Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Phân Npk Đúng Cách Cho Hiệu Quả Cây Trồng Cao được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vấn đề kỹ thuật bón phân hợp lý đang ngày càng được chú ý nhằm khắc phục sự lãng phí phân bón, ô nhiễm môi trường, làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất và trong cây. Chính vì sự ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng và người tiêu dùng nên phân bón cần được chứng nhận hợp quy. Hợp quy phân NPK là một trong số cách để khẳng định vai trò của phân NPK với cây trồng.
Phương thức nâng cao hiệu lực phân NPK
Để nâng cao hiệu lực phân bón thường người ta phải sản xuất phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân tan trong nước không thấp hơn 50-60% lân tổng số.
Phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ lân hoặc lân – kali cao hơn đạm khi bón lót sâu thường có hiệu lực cao hơn so với bón thúc và bón rải mặt. Cần thiết phải bón thêm một lượng phân đơn để đảm bảo đủ lượng các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cây trồng vì nhiều trường hợp, do tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong phân hỗn hợp khác nhau, nên chỉ phân hỗn hợp sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp ngoài các nguyên tố đa lượng NPK cần thiết phải đưa vào thành phần phân bón các nguyên tố để đảm bảo cây trồng phát triển tốt.
Phân NPK chất giữ ẩm cho các cây trồng
Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân NPK kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường đang sử dụng khi canh tác các loại cây công nghiệp.
Kết quả cho thấy, phân NPK mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường. Đồng thời, đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp.
[dn_post post_id=”1548″]
[dn_post post_id=”1422″]
[dn_post post_id=”709″]
[dn_post post_id=”1533″]
[dn_post post_id=”684″]
[dn_post post_id=”1416″]
Biện Pháp Sử Dụng Phân Kali Hiệu Quả Cao
– Đất đai: Đất có thành phần cơ giới, hàm lượng kali trao đổi, độ chua, độ ẩm khác nhau có nhu cầu bón phân kali khác nhau.
– Loại cây trồng: các loại cây trồng khác nhau, mức năng suất kế hoạch của cây (do ở các mức năng suất khác nhau cây có nhu cầu kali khác nhau) và chất lượng sản phẩm khác nhau thì cũng có nhu cầu về kali là không giống nhau.
– Sự đối kháng giữa Ca2+ và K+: nên bón tăng kali cho cây trồng khi bón vôi hay trồng cây trên đất có phản ứng gần trung tính.
Lưu ý:
Rơm rạ ngũ cốc, phân chuồng, tro bếp đều giàu kali và đều chứa kali dưới dạng dễ tiêu đối với cây trồng không kém phân kali hóa học, nên khi sử dụng các phần trên cần giảm tương ứng lượng phân kali hoá học cần bón cho cây trồng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực của phân kali bón cho cây trồng
– Hiệu lực phân kali phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại đất và thành phần cơ giới đất, hàm lượng kali trao đổi có trong đất, nhu cầu kali của cây và cả mức độ thâm canh tăng vụ, lượng mưa, nhiệt độ, mức độ sử dụng phân đạm và lân, dạng phân kali sử dụng và phương pháp bón.
– Hiệu lực phân kali thường thể hiện rõ trên cây trồng trong điều kiện khô hạn, nhiệt độ thấp, trình độ thâm canh tăng vụ cao, đất nghèo kali (đất cát, đất xám bạc màu…)
– Hiệu lực phân K đạt cao nhất khi phân được sử dụng cân đối với N và P. Nếu đất quá chua, mà không có bón vôi, thì bón đơn thuần phân kali có thể lại làm giảm năng suất so với đối chứng không bón. Bón phân K đơn lẻ chỉ trong những trường hợp đặc biệt (chống rét, chống lốp đồ, chống sâu bệnh hại…) hay bón cho cây trồng trên đất đã giàu đạm và lân.
3. Có thể bón kali cải tạo và bón duy trì
– Bón cải tạo:
Khi đất nghèo kali có thể bón phân cải tạo với lượng gấp 2 lần lượng bón duy trì vì K+ được đất hấp thu mạnh và có thể tích luỹ trong đất cho các vụ sau. Khi bón phân kali cải tạo nên chọn cây trồng có nhu cầu kali cao trong luân canh để bón phân.
Tuy nhiên: Ở cây trồng có hiện tượng tiêu thụ hoang phí K và tính đối kháng mạnh giữa K+ và nhiều chất dinh dưỡng khác, do vậy không nên bón lượng phân kali quá lớn để cải tạo đất mà cần chia ra làm nhiều vụ. Trên đất có độ bão hoà bazơ thấp và thiếu Mg, không nên bón phân kali cải tạo.
– Bón duy trì:
Trên đất có hàm lượng kali trao đổi từ trung bình đến giàu, hàng năm cần bón một lượng phân kali duy trì bằng hoặc lớn hơn lượng kali mà cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch vì cần đảm bảo cho đất có dự trữ K dễ huy động.
4. Các đối tượng cần ưu tiên bón phân kali
– Nếu chúng ta cung cấp dinh dưỡng kali ở dạng phân đơn cần lưu ý những đối tượng cây trồng có nhu cầu K cao như: Khoai tây, mía, thuốc lá, hướng dương, củ cải đường, các loại rau, dưa chuột, đu đủ, chuối, cây trồng để lấy củ, lấy bột, đường, sợi…cây trồng thâm canh cao.
– Cần quan tâm bón phân kali cho cây khi có yêu cầu cao về chất lượng, cho những cây trồng mẫn cảm với bệnh vi khuẩn, nấm, cây trồng có điều kiện khô hạn, rét, thiếu ánh sáng.
5. Chọn dạng phân kali bón phù hợp với cây trồng
– Tuỳ theo đặc điểm của cây trồng mà chúng ta cần phải cân nhắc trường hợp nào có thể bón KCl, trường hợp nào nhất thiết phải bón K 2SO 4 để không ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất nông sản. Cần tránh bón KCl cho các cây mẫn cảm xấu với clo (thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho nhiều loại rau) để không ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản.
– Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân kali có chứa clo cho cây trồng cho thấy, có thể chia cây trồng thành 5 nhóm:
+ Nhóm cây trồng rất mẫn cảm và phản ứng xấu với clo như: thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam quýt, nho…nhóm cây này cần bón những loại phân kali không có clo.
+ Nhóm cây mẫn cảm xấu với clo ở nồng độ cao như: Khoai tây, cây họ đậu…nên bón những loại phân không có clo hay sử dụng hạn chế những loại phân có chứa clo.
+ Nhóm chịu đựng được clo ở nồng độ trung bình như tất cả các loại cây ăn hạt và đồng cỏ.
+ Nhóm cây có thể bón những lượng KCl cao như: Bông, đay, lanh, dưa chuột…
+ Nhóm cây thích hợp nhất với clo và có chứa một ít Na như: củ cải đường, củ cải rau, các loại cây lấy củ làm thức ăn gia súc
– Nhiều loại cây phản ứng tốt với Na+ và Cl– (nhất là các loại rau củ), cho nên trong trường hợp đó, bón phân kali kèm theo một ít Na+ và Cl– là có lợi.
– Trong hoàn cảnh buộc phải sử dụng phân có chứa clo cho cây trồng mẫn cảm xấu, có thể khắc phục bằng phương pháp: bón hạn chế phân có chứa clo, chỉ dùng phân này để bót lót sớm, phối với phân kali không chứa clo để bón thúc.
– Bón phân kali chỉ có hiệu lực đầy đủ khi nào đất đã có đầy đủ những yếu tố dinh dưỡng khác (chủ yếu là đạm, lân và vôi).
+ Giới thiệu một số loại phân đạm phổ biến hiện nay + Giới thiệu một số loại phân lân phổ biến hiện nay
6. Cần quan tâm bón vôi và các chất dinh dưỡng đối kháng với kali khi sử dụng phân kali
– Ở đất chua, việc bón phân kali gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến cây và vi sinh vật có ích trong đất, bón phân kali nhiều và liên tục làm đất mất vôi, hoá chua, rất cần phải bón vôi trước cho đất, rồi bón phân kali.
– Giữa K và Bo, Mg có tính đối kháng cho nên khi bón nhiều và bón liên tục phân K cần chú ý bón bổ sung phân có chứa Mg và Bo cho cây trồng và đất.
+ Cách sử dụng phân đạm hiệu quả + Cách sử dụng phân lân hiệu quả
Giáo trình phân bón – Học viện nông nghiệp Việt Nam
Cách Sử Dụng Vitamin B1 Cho Lan Hiệu Quả Cao Nhất
Vitamin B1 là một nguyên tố vi lượng có tác dụng bồi bổ và rất cần thiết cho cơ thể người. Đối với cây lan cũng vậy, B1 đóng vai trò là một chất xúc tác có tác dụng giúp lan hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.
Sử dụng b1 cho lan đúng cách sẽ giúp cây phát triển mạnh. Rễ sẽ ra nhiều, thân lá hoa lan sẽ cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng bằng cách dùng b1 cho lan thường xuyên. Lan sẽ bội thực đấy! Bạn chỉ nên dùng B1 định kỳ và kết hợp thêm các loại phân bón cho lan khác. Có như vậy cây mới phát triển cân bằng được.
Các công dụng chính của B1
– Sử dụng Vitamin B1 giúp làm tăng sự phát triển hệ thống rễ của cây lan. Giúp chống sốc cho cây trong điều kiện khắc nghiệt nóng, lạnh của thời tiết. Đặc biệt dùng rất hiệu quả đối với cây sau khi thay chậu hoặc chuyển vùng.
– B1 sẽ giúp cho lá lan xanh tốt hơn, gia tăng sản xuất diệp lục, tăng khả năng quang hợp ánh sáng và từ đó giúp việc sinh trưởng của cây lan diễn ra ổn định hơn.
– Đặc biệt B1 không phải là một loại phân bón. Do vậy có thể sử dụng trong toàn bộ quá trình phát triển của cây lan.
Như mình đã nói ở trên B1 chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho cây trồng. Nó không phải là phân bón. Chính vì vậy để sử dụng B1 cho lan đạt hiệu quả cao các bạn nên kết hợp phun tưới kèm với các loại phân khác. Nên phun B1 định kỳ 7-10 ngày 1 lần để thúc đẩy sự phát triển cho cây lan. Liều dùng tốt nhất là 1ml B1/ 1 lít nước. Bạn có thể dùng tưới, phun ngâm B1 cho cả chậu lan đều rất tốt
Vào giai đoạn lan ra mầm thì pha B1 với phân bón có hàm lượng đạm cao như NPK 30-10-10. Giữa mùa phát triển pha B1 với 20.20.20, giai đoạn cây ra nụ ra hoa thì pha với 6.30.30. Đó là cách mình dùng B1 cho lan và thấy khá hiệu quả.
Dùng cho hoa lan mới thay chậu hoặc mới mua về pha 1cc B1 + 1cc B12 liều nhẹ + Super thrive, phun ướt cả cây 3 ngày/lần. Bên cạnh đó bạn cũng nên giữ ẩm, để cây chỗ thoáng mát… Cách này sẽ giúp cây lan mau hồi phục, giảm hẳn việc rớt lá chân. Cây lan bung rễ mới rất nhanh.
Dùng cho lan bị teo thân do mất nước bạn chỉ cần pha ngâm B1 cho lan với liều lượng 1ml/2l nước ngâm 3-6 giờ cây sẽ căng trở lại.
Dùng chăm sóc lan đột biến và kie lan năm 2 pha B1+ Super thrive + B12 + NPK 20-20-20 liều rất nhẹ (1cc B1 + 1cc B12 + 5 giọt Super thrive + lượng NPK 20-20-20 bằng hạt đậu trắng pha với 2 lít nước). Cách này sẽ giúp cây đi ngọn không ngừng nghỉ. (Theo kinh nghiệm của bác Trần Hưng Vĩnh An)
Tưới B1 cho lan vào thời điểm nào?
Theo khuyến cáo Vitamin B1 rất dễ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời. Do đó việc phun tưới vitamin B1 vào lúc trời nắng gần như đạt hiệu quả thấp. Lúc này cây lan chưa kịp hấp thu hoặc chỉ hấp thu được 1 phần B1 thì đã bị bay hơi hết rồi. Chính vì vậy, các bạn nên phun Tưới B1 cho lan vào thời điểm chiều mát là tốt nhất.
Với những công dụng của vitamin B1 thì các chuyên gia trong lĩnh vực cây cảnh nói chung và các chuyên gia trồng lan đều khuyên bạn nên sử dụng cho cây. Với ưu điểm an toàn, không độc hại cũng như đa công dụng không những giúp bạn dưỡng cây mà còn giúp bạn không lo đến các vấn đề sốc phân thuốc, sốc thời tiết ở lan.
Cách Bón Phân Npk Cho Cây Ăn Trái Hiệu Quả Cho Năng Suất Cao
Ông bà ta thường có câu: “Nhất nước – Nhì phân – Tam cần – Tứ giống” như một công thức được áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp.
Cây ăn trái cũng giống như các loại cây trồng khác, để giúp vườn cây phát triển tốt cũng như nâng cao chất lượng, ổn định năng suất thì Bà con cần trang bị cho mình những hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng của giống cây ăn trái đang được canh tác trong vườn của gia đình, cũng như kỹ thuật chăm sóc và loại phân bón cùng cách bón phân cho cây ăn trái hiệu quả.
Trong chế độ dinh dưỡng, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho vườn cây ăn trái bằng phân bón hữu cơ sinh học, vôi cải tạo đất, cân bằng độ pH, thì phân bón NPK là sản phẩm không thể thiếu cho vườn cây ăn trái.
Vì vậy, khi sử dụng phân bón NPK cho quá trình chăm sóc cây trồng, Bà con cũng cần lưu ý ” Cách bón phân NPK cho cây ăn trái ” cũng góp phần mang lại hiệu quả cũng như năng suất vụ mùa.
Làm thế nào bón phân NPK cho cây ăn trái đúng cách, mang lại hiệu quả cao, Phân bón Hợp Lực sẽ giúp Bà con có thêm những kiến thức hữu ích được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết này.
1. Những yêu cầu cần thiết khi bón phân NPK cho cây ăn trái đạt hiệu quả cho năng suất cao
Thế nào được xem là một chế độ bón phân NPK cho cây ăn trái hợp lý, cân đối, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng như đạt hiệu quả cả về mặt nông học lẫn kinh tế?
Từ cách bón phân NPK cho cây ăn trái đúng cách, sẽ giúp Bà con đạt được những yêu cầu sau:
– Cây trồng trong vườn cây ăn trái sẽ được cung cấp đầy đủ, cân đối và đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để cho cây ăn trái có đủ sức khỏe, sinh trưởng và phát triển ổn định trong môi trường thuận lợi, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
– Duy trì ổn định lượng chất dinh dưỡng trong đất, tránh hiện tượng bạc màu, mất cân đối, làm biến đổi tính chất đất tại khu vực canh tác, trồng cây ăn trái lâu năm. Bên cạnh đó, là việc không ngừng hỗ trợ, tăng độ phì nhiêu, mang đến sự màu mỡ cho đất.
– Những am hiểu về loại đất trồng của địa phương, sẽ giúp Bà con sử dụng phân bón NPK đúng cách, đúng liều lượng cần thiết nhằm mang lại sự phù hợp với khí hậu, địa lý vùng miền, và trên hết là tập quán trình độ cùng điều kiện sản xuất vườn cây ăn trái hiện tại, nâng cao chất lượng sản xuất và sản phẩm khi thu hoạch.
2. Đặc điểm của cây ăn trái giúp Bà con có cách bón phân NPK hiệu quả cho năng suất cao
Như Bà con cũng đã biết, mỗi giống cây ăn trái đều có những đặc điểm sinh học khác nhau cũng như chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của cây cũng khác nhau.
Do đó, để giúp cây ăn trái có được môi trường dinh dưỡng tốt từ phân bón NPK, thì Bà con cần lưu ý một số điểm như sau:
– Thứ nhất, trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ khác nhau. Do đó, Bà con cần phân chia lượng phân bón NPK thích hợp, đáp ứng đủ dưỡng chất cho cây ăn trái phát triển.
– Thứ hai, năng suất của cây trồng ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố dinh dưỡng là một trong những yếu tố cần thiết mà Bà con cần lưu ý. Bởi lượng các chất dinh dưỡng ổn định khi đáp ứng cho cây duy trì sự phát triển sẽ giúp cho vườn cây ăn trái của Bà con đạt được năng suất ổn định qua các năm.
– Ở cây trồng nói chung và cây ăn trái nói riêng, đặc điểm của hệ rễ ở cây sẽ giúp Bà con xác định được vị trí bón phân NPK tốt nhất. Rễ chính là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất, vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan khác của cây ăn trái. Ở cây ăn trái, hệ rễ phát triển hấp thụ phân bón NPK 30-9-9 tương ứng với hình chiếu quanh mép tán cây, do đó, Bà con cần lưu ý vị trí này để giúp cách bón phân NPK cho cây ăn trái đúng kỹ thuật và đạt được hiệu quả cao.
– Tùy vào từng loại cây ăn trái khác nhau mà chúng có khả năng thích ứng với độ pH có trong đất và loại phân bón NPK sinh học tương thích. Dựa trên đặc điểm này, Bà con có thể dễ dàng xác định được lượng vôi cần thiết để cân bằng độ pH cho đất cũng như loại phân bón NPK thích hợp.
– Nhóm cây ăn trái rất mẫn cảm với độ chua, nghĩa là chúng ưa những loại đất từ trung tính đến hơi kiềm, và độ pH có từ 7.0 – 8.0.
– Nhóm cây ăn trái mẫn cảm với độ chua, nghĩa là chúng ưa đất từ ít chua đến trung tính, với độ pH có từ 6.5 – 7.0.
– Nhóm cây ăn trái mẫn cảm vừa với độ chua, nghĩa là chúng có thể thích ứng và chịu đựng được với đất chua vừa, có độ pH từ 5.5 – 6.5.
– Nhóm cây ăn trái ít mẫn cảm với độ chua, nghĩa là chúng có một phạm vi thích ứng rất rộng về độ pH đất, có thể dao động từ 3.5 – 7.5.
– Nhóm cây ăn trái ưa chua, nghĩa là chúng có khả năng sống trong môi trường đất có độ pH từ 4.0 – 5.5.
3. Cách bón phân NPK cho cây ăn trái hiệu quả cho năng suất cao qua từng thời kỳ phát triển
– Đối với cây ăn trái còn nhỏ, chưa cho trái. Đây là giai đoạn cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Chính vì thế, Bà con cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Với phân lân, Bà con nên thực hiện bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.
-Đối với cây ăn trái trong giai đoạn cho trái, thì cách bón phân NPK cho cây ăn trái Bà con nên chia làm 4 lần bón chính, cụ thể:
+ Thời điểm cây ăn trái chưa ra bông: Bà con cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây có được lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức sống tươi tốt, chuẩn bị cho việc ra hoa, dễ đậu trái. Giai đoạn này cần bón nhiều phân NPK với hàm lượng phân lân và kali cao, và giảm phân đạm. Bởi nếu Bà con bón thừa đạm sẽ khiến cho cây ra tược, khó ra hoa.
+ Thời điểm cây ăn trái ra bông và nuôi trái: Đây là giai đoạn cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho sự duy trì và phát triển ổn định, nhằm tránh cho cây mất sức trong việc tập trung nuôi bông và nuôi trái, Bà con cần cung cấp, bón phân NPK với lượng phân bón đầy đủ. Cũng như trái với giai đoạn trước khi cây ăn trái ra hoa, trong giai đoạn này, cây ăn trái cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái.
+ Thời điểm cây ăn trái trước khi thu hoạch: Cách bón phân NPK thường được bón trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch. Bên cạnh đó, Bà con cần lưu ý không bón đạm mà chỉ tập trung bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, Bà con có thể phun phân kali qua lá.
+ Thời điểm cây ăn trái sau thu hoạch: Đây được xem là giai đoạn cây cần phục hồi, và cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Do đó, việc cung cấp đủ đạm và lân từ phân bón NPK sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….
4. Hướng dẫn cách bón phân NPK cho cây ăn trái hiệu quả cho năng suất cao
Nhằm hạn chế sự thất thoát phân NPK trong quá trình bón cho cây ăn trái cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cây có thể hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng có trong phân bón NPK nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách bón phân của Bà con, bên cạnh yếu tố kết cấu đất. Do đó, làm cách nào để bón phân NPK cho cây ăn trái hiệu quả? Phân bón Hợp Lực sẽ cung cấp cho Bà con một số lưu ý sau:
– Đối với cây ăn trái, Bà con cần lưu ý bón phân NPK theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng tốt nhất từ môi trường đất.
– Bên cạnh đó, Bà con nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón NPK rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm. Tuy nhiên, tránh gây tổn thương cho rễ cây ăn trái.
– Sau khi bón phân NPK cho cây ăn trái xong, Bà con cần thực hiện tưới đủ nước để giúp phân tan và cung cấp nước cho cây. Nếu bón phân NPK mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, phân sẽ bóc hơi và mất đi một lượng chất dinh dưỡng.
– Bên cạnh đó, Bà con cần lưu ý không nên bón phân NPK khi trời quá nắng hoặc mưa to kéo dài.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Phân Npk Đúng Cách Cho Hiệu Quả Cây Trồng Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!