Xu Hướng 6/2023 # Thế Nào Là Bón Lót, Thế Nào Là Bón Thúc ? # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thế Nào Là Bón Lót, Thế Nào Là Bón Thúc ? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thế Nào Là Bón Lót, Thế Nào Là Bón Thúc ? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bón lót là bón phân vào đất trước khi trồng  rau với một hàm lượng nhỏ vừa phải để khi gieo trồng rau sẽ sinh trưởng tốt hơn. Nếu gieo trồng rồi mới bón thì tác dụng của phân bón rất chậm, do phải có thời gian để phân tan và thấm vào đất. Bởi vậy người ta thường bón lót trước khi gieo trồng ít nhất vài ngày tùy từng loại phân.

2. Phân bón lót  

Phân dùng bón lót là những loại phân mà rau không thể hấp thu ngay từ khi rau còn nhỏ, cần có một thời gian phân giải trong đất thành các chất dễ hấp thu. Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ. Phần lớn là phân gia súc ( phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

Vôi cũng là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

Phân hóa học cũng là loại phân dùng bón lót. Với các loại rau màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với rau ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK cũng thường dùng bón lót. Phân đạm hóa học ( như urê, Sulfat Đạm) được rau hấp thụ nhanh nên không được dùng bón lót, bón lót sớm sẽ bị tiêu hao do bốc hơi.

 

Bón thúc : là bón phân trong thời kỳ rau đang sinh trưởng , nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho rau.

2. Phân bón thúc : là bón cho cây vào những giai đoạn cây cần nhiều phân để sinh trưởng và phát triển. Đó là  giai đoạn cây còn nhỏ, cần phát triển thân lá mạnh, giai đoạn cây đẻ nhánh, đâm chồi, giai đoạn  hình thành hoa và giai đoạn quả đang lớn.

Bón thúc cho cây rau như : cải bắp, cải bẹ, cải xanh, dưa leo, cà tím…  thường bón thúc 3 lần : lúc cây còn nhỏ ( 2-3 cặp lá thật) để cây phát triển thân lá, giai đoạn ra hoa và giai đoạn quả đang lớn ( các cây rau ăn quả). Các loại cải bón thúc sau khi trồng 8-10 ngày, lần 2 sau khi trồng 22-25 ngày và lần 3 là 40 – 45 ngày sau khi trồng.

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp.  “ Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

                 Nguồn : nhóm kỹ sư nông nghiệp                

Zilla.vn

Bón Phân Cho Hoa Hồng Thế Nào Là Đúng

Bón phân cho hoa hồng thế nào là đúng

Bón phân cho hoa hồng như thế nào là đúng – đủ ?

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Liệu câu tục ngữ này còn đúng tại thời điểm hiện nay? Để cây tươi tốt ta cần phải phối hợp nhiều thứ. Cũng như bón phân, không phải cứ bón là cây sẽ tốt, sẽ xanh, mà điều mọi người cần quan tâm đó là làm sao bón phân đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc biệt khi nhắc tới cây hoa hồng, nhiều câu hỏi được đặt ra như “Bón phân cho hoa hồng như thế nào đúng cách”, “Thời gian nào bón phân cho hoa hồng là thích hợp”, “Và sau khi cắt tỉa bón phân chăm sóc như thế nào cho hợp lý”,… Với những tiêu chí đó, chúng tôi xin gửi gắm đến các cô chú, anh chị qua bài viết này.

Trước tiên bạn cần hiểu chính xác bón phân cho hoa hồng để làm gì và có tác dụng ra sao, vai trò như thế nào.

Vậy bón phân cho hoa hồng là làm gì & có tác dụng gì?

Bón phân ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng còn phải đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định của cây hồng.

Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò và tác dụng của việc bón phân. Vậy đúng và đủ là như thế nào?

Cung cấp dinh dưỡng và phân giải các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tiêu cho cây hoa hồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tố đa trung, vi lượng để cây khỏe,cành hoa hồng cứng, không bị giòn, màu sắc hoa đẹp và bền hơn.

Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất & giá thể trồng hoa hồng.

Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận: phân phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất, các Acid Humic và Fulvic, kích thích thích sự phát triển của hệ rễ để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón. Ngoài ra, Acid Humic và Fulvic còn tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng.

An toàn, thân thiện môi trường và người sử dụng: hiện nay các sản phẩm phân bón luôn đề cao vấn đề này, do đó bạn cần ưu tiên chọn những dòng sản phẩm hữu cơ – organic. Khi lỡ tay bón nhiều cũng không gây ra tình trạng sốc phân, cháy cây.

Bón phân gì để đảm bảo tất cả các yếu tố trên cho cây hoa hồng!

Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo các yếu tố mà chúng tôi vừa phân tích ở trên, đảm bảo duy trì tính bền vững của đất, giá thể trồng cây. Do đó phân hữu cơ – organic – Phân trùn quế và vôi là lựa chọn tối ưu nhất.

Cách bón phân cho hoa hồng đúng & đủ!

Bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.

Bón lót trước khi trồng mới 7 – 10 ngày, nếu cần trồng nhanh, phải bón trước trồng tối thiểu 3 ngày. Lượng phân lót cho 1ha: 30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15 – 20 tấn) + 30 tấn tro trấu + 300 – 400 kg phân super lân, 300 – 400kg phân KCl. Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300 – 400kg vôi bột, tùy độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho thích hợp. Trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.

Bón thúc: định kỳ 15 – 20 ngày/lần 400 – 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5 – 10 tấn phân trùn quế. Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 40 – 50 tấn phân trùn quế.

Đối với hồng trồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất, kích thước cây có trong chậu. Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Cây con dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây.

Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày phun phân bón lá trộn với phân trùn quế, hòa nước tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ.

Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10 -15 ngày trồng), ta hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần. Khi cây hồng lớn thì tăng lượng phân bón nhưng dãn cách ngày tưới xa hơn.

Đồng thời cũng bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa. Ngoài ra khi bón phân trùn quế nhiều cũng không làm nóng, cháy cây và vô cùng thân thiện với môi trường, với người sử dụng. Hiện nay phân trùn quế SP1, được nhiều người trồng hồng ưa dùng, do sản phẩm uy tín, rất tốt và tiết kiệm, thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 200 – 800gr phân trùn quế SP1/gốc, tùy gốc lớn nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp, thậm chí không cần bón thêm NPK.

Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định: bón bổ sung phân hữu cơ từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc, hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế SP1 300 – 800gr/gốc, cứ 7 – 10 ngày bón/lần và vào các thời điểm: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở. Nên giữ ẩm vào mùa khô và làm thoáng gốc vào mùa mưa để rễ phát triển tốt, bón phân theo hốc gần vùng rễ non phát triển, bón vào hốc hoặc rãnh sâu từ 5 -7cm, sau đó lấp đất lại. Bạn cũng có thể hòa phân trùn quế với nước rồi tưới lên gốc, giúp rễ cây hấp thụ nhanh đến từng ngõ ngách.

Sau 3-5 tháng trồng hồng, khi thấy đa phần các lá hồng có màu vàng nhạt, các lá hồng giống như héo úa và rụng dần. Đồng thời cây rất ít đâm tược non, hoặc tược non có mọc thì ốm yếu. Lúc này cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu và bổ sung thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, mỗi lần từ 1 – 2 kg/chậu. Cần lấy đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Như chúng ta đã biết cây hoa hồng cần những dinh dưỡng gì và bón phân có vai trò như thế nào, vậy nên bón phân cho hoa hồng kết hợp với phân trùn quế là lựa chọn thích hợp nhất. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp được phần nào cho anh chị yêu thích cây hồng mà chưa rành cách bón phân thì đã biết bón thế nào cho đúng, bón thế nào mới hiệu quả.

Hiểu Thế Nào Là Rau Sạch?

Cụ thể: Không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.

Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.

Khái niệm “rau an toàn” được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…).

Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.

Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.

Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất độc, giết chết được sâu bọ nên cũng là chất độc đối với con người.

Các hoá chất bảo vệ thực vật thường có thời gian tồn tại nhất định trên bề mặt cây cối, trong đất gieo trồng. Nhiều khi người sử dụng lại phun trực tiếp hoá chất bảo vệ thực vật lên nông sản ngay trước ngày thu hoạch hoặc ngâm rau quả vào thuốc để bảo quản lâu ngày hoặc để kích thích quả chín nhanh.

Điều này là căn nguyên làm tăng đáng kể dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm rau, quả trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Tuỳ theo mức độ lượng hoá chất bảo vệ thực vật thâm nhập nhiều hay ít vào cơ thể, triệu chứng ngộ độc biểu hiện: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu buồn nôn, tức ngực, khó thở, hôn mê và nặng có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa phải từ 2 phía: Người tiêu dùng cần mua rau quả tại các quầy bán rau sạch được cấp phép, khi mua rau quả về nhất thiết phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Người gieo trồng không vì lợi nhuận cá nhân mà hãy vì sức khoẻ cộng đồng, bằng cách tuân thủ việc phun thuốc bảo vệ thực vật đúng qui định.

Tuỳ loại thuốc mà thời gian cách ly ngắn hay dài để thuốc phân huỷ sao cho khi thu hoạch, nồng độ tồn dư trong ngưỡng cho phép mà Bộ Y tế đã qui định thì sẽ không có hại cho sức khoẻ.

Thế Nào Là Một Giỏ Lan Đẹp?

Đứng trước một vườn lan lớn, trước mắt ta hiện ra biết cơ man nào những giò lan đan xen nhau với những chùm hoa muôn sắc màu rực rỡ, thật khó lòng đánh giá được một cách dễ dàng những giò lan nào đúng tiêu chuẩn để chọn mua. Nhất là khi ta chưa rành lắm trong việc đánh giá này.

Giá cả của hoa lan như các bạn đã biết, đúng là “thượng vàng hạ cám”. Có loài rất rẻ, nhưng có loài lại có giá cao ngất trời. Sự chênh lệch giữa loài này với loài kia nhiều khi là một khoảng cách quá xa, có thể cách biệt hàng chục lần, có trường hợp đến mấy trăm lần.

Tất nhiên, những giò lan có giá cao, chính nó phải hội đủ những đặc điểm nội bật hơn những đồng loại chung quanh nó : Trước hết, đó phải là loài mới được lai tạo nên quý hiếm. Kế đó là các bộ phận của cây, trong đó có kết cấu cũng như màu sắc của hoa vừa lạ vừa đẹp, mà những giống cũ trước không sánh kịp. Đôi khi chỉ do bởi lẽ vì mới nên hiếm, cũng đủ đẩy giá giò lan mới đó lên cao.

Người đời đa số đều “tham thanh chuộng lạ”, gặp hàng mới nhập về là mê. Có người lại có tính chơi trội, chơi cho người khác biết tay, nên mới dốc hết túi tiền ra mua mà không tiếc. Chính vì vậy, trong nghề chơi lan, mặt hàng nào hiếm thì lại lắm kẻ săn tìm, ai chậm chân chưa chắc đã mua được.

Biết cách đánh giá một giò lan đẹp rất có lợi cho người chơi lan, và mua mới không sợ lầm. Đánh giá ở đây không ngoài nghĩa biết thẩm định đúng mức giá trị của giò lan để xem tốt xấu ra sao, bình thường hay hiếm quý ở điểm nào. Công việc này không khó với người chuyên môn, với những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm.

Bộ phận hoa

Bộ phận giá trị nhất của một giò lan là hoa, lẽ dễ hiểu là ai trồng lan cũng có mục đích là mong được thưởng thức hoa mà thôi. Hoa càng đẹp, cây càng đắt giá, được nhiều người chuộng trồng. Do đó, khi định giá một giò lan mà gặp thời kỳ cây đang ra hoa thì công việc của ta sẽ dễ dàng hơn và hứng thú hơn.

Yêu cầu trước nhất là trên một giò lan số lượng hoa càng nhiều càng tốt, và hoa có kích thước to mới đạt. Đã thế, cánh hoa phải đủ dày và bóng mướt. Cây trổ hoa vừa có kích thước to và chuỗi dài là cây có sức sống mạnh, đồng thời tuổi cũng già chứ không còn non. Yêu cầu kế tiếp là màu sắc của hoa phải sáng đẹp, tươi tắn, có sức thu hút mạnh người xem. Nếu hoa tỏa ra mùi hương dễ chịu nữa thì giò lan đó lại càng nên chọn trồng.

Bộ phận thân

Giò lan khỏe thì thân mập mạp, no tròn và láng mượt. Số lượng giả hành phải nhiều và không bệnh tật, khoảng từ 6 đến 10 mới tốt.

Bộ phận rễ

Nên chọn mua những giò lan có hệ thống rễ mạnh nhưng chiều dài vừa phải. Nếu rễ dài quá có nghĩa là giò lan đó thiếu sự chăm sóc chu đáo (thiếu nước tưới), còn rễ ngắn quá thì cây sẽ chậm phát triển và trổ hoa.

Bộ phận lá

Lá lan cũng nói lên được sức khỏe của cây. Nên chọn những giò lan có bộ lá láng mướt và không có sâu bệnh phá hoại.

Ngoài những chi tiết cần thẩm định kỹ đó ra, ta nên tìm hiểu ở người bán về điều kiện sinh thái của giò lan đó ra sao. Vì như các bạn đã biết, tuy đa số loài lan thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nhưng cũng có nhiều giống có xuất xứ từ xứ lạnh. Nếu lan xứ lạnh mà trồng ở vùng có khí hậu nóng hoặc ngược lại thì thường không trổ hoa, ngoại trừ có cách chăm sóc đặc biệt nhưng kết quả chưa chắc được mỹ mãn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Nào Là Bón Lót, Thế Nào Là Bón Thúc ? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!