, đốm trắng… Những từ trên cũng tạm đủ để dễ phân biệt từng con gà, nhưng tỉ mỉ và rõ ràng hơn, người ta còn phân biệt gà với tính cách của nó, như: – Gà cúp: là gà không có phao câu, đương nhiên không có đuôi, loại này rất hiếm. – Gà nổ – gà bể: gà này đá thua, nhìn thấy bơ phờ, rụng lông, gãy cánh, xem chẳng đẹp mã tí nào. – Gà niền: gà đá thua hoặc gà thua mà chủ chịu thua non, gọi là “ thua vớt ”, đem về nuôi dưỡng lại cho bình phục, mong bán cho những người không rành. – Gà rót: ám chỉ con gà nhát như thỏ, thấy địch thủ sức dài vai rộng đã khiếp vía, hoặc đôi khi thuở bé bị những trận đòn nên thân, đâm ra sợ hãi, “yếu tim”, nhớ mặt, nhớ cả màu lông, nhớ luôn khung cảnh, nay nó bất đắc dĩ phải tự vệ với con gà nào khác, thì nó vẫn lấm lét, giơ chân khều khào chống đỡ trong khi cặp mắt láo lien tìm nơi “ca bài tẩu mã” cho yên thân! – Gà vớt: là gà đang đá được nhưng lại đem về nuôi dưỡng, nhưng nếu thua (gọi là niền) ngoài ra chưa phân thắng bại, chủ không đá nữa vì sợ hư mất gà, đem về nuôi lại, đá keo khác, gà này gọi là “gà vớt”. – Gà cóng độ: được nuôi lâu ngày, đầy tẩm bổ, sức khỏe dư thừa, nhưng quá lâu không được thi đấu tài năng, thoạt đầu còn gọi là gà sung sức, sau vì để quá lâu, đâm khó chịu, bứt rứt, “ngứa chân ngứa tay”, rồi thành khúm núm, được gọi là “gà cóng độ”, bởi tính tình gà nòi bẩm sinh hung tợn, ưa đánh đá, có khi đá cả người kia mà. – Gà ế độ: những gà đã thắng nhiều độ, nay không ai dám đá nữa, kẻ như không có địch thủ.
Hướng Dẫn Cách Tuyển Chọn Gà Chọi Qua Màu Sắc
Tuyển chọn gà qua màu sắc:“Con gà tốt mã vì lông” Về màu lông, phần lớn người nuôi gà chọi thường chọn những màu lông sau đây để chơi: Ô, điều, nhạn, xám, bong, ó, ngũ sắc.
“Nhất điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”
Thứ nhất là ô điều: gà có màu lông mặn mà sức khỏe, đẹp mắt, đặc biệt là loại gà ô có màu cánh quýt. Người ta chuộng nuôi thì đẹp mắt và thấy phần lớn gà ô điều thắng nhiều trận từ trước đến nay.
Thứ nhì là xám khô: gà mang một bộ lông màu xám thường đô con, nhìn thì thấy khô khan, lông rối bời chứ không mượt mà nhưng phần lớn nó lại là gà có tài và có sức bền bỉ.
Thứ ba là gà ô ướt: gà này có bộ lông màu đen tuyền, óng mượt, láng bong xanh xanh màu cánh quýt, người ta cho rằng gà này lai với going quạ núi hung dữ nên có bản tính hung hăng và có sức bền.
Thứ tư là gà ngũ sắc: gà có 5 màu lông, đa số gà ngũ sắc đều là gà thiện nghệ và tài ba, nếu có màu tím và màu vàng kim thì thuộc loại quý kê, chẳng ai đá nổi.
Thứ năm là gà lông đen trắng nổ
Đôi khi thêm vài sắc nữa thì gà này cũng tốt, gan dạ nhưng kém bền bỉ.
Thứ sáu là gà ó: Tức gà đỏ mái lại (mã lại, mã mái), gà này thuộc loại dữ dằn nhưng hiếm thấy. Sư kê chọn gà thường bắt gặp phải hai loại, một là tuyệt vời không có chỗ nào chê cả khi xem những trận đấu có nó tham gia, thứ hai là dỡ thậm tệ. Chính vì thế loại gà này vẫn có người thích kẻ chê.
Thứ bảy là gà nhạn: chọn những con nào bộ lông nhạn thật, tức là không có màu nào xen vào ngoài màu trắng mỡ gà đó, bên cạnh đó phải có mỏ trắng, chân trắng có chỉ hồng nổi là đúng bài. Nếu mắt bạc thì hay lắm, đấm đá ra trò và có nhiều tuyệt chiêu được tung ra về sau. Nhưng phần lớn người chơi gà đòn thường kiêng kỵ gà nhạn mà chỉ thấy người chơi gà cựa bởi vì gà nhạn chơi cựa thì dễ ăn hơn là gà đòn.
Gà chuối: khoác trên mình một bộ lông có lẽ nói là tuyệt đẹp, sắc lông tuyệt vời nhưng trái lại sức bền lại không có. Trong nhiều trận so tài ít ai thấy gà chuối thắng trận liên tục mà thường thấy bị loai ngay ở hồ 2 – 3.
Nhiều người dị đoan cho rằng gà chuối mang đến nhiều xui xẻo, không hỏng mỏ thì cũng gãy cựa, gãy cần…. và nhiều lý do khác.
Gà Cú: nhìn chung thì sắc lông không đẹp, lại đá không hay, không bền nên người xưa có câu:
“chim hoa gà cú chớ chơi”
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng” Và dĩ nhiên ít ai thấy chủ kê mang gà cú ra so tài, họ cho rằng gà cú thuộc dòng “bán độ”, ra trường thì ở thế thượng phong, đang lý là ăn độ nhưng cuối cùng lại thua, chuốc bại vào thân, làm cho chủ mất mặt. Người xưa nghiệm nhiều trận như thế lắm. Gà nhạn chân chì hay chân xanh thì ít thấy ai chơi bởi vì họ nghĩ là gà không tài, hay thua trận. Trái lại gà ô chân trắng lại là quý tướng, gà này rất hiếm, đấm đá có con dỡ con hay nhưng vẫn thấy người ta đổ xô đi tìm mua và lung cho bằng được. Nếu được hỏi thì họ trả lời mang về nuôi dưỡng, huấn luyện lại, nếu thấy đấm đá không ra gì thì mang về nuôi cảnh cũng đẹp chán!
Tuyển chọn mắt gà:
Mắt là nơi gà biểu hiện tính khí nhiều nhất, lỳ đòn, hung hăng, tài ba…đều được biểu hiện qua đôi mắt của chiến kê.
Nên chọn những con nào có mắt sâu nhưng đừng sâu quá sẽ làm cho gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu mà chẳng lồ là gà nhát đòn, bản tính hiền lành. Mắt lồi thường không tốt, dễ đuối và nhát. Mắt gà tốt là mắt có mí trên nhỏ và có viềng đen xung quanh mí, con ngươi tròn và nhỏ thì mới linh động, trong mắt có nhiều sắc khác nhau.
Sau đây, Hiền Cô Nương xin được liệt kê một số màu mắt được các sư kê ưa chuộng và hay chơi:
Trắng dã: tính khí gan dạ, lỳ lợm và thường tung ra nhiều đòn độc.
Bạc: gà lanh lẹ và linh động
Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ đòn, phần lớn là không sợ ai, thậm chí đá cả người.
Trắng ngà: mắt này cũng tốt nhưng kém so với màu trắng dã. Mắt sao: có màu giống như màu bạc và xám
Mắt ếch: mắt to, có màu nâu,bên trong có đốm đen hoặc nâu huyền, gà này lỳ lợm.
Mắt đỏ tía: mắt có màu giống như lửa, gà có đôi mắt này thường gan dạ và hung hăng.
Mắt hạt cau: mắt trắng, đỏ, xám hay vàng nhưng có tua ra nhưng chỉ hồng, gà này thuộc loại dữ.
Mắt rắn hổ: mắt có màu vang đất đốm đen, nếu mí bằng ngang hoặc to gọi là mắt ếch (mí không cong theo vòng tròn của mắt).
Mắt xanh: mắt có màu xanh nhạt, nếu nhìn xa thì tưởng là màu trắng, gà này có tài.
Nếu gà nhạn, chuối ,ô, bong, bong nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro sỡ hữu nhưng màu mắt trên thì thuộc loại gà khôn, đá thắng và sẽ xưng tướng. Nếu gà có đôi chân trắng mà có màu mắt kêt trên thì không hay, ngoại trừ mắt hạt cau thì vẫn xài tốt. Điều, ó, xám, khét, ngũ sắc, đo điều mà sỡ hữu những mắt trên thì thuộc loại quý tướng, nên chơi.
Gà ô chân xanh hoặc đen có mắt trắng hoặc những màu mắt nói trên thì thuộc loại tốt, nên chơi. Một số màu mắt bị các sư kê tẩy chay hoặc ít chuộng: Mắt đen thui: địa phương gọi là mắt cá lóc, loại gà này nhát gan, dễ chạy bậy khi dính đòn mạnh. Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi là biểu hiện gà tài, nên chơi.
Mắt vàng: yếu, nếu cùng màu với mỏ và chân thì vẫn xài tốt.
Mắt Xám: bình thường
Nếu là chân trắng, mắt trắng, mỏ trắng mà là gà ô, ô điều, điều, xám thì đó đều là gà tốt. Chân xanh, mắt bạc hay vàng thau vẫn tốt.
Cánh gà:
Đôi cánh giúp gà giữ thăng bằng giúp gà không bi thất thế . Bay có cao, nạp có mạnh chống đỡ có giỏi đều nhờ đôi cánh.
Cánh phải phủ phao câu gọn ghẽ, lông xếp nhiều hàng, lông cánh cứng và dày dặn, bó sát thân mình, úp vào lưng như bỏ con trai con sò …mới là đôi cánh tốt.
Cánh ngắn thả thong phơi hông ra ngoài quá nhiều, không ôm sát thân mà xệ xuống gọi là cánh giả hoặc áo tơi, lông cánh xếp thưa và mỏng… là cánh yếu.
Gà ô có điểm một lông cánh trắng mới là đúng bài, thuộc loại gà quý.
Đầu cánh ( chứ không phải đầu lông cánh đâu nha) có mọc một chấm nhỏ như móng, cựa gà gọi là “cựa cánh”, nếu cựa cánh dài ra như một cái lông nhím thì gọi là lông voi, thuộc loại quý tướng, gà như vậy được xếp vào loại Linh Kê, và bình thường thì lông này xếp vào trong nên khó thấy.
Khi chọn gà, nên nâng cánh gà lên xem, nếu thấy rõ từng bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai bắp thịt sát tròn và to mới là hay, gà sẽ giật cánh lại mạnh, vùng vẫy không cho ta xem, đó mới là đôi cánh tốt và có lực.
Nâng cánh mà gà thả tự nhiên , không nổi cơ và thớ thịt hoặc giật lại một cách yếu ớt là đôi cánh yếu.
Đôi cánh che hết mu lưng, chỉ trừ một khoảng nhỏ, rất hẹp ở giữa phía sau lưng thì gà đó sẽ giỏi đá quăng, đá cao, tạt giỏi và đâm cựa khéo.
Hai lông ngoài cánh khép kín và cuộn vào bên trong và cong lên ở mặt trong là gà tốt. Hai lưng cành bằng phẳng là gà tốt, nếu cánh ở hai vai gồ lên cao so với vai, đó mới là quý tướng.
Xem lông cánh có thể đoán được tuổi của gà không?, nghe thì cứ thưởng là không thể, nhưng với nhiều người bỏ nhiều tâm huyết vào nghiệp gà thì chuyện này dễ như trở bàn tay. Khi dược 6 tháng thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm. Nếu đếm từ ngoài vào thì ta đếm được khoảng 10 lông lớn dung để bay.
Phía trong tay bắp cánh gà có 10 lông tay, đầu lông tròn và cong. Giữa hai đường lông này tại cườm tay gà có 1 lông nhỏ, đầu lông thấp mọc để phân ranh giới giữa hai đám lông mới nói trên được gọi là lông trục. Mùa thay lông của gà khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, sau khi thay lông thì có thêm một lông mới mọc thêm gần lông chỉ trục gọi là lông chỉ tuổi, lông này có đầu tròn. 12 tháng sau là đến kỳ thay lông thứ hai của gà, lông này vẫn chưa lên cao bằng lông để bay nhưng khi xòe cánh ra thì ta thấy giữa lông bay và lông ngón tay có 1 lông thấp hơn mọc gần lông trục, khi đó ta đoán gà này trên dưới 1 năm tuổi.
Nếu chân lông này mềm, ruột còn tủy và máu thì gà tuổi từ 3 – 12 tháng, nếu chân lông già thì gà trên 1 năm tuổi. Qua kỳ thay lông thứ hai sẽ có thêm một lông tuổi mọc lên nữa, nếu lông thứ hai này non là gà 8 – 20 tháng, nếu lông già thì gà đã trên dưới 2 tuổi. Có nghĩa là ta thấy có bao nhiêu lông chỉ tuổi thì gà đó có khoảng bấy nhiêu tuổi. Lưu ý: gà ngũ sắc mà lông cánh có điểm 18 chấm như ngôi sao thì đó thuộc loại quý kê, nên nuôi dưỡng cẩn thận.
Lườn và Gim: Dưới bụng gà có một xương chạy từ ức đến gần phao câu gọi là lườn gà. Lườn tàu: Sắc cạnh, hơi cong từ ngoài vào. Vạy lườn (vẹo lườn) là lườn bị cong sang trái hoặc sang phải, gà bị như vậy thì không nên chơi vì tung đòn không chính xác, đá khó thắng. Lườn càng chạy về phía sau đuôi, càng dài và càng sâu thì càng tốt, gà sẽ bền sức. Trái lại nếu ngắn cụt thì gà dễ mệt, bở hơi. Cuống xương đầu, nơi xuất phát của xương lườn phải nhọn mới hay, nếu tròn và bậm cục sẽ không tốt. Khi nâng gà lên, ta thấy xương lườn đưa xuống tay ta nhiều và lườn dài thì đó là lườn tàu, gà này rất tốt.
Một số nơi gọi xương lườn là xương mỏ ác. Gim là hai đầu xương nhô lên phía sau gần hậu môn, nếu ngón tay đặt giữa hai xương gim mà không khít hay không lọt thì đó là gim khít – rất tốt. Trái lại nếu gim có thể đặt một lúc 2 ngón tay vào vẫn lọt thì đó là gim hở, gà như vậy không tốt. Kinh nghiệm của sư kê xưa truyền nhau là hai gim khít thì chân gà đá mới sát nhau và dễ trúng vào mặt và cần đối phương. Nếu gim nhọn và khít thì gà có nhiều đòn độc, nhớ là độ dài của hai gim phải bằng nhau mới tốt. Nếu một gim dài và gim kia ngắn thì gà đó xông trận đui mắt là không tránh khỏi.
Lưỡi gà: Nếu gặp phải gà không có lưỡi, đó là gà quý, được ví như thần thánh, được liệt vào hang Thần Kê. Do không có lưỡi nên khi gà gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, nghe như tiếng rít, giật 3 – 4 tiếng. Có một số con cứ nghĩ là không có lưỡi nhưng thực ra lưỡi bị thụt sâu vào bên trong nên không thấy. Những con gà như vậy thường có tiếng gáy lạ thường, khác với gà khác. Nếu trong lưỡi có bớt đen hoặc lưỡi đen cũng được xem là gà quý.
Có một số con khác đầu lưỡi không nhọn hay tròn mà lại bằng phẳng nhìn như bị ai đó cắt ngang trông cụt ngủn, gà này thuộc loại quý hiếm. Lưỡi đoản thiệt: gà có lưỡi bị thụt sâu hoặc bị cắt ngang được xếp vào loại Thần Kê. Bạch thiệt: lưỡi có màu trắng, cái này thường tùy con.
Hắc thiệt:
Gà có lưỡi màu đen hoặc đốm đen, được xếp vào loại Linh Kê. Lưỡng thiệt: lưỡi chẻ làm đôi, xếp vào loại Chiến kê. Lưỡi to bản: biểu lộ sự chậm chạp Lưỡi nhỏ như mà kim: gà lanh lẹ có thừa.
=====> Tuy nhiên, người tìm mua gà nên chú ý kỹ kẻo nhầm lẫn giữa Thần Kê, Chiến Kê, Linh kê với con gà không ra gì, một số người nuôi gà biết được sự hiếu kỳ và săn lung những loại gà như vậy nên họ cố gắng chuyển từ một con gà có lưỡi sang thành một con gà đoản thiệt và bán với giá cao.
Nên tìm hiểu kỹ và rõ lai lịch con gà trước khi quyết định mua để tránh trường hợp tiền mất mà gà què lại vớ phải. Ngón chân: Gà chọi có 4 ngón chân, cái này thì khỏi phải bàn nhỉ? Còn gà ác và một số gà khác thì số ngón lại nhiều hơn. Và ở đây chúng ta đang bàn về gà chọi.
Cùng tìm hiểu về các ngón chân gà xem sao nha! Ngón giữa: nằm ở chính giữa, dài nhất được gọi là ngón chỉ mạng, bổn mạng, ngón ngọ. Ngón này thường phải nhỏ chứ không được bủng bỉu mỡ, càng thon và dài thì càng tốt. Móng dài. Hãy thử đếm xem ngón ngọ có bao nhiêu vảy. Nếu 18 – 19 vảy thì đó là gà thường, 20 – 21 vảy thì tạm được ( tùy theo con đó có những tài năng riêng gì), 22 vảy trở lên đó là gà rất tốt. Ngón ngoài: ngón nằm về phía ngoài.
Ngón trong: ngón nằm về phía bên trong, được gọi là ngón nội. Ngón nhỏ: thường mọc phía sau chân gà, được gọi là ngón thới. Các ngón chân chỉ nên có vảy, gân và xương chứ không nên có thịt bủng beo. Có thể nhìn và thấy rõ từng long một, ngón chân thanh tao và gầy thì đá mới đau.
Nếu vảy ở các ngón chân gồ lên cao như sống dao, đầu của các ngón chân cong vào long trong gọi là móng rồng, gà này rất quý. Tiếng gáy: Số tiếng: gà thường thì chỉ gáy có 4 tiếng “Ò ó o o”. Hiện nay vẫn còn xuất hiện nhiều tranh cãi của các sư kê về vấn đề tiếng gáy. Một số sư kê cho rằng giọng phát gắt, ngắn thì đó mới là biểu hiện của con gà tài, với Thần Kê thì chỉ nghe tiếng rít .
Gáy càng nhiều tiếng và siêng gáy là biểu hiện của một con gà tồi. Nhưng có một số người lại nói ngược lại điều trên. Và theo quan điểm của Hiền Cô Nương thì một con gà tài là con gáy ít giọng, giọng gáy phải gắt, ngắn, mỗi khi gáy thì hơi cong cần sang một bên, trông rất cực khổ mới cất được tiếng gáy như có gì đó chặn ở cổ họng. Mỗi khi nghe tiếng gáy hay muốn gáy là nó vỗ cánh nhiều lần mới có thể gáy được.
Mỗi khi gáy thì mỏ dưới không được rung, nếu rung thì chỉ rung ít, nếu không rung là càng quý, miệng hé nhỏ chứ không phải mở rộng. Âm Minh Trường: tiếng cuối cùng kéo dài cho đến khi hết hơi, gà này gan nhưng lại kém tài. Âm Minh Đoản: tiếng gáy cuối cùng gắt, ngắt ngắn cụt, gà này gan dạ, bền bỉ và tài ba. Âm Minh Trung: tiếng cuối cùng bình thường, không dài không ngắn. Gà này văn võ song toàn, vừa biết dùng trí vừa dùng sức.
Âm Minh Thư Đoản: gáy nghe tiếng cuối ngắn, tiếng gáy nghe tựa tiếng rít kiểu gần giống như gà tre, đó là gà có biệt tài, gà độc nhưng chú ý lắng nghe tiếng gáy, âm thanh giữa các tiếng phải đều nhau. Âm Minh Hùng Đoản: Gáy tiếng cuối ngắn cụt, gà này kém tài. Âm Minh Hùng Trường: tiếng cuối kéo dài, nghe to và ồ, gà này tung đòn tốt, bền sức.
Tiếng rít là biểu hiện của một con gà dữ, gà rít to, miệng mở rộng là gà tốt, nếu rít nhỏ trong miệng thì âm thanh phải kéo dài mới là gà hay. Tuyển chọn dòng gà: Ở nước ta, mỗi dòng gà đều nổi tiếng về một mặt riêng nào đó. Có một số dòng gà ở một số nơi được sư kê ưa chuộng và kính nể: Gà Cao Lãnh: đá hay nhưng bở chí, khó chống chịu khi khuya hồ.
Giống gà Cao Lãnh, Sa Đéc giỏi về ra những đòn độc. Gà Bà Rịa: có nguồn gốc từ Ấn Độ, Mã Lai lâu đời được nuôi dưỡng và trở thành gà bản xứ. Giỏi về đá trơn, tức gà gà đòn, không quen đá cựa, sức chịu đựng dẻo dai, càng khuya hồ càng có nhiều đòn độc được “biểu diễn”, chấp nhận chết tại trường chứ không quay đầu bỏ chạy.
Gà Bà Điểm:
Gà đòn, đá trơn, nếu chân có mọc cựa cũng không biết đâm, cặp chân khi đá nhìn rất thích mắt bởi vì đá nhanh và liên hồi, có thể làm gãy cẩn hay bay mắt đối phương là thường, tuy nhiên không bền gan và lỳ đòn bằng gà Bà Rịa. Gà Long Khánh – Tân Châu: nổ tiếng với dòng gà chân xanh mắt ếch vốn dữ dằn và lỳ lợm. Gà Kế Sạch – Sóc Trăng: dẻo dai, chịu đựng đòn giỏi, được người dân địa phương chọn lọc và đúc ra từ giống gà dữ ở Bà Rịa, Bà Điểm, Cao Lãnh… Cao Lãnh – Rạch Gầm: nổi tiếng về gà cựa, ít thịt, nhỏ xương, thân hình nhỏ nhắn nhưng bù lại có cặp cựa sắc bén, nếu được chuốt thì tựa như cây kim trông lạnh xương sống, gà này lanh lẹ, giỏi đá xạ trên không, bay lên đá xuống làm tối tăm mặt mũi đối phương, có nguồn gốc từ gà rừng sau được nuôi dưỡng và lai tạo.
Giỏi về đá xạ hay đá song phi nhưng không bền sức. Nếu như ở những hồ đầu không thanh toán được đối phương thì ở những hồ sau đối phương giải quyết nó nhanh hay chậm là tùy thuộc vào đối thủ. Gà Kế Sạch – Rạch Giá: gà gân, vóc dáng trung bình nhưng thân hình lại vững chắc, đá đòn đau và rất có lực. Cao Miên: có gà Xiêm nổi tiếng được nhiều người mang sang Việt Nam, thân hình nhỏ gọn như bắp chuối hột nhưng vững chắc, giao chiến chỉ xài mưu kế chứ ít hi dung sức, luôn chui rúc để né đòn và nghỉ lấy sức, khi có cơ hội tốt mới tung đòn, và thướng thì cươc tung ra đều dính cựa.
Nhiều lúc gà này thắng cả những địch thủ lớn hơn nó. Ở miền Trung nổi tiếng về loại gà đòn dữ tợn có tiếng bền giỏi (Quãng Ngãi), chân có màu vàng nghệ thối hay hơi vàng (Bình Định), dáng người nhỏ nhắn gọn gàng nhưng có nhiều đòn độc, sức bền, càng khuya hồ càng có nhiều đòn độc , nổi bật với hai loại lông là Xám Son và Ô Son ( Huế), và có nhiều dòng gà được lai tạo từ những dòng gà đó được người dân ở những vùng nông thôn quanh đó nuôi dưỡng và bảo tồn.
===> Nói vậy thôi chứ ngày nay muôn tìm và nuôi được giống gà bản địa trên là rất khó, vì phần lớn đã được lai tạo với nhiều dòng gà của những nơi khác. Việc tuyển chọn, nuôi dưỡng để duy trì và phát triển giống gà của một địa phương nào đó vẫn còn là mơ ước của nhiều sư kê, tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn cản trở bước tiến đó của họ.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Và Cách Chọn Ngón Chân Gà Chọi
Sát cang điểm: Ngón chúa có hai vảy điểm liền nhau, gà này có đòn lạ đá vào các phần đùi, vai lưng, chân khiến đối thủ đau đòn, đứng không vững và thua nhanh.
Vảy nhân tự: Vảy nhỏ đóng theo hình chủ nhân khoảng giữa ngón, đó là vảy xấu. Gà này trước sau cũng bị đối thủ đá cho rớt mỏ.
Bạch đầu chỉ: ngón chúa màu trắng, các ngón còn lại khác màu. gà có BĐC thường có biệt tài ngầm, mỗi con mỗi tài nên không thể xem BĐC để xuy đoán ra đòn lối, gà có BĐC thường thua một cách lãng xẹt, đá chơi thì hay, đá độ thì dở.Nếu bạch đầu chỉ mà có nhân tự thì nuôi được.
Ẩn long: Hay yểm long, là cái vảy nhỏ núp dưới vảy phủ địa, phải bẻ cong ngón chân xuống mới lộ ra.
Lịch bái: Điểm nhỏ ở ngay sát mí vảy, nhìn thật kỹ mới thấy, gà này có đòn ăn may, thường chuyển bại thành thắng vào phút chót. cái này nó nằm sát chậu.
Lạc diệp: Gần lịch bái có một vảy nhỏ ( vảy giắt) xuất hiện gà này ra đòn cực độc, thường hạ địch thủ trong một hai hiệp đầu.
Diệp báo: Đốt giữa cạnh vảy lớn có một điểm, gà có đòn hiểm
Thần lực chi bái: Mỗi ngón có 3 đốt, từ ngoài đếm vào là thượng tiết, trung tiết, và bán tiết hay hạ triết. Mỗi đốt có điểm thì có tên là thần lựa chi bái. Gà có điểm nhỏ thắng gà điểm lớn
Nhâm cùng: gà có đòn đá gảy cần đối thủ
Nhâm tự biên: bốn năm vảy cách nhau có điểm là sinh đòn hiểm, còn cách ba dặm một cho điểm một thì số gà bị đâm lọt tròng.
Bát chỉ nhân tự: mỗi đầu ngón đều có nhân tự, thần lực vô cùng
Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Nào Là Hợp Cách Giữa Màu Lông Và Màu Chân Gà Chọi trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!