Xu Hướng 6/2023 # Rau Chân Vịt – Hay Còn Gọi Là Rau Bó Xôi Nhiều Dinh Dưỡng # Top 14 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Rau Chân Vịt – Hay Còn Gọi Là Rau Bó Xôi Nhiều Dinh Dưỡng # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Rau Chân Vịt – Hay Còn Gọi Là Rau Bó Xôi Nhiều Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây rau chân vịt (rau bó xôi) nhiều dinh dưỡng

Rau chân vịt là một loại rau được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là rau chân vịt là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với người thiếu máu, và các bà mẹ mang thai…

Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt

Đặc điểm cơ bản của rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như rau cải bó xôi, rau pố xôi, bố xôi, rau nhà chùa, bắp xôi, rau bina, có tên khoa học là Spinacia oleracea, thuộc họ rau dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc bắt nguồn ở miền Trung và Tây Nam Á. Rau chân vịt là một loại cây hàng năm, thânthuộc dạng thân thẳng, thân cây nhẵn, mọc thẳng đứng, ít có khả năng phân cành. Lá gồm có cuống lá và một phiến lá. Phiến lá có hình tam giác, có hình lưỡi mác.

Hoa thuộc dạng hoa đơn tính, có màu vàng.

Công dụng của rau.

Trong cải bó xôi giàu các chất dinh dưỡng như sắt và vitamin C, có tác dụng bổ máu, viatmin C có tác dụng hòa tan ở trong dịch ruột và hệ tiêu hóa. Không những thế, cải bó xôi còn chứa axit Folic, hỗ trộ trong việc điều trị thiếu máu, bổ dưỡng cho những người thiếu máu và các bà mẹ mang thai. Cải bó xôi còn là một thực phẩm tốt nhất dành cho các bé trong thời kỳ ăn dặm.

Cây cải bó xôi phát triển rất tốt, nhanh

Món ngon từ cải bó xôi tuyệt vời, đặc biệt có nhiều dinh dưỡng

Cải bó xôi còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh tăng huyết áo, hạ mỡ máu, chống ung thư tiền liệt tuyến …

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt.

– Thời vụ

Thời gian thích hợp nhất để trồng cải bó xôi đó là từ tháng 10 đến tháng 11, có thể trồng vụ sớm vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, hoặc có thể trồng muôn vào cuối tháng 12 đễn tháng 1.

– Đất đai

Đất trồng cải bó xôi nên là đất thịt nhẹ có thể là đất cát pha, yêu cầu đất phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, giàu mùn,có khả năng thoát nước tốt, pH 6-8.

Đất trồng cải bó xôi nên là đất thịt nhẹ

– Xử lý hạt giống

Ngâm hạt vào trong nước ấm, theo công thức 2 sôi 3 lạnh, để loại bỏ các tạp chất, đồng thời kích thích hạt nảy mầm. Sau khi ngâm được từ 3 đén 4 giờ đồng hồ, vớt hạt và rửa bằng nước sạch.

Gieo hạt hoặc gieo thành luống

– Phương thức gieo hạt

Có thể gieo hạt bằng hai phương thức, gieo hạt hoặc gieo thành luống, tùy điều kiện mà có thể có các cách gieo hợp lý với không gian nhà bạn.

– Tưới nước

Tùy vào điều kiện thời tiết mà có thể cung cấp nước cho cây, thường xuyên giữ ẩm cho cây nhất là sau khi cây đã mọc, có thể tưới 1-2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Bón phân

Có thể bón thúc cho cây bằng phân ure, sau khi cây được từ 10 đến 15 ngày, bón thúc 1 tuần 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Thu hoạch

Khi cây có từ 5 đến 7 lá ( sau khi trồng từ 35-40 ngày), có thể tiến hành thu hoạch, bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Rau chân vịt – Hay còn gọi là rau bó xôi nhiều dinh dưỡng

1

(20%)

1

vote[s]

(20%)vote[s]

Lan Hài Xanh Hay Còn Gọi Là Lan Hài Mã Lị

Lan hài xanh – Paphiopedilum malipoense là một loài lan hài thuộc Họ Phong lan. Lan hài nở hoa vào mùa Xuân và có một hoa mỗi cụm. Cây này phân bố ở các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam của Trung Quốc cũng như tại miền Bắc Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có loại lan hài xanh này.

Lan hài xanh hay còn gọi là lan hài mã lị – Paphiopedilum malipoense

Tên Việt Nam: Lan hài malipo, lan hài xanh hay còn gọi là lan hài mã lị Tên Latin: Paphiopedilum malipoense Đồng danh: Paphiopedilum malipoense S.C. Chen & Z.H. Tsi, 1984. Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Lớp (nhóm): Lan đất

Lan hài xanh hay còn gọi là lan hài mã lị

Đặc điểm nhận dạng: Cây lâu năm, có 4 – 6 lá, xếp thành 2 dãy; thân rễ mập, đường kính đến 2 – 3,5 mm, khá dài. Lá hình thuôn hay bầu dục hẹp, cỡ 10 – 16 x 2,5 – 5 cm, dài, ở mặt trên có những khoang màu lục nhạt – lục thẫm xen kẽ nhau, mặt dưới có nhiều chấm màu nâu – tía. Cụm hoa có cuống mảnh và dài đến 30 – 50 cm, có lông, thường mang 1 hoa ở đỉnh. Hoa có mùi thơm dịu, thường màu lục nhạt với mạng gân mảnh hay chấm thưa màu hạt lựu – tía, rộng đến 8 – 12 cm. Lá đài ở gần trục hoa từ hình trứng rộng đến bầu dục, cỡ 4 – 7 x 1,8 – 4,5 cm; lá đài kia từ hình trứng rộng đến trứng – mũi mác, cỡ 3,8 – 5,3 x 2,4 – 4,8 cm; cánh hoa hình trứng, cỡ 4 – 7 x 3,4 – 5 cm, có lông màu trắng; môi là túi gần hình cầu, to, cỡ 4,5 – 6,5 x 3,8 – 5,4 cm, mép cuốn vào trong; nhị lép lồi, hình trứng thuôn – rộng, cỡ 13 – 14 x 11 – 13 mm. Trong loài này phân biệt ra 3 thứ: var. malipoense, var. jackii (H.S. Hua) Aver. và var. hiepii (Aver.) P.J. Cribb khác nhau ở hình dáng của cánh hoa và màu sắc của chóp nhị lép.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3 – 4. Tái sinh bằng thân rễ và hạt. Mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng và hỗn giao cây lá rộng – cây lá kim trên núi đá vôi, ở độ cao 400 – 1450 m, trong các khe nứt hay hốc đất ẩm, ít đất ở các vách trên sườn và gần đỉnh núi.

Phân bố: Trong nước: Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang (Quản Bạ: Cán Tỷ), Cao Bằng (Trà Lĩnh: Quốc Toản), Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Lũng: Hữu Liên), Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò và Hang Kia), Thanh Hóa (Bá Thước) và Quảng Bình (Minh Hóa: Thượng Tiến), Kontum. Trong 3 thứ kể trên thì var. malipoense có sự phân bố rộng nhất và gặp từ 450 đến 1450 m, còn 2 thứ kia chỉ mới gặp ở một hai điểm của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, và chỉ ở độ cao 450 – 650 m. Thế giới: Trung Quốc.

Loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của thảo tập. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11 tháng 11 năm 1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc .

Nhưng theo Averyanov thì các cây lan mà người Trung Quốc bán ở Hồng Kông từ những năm 1988 1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở cách thành phố Malipo của Trung Quốc 22km về phía đông, gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía Đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì có hoa to đẹp và nhất là có màu lục rất hiếm.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố không hẹp, nhưng có nơi cư trú bị chia cắt rải rác và số lượng cá thể vốn rất ít, trong vài năm gần đây lại bị thu hái đến ồ ạt để xuất khẩu lậu qua biên giới cùng với môi trường sống bị phá hủy và nạn lửa rừng nên đang bị tuyệt chủng. Số phận của những cây còn sót lại rất rải rác ở các khe núi khuất và dốc đứng cũng rất mong manh.

Phân hạng: EN A1a,c,d+2d.

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại. Cần bảo vệ trong các Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Na Hang, Pà Cò – Hang Kia. Nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 465.

Paphiopedilum malipoense var.angustatum ( Vân Nam – Trung Quốc). Hemicr. Paphiopedilum malipoense var. jackii (Đông Nam Vân Nam, Bắc Việt Nam). Hemicr. Paphiopedilum malipoense var.hiepii Paphiopedilum malipoense var. malipoense (Đông Nam Vân Nam, Tây Nam Quý Châu, Tây Nam Quảng Tây (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam). Hemicr. Paphiopedilum malipoense var.concolor Paphiopedilum malipoense var.aureum Paphiopedilum malipoense var. alba hoa xanh lá cây nhạt

Cây Tiểu Quỳnh Hay Còn Gọi Là Nhật Quỳnh, Là Loài Hoa Đa Dạng Về Màu Sắc

Là cây ưa bóng râm thích hợp làm cây nội thất, cây thường được trồng vào chậu treo hoặc chậu để bàn. Cây tiểu quỳnh cùng họ với xương rồng nên còn có ý nghĩa trừ tà mang đến cảm giác bình yên thoải mái hơn.

Với những người yêu hoa nhưng lại không có thời gian chăm sóc cũng như không biết cách chăm sóc thì cây tiểu quỳnh là sự lựa chọn tốt nhất. Vì tiểu quỳnh là cây cùng họ với xương rồng nên rất dễ chăm sóc đã vậy cây còn có khả năng chịu hạn tốt. Cây tiểu quỳnh mọc thành bụi nhỏ, gốc hóa gỗ mập, thân dẹp, có hoa ở đỉnh. Hoa có rất nhiều màu để bạn lựa chọn, như là màu đỏ, hồng, trắng, tím, xanh, vàng cam. Ngoài ra cây được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm vì hoa nở vào ban đêm và nở được nhiều ngày vẫn chưa tàn. Cây tiểu quỳnh nở hoa vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Là cây dạng rủ nên thường được trồng làm chậu treo trang trí ban công, cửa sổ hay đặt trong phòng khách. Vào dịp cuối năm, đầu năm mới cũng là lúc hoa đẹp nhất nên có ít nhất một chậu đặt trong nhà sẽ mang lại cảm giác ấm áp, yên bình bởi sắc hoa này mang lại.

Hình thái: Cây tiểu quỳnh hay còn gọi là nhật quỳnh, là loài hoa đa dạng về màu sắc. Thân dẹp màu xanh, có 2 cánh, mép khia răng, thắt lại ở đốt, phân cành nhiều. Cây mọc thành bụi, có hoa ở đỉnh với tràng hoa uốn ra ngoài. Hoa thường có màu hồng, màu đỏ, màu trắng và còn nhiều màu khác nữa. Cây tiểu quỳnh là cây lai giữa hoa quỳnh hương và thanh long nhưng khác với hoa quỳnh hương hoa tiểu quỳnh có nhiều màu, tuy không thơm nhưng nở nhiều ngày chưa tàn. Hoa nở vào ban đêm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Điều kiện sống: Cây không ưa sáng, thích nơi bóng râm, độ ẩm cao, đặc biệt cây tiểu quỳnh này không chịu được rét. Nhiệt độ lý tưởng của cây là 25℃. Vì vậy có thể trồng trong chậu treo ở ban công, mái hiên cạnh cửa sổ hoặc trồng chậu để trang trí phòng khách cũng rất đẹp.

Chăm sóc: Cây phải được trồng trong đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Đối với cây tiểu quỳnh nên dùng phân hữu cơ để bón lót. Và vào thời điểm trước khi ra hoa nên bổ sung thêm ít phân lân để cây ra hoa nhiều và đẹp hơn. Sau khi hoa nở thì hạn chế tưới nước và nếu thời tiết lạnh phải đem cây vào nhà để cây sống tốt. Là cây sống lâu năm, cây tiểu quỳnh chịu khô hạn rất tốt, dù không chăm sóc cây vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó cần chăm sóc thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây.

Nhân giống: Bằng cách giâm thân hoặc ghép. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là thời điểm thích hợp để giâm thân cây tiểu quỳnh trong đó mùa thu là tốt nhất. Để giâm, bạn cắt vài đốt thân cây rồi hong khô 1-2 ngày, sau đó cắm vào đất cát tơi xốp và tưới ít nước. Cách khoảng 3-5 ngày thì tưới nước 1 lần, sau 1 tháng chăm sóc đều dặn cây sẽ ra rễ và nảy chồi mới. Nếu muốn ghép cây tiểu quỳnh thì nên ghép vào mùa xuân hoặc thu và chọn thân cây thanh long hay xương rồng để ghép. Dùng dao đã khử trùng cắt ngang thân cây chủ rồi cắt hình chữ V, sau đó chọn cành cây tiểu quỳnh có độ tuổi trung bình (không non cũng không già, gồm 2 đốt), lưu ý là thân cành cây tiểu quỳnh ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sau khoảng 2-3cm. Rồi lấy tấm nilon buộc chặt, để nơi mát tránh mưa. Không nên tưới nước nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống. Cây được ghép sẽ có hoa đẹp, sinh trưởng nhanh hoa nhiều, thường nở hoa trong năm.

Bệnh Héo Úa Hay Còn Gọi Bệnh Chết Chậm

Nguyên nhân do nấm Fusarium oxysporum schlecht gây ra, cây lan sẽ từ từ héo rũ, tàn úa, lá nhăn nheo teo tóp như bị thiếu nước.

Nấm nằm trong các MẠCH GỖ (Xylem vận chuyển nước và các chất vô cơ hòa tan trong đó từ rễ đi lên các lá) và MẠCH RÂY (Libe (phloem) vận chuyển các chất hữu cơ hòa tan đi khắp thân cây)) của cây lan. Chúng đi theo các dòng chảy dinh dưỡng và nước trong rễ, thân và lá cây lan.

Nấm này có thể lây vào một cây lan khác qua đường rễ, qua dụng cụ cắt tỉa rễ không vệ sinh vô trùng. Cây lan sẽ từ từ héo rũ, tàn úa, lá nhăn nheo teo tóp như bị thiếu nước.

Khi bạn xẻ dọc cây lan hoặc giả hành ra, sẽ thấy những đường như sợi chỉ hoặc các vệt MÀU TÍM hoặc HỒNG (giống như khi bạn ăn trúng cây mía có những vệt màu tím hồng khi bạn dóc vỏ ra).

Nếu bệnh nặng thì từ từ rễ lan cũng thành màu tím. Phần bên ngoài của than và giả hành khi được cắt ngang cũng sẽ thấy một vòng xuyến màu tím xung quanh lõi.

Lá sẽ có những vệt, những điểm lõm trũng xuống, dần dần sẽ tạo thành các vệt lõm trũng màu vàng. Lá già trở lên sần sùi như da người già và lá non thì chuyển dần sang màu đỏ (hoặc đỏ cam, đỏ hơi tía).

Cây lan sẽ chết rất từ từ, sau khoảng 3-9 tuần thậm chí cả năm. Một cái chết RẤT CHẬM.

Những cây bị hư hết bộ mạch dẫn và bộ rễ thì chỉ còn cách vứt bỏ. Nấm này phát triển mạnh khi giá thể bị mục, quá ướt không có sự thoát nước hoặc nhiệt độ môi trường quá lạnh. Bên cạnh đó lý do quan trọng hay mắc phải đó là trồng trong chậu đất nung 3-5 năm không thay giá thể, không rửa muối đọng trong chậu. Bản thân cái chậu đã giữ một lượng muối làm hại bộ rễ, vì thế vài tháng bạn phải tưới rửa giá thể với thật nhiều nước hoặc ngâm cả chậu lan trong thùng nước thật lớn để làm tan bớt muối.

Thuốc đặc trị bệnh này thì giống y như bệnh ĐỐM LÁ.

Đó chính là Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)

Hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).

Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để hơn và làm phổ phòng diệt bệnh rộng hơn.

Nếu bạn chắc chắn lan bị bệnh thì phun không ăn thua gì đâu. Bạn phải hòa một chậu thuốc sau đó ngâm cả giò lan của bạn vào 5 – 10 phút mới được. Bạn nên nhớ nguyên tắc là bệnh bắt đầu từ đâu thì phải giải quyết từ chỗ đó.

Khi trồng lan, bạn nên ngâm toàn bộ giá thể vào dung dịch Physan 20 30 phút trở lên để diệt sên, kiến, gián, nấm hồng, nấm trắng, nấm xanh, nấm mốc vàng, vi khuẩn và vi rút. Mỗi lần cắt rễ lan nên pha 1 ly Physan 20 và nhúng kéo, dao vào để sát trùng rồi mới chuyển sang cắt cây khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Chân Vịt – Hay Còn Gọi Là Rau Bó Xôi Nhiều Dinh Dưỡng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!