Xu Hướng 5/2023 # Sản Xuất Thành Công Chế Phẩm Sinh Học Trừ Rầy Nâu Hại Lúa # Top 13 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Sản Xuất Thành Công Chế Phẩm Sinh Học Trừ Rầy Nâu Hại Lúa # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Sản Xuất Thành Công Chế Phẩm Sinh Học Trừ Rầy Nâu Hại Lúa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rầy nâu là loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với lúa, có tốc độ sinh trưởng nhanh và thời gian gây hại dài. Ngoài việc hút dịch nhựa gây hại lúa, rầy nâu còn là vật môi giới truyền các loại vi-rút gây bệnh trên lúa như vàng lùn, lùn xoắn lá… Vụ mùa năm 2009, dịch vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu gây hại đã lây truyền tại hầu hết diện tích lúa ở cả 10 huyện, thành phố. Theo thống kê của Sở NN và PTNT, đã có hơn 15 nghìn ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 6.700ha không cho thu hoạch, thiệt hại lớn về kinh tế cho nông dân. Việc phòng trừ rầy nâu hết sức khó khăn do rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa kháng rầy, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và nhanh chóng hình thành các nòi sinh học với khả năng chống chịu và thích nghi cao, như có thể tăng khả năng sinh sản và sống sót của rầy nâu khi tiếp xúc với một số loại thuốc có hàm lượng protein, axit amino và sucrose. Đặc biệt trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, rầy không cánh xuất hiện với tỷ lệ cao, khi gặp điều kiện bất lợi, xuất hiện rầy có cánh tỷ lệ lớn và chúng có thể phát tán sang những vùng khác và tiếp tục gây hại. Việc sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy nâu cũng như các loại dịch hại có thể gây ô nhiễm môi trường sinh thái, sâu bệnh kháng thuốc… Để giúp nông dân giải quyết khó khăn này, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN (Sở KH và CN) đã phối hợp với Viện BVTV (Bộ NN và PTNT) nghiên cứu thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa tại Nam Định” nhằm nâng cao hiệu lực chế phẩm; hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học trừ rầy nâu quy mô lớn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN (Sở KH và CN) kiểm tra giống chế phẩm trừ rầy nâu hại lúa.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất chế phẩm sinh học, khu nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị như: tủ cấy vô trùng, tủ sấy, tủ lạnh bảo quản hóa chất, máy cất nước… Đồng thời cử cán bộ đi học chuyên sâu về công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trừ rầy nâu tại Viện BVTV. Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trừ rầy nâu được áp dụng dựa trên kết quả nghiên cứu cơ chế tác động của bào tử nấm Lục Cương và Bạch Cương đối với các loại côn trùng gây hại lúa và rau màu. Theo đó, hai chủng nấm Lục Cương và Bạch Cương khi gặp cơ thể côn trùng sau 24 giờ sẽ nảy mầm mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin và phát triển thành các nhánh chằng chịt trong cơ thể côn trùng. Trong quá trình phát triển, nấm tiết ra các độc tố làm tiêu hao các tế bào bạch huyết và làm côn trùng chết. Khi chết trên cơ thể côn trùng cứng lại, phủ kín lớp phấn trắng hoặc xanh và tiếp tục phát tán các bào tử nấm trong không khí và trở thành nguồn bệnh cho các lứa côn trùng tiếp theo. Viện BVTV đã hỗ trợ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN nghiên cứu thực địa, xác định chủng nấm giống gốc phù hợp với điều kiện tự nhiên để đưa vào sản xuất giống cấp 1 trong ống nghiệm và giống cấp 2 trên môi trường gạo đã luộc, sấy khô và khử trùng đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó tiếp tục nhân sinh khối trong môi trường gạo và nuôi cấy thành bào tử. Sấy khô sinh khối đạt tỷ lệ độ ẩm còn 8%; đồng thời tiến hành tách chiết, thu bào tử tinh dưới dạng bột. Đây chính là chế phẩm dùng kháng rầy phục vụ sản xuất. Ngay sau khi sản xuất thành công chế phẩm, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã hoàn thiện quy trình sản xuất, quy trình sử dụng chế phẩm và chuẩn bị 3 tấn chế phẩm để triển khai ứng dụng, tiến hành xây dựng 3 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu tại xã Đại Thắng (Vụ Bản); xã Xuân Vinh (Xuân Trường) và xã Hải Toàn (Hải Hậu) trên tổng diện tích 17ha. Các mô hình thí nghiệm được xây dựng 3 phần rõ rệt gồm: diện tích ứng dụng chế phẩm; diện tích đối chứng không sử dụng chế phẩm và diện tích đối chứng có sử dụng các hóa chất BVTV theo truyền thống canh tác của người dân địa phương để người dân dễ đối chiếu, so sánh. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình về hiệu quả, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng chế phẩm. Trên cơ sở đó, chế phẩm kháng rầy phun cho lúa vào lúc chiều mát với lượng là 250 gram/sào, chia thành 2-4 lần/vụ. Khi sử dụng, chế phẩm kháng rầy được cho vào xô, bổ sung chất bám dính (dung dịch nước rửa bát khoảng 3-5ml) và 7-10 lít nước sạch, sau đó khuấy kỹ để lượng bào tử được giải phóng, tan đều trong nước. Dùng vải thưa để lọc lấy dịch phun, thêm 13-15 lít nước để phun cho 1 sào lúa. Phun ướt đều mặt lá sao cho dịch phun có thể tiếp xúc với sâu hại hoặc vị trí sâu thường gây hại nhiều nhất. Có thể phun chế phẩm kết hợp với thuốc trừ sâu, tuyệt đối không được phun cùng thuốc trừ bệnh. Nếu trên ruộng đã phun thuốc trừ bệnh thì phải đảm bảo thời gian cách ly mới được phun chế phẩm. Đối với rầy nâu trên đồng ruộng thường phát sinh 4 lứa/vụ. Sử dụng chế phẩm nấm có ích phun trừ rầy vào đầu lứa 2 và lứa 4 là thời điểm rầy có khả năng gây hại cao nhất cho lúa. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện rầy con mới nở (rầy cám) phải tiến hành phun ngay để nâng cao hiệu quả chế phẩm. Với cách làm này, ngay trong vụ xuân 2014, chế phẩm kháng rầy đã mang lại kết quả cao. Ở cả 3 mô hình, người dân chỉ phun chế phẩm tối đa 2 lần/vụ; tỷ lệ kháng rầy đạt 100% trên toàn bộ diện tích thí nghiệm, trong khi diện tích đối chứng và diện tích sử dụng phương pháp kháng rầy của địa phương bị nhiễm rầy từ 20-30%. Thành công bước đầu trong việc khống chế rầy nâu của chế phẩm sinh học do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN sản xuất với giá thành rẻ, quy trình sử dụng đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp và ô nhiễm môi trường đã tạo được niềm tin đối với bà con nông dân, mở ra hướng phát triển mới, đưa nhanh chế phẩm sinh học thay thế thuốc BVTV vào sản xuất. Đồng chí Phạm Văn Duyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thắng cho biết: Sau vụ đầu được sử dụng chế phẩm kháng rầy do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN cung cấp và thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật, hiệu quả phòng trừ thể hiện rõ rệt so với những diện tích khác, không sử dụng hoặc trừ rầy bằng các loại thuốc hóa học người dân đã yên tâm khi sử dụng chế phẩm. Địa phương mong tiếp tục được hỗ trợ mở rộng diện tích ứng dụng chế phẩm trong các vụ sau để khắc phục triệt để hiện tượng rầy nâu hại lúa gây tổn thất cho sản xuất.

Từ thành công bước đầu, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN đang tiếp tục mở rộng mô hình ứng dụng ở một số vùng sinh thái khác trên địa bàn; tổ chức tập huấn kiến thức cho bà con nông dân, hoàn thiện thiết bị sản xuất và quy trình công nghệ bảo đảm đủ điều kiện sản xuất chế phẩm sinh học trừ rầy nâu với công suất 1 tấn/mẻ với mật độ bào tử 108/gram, hiệu lực phòng trừ rầy nâu trên 75%. Đồng thời tiến hành các bước công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy trình công nghệ, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường tới tay người tiêu dùng, góp phần khắc phục khó khăn trong phòng, chống rầy nâu bảo vệ sản xuất./.

Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Diệt Rầy

Hiệu lực trừ rầy của chế phẩm sinh học trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Nghệ An hằng năm gieo trồng 2 vụ lúa với khoảng 180.000 ha lúa nước nên việc phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng luôn được quan tâm hàng đầu.

Rầy không chỉ gây hại trực tiếp cho cây lúa mà còn là vật trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam (hiện chưa có thuốc đặc trị).

Từ trước đến nay, để phòng trừ rầy bảo vệ lúa, các địa phương đều phải sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại. Vì thế ngoài việc diệt trừ đối tượng gây hại, thuốc BVTV hóa học còn tiêu diệt luôn cả thiên địch có lợi trên đồng ruộng và gây ô nhiễm môi trường, dư lượng tồn dư trong sản phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

Trước tình hình đó, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ứng dụng thành công thuốc BVTV bằng CNSH từ loài nấm xanh (hay còn gọi là nấm Lục Cương, nấm cứng xanh) thuộc ngành nấm bất toàn, bộ nấm Đĩa (Melanconiales), họ nấm Đĩa (Melanconiaceae), có tên khoa học là Metarhizium anisopliae var. Trong đó, một số tỉnh, TP như Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang… đã dùng nấm xanh phòng trừ rầy cho hiệu quả cao và hiện đã nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố.

Tại Nghệ An, từ năm 2011 đến nay, để hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng nấm xanh phòng trừ rầy hại lúa theo hướng sinh học, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và từng bước hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng (Hội KHKT Lâm nghiệp Nghệ An) đã đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và triển khai nghiên cứu ứng dụng nấm xanh và bước đầu đạt được kết quả.

Trong năm 2011, đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã bắt đầu triển khai công tác nghiên cứu nhân nuôi nấm xanh. Từ mẫu rầy bị bệnh nấm xanh thu thập được ngoài đồng ruộng, Trung tâm đã phân lập và tuyển chọn được giống thuần (giống gốc Na1).

Từ đó, nhân nuôi nấm sinh khối trên môi trường cấp II, cấp III bằng một số công thức môi trường khác nhau, nhờ đó đã lựa chọn được hai môi trường nhân nuôi nấm xanh đảm bảo chất lượng tốt.

Năm 2012 và 2013, Trung tâm chính thức đưa chế phẩm Metar-Na ra đồng ruộng khảo nghiệm trên cả 2 vụ ĐX và HT tại huyện Hưng Nguyên với liều lượng 3 kg + 320 lít nước/ha và phun 2 lần/vụ. Phun lần 1 vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, phun lần 2 vào giai đoạn lúa đòng già khi rầy tuổi nhỏ (tuổi 1 – 3). Hiệu lực trừ rầy trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Qua nghiên cứu, SX và ứng dụng thực tế trong 3 năm qua, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng Nghệ An đã xây dựng được quy trình SX nấm xanh đơn giản, rẻ tiền, sẵn có, rất phù hợp với hộ gia đình, nhóm hộ, HTX… Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương ứng dụng quy trình tự làm nấm xanh để quản lý rầy hại lúa.

Trung tâm tiếp tục khảo nghiệm chế phẩm Metar-Na trên diện rộng, tại hai huyện Đô Lương và Quỳnh Lưu. Nhưng tăng liều lượng nấm lên 4 kg + 400 lít nước/ha. Kết quả, hiệu lực trừ rầy tại mô hình xóm Toàn Mỹ, xã Hòa An, huyện Quỳnh Lưu (mật rầy từ 1.500 – 2.600 con/m2) đạt 74,98%; tại mô hình xóm 7 xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (mật độ rầy từ 1.400 – 2.900 con/m2) đạt 78,14%.

Điều đáng mừng là vụ ĐX 2013 trên diện tích đã khảo nghiệm không có rầy xuất hiện. Bước sang vụ HT mật độ rầy có phát sinh rải rác, nhưng nơi cao nhất cũng chỉ từ 17 – 155 con/m2.

Từ các mô hình khảo nghiệm trên, nhưng Trung tâm đã điều chỉnh theo hướng giữ nguyên liều lượng chế phẩm 3 kg/ha + 400 lít nước, phun bằng bình bơm tay đeo vai để phun chế phẩm kỹ hơn tăng khả năng tiếp xúc của nấm với rầy để tăng hiệu quả trừ rầy lên mức cao hơn.

Tại các mô hình khảo nghiệm chế phẩm được sử dụng đều dạng nấm tươi (khi hoàn thành quá trình nuôi cấy, đủ tiêu chuẩn là đem sử dụng – nuôi trong túi nilon từ 10 – 14 ngày sau khi cấy giống gốc) nên có ưu điểm là khả năng gây bệnh cho rầy nhanh, mạnh, nhất là khi điều kiện thời tiết phù hợp.

Điều đáng mừng là việc sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy hại lúa tại các mô hình đều không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc BVTV nào nên các loài thiên địch trên ruộng mô hình như nhện ăn thịt (Lycosa pseudoannulata), nhện lùn (Atypena formosana); bọ rùa đỏ (Micraspis sp), bọ rùa vàng (M.crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata); nhóm bọ xít có bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis), bọ xít nước (Mesovelia vitigera, bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)… phát triển mạnh đã góp phần tích cực vào việc tiêu diệt làm giảm mật độ rầy trên đồng ruộng và trở thành “những người bạn hữu ích của nhà nông”.

Nguyễn Văn Hội/ chúng tôi

Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học

23:10 – 02/05/2017

Công ty cổ phần Thanh Hà là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là sản xuất chế phẩm hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công ty đã hợp tác với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng nước ngoài có nền công nghiệp phát triển và nhiều nhà khoa học trong nước thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng hợp tác trên mọi lĩnh vực để áp dụng các thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ cao, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay vào sản xuất, đem lại sản phẩm chất lượng cao.

Chế phẩm KH, NH, AH, CH của công ty đã công bố chất lượng và đăng ký chất lượng tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng-Bộ Khoa học và Công nghệ. Được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu hàng hoá chất lượng lương thực, nông sản, đủ sức cạnh tranh xuất khẩu với các nước trong khu vực và thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí đầu tư, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và cũng là hướng phát triển nông nghiệp sạch của thế kỷ 21.

Do nhu cầu phát triển về nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới cho nông nghiệp nên công ty muốn đầu tư dự án vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc. Ngày 05 tháng 11 năm 2009, Tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc Công ty cổ phần Thanh Hà đã trình bày Đề xuất đầu tư dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học”. Mục tiêu của Dự án là nghiên cứu sản xuất các sản phẩm sinh học công nghệ cao, bán và xuất khẩu phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Tiến độ thực hiện dự án dự kiến khởi công vào ngày 1 tháng 12 năm 2009. Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1/12/2009 đến 1/4/2010, giai đoạn 2 từ 1/5/2010.

Đến dự buổi trình bày đề xuất đầu tư có TS. Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc và các Ông bà trong hội đồng khoa học thuộc Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các chuyên viên Ban Hỗ trợ Đầu tư, Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường.

Đại diện công ty cổ phần Thanh Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Anh Kết đã trình bày về công nghệ sử dụng trong sản xuất, tính khả thi của dự án, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của dự án khi được đi vào triển khai.

(Ông Nguyễn Anh Kết, chủ tích HĐQT, Tổng GĐ công ty Thanh Hà trình bày Dự án)

Thay mặt cho Ban quản lý TS. Nguyễn Văn Lạng hoan nghênh ý tưởng đầu tư của công ty cổ phần Thanh Hà, yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án để có thể thực hiện đúng tiên độ.

Các bài viết khác

Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Từ Vi Khuẩn Pseudomonas Sp.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacaerum gây ra thường có các triệu chứng biểu hiện ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất.

Việc dùng nhiều loại thuốc hóa học phòng chống bệnh trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất có ích. Dư lượng thuốc trừ sâu hóa học sẽ gây tác hại đối với sức khỏe con người, vật nuôi và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc sản xuất chế phẩm sinh học dùng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng tạo ra kháng sinh giúp kiểm soát vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây cà chua là rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Mô tả quy trình:

– Giống vi khuẩn P. putida ĐL7 được nhân giống trong môi trường King’s B đã được hấp khử trùng ở 121 0C trong 15 phút, nuôi cấy lắc 150 vòng/phút ở 28 0 C trong 48 giờ.

– Lên men chính: chuyển 5% giống cấp 1 vào bioreactor chứa môi trường NBRIP – rỉ đường (National botanical research institute’s phosphate – rỉ đường). Cài đặt, vận hành và duy trì các thông số cho hệ thống lên men (pH 7, DO 60-80%, nhiệt độ 28 0 C). Quá trình lên men được tiến hành trong 28 giờ.

– Trộn sinh khối vi khuẩn vào chất độn phân trùn quế đã được hấp khử trùng ở 121 0C trong 60 phút sao cho mật độ vi khuẩn trong chất độn trong khoảng 10 10 CFU/g. Ủ ở 28 0 C trong 3 ngày. Phơi đến khi độ ẩm đạt 15-20%.

+ Chế phẩm được đóng gói trong túi tráng bạc và bảo quản ở nhiệt độ 30 ± 2 0 C.

Quy trình cho phép tạo ra chế phẩm sinh học từ vi khuẩn P. putida ĐL7, có khả năng đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum trong điều kiện nhà màng. Sau 6 tháng bảo quản, mật độ vi khuẩn P. putida ĐL7 trong chế phẩm là 2,76 x 10 8 CFU/g, độ ẩm 18,14% và hoạt tính đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum vẫn giữ ổn định (8 ± 0,2 mm).

Liều lượng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn P. putida ĐL7 là 3 g/cây có thể xem là mức tối thiểu mang lại hiệu lực phòng ngừa bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây ra trên cây cà chua (khoảng 65%).

Lam Vân (CESTI)

Cập nhật thông tin chi tiết về Sản Xuất Thành Công Chế Phẩm Sinh Học Trừ Rầy Nâu Hại Lúa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!