Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Phân Bón Phú Mỹ Cho Cà Phê Kinh Doanh Thời Điểm Cuối Mùa Mưa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà con ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào đợt bón phân cuối mùa mưa cho cây cà phê. Đợt chăm bón cuối này rất quan trọng, do năm nay, mưa lớn kéo dài nên phần lớn diện tích cà phê đã không bón được đợt giữa mùa mưa. Vì vậy, trong đợt này bà con cần lưu ý:
– Đối với vườn trái nhiều: cần tăng lượng bón lên 25% so với cùng kỳ để tập trung nuôi nhân.
– Đối với vườn sâu bệnh hại tấn công, năng suất dự kiến giảm: bón cân đối hàm lượng đạm – lân – kali để vừa nuôi nhân, vừa phát triển cành dự trữ, phục hồi bộ rễ để tạo tiền để tăng năng suất vụ sau;
– Chú ý các biện pháp phòng trừ bệnh hại nhằm duy trì ổn định năng suất đến cuối vụ.
Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha cà phê giai đoạn kinh doanh (ước năng suất trên 3 tấn nhân/ha):
Sử dụng phân đơn (Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ)
– Đạm Phú Mỹ: 200-250 kg;
– Kali Phú Mỹ: 200-250 kg;
– Có thể bổ sung thêm 50 – 100 kg DAP Phú Mỹ để phục hồi bộ rễ.
Sử dụng phân NPK Phú Mỹ – bà con chọn công thức phân bón có hàm lượng đạm và kali cao như:
– NPK Phú Mỹ 16-8-16+TE : 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 16-8-17+TE: 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 18-6-18+TE : 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú MỸ 18-8-18+5S (SOP): 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE: 600-800kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 16-9-20+TE : 550-700 kg.
– Hoặc NPK Phú Mỹ 19-9-19+TE: 550-700 kg.
Một số lưu ý:
– Tùy theo loại đất, độ tuổi của cây, tình hình sinh trưởng và năng suất thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp.
– Bón khi đất đủ ẩm (không nên bón phân đón mưa cũng như không bón phân khi trời mưa quá to dễ làm thất thoát phân). Khi bón rải đều xung quanh tán, từ mép tán lùi vào 20-25cm.
Chúc bà con có vườn cà phê xanh tốt hiệu quả.
–
Phân bón Phú Mỹ – Cho mùa bội thu
Chăm Sóc Cà Phê Tháng Cuối Mùa Khô, Đầu Mùa Mưa
Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất – chất lượng cao, Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa như sau:
Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển rất mạnh trong những tháng mùa khô và sau đó giảm dần trong những tháng mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa ở trên những đoạn thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.
Trong những tháng mùa khô, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox…
Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.
Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.
Đối với phân lân nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 – 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.
Đối với phân đạm và phân kali có thể trộn chung để bón. Trước khi bón đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20 cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu nên sử dụng phân đạm là loại phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng phân đạm là phân urê.
Điều kiện ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm được công lao động, bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE … với lượng khoảng từ 1.500 – 1.800kg/ha, bón 3- 4 lần trong những tháng mùa mưa.
3. Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng
Sau những đợt tưới nước trong những tháng mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển rất mạnh, vì vậy phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả.
Khi mùa mưa bắt đầu được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá cà phê khoảng 3 m, làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.
TS. Hoàng Thanh Tiệm – TTKNQG
Bình Luận
Powered by Facebook Comments
Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê Giai Đoạn Kinh Doanh
Bón phân cân đối.
Bón phân kịp thời vụ.
Bón phân đúng cách.
Bón phân đủ hàm lượng.
Phân bón và thời điểm bón
1, Lượng phân
Tỷ lệ N-P-K = 3,2 – 1,2 – 3,5
Dựa vào năng suất cà phê nhân của vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định lượng phân bón cho cả năm: Năng suất < 3,5t/ha thì lượng phân nguyên chất cần bón trong năm là: N= 320kg; P =120kg ; K =350kg
Nếu Năng suất tăng thên 1 tấn nhân/ ha thì lượng phân nguyên chất tăng thêm :N= 70kg ; P =25kg ; K =75kg
2, Thời điểm bón và tỷ lệ N-P-K bón trong từng thời kỳ
Lần 1 (tháng 1-2 – giai đoạn tưới) ≈ 15% 0% 0%
Lần 2 ( Tháng 5 – đầu mùa mưa) ≈ 30% 100% 18%
Lần3 (tháng 7 – giữa mùa mưa) ≈ 40% 0% 35%
Lần 4(tháng 9 – 10 – cuối mùa mưa) ≈ 15% 0% 47%
Ví dụ: 1ha cà phê vụ 2010 cho năng suất 4,5t nhân thì lượng phân chất nguyên cần bón là : N= (320 +70)kg; P = (120 +25)kg ; K= (350 + 75)kg,
Nếu bón phân đơn gồm Sa ≈ 22%, Ure = 46%, Kaliclorua(Kcl) = 60%, Lân Supper =14% thì lượng phân thương phẩm cần bón cho 1ha/năm là: Sa =250kg, Ure ≈ 800kg; Lân ≈ 1.050kg; Kali ≈ 800kg và được chia làm những lần bón như sau:
Đạm(kg) Lân(kg) Kali(kg)
Lần 1 (tháng 1-2 – giai đoạn tưới) ≈ 250 /0 / 0
Lần 2 ( Tháng 5 – đầu mùa mưa) ≈ 280 / 1.050 / 150
Lần3 (tháng 7 – giữa mùa mưa) ≈ 380 / 0 / 280
Lần 4(tháng 9 – 10 – cuối mùa mưa) ≈140 / 0 / 370
Công thức tính lượng phân thương phẩm cần bón:
Lượng phân thương phẩm cần bón = lượng phân nguyên chất cần bón x 100 : hàm lượng (%) của phân.
Ví dụ: lượng lân nguyên chất cần bón 145kg, hàm lượng lân là 14%, ta tính lượng lân thương phẩm cần bón =145 x 100 : 14 = 1035,7kg lân ta có thể làm tròn là 1050kg.
Trong quá trình bón bà con dựa vào tình hình sinh trưởng thực tế của cây cà phê để điều chỉnh cho phù hợp, cây xấu, yếu bón ít phân và bón làm nhiều lần…
Nếu đất có độ PH thấp (chua) hạn chế bón phân supper lân và phân sunfate (So4).
Vì thời gian có hạn chúng tôi giới thiệu tóm tắt quy trình bón phân, hẹn lần sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết QTKT thâm canh cây cà phê.
Chào tạm biệt! Bài viết được cung cấp bởi công ty TAM NÔNG PHÚ
Có Nên Sử Dụng Bã Cà Phê Làm Phân Bón Cho Hoa Hồng?
Bã cà phê đã qua sử dụng có thể được tái sử dụng làm phân bón cho hoa hồng. Chúng được đánh giá là một loại phân bón tốt cho hoa hồng. Bã cà phê cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để củng cố sự phát triển của cây và cải thiện chất lượng của đất. Tuy nhiên, sử dụng khi nào, với liều lượng ra sao? Câu trả lời dường như sẽ khác biệt với từng thời kỳ phát triển của cây. Nếu không nắm được, bạn có thể vô tình làm hỏng cây hoa hồng thay vì giúp chúng phát triển tốt hơn! Bã cà phê là một loại phân bón tốt cho hoa hồng.
Lợi ích của bã cà phê khi làm phân bón cho hoa hồng
Bã cà phê khi làm phân bón có thể cung cấp cho hoa hồng:
Lượng nitơ cần thiết cho sự phát triển của cành, nhánh và lá hoa hồng
Các loại khoáng chất vi lượng như phốt pho, kali và đồng, tất cả đều có lợi cho sự phát triển của cây
Bã cà phê khi thêm vào đất trồng hoa hồng còn có tác dụng:
Cải thiện khả năng thoát nước của đất và hàm lượng chất hữu cơ
Cải thiện hệ sinh thái đất khi là nguồn thức ăn cho giun – từ đó tăng độ thông khí và cải thiện cấu trúc đất
Đảm bảo độ chua tối ưu của đất
Do đó, bã cà phê có thể hoạt động như một loại phân bón sẵn có rẻ tiền cho cây hoa hồng. Tuy nhiên, không vì bã cà phê tốt, mà bạn có thể bón chúng một cách không kiểm soát. Bạn cần hiểu rõ chu kỳ sử dụng cũng như cách sử dụng để tránh gây phản tác dụng.
Xen ngay: Một số loại phân bón cho hoa hồng trồng chậu
Khi nào nên sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng?
Chất dinh dưỡng chính mà bã cà phê cung cấp cho hoa hồng là nitơ. Đây là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của lá và thân. Việc cung cấp nitơ cho cây hồng của bạn sẽ thúc đẩy sự phát triển của lá non.
Hoa hồng của bạn có thể cần một lượng nhiều nitơ là vào đầu mùa phát triển. Mùa sinh trưởng của cây thường vào tháng 4 hoặc tháng 5 hằng năm.
Bạn có thể bón bã cà phê đầu cuối xuân đến đầu thu. Sau giữa tháng 8, hãy ngừng cho hoa hồng “ăn” bã cà phê để ngăn chặn những mầm mới phát triển chết do yếu ớt trước sương giá. Nếu có, những cây bị hư hại do sương giá nên được cắt tỉa.
Sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng đúng cách như thế nào?
Như với bất kỳ loại phân bón nào, bã cà phê cũng nên được sử dụng vừa phải để tránh tác dụng phụ. Chúng tôi sẽ đề cập đến tác dụng của việc bón bã cà phê quá mức ở phần dưới của bài viết.
Bã cà phê được sử dụng tốt nhất trên hoa hồng (hoặc thậm chí trên cây trồng trong nhà và các loại cây trồng trong vườn khác) ở dạng đã được ủ hoai thay vì sử dụng ngay. Việc ủ bã cà phê sẽ làm giảm hàm lượng caffein, chất không lý tưởng cho thực vật và thậm chí có thể làm còi cọc sự phát triển của một số cây và làm giảm độ chua của đất.
Nếu bạn muốn sử dụng bã cà phê sống chưa ủ, sau đây là những quy tắc cần chú ý:
Rải bã cà phê xung quanh đất của hoa hồng và tránh rãi bã cà phê sát vào thân cây. Mỗi lanaf rải không nên quá 2 cup (dung tích mỗi cup khoảng 200ml) cà phê xung quanh đất, sau đó tưới nhiều nước vào đất. Hoặc trộn 2 cup bã cà phê vào khoảng 4 lít nước trong bình tưới và tưới xung quanh đất
Điều quan trọng là sử dụng bã cà phê một cách điều độ. Bạn không cần thiết phải chôn bã vào đất. Việc xới trộn đất xung quanh thân cây có thể ảnh hưởng đến bộ rễ trong đất. Nếu bạn bạn thực hiện bón phân vào đầu mùa sinh trưởng, cây hồng của bạn sẽ có lượng nitơ tăng cường cần thiết. Bạn chỉ cần làm điều này một lần vào mùa sinh trưởng của hoa hồng. Phương pháp này được đánh giá là ổn và rủi ro của việc bón phân quá mức là không lớn. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn vẫn nên ủ bã cà phê trước khi sử dụng
Sử dụng quá nhiều bã cà phê làm phân bón có gây hại cho cây?
Lý do và nhiều lần được nhấn mạnh là phải sử dụng bã cà phê điều độ là vì quá nhiều nitơ sẽ gây cháy rễ cho hoa hồng của bạn. Điều này tương tự với bất kỳ loại phân bón nào khác mà bạn đang sử dụng. Lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ gây tích tụ khoáng chất và dẫn đến ngộ độc.
Để giảm thiểu rủi ro này, bạn chỉ cần ủ bã cà phê trước để tạo ra sự kết hợp cân bằng giữa nitơ và carbon.
Bã cà phê có giúp loại bỏ kiến trên hoa hồng không?
Có thể bạn đã nghe nhiều người bàn tán về bã cà phê có thể đuổi kiến. Thực tế,, kiến có thể bị ngăn chặn bởi bã cà phê, nhưng hiệu quả không lâu dài.
Bạn cần phải thoa lại bã cà phê nhiều lần để ngăn kiến khỏi hoa hồng. Đặc biệt là bã cà phê có tác dụng đuổi kiến tốt nhất khi chúng vẫn còn ẩm ướt.
Như đã nhắc ở trên, thêm quá nhiều cà phê vào hoa hồng của bạn sẽ gây cháy rễ. Vì vậy việc thoa lại bã cà phê có thể dẫn đến dư thừa nitơ mà bạn không muốn.
Nhưng kiến không gây hại cho cây trồng của bạn như bạn nghĩ. Trên thực tế, chúng có thể có tác dụng hữu ích đối với khu vườn của bạn. Chúng có thể xử lý côn trùng, làm thoáng khí cho đất, cải thiện chất lượng đất qua chất thải của chúng,..
Tóm tắt những ý chính cần lưu ý khi sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng
Bã cà phê có thể được sử dụng tốt trong vườn hồng của bạn. Vì vậy lần sau khi bạn pha cà phê xong và bạn chuẩn bị vứt bỏ bã cà phê, tại sao không thêm nó vào đống phân ủ hữu cơ của bạn và sử dụng nó trên hoa hồng?
Nitơ là chất dinh dưỡng chính trong bã cà phê, vì thế hãy cẩn thận với lượng bạn thêm vào đất nếu bạn đang sử dụng bã cà phê mà không ủ phân trước.
Chỉ bón vào mùa sinh trưởng (tốt nhất nên bón một lần vào đầu mùa xuân) và nhớ rằng bã cà phê không cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho hoa hồng của bạn và nó không thay thế chế độ bón phân thông thường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Phân Bón Phú Mỹ Cho Cà Phê Kinh Doanh Thời Điểm Cuối Mùa Mưa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!