Bạn đang xem bài viết Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay, bà con đang đứng giữa ma trận về phân bón hữu cơ với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu tên gọi, công dụng, thành phần,… khác nhau. Nên bà con cần phải nắm rõ, hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đưa ra lựa chọn thông minh, lựa chọn những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp với loại cây trồng bà con đang canh tác để đạt hiểu quả cao trong canh tác nông nghiệp.
I.Phân bón hữu cơ là gì?
Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.
II.Phân loại phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:
Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.
1.Phân bón hữu cơ truyền thống
Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
a.Phân chuồng
Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.
Ưu điểm: Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.
Nhược điểm:
Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.
Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Phân chuồng được lấy từ phân và nước tiểu gia súc
b.Phân xanh
Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất. Ưu điểm: Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn. Nhược điểm: Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
Lá và cây tưởi được ủ để làm phân xanh Nguồn:tuysonvien.blogsport
c.Phân rác
Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,…. Ưu điểm: Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng. Nhược điểm: Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
Rơm rạ để ủ thành phân rác
d.Than bùn
Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất. Nhược điểm: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
2.Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân bón hữu cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp
a.Phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,….. Ưu điểm: Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón. Nhược điểm:
Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….
Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
b.Phân bón hữu cơ sinh học
Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ. Ưu điểm:
Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…
Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học – sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất.
Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại.
Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.
Nhược điểm: Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người.
c.Phân bón hữu cơ vi sinh
Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%. Ưu điểm: Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích. Nhược điểm: Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học. d.Phân bón hữu cơ khoáng
Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K). Ưu điểm: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao. Nhược điểm: Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.
Kinh Doanh, Sản Xuất Phân Bón Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào?
Tôi thấy báo chí đăng thông tin về nhiều vụ mua bán, sản xuất phân bón giả. Việc làm này sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Hưng (Thái Bình)
Tại Điều 7 quy định hành vi sản xuất phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng bị xử lý hành chính là phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Tại Điều 10 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng bị xử lý hành chính phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Hình phạt bổ sung đối với hai hành vi nêu trên là tịch thu và tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả, chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 15 quy định: “Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công phân bón, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định này nếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30 triệu đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Về xử lý hình sự, Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi đối với người có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả thì tùy vào từng trường hợp, từng tình tiết, người này có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 20 năm và bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo danviet.vn
Xử Lý Nghiêm, Kịp Thời Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Thời gian qua, cử tri nông dân trong tỉnh phản ánh tình trạng phân bón giả, kém chất lượng được buôn bán tràn lan, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và cuộc sống của một bộ phận nông dân.
Cử tri còn phản ánh, khi người dân phát hiện có dấu hiệu mua phải phân bón kém chất lượng, nghi ngờ phân bón giả nên đã báo thông tin đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, quá trình xử lý vụ việc rất chậm, không quyết liệt, khiến nông dân bức xúc.
Cụ thể như vừa qua, Báo Tây Ninh phản ánh trường hợp ông Ðặng Văn Thành (sinh năm 1963, ngụ ấp Rộc A, xã Thạnh Ðức) có mua 1.250kg phân NPK cao cấp loại 20-20-15+TE, do một doanh nghiệp ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất.
Sở NN&PTNT vừa công bố danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2018, trong đó có nhiều trường hợp buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không có giá trị sử dụng, công dụng…
Cụ thể, các trường hợp buôn bán phân bón không có giá trị sử dụng, công dụng gồm: đại lý Tín Nghĩa 2 (xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu); đại lý Bình Minh (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu); đại lý Hiệp Kiều (xã Phan, huyện Dương Minh Châu); đại lý Diễm Phúc (xã Hưng Thuận, Trảng Bàng); đại lý Năm Bi (xã Đồng Khởi, Châu Thành).
Các trường hợp buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng như đại lý Minh Trung, đại lý Trung Kiên (xã Tân Hưng, Tân Châu); đại lý Năm Bi (xã Đồng Khởi, Châu Thành).
Đại lý Năm Bi (xã Đồng Khởi, Châu Thành), đại lý Diễm Phúc (xã Hưng Thuận, Trảng Bàng) còn buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giá trị sử dụng, công dụng.
Ông Thành mua số phân bón trên từ tháng 8.2017 tại đại lý phân bón P.V, ấp Ðá Hàng, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.
Sau khi bón phân cho ruộng mía hơn 2 tháng, ông Thành phát hiện hạt phân vẫn gần như còn nguyên vẹn, không tan.
Trong khi ruộng mía còi cọc, vàng úa, kém phát triển. Phân bón kém chất lượng đã gây thiệt hại nặng nề cho vụ sản xuất mía vừa qua.
Ngay khi phát hiện vụ việc, ông Thành thông báo cho Hội Nông dân xã Thạnh Ðức biết. Hội Nông dân xã cử người xuống ruộng mía nhà ông Thành ghi nhận và lấy mẫu phân bón gửi về cơ quan Hội cấp trên cùng văn bản kiến nghị xử lý từ cuối năm 2017.
Từ thực trạng buôn bán, xử lý phân bón giả như đã nêu, cử tri kiến nghị ngành chức năng trong tỉnh cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý việc kinh doanh phân bón trên địa bàn để người dân an tâm sản xuất.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 27.6.2018, Ðội Quản lý thị trường số 1 đã cử đoàn công tác làm việc với ông Trương Anh Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Ðức và ông Nguyễn Thành Hay- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gò Dầu.
Ông Dũng cho biết, ngày 2.12.2017, Hội Nông dân xã Thạnh Ðức có nhận được phản ánh của ông Ðặng Văn Thành về việc mua và sử dụng nhằm phân bón kém chất lượng. Ngày 3.12.2017, Hội Nông dân xã gửi văn bản báo cáo, kiến nghị Hội Nông dân huyện Gò Dầu phối hợp với các ngành chức năng xử lý.
Ngày 4.12.2017, Hội Nông dân huyện Gò Dầu gửi văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh để có hướng giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết từ Hội Nông dân tỉnh.
Từ khi phát sinh vụ việc đến nay, Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã cũng không thông báo phản ánh của ông Ðặng Văn Thành về vụ việc nêu trên đến Chi cục Quản lý thị trường, Ðội Quản lý thị trường số 1 để được phối hợp xử lý.
UBND tỉnh cũng cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong quản lý vật tư nông nghiệp.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, Chi cục Quản lý thị trường đã đưa nội dung kiểm tra đối với mặt hàng này trong kế hoạch hằng năm, định kỳ hàng tháng. Chi cục cũng liên tục chỉ đạo các Ðội Quản lý thị trường theo dõi, quản lý địa bàn về các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ðể góp phần quản lý chặt chẽ việc kinh doanh phân bón trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo các Ðội Quản lý thị trường thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: phải theo dõi, nắm chắc quản lý địa bàn các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón có dấu hiệu vi phạm để kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như kinh doanh phân bón nhập lậu, phân bón giả, kém chất lượng và các vi phạm khác trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
Mới đây, ông Đặng Văn Thành (xã Thạnh Đức, người mua nhằm phân bón kém chất lượng) cho biết, sau khi Báo Tây Ninh phản ánh vụ việc, phía nhà sản xuất phân bón trên đã cử người liên hệ với gia đình ông để thoả thuận việc bồi thường thiệt hại.
Theo ông Thành, đại diện nhà sản xuất và gia đình ông đã trao đổi, thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho người mua phải phân bón kém chất lượng có điều kiện tái sản xuất. Dù vậy, hiện gia đình ông Thành vẫn chưa được bồi thường.
Phía nhà sản xuất cho biết, sản phẩm phân bón của doanh nghiệp này có mặt ở Tây Ninh đã nhiều năm, mỗi năm tiêu thụ hàng chục ngàn tấn nhưng chưa bao giờ “bị tai tiếng gì”. Việc ông Thành mua nhằm phân bón kém chất lượng, phía nhà sản xuất cho rằng, nếu đúng là sản phẩm của họ (vì không có cơ sở để kết luận) thì đây là sự cố ngoài ý muốn, có thể do lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Do đó, nhà sản xuất sẽ tích cực hợp tác với người sử dụng phân bón kém chất lượng để giải quyết thoả đáng vụ việc.
ÐÌNH CHUNG
Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ
Kinh doanh phân bón vô cơ
I.Căn cứ pháp lý:
– Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP
– Điều 13 Thông tư 29/2014/TT-BCT
II.Điều kiện để kinh doanh phân bón vô cơ
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.
3. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.
4. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.
5. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
6. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
7. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định pháp luật.
III.CƠ QUAN THỰC HIỆN
Bộ công thương
Bạn có những thắc mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.
Công ty luật TNHH Việt Nga – VALAW
Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại : 09.345.966.36
Cập nhật thông tin chi tiết về Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!