Bạn đang xem bài viết Tại Sao Bón Phân Hóa Học Làm Cho Đất Chua được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Do sử dụng quá nhiều lượng phân bón hóa học Axit cacbonic và Axit hữu cơ là 2 loại hợp chất được hình thành khí C02 trong đất hòa tan vào nước . Quá trình hô hấp của các chất hữu cơ phân hủy một lượng lớn cũng làm cho đất bị thoái hóa
Phân hóa học là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các loại phân vô cơ thường dùng là phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, vi lượng và các loại phân bón lá.
Đất bị chua và thoái hóa do sử dụng nhiều phân hóa học
Phần lớn nitrat phân bón dư thừa được giữ lại trong đất, chúng ngấm xuống nước ngầm dưới dạng NO3-. Trong môi trường đất, nó làm tăng tính chua vì dạng acid HNO3 rất phổ biến. Ngoài ra, nếu trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3-, khi vào cơ thể người NO3- sẽ chuyển sang dạng NO2-, gây hại cho tim, phổi và gan.
Bón phân cho cây trồng cũng là nguyên nhân dẫn đến đất chua do trong phân bón có chứa nhiều loại Axit bón vào đất thông qua các phản ứng sẽ sinh ra ion (H+) khiến đất chua
Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.
Tác hại của đất chua bị thoái hóa đối với cây trồng
Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.
Đất chua làm cho cây trồng không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, và cây sẽ bị héo mòn dẫn đến chết
Làm thế nào để xác định độ chua của đất ?
Để xác đinh độ chua của đất người ta có thể đo trực tiếp độ PH ngoài đồng ruộng bằng các dụng cụ đo cần thiết trong nghành nông nghiệp hoặc có thể gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để phân tích các yếu tố của đất .Tuy nhiên cách đo trực tiếp có thể gây ra sai số lớn đặc biệt là cách so màu dựa vào bảng PH. Phương pháp này rất khó xác định chính vì vậy người ta thường đem các mẫu đã đo được đem tới phòng thí nghiệm để đo độ chua của đất theo máy đo PH phòng thí nghiệm
Làm thế nào để cải thiện độ chua ?
Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg.
Máy đo PH trong phòng thí nghiệm
Phân phức hợp miền trung cao cấp
Trong quá trình canh tác tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng hoặc có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh miền trung cao cấp . Khi sử dụng phân hoá học, nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, urê, Phosphorit, NH4NO3… Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong đất. Lúc này cây sẽ hấp thụ được nhanh chóng 100%. Giúp bà con tiết kiệm chi phí phân bón hơn cho cây trồng.
Công ty CP Phân bón hữu cơ Miền Trung
Trịnh Thu Huyền
Tại Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Thay Thế Phân Hóa Học?
Tại sao nên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay cho phân bón hóa học?
Phân bón hữu cơ sinh học hiện nay đang là xu hướng và là chế phẩm của nền nông nghiệp hiện đại bền vững. Nó dần thay thế các sản phẩm phân bón hóa học. Khi cho năng suất và hiệu quả cao hơn mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Hệ quả khi sử dụng phân bón vô cơ (phân hóa học)
Ảnh hưởng của phân bón vô cơ với sức khỏe con người
Hiện nay, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón hóa học (phân vô cơ) để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, khoảng chưa đến 50% lượng phân bón đã sử dụng được cây trồng hấp thụ. Lượng phân bón còn lại sẽ tồn dư trong đất hoặc thất thoát ra môi trường. Chúng gây ô nhiễm đất, nguồn nước và tồn dư trên chính nông sản.
Những năm gần đây, số người bị ung thư xung quanh chúng ta tăng lên đáng kể. Nguyên nhân không thể không kể đến hệ quả của việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất. Hằng ngày, những đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đã hấp thụ biết bao sản phẩm bị nhiễm độc từ rau củ quả. Những chất độc này tích tụ dần trong các mô cơ thể. Khi hàm lượng đã đủ thì làm đột biến tế bào gây ung thư hoặc gây nên các bệnh tự miễn.
Phân bón vô cơ làm bạc màu đất
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe. Phân vô cơ còn gây nên tình trạng bạc màu, cằn cỗi đất khi sử dụng không đúng cách. (Sẽ giải thích ở bài viết sau)
Phân bón hữu cơ sinh học có thay thế được phân bón hóa học?
Phân bón hữu cơ sinh học là gì?
Công dụng của phân bón hữu cơ sinh học
Các vi sinh vật trong phân sinh học giúp tăng chất lượng đất và làm cho cây trồng phát triển tốt hơn. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng và không ô nhiễm môi trường.
Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, là liều thuốc bổ giúp đất tơi xốp và luôn giữ được độ ẩm.
Chúng cung cấp đầy đủ các yếu tố đa, trung vi lượng cho cây trồng; giúp cây trồng tăng khả năng miễn dịch với sâu bệnh. Ta không còn cần sử dụng thêm phân bón hóa học với nhiều loại cây trồng khi đã sử dụng phân vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh cho năng suất cây trồng cao hơn 20% so với khi sử dụng phân vô cơ.
Khi bón phân hữu cơ vi sinh, nông sản sẽ không bị nhiễm độc. Có thể dùng hoa sử dụng phân vi sinh chiết xuất tinh dầu, làm trà… mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Phân hữu cơ vi sinh rẻ hơn phân bón hóa học mà hiệu suất hấp thụ lại cao hơn
Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh
Sử dụng tốt cho tất cả các loại cây trồng từ cây ăn quả, hoa, rau sạch, cây cảnh…
Một vài lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Do tác dụng của phân hữu cơ vi sinh chậm hơn so với phân vô cơ thông thường, nên:
+ Đối với hoa rau màu và cây trồng ngắn ngày. Sử dụng phân bón hữu vi sinh để bón lót sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn bón thúc
+ Đối với cây thu hoạch theo mùa vụ: Sau mỗi đợt thu hoạch ta bón bổ sung. Nên bón phân vào thời kỳ có độ ẩm cao. Thích hợp nhất là thời kỳ mưa xuân (tháng 2 – 3) và mưa ngâu (tháng 7 – 8). Độ ẩm đảm bảo giúp các vi sinh vật có thể hoạt động tốt nhất
Cây trồng sử dụng phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế 80 – 100% lượng phân bón hóa học.
Luôn giữ độ ẩm cho đất để các vi sinh vật sống có thể phát huy hết tác dụng.
Với đất chua, rắc vôi bột 2 – 3 ngày trước khi bón phân hữu cơ vi sinh
Khi sử dụng, không trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp sẽ làm vi sinh vật bị chết.
Có thể bạn cần: Vi sinh dinh dưỡng – chế phẩm vi sinh cao cấp cho cây trồng Combo 4 chế phẩm sinh học Anello cho hoa lan Anello chitosan – chế phẩm sinh học trị bệnh chuyên dụng cho hoa lan SMR01 – phân bón hữu cơ thông minh tan chậm dạng túi lọc
Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Mấy Loại Phân Hóa Học?
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại phân bón hóa học. Cùng với đó là công dụng của chúng. Bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm bón cây trồng của mình đấy.
Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học thường được gọi với cái tên là phân vô cơ. Nó được sản xuất công nghiệp với thành phần là các hóa chất, khoáng chất có trong tự nhiên. Những nguyên liệu được chọn là loại có chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Từ đó, góp phần giúp cây sinh trưởng tốt hơn sau khi bón phân.
Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố khác nhau. Nổi bật nhất là những loại sau: N, K, P, Ca, Mg, Cu, B, Zn… Với các thành phần hóa học riêng biệt, phân bón được chia thành ba loại cơ bản. Từ đó, sử dụng trong nông nghiệp với những mục đích khác nhau.
Hiện tại, phân bón hóa học rất quan trọng đối với nông nghiệp. Nó mang tới cho khách hàng sự lựa chọn tuyệt vời trong việc chăm sóc cây trồng của mình.
Các loại phân bón phổ biến? Công dụng của phân bón hóa học là gì?
1. Phân đạm
Đây là loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Nó nổi tiếng với tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời, cho nhiều hạt, củ, quả tùy từng loại cây.
Các loại phân đạm thường gặp nhất là:
2. Phân lân
Phân lân cũng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Nó cung cấp lượng photpho dồi dào cho cây dưới dạng ion phốt phát. Dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của P205. Tương ứng với lượng nguyên tố Phốt pho có trong thành phần của nó.
Phân lân đặc biệt quan trọng với sự sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ phát triển, nếu không có phân lân cây sẽ dễ mắc các bệnh chậm lớn, chậm phát triển. Bởi nó thúc đẩy quá trình sinh hóa cùng sự trao đổi chất và các năng lượng cần thiết cho cơ thể thực vật.
Có thể gói gọn tác dụng của phân lân là làm cho cành lá khỏe hơn, hạt và quả chắc, củ, quả to. Từ đó, làm tăng năng suất cây trồng một cách hiệu quả.
Trên thị trường hiện có hai loại phân lân phổ biến:
3. Phân kali
Phân bón kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố hóa học Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá bằng tỷ lệ K2O có trong nó. Điều đó tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của phân bón.
Kali thường được bón kết hợp với các loại phân bón khác. Nó thường được dùng để bón thúc, phun lên mặt lá cây vào một số thời điểm. Tiêu biểu là thời kỳ cây ra hoa, ra quả hay tạo sợi.
Khi bón phân Kali có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng magie, natri. Chúng rất hữu ích cho sự phát triển đồng đều, hiệu quả của cây trồng.
4. Một số loại phân hóa học khác
TRên đây chúng ta đã nhắc đến 3 loại phân hóa học phổ biến nhất trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những loại phân sau.
a. Phân hỗn hợp
Đây là loại phân có chứa các nguyên tố N, P, K. Nó còn được biết đến với tên gọi phổ biến là NPK. Nó được tạo ra bằng cách trộn cả 3 loại phân hóa học trên với nhau. Mức độ, thành phần của chúng phụ thuộc vào loại đất sử dụng và việc áp dụng với cây trồng nào.
b. Phân phức hợp
Phân phức hợp chính là hỗn hợp những chất được tổng hợp trực tiếp thông qua các phương pháp hóa học hiện đại. Nó còn được sản xuất bằng cách hóa hợp hay phân hóa hợp. Hàm lượng dinh dưỡng của loại phân này phụ thuộc theo các phản ứng hóa học.
c. Phân vi lượng
Đây là loại phân có chứa một lượng nhỏ những nguyên tố hóa học Bo, mangan, kẽm… dưới dạng hợp chất. Khi bón phân vi lượng nên sử dụng kèm với phân vô cơ hoặc phân hữu cơ. Điều này tùy thuộc từng loại cây, từng loại đất.
Tại sao phải bón phân hóa học cho cây?
Trước đây, nông nghiệp chỉ sử dụng duy nhất phân hữu cơ. Nhưng nhược điểm của loại phân này chính là số lượng có hạn, không kiểm soát được thành phần dinh dưỡng. Điều đó đã được khắc phục hoàn hảo với phân hóa học. Từ đó, giúp người làm nông nghiệp có thể dễ dàng sử dụng phân để mang tới kết quả gieo trồng tốt nhất.
Mua phân hóa học ở đâu?
Greeningoffice tự hào là đơn vị cung cấp cây trồng cùng những sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, phân bón hóa học là một trong những mặt hàng bán chạy của chúng tôi.
Phân Bón Sinh Học Là Gì? Tại Sao Cần Phải Bón Phân Sinh Học?
Ngày nay, đất sản xuất ngày càng kém màu mỡ, thoái hóa. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng bừa bãi các loại phân bón hóa học, các loại hóa chất. Để giải quyết tình trạng này, người ta sử dụng giải pháp mới, sử dụng các loại phân bón hữu cơ để cải thiện tình trạng đất. Trong đó, nổi bật là các loại phân bón sinh học, hay còn gọi là phân bón hữu cơ sinh học.
Phân bón sinh học là gì?
Phân bón sinh học hay còn gọi phân bón hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón hữu cơ chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Phân bón sinh học có rất nhiều ưu điểm nổi trội, rất có ích đối với cây trồng và đất trồng.
– Phân bón hữu cơ sinh học là hoàn toàn vô hại.
– Bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,.. Nông dân có thể sử dụng phân bón sinh học dễ dàng, không lo chết cây, chua đất, chết đất.
– Phân bón hữu cơ sinh học giúp duy trì độ màu mỡ của đất lâu dài hơn.
– Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học – sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất.
– Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển. Giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và thời tiết.
– Tăng sức hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.
Phân bón hữu cơ sinh học có giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng chất lượng tốt hơn, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, cải tại lại đất sản xuất.
Cách sử dụng phân bón sinh học
Tùy vào loại đất sản xuất, giống cây trồng, mà sử dụng phân bón sinh học một cách hợp lý. Khi áp dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các giá thể khác như phân chuồng đã hoai mục, tro trấu hay xơ dừa để phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất.
Phân bón sinh học rất thích hợp khi bổ sung vào đầu giai đoạn trồng tức là bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch nhằm tăng khả năng ra rễ; giải độc cho đất, phòng bệnh cho rễ cây cũng như giúp bổ sung lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.
Lưu ý: Khi bón phân sinh học cần nên cách ly đối với vôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Bón Phân Hóa Học Làm Cho Đất Chua trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!