Bạn đang xem bài viết Superthrive: Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Lan Và Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Superthrive là gì?
Theo thông tin từ nhà sản xuất Superthrive là loại chất lỏng chứa 50 loại hormon, vitamin và vi lượng đặc biệt là B1 rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng.
Superthrive được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ USA (Mỹ). Đây là chất kích thích tăng trưởng tốt nhất được sử dụng nhiều trên thế giới từ năm 1940. Nó sử dụng được cho cả dung dịch thủy canh, đất trồng và chăm sóc cho hoa lan cây cảnh….
Superthrive KHÔNG phải là phân bón. Nhưng khi bạn kết hợp với phân bón khác sẽ đem lại kết quả đáng kinh ngạc
Superthrive có tác dụng gì?
Tác dụng chính của superthrive là phục hồi sức sống cho cây trồng: hoa lan, cây cảnh… Hồi sinh cây sau thời gian bị bệnh. Chống sốc cho cây mới cấy ghép hoặc khi vận chuyển cây đi xa.
Sử dụng superthrive thường xuyên sẽ bổ sung hormon và vitamin giúp cho lan và cây trồng tăng trưởng tốt. Đồng thời giúp cải tạo chất lượng đất cho cây trồng hoặc giá thể trồng lan.
Theo kinh nghiệm thì dùng superthrive cho lan đơn thân sẽ giúp phòng tránh rụng lá chân. Sử dụng làm dung dịch ngâm gốc cho lan trước khi trồng, cây lan con hoặc kie lan mới tách sẽ giúp cây nhanh ra rễ.
Superthrive là chất kích thích sinh trưởng KHÔNG phải là phân bón. Chính vì thế vẫn cần dùng chung với các loại phân NPK và phân hữu cơ khác (cá, bánh dầu) để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách sử dụng superthrive cho lan
Phun trực tiếp cho lan trưởng thành theo liều lượng: 1-1,5ml pha chung 4 lít nước, phun ướt đẫm cả chậu. Định kỳ 2-3 tuần phun 1 lần kết hợp với các loại phân bón lá khác để tăng sự hiệu quả. Đối với cây lan con mới trồng nên pha loãng hơn 0,5-1ml cho 4lít nước 1-2 tuần phun 1 lần.
Khi sử dụng superthrive cho lan nên kết hợp với phân bón khác theo từng giai đoạn sinh trưởng. Khi lan bắt đầu ra mầm thì pha chung với phân có hàm lượng đạm cao 30-10-10. Giai đoạn cây đang phát triển dùng kết hợp với phân có hàm lượng cân bằng 20-20-20. Lúc cây lan bắt đầu đứng ngọn chờ hoa kết hợp với phân có hàm lượng lân cao. Giai đoạn ra hoa kết hợp với phân có lượng kali cao. Cứ luân phiên như vậy chắc chắn cây sẽ phát triển tốt.
Ngoài ra có thể sử dụng superthrive cho lan bất cứ khi nào thấy cây bị yếu hoặc suy giảm sức sống. Tuy nhiên cũng nên sử dụng vừa phải tránh lạm dụng thuốc.
Kinh nghiệm sử dụng superthrive cho lan
Do thuốc khá mắc tiền nên để tránh trường hợp lãng phí các bạn có thể dùng ống tiêm để đong theo ml hoặc chiết ra chai thuốc nhỏ mắt để đo theo giọt.
Theo kinh nghiệm sử dụng Superthrive thì: 1 giọt/ lít nước giúp cho cây lan phát triển ổn định cả thân lá và rễ. 2 giọt kích thích rễ. 3 giọt kích thích hoa. 4 giọt kích thích ra kie con. 5 giọt kết hợp các loại khác siêu ra rễ. Tất cả đều tính bằng giọt / lít nước
Lan mới ghép, mới thay chậu, mới mua về hoặc kie lan mới tách… Dùng hỗn hợp Superthrive + B1 + B12 mỗi loại 1ml pha chung với 4lít nước ngâm cả cây trước khi trồng. Những ngày sau cũng với liều lượng như trên phun ướt cả thân lá 3 ngày/lần. Làm song song với việc giữ ẩm, để cây chỗ thoáng mát… Cây sẽ rất nhanh hồi phục, giảm hẳn việc rớt lá chân, bung rễ mới rất nhanh. Sau khi cây ấm chậu rồi thì chuyển sang chế độ chăm sóc bình thường
Đối với trường hợp cây khó ra rễ: 5 giọt Superthrive + 2 giọt atonic (hoặc dekamon) + 1ml B1 + 1gr N3M + 1ml Terrasorb4/ lít cứ 3 ngày 1 lần tới khi nhú rễ thì ngưng.
Lưu ý khi sử dụng superthrive cho lan
Dung dịch sau 24 giờ pha loãng sẽ giảm tác dụng chính vì thế nên sử dụng với lượng vừa phải tránh gẫy lãng phí. Bên cạnh đó không nên sử dụng phun khi cây đang ra hoa.
Superthrive tuy không độc hại nhưng vẫn nên rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng xong. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để không làm giảm chất lượng.
Superthrive giá hiện nay khá mắc. Nhưng có 1 điểm không an tâm là nắp chai không có tem bảo hiểm, không thể biết được chai đã mở ra và phối trộn gì hay không. Chính vì thế với giá chát vậy thì khó lòng lọt tay gian thương… Cách hay nhất là chọn mua chỗ tin tưởng.
Câu hỏi thường gặp khi sử dụng Superthrive
Một chai Superthrive thường có thể tích bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường phổ biến với những chai Superthrive 120ml, Superthrive 60ml, 30ml, 50ml và 480ml.
Vì sao nên sử dụng Superthrive?
Vì nó là một giải pháp dinh dưỡng không độc hại cho môi trường và cây trồng. Hoạt động trực tiếp trên rễ và hạt để tạo ra bộ rễ mạnh mẽ và 1 cây con khỏe mạnh. Superthrive giúp hồi sinh cây bị bệnh và chống sốc cho cây trồng rất tốt. Các chuyên gia trên khắp thế giới, bao gồm người làm cảnh, người trồng trọt, giám sát sân cỏ và sân gôn đều sử dụng Superthrive để ghép cây, cải thiện năng suất cây trồng và trồng những bãi cỏ tươi tốt.
Nếu bạn dự định sử dụng Superthrive cho phong lan, cây cảnh, cây ăn trái…. Hay đơn giản chỉ là làm cho cây cối trong nhà xanh mát, Superthrive sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trồng cây của mình.
Superthrive kết hợp với phân bón hoặc thuốc trừ sâu được không?
Có đối với Phân bón: Superthrive có thể được kết hợp với phân bón yêu thích của bạn, vì nó sẽ giúp cây trồng của bạn tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng đó.Không với thuốc trừ sâu: Bạn sẽ muốn tránh kết hợp Superthrive với thuốc trừ sâu vì chúng phục vụ các mục đích trái ngược nhau.
Superthrive có độc không?
Superthrive không độc. Trẻ em và thú cưng có thể vui chơi an toàn trong khu vực đang sử dụng thuốc.
Tuy nhiên cũng như nhiều sản phẩm làm vườn khác, trẻ em chỉ nên sử dụng khi có sự giám sát của người lớn. Đôi khi thuốc có thể gây kích ứng mắt hoặc da nhẹ. Chính vì thế nên đeo găng tay khi sử dụng và cẩn thận để không bị thuốc văng vào mắt. Nếu bị kích ứng, chỉ cần rửa sạch bằng nước. Nếu kích thích vẫn còn, tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Bài viết xem nhiều:
Giải Pháp Cho Việc Giá Trị Dinh Dưỡng Của Rau Quả Đang Giảm Dần Ở Nhật
Giá trị dinh dưỡng của rau là một trong số lý do khiến loại thực phẩm này được yêu thích rộng rãi. Một sản phẩm dinh dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh và thiết yếu cho cơ thể, giúp giảm thiểu các nguy cơ về bệnh tật,… Tuy nhiên, vì một số lý do, giá trị dinh dưỡng của rau ở Nhật đang dần trở nên thấp hơn, đặc biệt khi so sánh với lượng giá trị dinh dưỡng được đo vào năm 1960.
Các nguyên nhân gây ra vấn đề này được đưa ra, bao gồm:
Cách thức đo lường khác nhau giữa hiện tại và trước đây.
Giá trị dinh dưỡng không tăng do cây không được trồng vào đúng mùa.
Việc cải tiến giống cây trồng khiến các giống cây hiện tại có khả năng kháng bệnh nhưng giá trị dinh dưỡng thấp.
Hiệp hội khuyến nông hữu cơ Nhật Bản coi sự suy giảm giá trị dinh dưỡng của rau củ là một vấn đề nghiêm trọng và mong muốn tìm ra phương pháp giúp cải thiện giá trị dinh dưỡng của rau quả. Người Nhật cũng tin rằng việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp bổ dưỡng và hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng là những giá trị cao cả nhất của người nông dân dành cho xã hội.
Nguyên nhân giảm thiểu giá trị dinh dưỡng của rau là do khả năng sinh sản thấp
Kỹ thuật nông nghiệp sử dụng phân bón để cải thiện độ phì nhiêu của đất
Ở Nhật Bản, phương thức trồng trọt hữu cơ và organic được sinh ra với tâm thế một nền nông nghiệp tích cực sử dụng phân hữu cơ và chất hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, được coi là phương thức tạo ra các loại nông sản “an tâm – an toàn”.
Tại các nước phương Tây, sự cần thiết của độ phì nhiêu của đất ban đầu đã không được biết đến, đồng thời các kỹ thuật chăm sóc đất trong trồng trọt cũng không đa dạng, gây ra tình trạng mất đi khả năng phục hồi cần thiết của đất. Chính kỹ sư nông nghiệp người Anh Albert Howard đã nhận thấy sự cần thiết của độ phì nhiêu của đất và tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra lượng dinh dưỡng dồi dào trong đất tại Ấn Độ, từ đó ông phát hiện ra kỹ thuật nông nghiệp sử dụng phân trộn để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Năm 1940, Howard đã đặt tên cho kỹ thuật canh tác hữu cơ mà ông đã học được ở Ấn Độ nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất là Organic Farming. Đồng thời, sử dụng phương pháp ấy để tái thiết nền nông nghiệp Anh bị tàn phá trong Thế chiến II.
Sử dụng phân bón tại Nhật Bản
Nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản cũng là một phiên bản của Organic Farming với mục đích cải thiện độ phì nhiêu của đất. Khi việc lạm dụng các chất hóa học khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề an toàn thực phẩm bị đe dọa, người tiêu dùng bắt đầu mong muốn sử dụng các sản phẩm nông nghiệp “an tâm – an toàn”, thì nền nông nghiệp hữu cơ sạch trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trước đây Nhật Bản từng là một quốc gia nông nghiệp sử dụng phân bón để cải thiện độ phì nhiêu của đất, nhưng sự ra đời của các loại máy móc thay thế sức kéo của các loài động vật, đã thay đổi nền nông nghiệp ban đầu sang sử dụng phân bón hóa học. Đây cũng được xem là một trong những lý do gây ra sự suy giảm giá trị dinh dưỡng của rau quả.
Năm 1999, Đạo luật Xúc tiến Nông nghiệp Bền vững được ban hành, hệ thống nông nghiệp sinh thái bắt đầu giảm thiểu thành phần nitơ của phân bón hóa học và thay thế chúng bằng phân bón hữu cơ. Phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững còn được xem là nông nghiệp sử dụng phân bón hay phân xanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được mục đích chính của phương pháp này là nhằm thúc đẩy độ phì nhiêu của đất, mà chỉ hiểu nhằm mục đích tái chế và tiêu hủy chất thải chăn nuôi và chất thải thực phẩm thông qua nông nghiệp.
Tổ chức cuộc thi Giá trị dinh dưỡng
Đáng lẽ chúng ta có thể sản xuất các loại rau quả giàu dinh dưỡng như ta đã làm cách đây 50 năm bằng cách tích cực sử dụng phân trộn, nhưng thực tế lại không dễ dàng như vậy. Khi thực hiện các kiểm tra, người ta phát hiện ra nếu chỉ bón phân thì không đủ để tăng cao giá trị dinh dưỡng của rau quả. Trong số các loại rau hữu cơ được trồng, một số loài có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong khi một số khác có giá trị dinh dưỡng tương đương và một số có giá trị dinh dưỡng thấp hơn các loại rau thông thường.
Vì vậy, Hiệp hội Xúc tiến Nông nghiệp Hữu cơ Nhật Bản đã quyết định tổ chức “Cuộc thi Giá trị Dinh dưỡng” nhằm tìm ra những phương pháp canh tác có thể tạo ra các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.
Dù vẫn liên tục trải qua các lần thử nghiệm và sai sót, cuộc thi vẫn được tổ chức mỗi năm một lần. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2018, cuộc thi đã được tổ chức lần thứ 7, với 256 người, 101 mặt hàng và 432 loại rau tham gia cuộc thi và được trưng bày.
Hóa ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao có hương vị thơm ngon. Ngược lại, người ta cũng thấy rằng các sản phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng thấp chỉ có hương vị vừa phải.
Những kỹ thuật giúp giữ lượng ion nitrat ở mức thấp là quan trọng nhất:
Việc giảm lượng ion nitrat giúp cải thiện hàm lượng đường, vitamin C và khả năng chống oxy hóa trong rau củ. Ngược lại, khi lượng ion nitrat tăng, giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm sẽ giảm.
Ngay cả trong canh tác hữu cơ, vẫn có nhiều loại rau củ chứa hàm lượng ion nitrat cao. Mặt khác, đối với một số loại rau, các ion nitrat lại không được phát hiện.
Cá nhà tổ chứctiến hành phân tích lượng đất để nắm rõ mức độ thừa hay thiếu của hàm lượng dinh dưỡng hiện tại của đất, từ đó thiết lập kế hoạch chăm sóc và bón phân phù hợp để tối ưu hóa hàm lượng khoáng chất trong đất.
Trồng trọt để tăng độ phì nhiêu cho đất bằng chất hữu cơ
Những người tham gia cuộc thi đều tích cực canh tác chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất. Như ông Otani ở tỉnh Ehime, việc canh tác hữu cơ giúp đất trồng của ông trở nên mịn đến nỗi đất nảy lên theo mỗi bước đi để có thể cảm nhận được sự mềm mại của đất ở lòng bàn chân. Vì không thể canh tác bằng máy kéo, người ta nói rằng phân bón được rắc có thể dễ dàng hòa tan vào đất và có hiệu quả hơn.
Công nghệ hòa tan carbohydrate vào đất
Tiết kiệm lượng đường tiêu thụ trong rau:
Việc sử dụng phân bón axit amin thay vì phân bón hóa học làm nguồn nitơ trong canh tác, sẽ rút ngắn quá trình hình thành protein trong rau củ. Thông thường khi được hấp thụ dưới dạng axit nitric, các dưỡng chất cần được khử thành axit amin để tạo thành protein và hình thành tế bào, nhưng quá trình này sẽ làm tiêu hao lượng đường được tạo ra từ quá trình quang hợp.
Các chuyên gia cho rằng bằng cách hấp thụ dưới dạng axit amin thay vì axit nitric, đường sẽ được lưu lại trong cơ thể thực vật và tăng giá trị dinh dưỡng cho rau củ.
Nông dân trồng trọt có thể trồng rau bổ dưỡng và biến nông nghiệp thành ngành công nghiệp cuộc sống
Điều chúng ta thấy được qua cuộc thi Giá trị dinh dưỡng là việc sử dụng phân hữu cơ và chất hữu cơ hợp lý sẽ giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất đai dẫn đến việc sản xuất rau củ có giá trị dinh dưỡng cao. Dựa trên kết quả của cuộc thi, Hiệp hội khuyến nông hữu cơ Nhật Bản đã cử ra một người nhằm hướng dẫn những kỹ thuật cần thiết để phổ biến các kỹ thuật canh tác sử dụng hợp lý chất hữu cơ và phân hữu cơ để sản xuất các loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao.
Bằng cách thúc đẩy nguồn nhân lực có công nghệ sản xuất rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, ý nghĩa của canh tác hữu cơ (organic) thay đổi từ “nông sản an tâm và an toàn” sang “hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của người ăn”. Một khi hệ thống công nghệ được thiết lập, việc sản xuất hàng loạt sẽ có thể diễn ra mà vẫn không làm giảm chất lượng, từ đó tạo nên sản phẩm với mức giá phải chăng, phù hợp với mọi người dân.
Trước đây, nông nghiệp sản xuất thực phẩm được xây dựng nhằm ý nghĩa duy trì sức khỏe con người, nếu nông nghiệp một lần nữa có thể được phục hồi với ý nghĩa đó và tái cấu trúc thành một ngành công nghiệp bảo vệ sự sống, thì đó không chỉ giải quyết vấn đề lương thực, mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác như môi trường và suy thoái nông thôn.
Nguồn: https://www.agriweb.jp/column/369.html?fbclid=IwAR1s7zBxV7rrbAT8aDAhgSjuPxMm7e6_lJEQnTzCTvCrz0aLI4Ab4hLfsKM
Dinh Dưỡng Cho Cây Thủy Sinh
Một bài viết của tác giả vnreddevil (diendancacanh.com) với những kiến thức quý báu mà bouaqua muốn giới thiệu tới các độc giả. Do bài viết hơi dài, bouaqua xin phép được biên tập lại chút đỉnh để các bạn tiện theo dõi.
Cây thủy sinh cần chất hữu cơ và chất khoáng để duy trì sự tăng trưởng và sức khỏe nói chung. Hầu hết các chất dinh dưỡng này chỉ cần thiết ở một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu chúng, những chức năng sinh học sống còn không thể hoạt động một cách hữu hiệu. Chất dinh dưỡng được coi như là “thức ăn” của cây; mà nếu chúng không thích hợp, những vấn đề về sức khỏe sẽ nảy sinh và cây sẽ “đổ bệnh”. Số lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với mọi loài cây là rất lớn và có thể được cung cấp bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu công dụng của một loạt dưỡng chất, mức độ sẵn có của chúng trong hồ thủy sinh và đánh giá tầm quan trọng của chúng là cách thức xây dựng một “danh sách mua sắm” những loại phân bón thích hợp.
Đa lượng và vi lượng
Dưỡng chất thường được phân thành đa lượng và vi lượng tùy thuộc và mức độ tiêu thụ của cây. Đa lượng (macronutrients) là những chất được tiêu thụ với số lượng lớn như can-xi, cac-bon, hy-dro, ma-nhê, ni-tơ, ô-xy, phốt-pho, lưu huỳnh và kali. Vi lượng (micronutrients) là những chất được tiêu thụ chỉ với số lượng rất nhỏ và thường được gọi là nguyên tố vi lượng. Chất vi lượng bao gồm bo, đồng, măng-gan, molyp-đen, clor, nic-ken, sắt và kẽm. Cả đa lượng lẫn vi lượng đều quan trọng như nhau đối với sức khỏe chung của cây thủy sinh.
Nước máy
Mặc dù nước máy là nguồn cung cấp chất vi lượng tốt, chất lượng của nó cũng thay đổi rất nhiều tùy vào mỗi vùng.
Dưỡng chất khác
Khi bạn lựa chọn chất dinh dưỡng, nên nhớ rằng một số loại phân bón bao gồm những chất vi lượng không thích hợp đối với cây thủy sinh và không nên dùng. Một số cây trên cạn có thể dùng những chất vi lượng này cho các chức năng vốn không hiện diện ở cây thủy sinh, chẳng hạn như hấp thu ni-tơ (từ không khí). Những chất như vậy gồm na-tri, silic, i-ốt và cô-ban. Cây thủy sinh không cần những chất này.
Nguồn nước máy biến thiên về độ cứng, độ a-xít và lượng kim loại và nên được kiểm tra trước khi sử dụng cho hồ thủy sinh. Nước cứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, và việc thay nước định kỳ với số lượng nhỏ sẽ duy trì dưỡng chất ở mức độ đầy đủ đối với hầu hết cây thủy sinh. Việc sử dụng nước máy phải dựa vào đặc tính của cây thủy sinh và chúng là loài nước cứng hay nước mềm. Trong bất cứ trường hợp nào, tốt nhất nên sử dụng nước máy (hơn là nước mưa hay lọc thẩm thấu ngược) vì ít ra nó phần nào là nguồn cung cấp dưỡng chất cho hồ thủy sinh.
Cây nước cứng và cây nước mềm
Tùy vào địa bàn phân bố của loài thủy sinh ngoài tự nhiên, mà chúng thích nghi với lượng dưỡng chất ở vùng đó. Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng dưỡng chất là độ cứng, không nên nhầm với độ pH và độ a-xít/độ kiềm. Cây thủy sinh ở vùng nước cứng cần nhiều can-xi, ma-nhê và kali hơn cây thủy sinh nước mềm, bởi vì những chất này có nhiều trong nước cứng. Mặt khác, cây nước mềm thích nghi tốt với nước có nồng độ các chất này thấp và không cần quá nhiều. Một số dưỡng chất, bao gồm nhiều loại vi lượng, không hiện diện trong nước cứng bởi vì chúng thường hiện diện dưới dạng ô-xít kim loại và không có tác dụng như là dưỡng chất. Trong trường hợp này, cây thủy sinh nước cứng trong hồ sẽ cần những chất này ít hơn bởi vì cây thích nghi tối đa với nhu cầu về chúng.
Nhìn chung, đa số cây thủy sinh xuất xứ từ vùng nước mềm, vì vậy hầu hết người chơi thủy sinh cố tạo môi trường nước mềm cho cây thủy sinh để đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cây nước mềm có thể trồng trong nước cứng nếu bạn đều đặn cung cấp CO2, dưỡng chất duy nhất có thể thiếu ở cây nước mềm. Trồng cây nước cứng trong nước mềm khó khăn hơn nhiều, vì vậy nếu bạn trồng chung cây nước cứng với cây nước mềm thì cách tốt nhất nên hỗ trợ CO2 cho nguồn nước cứng ở mức độ trung bình. Trong môi trường hỗn hợp này, đa số cây vẫn phát triển tốt.
Dị hợp chất
Nguồn dinh dưỡng
Trong hồ thủy sinh, dưỡng chất có thể được cung cấp cho cây từ nhiều nguồn. Bởi vì cây hấp thu dưỡng chất qua cả lá lẫn rễ nên dưỡng chất phải hiện diện ở nền đáy và trong nước.
Vi lượng, hay chất vi lượng chỉ được tiêu thụ với lượng rất nhỏ và thường có sẵn trong hầu hết nguồn nước máy. Tuy nhiên, một số có thể nhanh chóng kết hợp với những nguyên tố khác thành các phân tử lớn hơn khiến cây không thể hấp thu được. Chúng cũng phần nào nên được cung cấp ở nền đáy hay bằng phân nước.
Khác biệt chính giữa phân nước và phân nền đó là phân nước cần được cung cấp hàng tuần hay mỗi hai tuần, trong khi phân nền thường tồn tại lâu hơn. Nền đáy của hồ thủy sinh có chức năng “dự trữ” các chất dinh dưỡng. Lượng ô-xy thấp và sự cố định của một đáy nền lèn chặt sẽ ngăn cản dưỡng chất bị trôi, ô-xy hóa, tác động với cac-bon hay bất kỳ phản ứng nào không có lợi đối với cây. Hơn nữa, sự dồi dào chất hữu cơ trong hầu hết nền đáy sẽ khiến dị hợp chất (chelated nutrients) kết hợp với dưỡng chất, khiến tạo ra lượng lớn dưỡng chất dự trữ, trong khi chỉ một lượng nhỏ dưỡng chất tan ra một cách từ từ. Phân nền được trộn từ nhiều dưỡng chất riêng rẽ hay sử dụng phân viên.
Thức ăn của cá
Những sinh vật bậc cao hơn cũng được cấu thành bởi các nguyên tố cơ bản tương tự. Do vậy mà thức ăn của cá, vốn được sản xuất dựa trên nguồn gốc động vật (thường là cá trong trường hợp thức ăn khô, chẳng hạn như tấm, viên, hay thỏi), bao gồm tất cả chất dinh dưỡng mà cá cũng như cây cần đến. Hầu hết những nguyên tố như vậy được cá thải ra và trở thành chất dinh dưỡng có ích cho cây. Nhiều loại thức ăn cá đặc biệt giàu phốt-phát và kali, và trong một hồ thủy sinh được chăm sóc tốt, có thể cung cấp đủ loại dưỡng chất này cho hầu hết cây cối. Tuy nhiên, đừng cố cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn thừa, hư thối sẽ gây ra một số vấn đề cho hồ thủy sinh.
Nền đa dưỡng (rich-nutrient substrate)
Các chất phụ gia giàu dưỡng chất luôn sẵn có và thường được dùng làm nền đáy hay được trộn chung với chất nghèo dinh dưỡng. Nền thường chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cây và không có sẵn ở các nguồn khác (nước máy, quá trình tự nhiên…). Trong một hồ đã thiết lập, phần lớn các chất này được nhả dần dần trong một thời gian dài, điều khiến nền đa dưỡng là giải pháp bón phân lý tưởng và lâu dài. Hầu hết nền đa dưỡng chỉ mất chất sau từ hai đến ba năm. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên thay một lượng nước nhỏ và để chất thải tích tụ trên nền đáy, nó sẽ trở thành bể lắng tự nhiên và từ từ nhả chất dinh dưỡng một cách liên tục. Nên thường xuyên thay một lượng nước nhỏ và châm đủ phân sắt để tái nạp cho nền đã thiết lập với phụ gia giàu dưỡng chất.
Nền đất trồng cây (soil-based substrate)
Mặc dù bạn phải để ý khi dùng loại nền đất trồng cây, tuy nhiên đúng là đất trồng cây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng – hơn các phương pháp bón phân khác rất nhiều. Ngoài cac-bon, clor, hy-dro, nic-ken và ô-xy, đất trồng cây sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết khác cho cây trong nhiều năm trời. Bởi vì hy-dro, clor, nic-ken và ô-xy đã có sẵn trong nước, hoàn toàn có thể chỉ sử dụng đất trồng cây và CO2 như là một giải pháp bón phân toàn phần. Trong 6-12 tháng đầu tiên, cac-bon được phát sinh dưới dạng CO2 đủ nhiều để không cần quan tâm đến việc cung cấp CO2.
Phân nước
Có nhiều loại phân nước “trộn sẵn” dành cho cây thủy sinh nhưng nên tránh sử dụng quá liều khiến tảo phát triển và gây nhiễm độc kim loại. Nói chung, hàng nào của nấy, một số loại phân nước đặc biệt hơn có tác dụng tốt hơn rất nhiều và bao gồm một lượng dưỡng chất cần thiết vừa đủ, không có quá nhiều hay quá ít một số nguyên tố nào đó.
Phân nước đặc biệt hiệu quả trong việc cung cấp dị hợp chất của sắt cho hồ thủy sinh. Mặc dù sắt là chất vi lượng và chỉ cần một lượng rất nhỏ, hồ thường thiếu chất này trừ phi được cung cấp dưới dạng dị hợp chất mà chúng tan ra từ từ trong một thời gian dài. Nhiều dưỡng chất trong phân nước trở nên vô tác dụng sau một thời gian ngắn, thường là do kết hợp với những nguyên tố khác hay bị ô-xy hóa. Vì lý do này, cần bón cho hồ một cách thường xuyên, thường là hàng tuần hay mỗi hai tuần.
Phân viên
Phân viên cung cấp dưỡng chất một cách cục bộ. Chúng là dạng phụ gia giàu dưỡng chất và đặc biệt nhiều sắt. Một số loài cây phát triển nhanh cần rất nhiều sắt, và việc cung cấp chất phụ gia ngay tại gốc sẽ giúp phòng tránh bệnh thiếu sắt. Bệnh thiếu sắt ở những cây khác, vốn không thể cạnh tranh tiêu thụ chất sắt, cũng sẽ giảm hay tránh được. Đừng sử dụng phân viên để bón hay cung cấp chất sắt cho “toàn bộ hồ” mà chỉ nên sử dụng như là chất phụ gia cho từng cây riêng biệt. Phân viên không cần thiết, dù chỉ dùng cục bộ, một khi sử dụng nền đất trồng cây.
CO2
Trong hầu hết hồ thủy sinh, CO2 cần thiết cho sức khỏe của cây và thường là yếu tố giới hạn sự tăng trưởng chung. Nếu lượng CO2 không đủ, cây không thể quang hợp một cách hiệu quả và do đó không thể tạo ra đủ năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng sinh lý cơ bản. Có nhiều cách để cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh. Nó phát sinh một cách tự nhiên từ cá và sự hô hấp của cây, nhưng chủ yếu là từ vi khuẩn khi chúng phân hủy chất hữu cơ. Nhiều nền đất trồng cây và nền đã vận hành sẽ tiếp tục tạo ra CO2, mà chúng được cây sử dụng. Tuy nhiên, khối lượng tạo ra bởi các quá trình này nhỏ và không đủ cho hồ mật độ cao. Đấy là lý do tại sao việc bổ sung là cần thiết. Hơn nữa, sự trao đổi nước/không khí trong hồ liên tục nhả một lượng lớn CO2 vào không khí nên cũng cần được bổ sung.
Bởi vì CO2 là chất khí, không thể cung cấp chúng cho hồ thủy sinh theo cách thông thường như phân nước và phân nền. Có hàng loạt dụng cụ được thết kế để cung cấp CO2 cho hồ mà người chơi thủy sinh có thể lựa chọn và bao gồm việc sử dụng viên nén nhả CO2 từ từ, lọ phản ứng hóa học nhả khí từ từ và bình khí nén CO2 mà chúng có thể được điều chỉnh và thiết lập chế độ hoạt động nhờ bộ định thời. Tất cả những hệ thống này nhả khí CO2 trực tiếp vào nước hồ. Mục đích là để duy trì sự hòa tan của khí trong nước đủ lâu để cây có thể hấp thu.
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/…
Phân Bón Lá Amino Của Pháp, Giá Trị Dinh Dưỡng Cao Nhất Cho Cây Trồng
Phân bón lá amino của Pháp bổ sung nguồn dinh dưỡng có giá trị cao nhất cho cây trồng. Giúp cây trồng khắc phục được các vấn đề khủng hoảng sinh lý. Giảm áp lực cho cây trồng về việc chuyển hóa dinh dưỡng cây trồng.
Phân bón lá amino là gì ? Là dạng phân bón chứa thành phần chủ yếu là amino axit và peptide.
Ý nghĩa đặc biệt của amino axit và peptide đối với cây trồng như thế nào?
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Tăng cường khả năng kháng sâu bệnh hại.
Tăng khả năng ra hoa đậu trái.
Tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố vi lượng tốt nhất.
Tăng hiệu quả sử dụng của thuốc BVTV.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phân bón lá amino, nhưng thực chất bên trong thành phần có phải như vậy không thì chưa hẳn ? Hôm nay, tôi xin chia sẻ cho bà con sản phẩm phân bón amino được nhập khẩu từ Pháp, một nước có công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Sản phẩm phân bón lá hữu cơ cao cấp PRO AMINO
Vitamin B1, Inositol, NAA, K2O.
Hàm lượng diệp lục tố tự nhiên hữu cơ.
Hàm lượng dinh dưỡng đường, tinh bột Glucoza, Fructoza.
Protein động vật chiết xuất tự nhiên.
Đặc biệt hơn có chứa hỗn hợp 17 loại axit amin tự do trên 45%.
Với những thành phần đặc biệt như vậy thì Pro Amino mang lại những giá trị gì cho cây trồng?
Ứng dụng của Phân bón lá Pro Amino Pháp:
Vitamin B1, Inositol ( chất tăng lực tự nhiên cho cây), kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, tái tạo diệp lục, tăng cường quá trình tổng hợp và trao đổi chất ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi: quá nắng nóng hoặc mưa nhiều.
Chống vàng lá, tái sinh rễ cực khỏe, kích thích rễ cám phát triển nhanh và mạnh.
Chất điều hòa sinh trưởng tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và kích ra rễ: Naphthaleneaceticd
Lân hữu cơ, chất cải tạo đất, hạ phèn, nâng pH, đầy đủ các chất trung vi lượng cần thiết cho cây.
Bổ sung hàm lượng diệp lục tố tự nhiên hữu cơ kích thích quang hợp, đường Glucozo và Fructozo.
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, cộng sinh bộ rễ giúp bảo vệ tiêu diệt nấm bệnh tấn công bộ rễ cây trồng.
Giúp tăng cường khả năng ra hoa đồng loạt, giúp nuôi bông, dưỡng bông mập. Tăng khả năng đậu trái, hạn chế rụng hoa và trái non.
Giúp nuôi trái non lớn nhanh, đều. Mẫu mã đẹp, tăng mùi sắc và hương vị cho nông sản. Giúp cây trồng tăng năng suất vượt trội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Superthrive: Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Lan Và Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!