Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Phân Humic Cho Cây Cam, Quýt • Tin Cậy 2022 được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sử Dụng Phân Humic Cho Cây Cam, Quýt
Một ngày hè tháng 6, tại vườn quýt của anh Sơn – tại Tây Ninh, chúng tôi ghi nhận lại hình ảnh và trao đổi với anh Sơn về cách sử dụng phân humic sao cho hiệu quả:
Đầu tiên, mời bà con xem qua những hình ảnh vườn quýt nhà anh Sơn:
Anh Sơn chia sẻ cách sử dụng phân Humic Acid như sau:
Pha 0.5 kg Humic Acid 95% với 20 lít nước, quậy cho tan đều (lần 1). Xong tiếp tục pha vào bộng/cống 500 lít nước (lần 2).
Đồng thời cho vào 2kg phân Ure Đạm Phú Mỹ; 4 kg phân lân (văn điển) và 0.5kg Kali. Tức là ta đã tạo ra tỷ lệ phân N: P;K là 20:40:5. Cho vào tiếp 3 lít phân cá (nước cốt, bà con có thể tham khảo cách ủ phân cá tại đây https://tincay.com/san-pham/vi-sinh-u-phan-ca/ ) và 200 gam nấm tricoderma.
Anh Sơn giải thích với chúng tôi về mục đích của việc dùng nấm tricoderma . Để ngừa nấm hại- thán thư, thối cổ rễ, rỉ sắt, tuyến trùng, v.v còn phân Humic là chủ yếu để cải tạo đất.
Với hỗn hợp phân bón như vậy, thời gian tưới giữ các lần là 20 ngày- bà con có thể lặp lại chu kỳ này.
Qua những chia sẻ của anh Sơn với kinh nghiệm sử dụng hiệu quả trên chính vườn quýt của mình- công ty Tin Cậy chúc bà con trồng cam, quýt thành công và bội thu.
Video quá trình trộn phân humic để sử dụng:
→ Tham khảo sản phẩm: Phân cá hữu cơ – Đạm cá dùng cho nông nghiệp
Mọi thắc mắc về “Sử dụng phân Humic cho cây cam, quýt”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Sử Dụng Axit Humic Cho Cây Trồng
Humic là loại axit hữu cơ phức tạp, cấu tạo bởi nhiều thành phần hóa học, có khối lượng phân tử lớn, màu nâu đen, trung bình chứa 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác. Thành phần chính của axit humic là các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm chức hoạt động như các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học của axit humic phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức này và khả năng trao đổi ion của chúng.
Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây.
Bình thường nếu bón các phân hữu cơ tự nhiên (như phân chuồng, phân xanh…) cũng sẽ tạo thành chất mùn và axit humic, ngoài việc tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và tăng sức đề kháng của cây. Tỉ lệ chất hữu cơ được phân hủy tạo thành mùn (gọi là hệ số mùn hóa) trong các loại phân chuồng đã ủ hoai trung bình 30 – 50%, phân xanh 20 – 30%. Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa một khối lượng khá lớn trong lòng đất, tạo thành các mỏ than bùn.
Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thăm dò 8 mỏ than bùn (ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An) với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn ở các mỏ này có chất lượng tốt, hàm lượng mùn trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác. Than bùn trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp chất hữu cơ và axit humic cho công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiện nay.
Axit humic không tan trong nước nên cây không hấp thụ trực tiếp được, phải chuyển thành dạng muối humat tan được trong nước và giảm độ chưa mới sử dụng cho cây trồng. Công việc này gọi là sự hoạt hóa axit humic, có thể dùng các loại muối kiềm như muối natri, muối kali, thường dùng nhất là nước amoniac. Than bùn nghiền nhỏ trộn với 2 -3% nước amoniac rồi ủ khoảng 5 – 6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn.
Chất đạm trong nước amoniac gắn với gốc hữu cơ của axit humic tạo thành humat amôn, vừa dễ hòa tan vừa thêm chất đạm và giảm độ chua. Một số bà con ủ than bùn với vôi để bón, như vậy chỉ giảm độ chua và cung cấp thên chất hữu cơ cho đất chứ không có tác dụng hoạt hóa vì tạo thành humat canxi cũng rất khó tan trong nước, cây không sử dụng được.
Cũng có thể dùng vi sinh vật để hoạt hóa than bùn nhưng thời gian hoạt hóa lâu hơn dùng các muối kiềm, có thể phải 2 – 3 tháng.
Các humat trong than bùn đã hoạt hóa cũng được tách chiết để chế thành các phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng và thuốc phòng trừ bệnh cây. Trong các chế phẩm phân bón thường ghi hàm lượng axit humic, cần hiểu rằng đây là humat, tức là muối của axit humic (giống như trường hợp thuốc trừ cỏ 2,4D chính là muối của axit 2,4D). Tùy loại chế phẩm mà hàm lượng axit humic khác nhau. Trong phân hữu cơ vi sinh bón gốc thường chứa từ 2 – 5 %, còn phân bón lá hàm lượng axit humic thường cao hơn, lên tới 15 – 20%.
Axit humic còn được sử dụng trong các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh cây, giúp tăng cường sức kháng bệnh cho cây như bệnh nghẹt rễ, lở cổ rễ, đốm lá, sương mai cho cây trồng cạn và các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá cho lúa.
Với tác dụng thích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, lại tương đối dễ khai thác và chế biến với khối lượng lớn từ các mỏ than bùn, axit humic đang trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tại Sao Phải Ủ Phân Chuồng Trước Khi Sử Dụng? * Tin Cậy 2022
Phân chuồng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng trọt. Bởi nó chứa nhiều dưỡng chất, giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất. Nhưng tại sao không dùng phân chuồng tươi để bón cây mà phải trải qua một quy trình xử lý phân chuồng (ủ phân chuồng) rồi mới đem vào sử dụng cho cây?
Phân chuồng làm đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, phân chuồng trước khi sử dụng phải được ủ hoai nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh.
Ủ phân với mục đích sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây. Vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ. Có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra, phân chuồng nguyên chất còn chứa một số chất dinh dưỡng và vi khuẩn khác. Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân tươi của bò, heo, gà rất lý tưởng. Chứa các thành phần N-P-K là chủ yếu nên được sử dụng bón phân rất hiệu quả. Gần như tất cả các loại cây trồng đều có thể sử dụng phân chuồng để bón. Vừa tiết kiệm chi phí mua phân hữu cơ, vừa góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra thành phẩm không hóa chất.
Tại sao không nên bón phân chuồng tươi cho cây trồng?
Hiện nay, việc bón phân chuồng tươi cho cây rất hạn chế và không nên bón trực tiếp cho cây trồng. Bởi vì trong phân chuồng không chỉ có các dinh dưỡng phù hợp cho cây. Nó còn chứa các loại nấm, vi sinh vật có trong thức ăn của gà, bò, heo hằng ngày. Các loại nấm, vi sinh vật này khi được bón cho cây thì chúng sẽ tấn công vào rễ cây. Khiến cây bị yếu dần và mắc các bệnh về rễ, nặng hơn có thể khiến chết cây. Chính vì thế, để mang lại hiệu quả, bà con cần phải biến phân chuồng tươi thành phân chuồng hữu cơ hoai mục. Bằng cách ủ và xử lý phân chuồng bằng chế phẩm EM hay EM AG.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
Mục đích của việc xử lý phân chuồng
Trong phân chuồng vốn đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật này thường có trong đường ruột của động vật và trong tự nhiên. Nhưng chúng hoạt động không mạnh. Bởi vậy cần có thời gian rất lâu để có thể ủ cho phân bị hoai mục hoàn toàn, 2 mục đích chính của việc ủ phân chuồng là:
Để làm phân compost.
Làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng.
Việc ủ phân chuồng bằng vi sinh nhằm tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ trong cơ chất. Ổn định chất hữu cơ và rút ngắn thời gian ủ, phân giải các cellulose khó phân hủy trong nguyên liệu ủ. Nâng cao hiệu quả hoạt động phân hủy cơ chất có nồng độ các chất xơ, bùn hữu cơ và các sợi cellulose khác.
Mọi thắc mắc về “Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng?”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, chúng tôi
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com
Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm * Tin Cậy 2022
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản được xem là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao, giảm thiểu tình trạng vật nuôi bị nhiễm bệnh, gia tăng sản lượng…
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngày một nghiêm trọng. Đặc biệt do lượng thức ăn dư thừa, phân và các hóa chất, kháng sinh sử dụng quá liều đọng lại dưới đáy ao. Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lâu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối sinh ra các khí độc như NH3, H2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus… Các loại nấm và nguyên sinh động vật.
Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển như Mỹ. Chế phẩm sinh học trong môi trường nuôi trồng thủy sản được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới.
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm (nuôi trồng thủy sản) đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh. Tăng cường khả năng miễn dịch và xử lý môi trường. Điều này hoàn toàn khác với phương pháp sử dụng các chất hóa học và kháng sinh gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh là một trong những ứng dụng chính trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học phối trộn. Thay thế cho việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh góp phần tạo ra môi trường nuôi trồng an toàn, hiệu quả và lâu dài.
Thành phần chủ yếu của chế phẩm sinh học là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống. Được tuyển chọn, tối ưu hóa bằng công nghệ cao để đưa ra các dòng chế phẩm sinh học dạng bột, nước và hạt. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các loài bacillus, vi khuẩn lactic lactobacillus, bifidobacterium sp, nấm men saccharomyces cerevisiae, nitrosomonas, nitrobacter,…
Công ty Tin Cậy chuyên phân phối và đưa ra các giải pháp về công nghệ vi sinh để tối ưu hóa các dòng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, thú y và nông nghiệp. Giúp bà con nông dân và các cơ sở nuôi công nghiệp có được phương thức an toàn bền vững cho môi trường nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu.
Chế phẩm sinh học EM gốc cho thủy sản
Đại diện tiêu biểu của vi sinh dùng trong thủy sản phải kể đến là Chế phẩm sinh học EM1 (EM gốc), với tác dụng rõ rệt và lâu dài bên cạnh đó là giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế cạnh tranh như hiện nay là một lựa chọn rất sáng giá cho bà con nông dân, các hộ nuôi tôm vừa và lớn.
Sản xuất EM thứ cấp để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý nước ao nuôi (tôm, cá, thủy sản)
Chế phẩm sinh học có thể giúp tôm phòng bệnh, xử lí tảo cho ao nuôi, ngoài ra có thể chế biến và sử dụng Chế phẩm EM chuối cho tôm ăn
Ngoài 2 loại chế phẩm vi sinh và , công ty Tin Cậy có cung cấp cho bà con thêm loại Chế phẩm sinh học WEHG thủy sản, với tác dụng: Cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, Gây màu nước và ổn định màu nước, Giảm thiểu sinh khí độc ( như NH3, NO2,..), Giúp vật nuôi tăng cường hệ miễn dịch, Giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, giảm hệ số thức ăn, Tăng năng suất, tăng hiệu quả.
Thành phần: Chất hữu cơ (OM): 0,55%, Bo: 0,3%, NaOH: 0,3%, Chất béo: 0,03%, pH: 8-9
Chế phẩm sinh học kích thích tiêu hóa trên tôm
Sử dụng Men tiêu hóa (dạng bột) BIO -TC1 của Công ty Tin Cậy, một liệu pháp bổ sung thay thế để duy trì sức khỏe đường ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa các loại bệnh tiêu hóa cho tôm giúp tôm ổn định đường ruột, tăng trưởng nhanh..
Cách dùng:
Trộn 500g men tiêu hóa trong 100 kg thức ăn tôm.
Chế phẩm sinh học Rhodo Power – Chuyên dùng làm thức ăn cho tôm giống
Thành phần
Công dụng
Là vi khuẩn có ích, được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản giống do có kích thước 0.4-0.7µm cho cá bột bắt mồi làm thức ăn.
Có hàm lượng đạm cao đạt 72-74% (tính trong thành phần tế bào vi khuẩn), vitamin, carotenoid – đây là chất làm tăng miễn dịch, hoạt chất sinh học tự nhiên, kích thích tăng trưởng dễ hấp thu, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi nở từ 2-4 tuần sẽ giúp thủy sản giống lớn nhanh, tăng tỉ lệ sống .
Cách sử dụng:
Trộn 10ml-15ml/1kg thức ăn.
Vi sinh xử lý phèn ao nuôi Bio-TCXH
Để khử phèn, loại bỏ các kim loại nặng gây độc và phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi trồng thủy sản, dễ gây tảo dẫn đến nhiễm phèn sắt trong ao nuôi. Tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí xử lý, thân thiện với môi trường. Bà con nên lựa chọn men vi sinh chuyên dùng trong ao nuôi bị nhiễm phèn của Công ty Tin Cậy.
Công ty Tin Cậy chúng tôi khuyến khích bà con nên sử dụng sản phẩm men vi sinh. Không nên sử dụng hóa chất để xử lý phèn (sử dụng hóa chất mang lại hiệu quả tức thì, tuy nhiên phèn chỉ lắng tụ dưới đáy ao mà không bị phân hủy ). Đối với men vi sinh xử lý phènsau khi sử dụng từ 3-5 ngày sẽ có kết quả. Ao hết phèn và cực kỳ ổn định, an toàn mang lại năng suất cao.
Khi tôm lớn, do lượng thức ăn hàng ngày cao và tôm thải ra chất thải lớn, dẫn đến sinh khí độc NO2 mạnh. Bà con nên sử dụng sản phẩm chuyên xử lý khí độc NO2.
Cuối cùng, bà con nên dùng thêm: Sản phẩm xử lý đáy, nước ao nuôi tôm như bảng sau:
Lưu ý:
Bà con nên thường xuyên đo kiểm tra ao nuôi, khi thấy mức khí độc (H2S, NH4/ NH3, NO2,…) ở ngưỡng cao. Bà con giảm cho ăn một phần, đồng thời kiểm soát lượng oxy hòa tan ở ngưỡng tối ưu. Để giúp vi sinh vật có đủ oxy để sinh trưởng và chuyển hóa chất hữu cơ và khí độc.
Trong trường hợp sử dụng liều dự phòng: sử dụng EM Aqua thứ cấp 2-3 ngày 1 lần + với Vi sinh xử lý đáy ao (dạng bột) 100g/1000m3 nước là đủ.
Trong trường hợp bị khí độc NO2: sử dụng EM thứ cấp + (100g Vi sinh xử lý khí độc NO2/1000m3 nước+ với Vi sinh xử lý đáy (dạng bột) 100g/1000m3 tăng sinh chung 3h rồi tạt). Khi nào giảm nồng độ NO2 thì chuyển sang dùng theo bước 1.
Trong trường hợp NH4/NH3 cao: sử dụng EM thứ cấp với + 100g Vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3(bột – Quang dưỡng- vi sinh quang hợp)/100m³ nước+ với Vi sinh xử lý đáy dạng bột 100g/1000m³ = tăng sinh chung 3h rồi tạt). Khi nào giảm NH3 thì chuyển sang dùng theo bước số 1.
Bên cạnh đó có thể dùng thêm các loại khoáng tự nhiên để xử lý các loại khí độc trong ao nuôi tôm, cải thiện nguồn nước. Đặc biệt được nhiều người biết đến là Zeolite được sản xuất và kiểm nghiệm nghiêm ngặt tại Nhật Bản.
Yucca Bột (Mỹ) AMMOCURE 15%, có công dụng hấp thu khí độc nhanh chóng, đặc biệt NH3, tạo môi trường tốt cho tôm cá phát triển, cấp cứu nhanh hiện tượng tôm nổi đầu.
Chúc quý bà con có một vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Phân Humic Cho Cây Cam, Quýt • Tin Cậy 2022 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!