Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Bã Trà Làm Phân Bón Có Tốt Cho Cây Trồng Trong Nhà Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giống như cà phê, trà túi lọc và bã trà cũng được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Việc sử dụng túi trà trên cây trồng trong nhà không thực sự phổ biến cho đến gần đây. Rõ ràng túi trà đã qua sử dụng và bã trà – có lợi ích cho cả cây trồng. Vậy, túi trà tốt cho cây trồng trong nhà như thế nào? Bạn có nên sử dụng chúng làm phân bón? Và loại trà nào tốt hơn cho cây trồng trong nhà? Trong bài viết này sẽ giới thiệu những lợi ích của việc sử dụng túi trà làm phân bón cây trồng, cách sử dụng chúng và những loại cây nào có lợi nhất từ bã trà làm phân bón.
Lợi ích của việc sử dụng bã trà làm phân bón
Tận dụng túi trà đã qua sử dụng và bã trà là một phương pháp để giảm thiểu chất thải. Ngoài ra, đây được xem như một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng với nhiều lợi ích:
Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
Túi trà và bã trà đã qua sử dụng chứa nitơ, phốt pho, kali và magie với lượng khác nhau, tất cả đều rất tốt cho cây trồng trong nhà. Axit tannic tự nhiên trong trà có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe thực vật. Khi hàm lượng axit tannic tự nhiên của lá trà ngấm vào đất, được cho là làm giảm độ pH và làm cho đất hơi chua hơn. Đây là một điều tuyệt vời cho những cây ưa đất axit nhẹ, nhưng không quá tuyệt vời cho những cây ưa đất kiềm.
Bổ sung chất hữu cơ cho đất
Lá trà được thêm vào phân ủ hữu cơ như phân bò, phân dê, phân trùn quế,… giúp cải thiện chất lượng đất và tăng vi sinh vật có lợi.
Bã trà còn có thể cải thiện khả năng thoát nước của đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn và tạo ra một môi trường có lợi cho giun đất.
Chống nấm
Một số loại trà có đặc tính chống nấm có thể giúp ức chế sự phát triển của nấm cả trên bề mặt đất và thậm chí trên tán lá của cây. Các loại trà được sử dụng phổ biến nhất vì đặc tính chống nấm của chúng bao gồm hoa cúc và trà đen.
Sử dụng bã trà làm phân bón cho cây trồng như thế nào?
Câu hỏi đặt ra là có nên sử dụng túi trà trực tiếp hay chỉ sử dụng xác trà? Ngoài ra, bạn nên cho trà vào đất hay rải lên trên lớp đất? Và cuối cùng, bạn nên sử dụng lá trà đã ủ hay chưa ủ?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là “Nó phụ thuộc vào túi trà”. Nếu túi trà được làm bằng polypropylene hoặc polyester, hãy loại bỏ túi và chỉ sử dụng xác trà.
Bạn chỉ nên dùng túi trà nếu chúng được làm bằng giấy, loại túi này sẽ dễ phân hủy. Bạn nên thêm những thứ này vào những phần thoát nước của đất chứ không phải phủ lên trên đất. B
ạn có thể vừa rải lá trà lên trên đất giống như một lớp phủ hoặc chôn lá vào đất.
Cuối cùng, bạn có thể thực hiện một thử nghiệm nhỏ của riêng mình. Sử dụng lá trà đã ủ trên một số cây của bạn và lá trà chưa ủ trên các cây khác. Và sau đó so sánh kết quả. Nếu cây trồng của bạn tốt hơn với cái này hay cái kia, bạn sẽ có bằng chứng không thể phủ nhận về việc loại nào tốt nhất cho cây trồng trong nhà của bạn.
Những cây nào thích phân bón từ bã trà?
Nhìn chung, bã trà được khuyến khích cho những cây ưa axit. Chúng bao gồm hoa hồng, cà chua, dương xỉ, hoa trà, hoa đỗ quyên, cây việt quất, hoa violet,…Bạn có thể thêm một lượng nhỏ lá trà đã ủ vào bất kỳ loại cây trồng nào ưa axit, đặc biệt nếu bạn đang uống các loại trà không chứa caffeine.
Lá trà chưa qua sử dụng có tốt cho cây trồng không?
Những người làm vườn nhất trí rằng lá trà chưa sử dụng không phải là loại phân bón lý tưởng cho cây của bạn. Khi bạn pha trà, nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lên men, giúp giải phóng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số loại trà như trà xanh có chứa một lượng nhỏ caffeine, không tốt cho thực vật. Trong quá trình ủ, một số caffeine sẽ thấm ra khỏi lá. Và việc ủ sẽ càng làm giảm tác dụng của nó. Tóm lại, hãy sử dụng lá trà sau khi bạn đã pha trà và tốt hơn hết, hãy để lá ủ trước.
Trà đen hay trà xanh – Loại bã trà làm phân bón nào tốt nhất cho cây trồng?
Từ góc độ sức khỏe con người, cả trà đen và trà xanh đều có lợi như nhau. Mặc dù trà xanh có đặc tính chống oxy hóa cao hơn, trong khi chỉ trà đen có chứa theaflavins. Tuy nhiên, về mặt sức khỏe thực vật, trà đen có hàm lượng caffeine cao hơn trà xanh. Do đó, nó ít có lợi cho cây trồng của bạn hơn trà xanh, loại trà có hàm lượng caffeine thấp hơn.
Sữa và đường khi pha trà có ảnh hưởng như thế nào?
Nhiều người thường pha sữa hoặc đường để dùng với trà, đặc biệt là những người tiêu dùng trà đen. Cả sữa và đường đều có thể giúp sinh sôi nảy nở vi sinh vật trong đất. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có lợi cho cây trồng của bạn. Vì vậy, bạn có thể bỏ túi trà hoặc lọc trà trước khi thêm sữa hoặc đường vào.
Có Nên Sử Dụng Bã Cà Phê Làm Phân Bón Cho Hoa Hồng?
Bã cà phê đã qua sử dụng có thể được tái sử dụng làm phân bón cho hoa hồng. Chúng được đánh giá là một loại phân bón tốt cho hoa hồng. Bã cà phê cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để củng cố sự phát triển của cây và cải thiện chất lượng của đất. Tuy nhiên, sử dụng khi nào, với liều lượng ra sao? Câu trả lời dường như sẽ khác biệt với từng thời kỳ phát triển của cây. Nếu không nắm được, bạn có thể vô tình làm hỏng cây hoa hồng thay vì giúp chúng phát triển tốt hơn! Bã cà phê là một loại phân bón tốt cho hoa hồng.
Lợi ích của bã cà phê khi làm phân bón cho hoa hồng
Bã cà phê khi làm phân bón có thể cung cấp cho hoa hồng:
Lượng nitơ cần thiết cho sự phát triển của cành, nhánh và lá hoa hồng
Các loại khoáng chất vi lượng như phốt pho, kali và đồng, tất cả đều có lợi cho sự phát triển của cây
Bã cà phê khi thêm vào đất trồng hoa hồng còn có tác dụng:
Cải thiện khả năng thoát nước của đất và hàm lượng chất hữu cơ
Cải thiện hệ sinh thái đất khi là nguồn thức ăn cho giun – từ đó tăng độ thông khí và cải thiện cấu trúc đất
Đảm bảo độ chua tối ưu của đất
Do đó, bã cà phê có thể hoạt động như một loại phân bón sẵn có rẻ tiền cho cây hoa hồng. Tuy nhiên, không vì bã cà phê tốt, mà bạn có thể bón chúng một cách không kiểm soát. Bạn cần hiểu rõ chu kỳ sử dụng cũng như cách sử dụng để tránh gây phản tác dụng.
Xen ngay: Một số loại phân bón cho hoa hồng trồng chậu
Khi nào nên sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng?
Chất dinh dưỡng chính mà bã cà phê cung cấp cho hoa hồng là nitơ. Đây là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của lá và thân. Việc cung cấp nitơ cho cây hồng của bạn sẽ thúc đẩy sự phát triển của lá non.
Hoa hồng của bạn có thể cần một lượng nhiều nitơ là vào đầu mùa phát triển. Mùa sinh trưởng của cây thường vào tháng 4 hoặc tháng 5 hằng năm.
Bạn có thể bón bã cà phê đầu cuối xuân đến đầu thu. Sau giữa tháng 8, hãy ngừng cho hoa hồng “ăn” bã cà phê để ngăn chặn những mầm mới phát triển chết do yếu ớt trước sương giá. Nếu có, những cây bị hư hại do sương giá nên được cắt tỉa.
Sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng đúng cách như thế nào?
Như với bất kỳ loại phân bón nào, bã cà phê cũng nên được sử dụng vừa phải để tránh tác dụng phụ. Chúng tôi sẽ đề cập đến tác dụng của việc bón bã cà phê quá mức ở phần dưới của bài viết.
Bã cà phê được sử dụng tốt nhất trên hoa hồng (hoặc thậm chí trên cây trồng trong nhà và các loại cây trồng trong vườn khác) ở dạng đã được ủ hoai thay vì sử dụng ngay. Việc ủ bã cà phê sẽ làm giảm hàm lượng caffein, chất không lý tưởng cho thực vật và thậm chí có thể làm còi cọc sự phát triển của một số cây và làm giảm độ chua của đất.
Nếu bạn muốn sử dụng bã cà phê sống chưa ủ, sau đây là những quy tắc cần chú ý:
Rải bã cà phê xung quanh đất của hoa hồng và tránh rãi bã cà phê sát vào thân cây. Mỗi lanaf rải không nên quá 2 cup (dung tích mỗi cup khoảng 200ml) cà phê xung quanh đất, sau đó tưới nhiều nước vào đất. Hoặc trộn 2 cup bã cà phê vào khoảng 4 lít nước trong bình tưới và tưới xung quanh đất
Điều quan trọng là sử dụng bã cà phê một cách điều độ. Bạn không cần thiết phải chôn bã vào đất. Việc xới trộn đất xung quanh thân cây có thể ảnh hưởng đến bộ rễ trong đất. Nếu bạn bạn thực hiện bón phân vào đầu mùa sinh trưởng, cây hồng của bạn sẽ có lượng nitơ tăng cường cần thiết. Bạn chỉ cần làm điều này một lần vào mùa sinh trưởng của hoa hồng. Phương pháp này được đánh giá là ổn và rủi ro của việc bón phân quá mức là không lớn. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn vẫn nên ủ bã cà phê trước khi sử dụng
Sử dụng quá nhiều bã cà phê làm phân bón có gây hại cho cây?
Lý do và nhiều lần được nhấn mạnh là phải sử dụng bã cà phê điều độ là vì quá nhiều nitơ sẽ gây cháy rễ cho hoa hồng của bạn. Điều này tương tự với bất kỳ loại phân bón nào khác mà bạn đang sử dụng. Lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ gây tích tụ khoáng chất và dẫn đến ngộ độc.
Để giảm thiểu rủi ro này, bạn chỉ cần ủ bã cà phê trước để tạo ra sự kết hợp cân bằng giữa nitơ và carbon.
Bã cà phê có giúp loại bỏ kiến trên hoa hồng không?
Có thể bạn đã nghe nhiều người bàn tán về bã cà phê có thể đuổi kiến. Thực tế,, kiến có thể bị ngăn chặn bởi bã cà phê, nhưng hiệu quả không lâu dài.
Bạn cần phải thoa lại bã cà phê nhiều lần để ngăn kiến khỏi hoa hồng. Đặc biệt là bã cà phê có tác dụng đuổi kiến tốt nhất khi chúng vẫn còn ẩm ướt.
Như đã nhắc ở trên, thêm quá nhiều cà phê vào hoa hồng của bạn sẽ gây cháy rễ. Vì vậy việc thoa lại bã cà phê có thể dẫn đến dư thừa nitơ mà bạn không muốn.
Nhưng kiến không gây hại cho cây trồng của bạn như bạn nghĩ. Trên thực tế, chúng có thể có tác dụng hữu ích đối với khu vườn của bạn. Chúng có thể xử lý côn trùng, làm thoáng khí cho đất, cải thiện chất lượng đất qua chất thải của chúng,..
Tóm tắt những ý chính cần lưu ý khi sử dụng bã cà phê làm phân bón cho hoa hồng
Bã cà phê có thể được sử dụng tốt trong vườn hồng của bạn. Vì vậy lần sau khi bạn pha cà phê xong và bạn chuẩn bị vứt bỏ bã cà phê, tại sao không thêm nó vào đống phân ủ hữu cơ của bạn và sử dụng nó trên hoa hồng?
Nitơ là chất dinh dưỡng chính trong bã cà phê, vì thế hãy cẩn thận với lượng bạn thêm vào đất nếu bạn đang sử dụng bã cà phê mà không ủ phân trước.
Chỉ bón vào mùa sinh trưởng (tốt nhất nên bón một lần vào đầu mùa xuân) và nhớ rằng bã cà phê không cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho hoa hồng của bạn và nó không thay thế chế độ bón phân thông thường.
Nên Hay Không Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Hoa Hồng?
Phân bón lá cho hoa hồng là gì?
Cây hấp thụ dinh dưỡng qua hai con đường đó chính là qua bộ rễ và bộ lá, trong đó bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây. Vậy thì có nên sử dụng phân bón lá cho hoa hồng hay không? Nếu dùng thì khi nào cần dùng và dùng phân bón lá cho hoa hồng như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi của nhiều bạn, bài này mình chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón lá cho hoa hồng tại vườn mình.
Chat ngay với chuyên gia
Trước đây những năm 2013 và năm 2014 khi vườn mình chủ yếu là hoa hồng cổ chứ chưa có nhiều hoa hồng ngoại và hoa hồng leo như bây giờ, mình chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng qua bộ rễ, hoa hồng vẫn cho năng suất cao và phẩm chất hoa rất tốt. Duy chỉ có một trường hợp đó là những cây hồng cổ đại thụ được đánh rễ và đai bầu đem về vườn trồng vào những thống và chậu rất to, sau tầm một tháng là cây bật mầm trở lại, tuy nhiên bộ rễ đã bị xăm đi nhiều, chưa phát ra nhiều rễ nhánh, lông hút chưa nhiều nên bộ rễ còn yếu, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây còn hạn chế nên mình mới sử dụng phân bón lá cho đợt chồi nụ đầu tiên đó.
Dùng phân bón lá cho hoa hồng mới trồng
Bắt đầu sang năm 2015 mình bắt đầu đẩy mạnh khai thác các loại hoa hồng cổ. Mỗi tháng mình đưa về hàng trăm gốc hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng, cộng với việc năm 2015 mình bắt đầu đưa hàng rễ trần Trung Quốc với số lượng lớn về, nhu cầu sử dụng phân bón lá cho hoa hồng là rất cần thiết, nên mình đã nghiên cứu cẩn thận về phân bón lá và sau đó cũng áp dụng một chế độ sử dụng định kỳ phân bón lá đối với vườn của mình luôn.
Chat ngay với chuyên gia
Dùng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Tác dụng của việc sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
Trong quá trình sử dụng mình thấy việc sử dụng phân bón lá có những ưu điểm sau:
+ Hiệu suất sử dụng rất cao, theo nghiên cứu thì lên đến 95%. Trong khi sử dụng phân bón hấp thụ qua rễ thì hiệu suất chỉ đạt từ 40 – 50%. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
+ Thời gian cây hấp thụ nhanh. Đáp ứng những yêu cầu cấp bách phải cung cấp dinh dưỡng cho cây ngay, nên rất linh hoạt.
Chat ngay với chuyên gia
+Thời gian cây hấp thu nhanh kết hợp với hiệu suất cây hoa hồng hấp thụ cao nên bạn sẽ thấy những chậu hồng của mình thay da đổi thịt ngay sau khi phun phân bón lá cho cây trong 1 2 ngày sau đó.
+Ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng thì thành phần dinh dưỡng của phân bón lá thường có các nguyên tố trung vi – lượng, các nguyên tố này tuy chỉ cần ít nhưng rất cần cho sự phát triển của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách cân đối.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rất tốt
Chat ngay với chuyên gia
Khi nào dùng phân bón lá cho hoa hồng là hiệu quả nhất?
+ Hoa hồng tại vườn mình đã có một chế độ bón phân rất cẩn thận, đảm bảo cho sự phát triển sinh trưởng mạnh và cân đối của cây, tuy nhiên với những ưu điểm nêu trên của phân bón lá, mình vẫn có một đợt phun phân bón lá cho vườn định kỳ một lần cho một chu kỳ lứa hoa ở vườn mình.
Chi tiết các bạn tham khảo tại bài viết này của mình: Quy trình bón phân cho hoa hồng
Thông thường chu kỳ lứa hoa hồng diễn ra khoảng 1 tháng rưỡi (tùy giống và tùy mùa thời tiết) từ lúc bắt đầu bấm tỉa lứa trước cho đến lúc hoa tàn, tuy nhiên việc bón phân, và việc bón phân bón lá phát huy tác dụng nhất trong việc bón thúc, nên trong giai đoạn cây đã châm chồi và đang tạo nụ (chú ý là nụ chưa mẩy) mình sẽ phun một đợt phân bón lá cho hoa hồng tại vườn của mình
+ Khi bộ rễ chưa khỏe để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ví dụ như việc mình phun phân bón lá cho cây rễ trần trong lần phát chồi đầu tiên. Hoặc cây hoa hồng cổ đại thụ siêu khủng được khai thác về và trồng vào thống, bộ rễ hồi phục và đâm rễ các rễ mới, nhưng cũng không đủ để đáp ứng cho cây.
Chat ngay với chuyên gia
+ Vì một lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động không hiệu quả, không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, như đất bị chai, giá thể trồng trong chậu quá chặt, nên bộ rễ hút dinh dưỡng nên kém…, rễ bị sâu bọ ăn, vi khuẩn, nấm bệnh xâm hại…
+ Kết hợp với phun thuốc trị bệnh cho cây, các bạn có thể tham khảo bài viết về trị bệnh trĩ của mình, bài viết đó mình đã sử dụng phun kết hợp thuốc trị trĩ và phân bón lá cho hiệu quả rất tốt mà lại tiết kiệm công phun, vì đằng nào cũng phải phun thuốc trị bệnh.
Còn lại trong những điều kiện bình thường thì vai trò chủ yếu của phân bón lá là để bón thúc, vào thời kỳ cây đang đâm chồi dài và tạo nụ thì mình tiến hành phun một đợt phân bón lá thì mình thấy cho hiệu quả rất tốt.
Sử dụng phân bón lá cho hoa hồng rễ trần
Một số nguyên tắc và chú ý khi sử dụng phân bón lá cho hoa hồng
+ Không phun phân bón lá cho hoa hồng khi vừa bón rễ xong, hoặc vừa phun phân bón lá xong là tưới phân bón qua rễ luôn.
+ Phun sáng sớm hoặc chiều mát, lúc trời không nắng to, không mưa, không có gió tránh bay phân lãng phí.
+ Tưới nước đầy đủ cho vườn trước khi phun vì phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đầy đủ nước.
Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng là các bạn thường hỏi mình hay sử dụng phân bón lá gì để phun cho hoa hồng, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón, bản thân mình cũng đã thử qua khá nhiều loại phân bón lá như Senca – Micro, Feti combo5, Haichioda, rong biển, senca – fos, TNC Fish, … Bản thân mình thấy mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng thì mình thấy chế phẩm sinh học Rabbit và Trichoderma Bacillus là hiệu quả nhất và rất an toàn đối với người sử dụng.
– Phân bón hữu cơ vi sinh Rabbit là một loại dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp được chiết xuất từ các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ trong tự nhiên như: rêu, tảo biển, cá, đỗ tương, humix và một số các loại vật liệu khác. Được chiết xuất và phân hủy nhờ vào các loài vi sinh vật (VSV).
Chat ngay với chuyên gia
Hotline: 0889098986
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Rabbit
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
– Trichoderma Bacillus cung cấp đa dạng các loài nấm và vi sinh vật (VSV) có lợi cho đất và cây trồng, làm gia tăng mật độ tạo sự áp đảo, gây cô lập và ức chế các loại nấm và vi khuẩn có hại. Hiệu quả cao và bền vững khi dùng với phân hữu cơ, vốn là nguồn thức ăn cho các loài VSV.
Phân bón lá cho hoa hồng – chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus
Comments
Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Cho Cây Trồng Trong Nhà
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ hay còn được gọi là phân bón tự nhiên, đây là một loại phân bón được hình thành từ than bùn, lá và cành cây… Nói đúng hơn, phân bón hữu cơ được tạo nên bằng việc tận dụng những chất thải sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày.
Đối với phân bón hữu cơ, các chất dinh dưỡng sẽ không có ngay lập tức để rễ cây hấp thụ mà cây trồng lại chỉ có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đã bị vi sinh vật trong đất phân huỷ và chuyển dần thành dạng chất khoáng.
Cho nên, các loại phân bón hữu cơ giải phóng chất dinh dưỡng cho cây chậm hơn so với phân bón hoá học. Trong nhiều trường hợp, hai thuật ngữ “hữu cơ” và “tự nhiên” được sử dụng thay thế cho nhau.
Nhiều loại phân bón tự nhiên rất tốt cho trang trại và vườn tược nhưng lại không được sử dụng cho cây trồng trong nhà vì chúng gây nên mùi không dễ chịu cho lắm.
Tái chế phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
Phân bón tự nhiên cho cây trồng trong nhà có thể đơn giản chỉ là sử dụng chất thải nhà bếp hay rác thải sinh hoạt để nuôi cây. Bạn hoàn toàn có thể tái chế chúng thay vì mua các loại phân bón tổng hợp ở bên ngoài với giá thành đắt đỏ.
Rác thải sinh hoạt sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí lớn trong quá trình chăm sóc cây. Hơn nữa, cảm giác tự mình tái chế và tạo ra những chất dinh dưỡng cho cây chắc hẳn sẽ rất tuyệt vời.
Bã cà phê đã qua sử dụng có thể được trộn với đất bầu, dùng làm phân trộn hoặc bạn có thể làm phân bón cà phê lỏng bằng cách ngâm chúng trong nước trong vòng một tuần. Bã cà phê có hàm lượng nitơ cao, nhưng tương đối ít kali và phốt pho, vì vậy sẽ tốt hơn cho các loại rau ăn lá.
Vỏ trứng vừa cung cấp canxi và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật lại vừa giảm độ chua cho đất, vỏ trứng có thể là giải pháp thay thế cho vôi nông nghiệp.
Với vỏ trứng sau khi đã không còn sử dụng nữa, bạn có thể nghiền nát và trộn chúng vào bầu đất trong quá trình trồng cây. Sau một thời gian ngắn, vỏ trứng sẽ tạo ra những chất dinh dưỡng tất yếu giúp cây sinh trưởng cũng như phát triển tươi tốt.
Vỏ chuối chứa một hàm lượng kali cao cũng như một lượng nhỏ nitơ, photpho và magie để tạo thành một loại phân bón tự nhiên cho cây trồng. Bạn có thể đặt vỏ chuối trực tiếp lên đất hoặc cắt thành những miếng nhỏ trộn với bầu đất.
Bên cạnh đó, xay nhuyễn vỏ chuối với nước rồi đổ lên đất trồng cây cũng là một giải pháp không tồi. Vỏ chuối sẽ phân hủy từ từ, giải phóng các chất dinh dưỡng quan trọng vào đất để cây trồng của bạn hấp thụ.
Bã trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời để bón cho các loại cây trồng ưa chua như Thu Hải Đường và Tử Linh Lan. Axit tannic trong lá trà làm giảm độ pH và nồng độ chất dinh dưỡng cao đảm bảo cây trồng trong nhà của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Trà xanh đã pha hai lần có thể được sử dụng trực tiếp trên cây nhà sau khi đã nguội hoặc bạn có thể ủ lá và bã trà xanh để sử dụng cho sau này.
Nếu bạn đang có một hồ cá ngay tại nhà thì đây chính là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng tuyệt vời. Nước thải rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên từ thức ăn phân hủy của cá và chất thải của cá.
Khi thay nước cho bể cá, bạn có thể bón trực tiếp chất này vào đất để cây trồng trong nhà sử dụng. Trong tự nhiên, thực vật trong và xung quanh ao sẽ xử lý và tận dụng chất thải nitơ do cá tạo ra, giúp cây phát triển và lọc, làm sạch nước cho cây. Đây cũng là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.
Lợi ích của phân bón hữu cơ đối với cây trồng
Nhẹ nhàng và an toàn: Vì phân bón tự nhiên không quá đậm đặc và chúng cần thời gian để phân huỷ cho nên nguy cơ cây bị cháy xém được giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, sử dụng phân bón hữu cơ sẽ hạn chế tối đa tình trạng muối độc hại tích tụ trong đất hoặc rửa trôi trong mạch ngầm.
Thân thiện với môi trường: Phân bón tự nhiên không những thân thiện với môi trường mà còn bảo vệ sức khoẻ con người đặc biệt là những ai trực tiếp bón phân cho cây.
Tốt cho đất: Phân bón hữu cơ cải thiện cấu trúc của đất, tăng độ thoáng khí, tăng cường khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng, thúc đẩy hệ sinh thái vi sinh vật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Bã Trà Làm Phân Bón Có Tốt Cho Cây Trồng Trong Nhà Hay Không? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!