Bạn đang xem bài viết Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Chuối Cấy Mô được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.Thời vụ trồng: mùa xuân trồng từ tháng 2 – 4 và mùa thu trồng từ tháng 8 – 10.
2. Kỹ thuật trồng cây chuối nuôi cấy mô
Cây chuối nuôi cấy mô phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây chuối sinh trưởng tốt ở những nơi ấm và ẩm, phân bố đều về lượng mưa trong năm 200 – 220 mm/tháng, nhiệt độ phù hợp 15 – 352.1. Chuẩn bị đất trồng chuối : 0 C, độ pH đất khoảng 5-6.
* Chọn đất: Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối nuôi cấy mô, chọn vùng không có gió mạnh.
* Làm đất : cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống. Chiều rộng mặt luống 2,5 m, rãnh rộng 0,5 m, sâu 0,3 – 0,5 m.
* Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ 1600-1700 cây/ha; Trồng giữa mặt luống, khoảng cách cây 2 – 2,5 m.
2.2. Trồng cây : Cây giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô có chiều cao 20 – 25 cm; Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng.
Lượng phân bón lót cho một cây: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 10 – 15kg; Phân lân Supe: 0,3 – 0,5kg; Vôi bột: 0,3 – 0,5kg.
3. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:
3.1. Trồng dặm: Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.
3.2. Làm cỏ : Hạn chế cỏ dại trong vườn trồng chuối, việc làm này quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
3.3. Tưới nước: Cần tưới thường xuyên, tưới đủ ẩm cho cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng.
3. 4. Bón thúc phân:
– Lượng bón cho 1 cây: 3 – 5 kg NPK tổng hợp
– Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 25 – 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.
Lần 1: Sau trồng 20 – 30 ngày bón 10% NPK tổng hợp
Lần 2: Sau trồng 2 – 3 tháng: 20% NPK tổng hợp
Lần 3: Sau trồng 5 tháng: 30% NPK tổng hợp
Lần 4: Sau trồng 7-9 tháng: 40% NPK tổng hợp
3.5. Che tủ đất
– Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic nhằm hạn chế cỏ dại.
3.6. Đánh tỉa chồi
– Che tủ đất bằng chất hữu cơ rơm rạ, thân cây đậu, lạc, bã mía…
– Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.
– Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.
– Lựa chọn những chồi đồng đều nhau.
Dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.
3.7. Cắt tỉa lá : Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh; Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.
3.8. Ngắt hoa đực : Hoa đực thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng. Dùng dao sắc để cắt và phải được khử trùng giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.
3.9. Chống gió bão
– Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
– Dùng dây nilông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng.
4. Phòng trừ sâu bệnh
– Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 – 1/3 tàu lá.
– Triệu chứng: Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng. Cây có buồng gãy gục ngang thân.
– Phòng trừ :
+ Đặt bẫy trưởng thành: Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.
+ Luân canh với cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng
4.2. Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp.)
+ Dùng Basudin 5G hoặc 10G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
– Triệu chứng: Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.
– Phòng trừ :
+ Vệ sinh đồng ruộng
+ Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các tháng cao điểm là 4,7,10.
– Triệu chứng: Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau. Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả.
– Phòng trừ:
+ Trồng cây chuối nuôi cấy mô
+ Phun thuốc Trebon trừ rệp
+ Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh
– Triệu chứng: Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.
– Phòng trừ:
5. Thu hoạch
+ Bao buồng quả
+ Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin
Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.
Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tùy mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3 – 4 tháng.
– Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 – 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
– Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoạch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội
– Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng trừ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.
– Khi vận chuyển phải bảo quản nhẹ nhàng, xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-15 0 C./.
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối Nuôi Cấy Mô
Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô: xác định thời vụ trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, các bước phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch cây chuối cấy mô.
1. Thời vụ trồng:
Mùa xuân trồng từ tháng 2 – 4 và mùa thu trồng từ tháng 8 – 10.
– Kỹ thuật trồng cây chuối nuôi cấy mô
+ Chuẩn bị đất trồng chuối: Cây chuối nuôi cấy mô phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây chuối sinh trưởng tốt ở những nơi ấm và ẩm, phân bố đều về lượng mưa trong năm 200 – 220 mm/tháng, nhiệt độ phù hợp 15 – 350C, độ pH đất khoảng 5-6.
+ Chọn đất: Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối nuôi cấy mô, chọn vùng không có gió mạnh.
+ Làm đất: cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống. Chiều rộng mặt luống 2,5 m, rãnh rộng 0,5 m, sâu 0,3 – 0,5 m.
Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ 1600-1700 cây/ha; Trồng giữa mặt luống, khoảng cách cây 2 – 2,5 m.
+ Trồng cây: Cây giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô có chiều cao 20 – 25 cm; Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng.
+ Lượng phân bón lót cho một cây: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 10 – 15kg; Phân lân Supe: 0,3 – 0,5kg; Vôi bột: 0,3 – 0,5kg.
2. Quá trình và kỹ thuật chăm sóc cây chuối cấy mô: – Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:
+ Trồng dặm: Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.
+ Làm cỏ: Hạn chế cỏ dại trong vườn trồng chuối, việc làm này quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
+ Tưới nước: Cần tưới thường xuyên, tưới đủ ẩm cho cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng.
+ Bón thúc phân: Lượng bón cho 1 cây: 3 – 5 kg NPK tổng hợp
+ Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 25 – 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.
Lần 1: Sau trồng 20 – 30 ngày bón 10% NPK tổng hợp
Lần 2: Sau trồng 2 – 3 tháng: 20% NPK tổng hợp
Lần 3: Sau trồng 5 tháng: 30% NPK tổng hợp
Lần 4: Sau trồng 7-9 tháng: 40% NPK tổng hợp
+ Che tủ đất:
Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic nhằm hạn chế cỏ dại.
Che tủ đất bằng chất hữu cơ rơm rạ, thân cây đậu, lạc, bã mía…
– Đánh tỉa chồi lựa chọn chồi cho vụ sau:
Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.
Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.
Lựa chọn những chồi đồng đều nhau.
Dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.
– Cắt tỉa lá: Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh; Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.
– Ngắt hoa đực: Hoa đực thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng. Dùng dao sắc để cắt và phải được khử trùng giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.
– Chống gió bão:
Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
Dùng dây nilông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng.
Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 – 1/3 tàu lá.
3. Phòng trừ sâu bệnh 3.1. Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
– Triệu chứng: Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng. Cây có buồng gãy gục ngang thân.
– Phòng trừ:
Đặt bẫy trưởng thành: Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.
Luân canh với cây trồng khác.
Vệ sinh đồng ruộng
Dùng Basudin 5G hoặc 10G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
3.2. Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp)
– Triệu chứng: Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.
– Phòng trừ :
Vệ sinh đồng ruộng
Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các tháng cao điểm là 4,7,10.
3.3. Bệnh chùn ngọn BBTV (Banana Bunchy Top Virus)
– Triệu chứng: Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau. Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả.
– Phòng trừ:
Trồng cây chuối nuôi cấy mô
Phun thuốc Trebon trừ rệp
Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh
3.4. Bệnh thán thư (Colletotrichum musae)
– Triệu chứng: Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.
– Phòng trừ:
Bao buồng quả
Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin
4. Thu hoạch 4.1. Độ chín của quả
Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.
Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tùy mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3 – 4 tháng.
Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 – 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoạch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.
4.2. Phân loại, đóng gói và bảo quản:
– Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng trừ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.
– Khi vận chuyển phải bảo quản nhẹ nhàng, xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-150C.
Đồng An Gia Gia Lai – Địa điểm thu mua, xuất khẩu nông sản uy tín, chất lượng tại Gia Lai.
Địa chỉ: 740 Trường Chinh, Tp.Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
Hotline: 0902.297.913
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Chuối Nuôi Cấy Mô
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG CHUỐI CẤY MÔ
Giống chuối cấy mô sản xuất tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao có nguồn gốc từ giống chuối mốc (chuối sứ) địa phương xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Giống chuối cấy mô cho năng suất cao, phẩm chất thơm ngon, có độ đồng đều cao, sạch bệnh và sức sinh trưởng mạnh. Thời gian từ trồng đến lúc thu hoạch khoảng từ 12-14 tháng, sau trồng 8-10 tháng cây ra bắp (hoa chuối), từ lúc bắp chuối trổ đến thu hoạch khoảng 3,5-4 tháng. Buồng chuối trung bình có từ 8-10 nải, trái to, khoảng 30 kg/buồng, vỏ chuối có màu trắng xanh khi chín có màu vàng tươi rất được ưa chuộng ở các tỉnh Bắc Miền Trung.
Nhiệt độ thích hợp trồng chuối cấy mô từ 25 – 35oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1200 – 2000mm, ẩm độ không khí 50 – 90%. Chuối cấy mô trồng được trên nhiều loại đất khác nhau cả vùng gò đồi, nhưng thích hợp nhất là đất giàu mùn, thoát nước tốt, có tầng canh tác dày ít nhất 80cm trở lên, độ pH thích hợp 5– 7 và độ cao vùng trồng chuối không quá 600m so với mặt nước biển.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI CẤY MÔ
1. Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày bừa kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ dại, nơi có mạch nước ngầm thấp cần phải lên líp trước khi trồng. Đào hố có kích thước 45 x 45 x 45 cm, trộn đều với lớp đất mặt 5-10 kg phân hữu cơ hoai mục + 400g Super lân + 100g NPK 20-20-15 (hoặc 16-16-8) + 300g vôi + 20-30g Padan 4GR/hố và lấp đầy miệng hố, thực hiện trước khi trồng tối thiểu 20 ngày. Chú ý vườn đồi núi nên đào hố theo đường đồng mức để tránh xói mòn đất.
2. Giống
Chọn cây chuối cấy mô có thân mập mạp, chiều cao cây từ 20cm trở lên tính từ mặt túi bầu và cây có ít nhất 5 lá xanh, sạch sâu bệnh.
3. Thời vụ trồng, mật độ, khoảng cách và cách trồng
Cây chuối cấy mô có thể trồng được quanh năm nơi chủ động được nguồn nước tưới, tuy nhiên để đạt tỉ lệ sống cao và thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán thường trồng vào những tháng mùa mưa, ở Khánh Hòa thường trồng vào tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.
Tùy vào điều kiện đất đai tốt xấu và mức độ thâm canh có thể trồng với mật độ 2500, 2000 và 1700 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 2 x 2m , 2 x 2,5m và 3 x 2m.
Đào một lổ giữa hố trồng, tháo bỏ túi bầu đặt cây vào hố và ém chặt đất lại sao cho mặt bầu cây chuối hơi thấp hơn mặt hố trồng từ 3-5cm. Nếu có điều kiện dùng rơm rạ đã xữ lý tủ gốc để tránh dí dẽ và hạn chế cỏ dại.
4. Kỹ thuật chăm sóc
4.1. Tưới nước
– Sau trồng tưới nước ngay giúp bộ rễ tiếp xúc tốt với lớp đất trong hố trồng, cách 1-2 ngày khi thấy khô mặt hố tiến hành tưới, khi cây bén rễ các lần tưới cách xa dần 7 – 10 ngày tưới/lần.
– Khi cây lớn tùy điều kiện thời tiết, định kỳ tưới 20-30 ngày/lần bằng cách tưới ngập theo rãnh hàng chuối, tưới vào những đợt bón phân thúc. Mùa mưa nên kịp thời thoát nước tránh ngập úng.
– Nên lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế cỏ dại và giảm công chăm sóc.
4.2. Bón phân
Sau trồng 7-10 ngày dùng phân Humic pha loãng nồng độ 1% tưới vào gốc, liều lượng từ 2-4 lít/gốc, định kỳ tưới phân 10 ngày/lần.
Sau đó bón thúc: 300 – 400g phân Urê và 400 – 500g phân Kaliclorua (KCl)/hố, chia làm 3 lần bón:
– Lần 1: Sau trồng 1,5 tháng (lúc cây đạt chiều cao từ 50-70cm) bón 30% Urê và 30% KCl.
– Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng (thời điểm cây bắt đầu đẻ nhánh) bón 40% Urê và 40% KCl.
– Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng (trước khi chuối trổ buồng) bón lượng phân còn lại 30% Urê và 30% KCl.
Có thể dùng phân NPK 20-20-15 (16-16-8), lượng bón 1000g/hố và chia 3 lần bón như trên.
Cách bón: Rải phân xung quanh gốc kết hợp xới xáo trộn đều phân với đất và vun gốc.
4.3. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc
– Khi chuối còn nhỏ chưa giao tán thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn sạch sẽ, xới xáo vườn chuối. Hạn chế dùng thuốc diệt cỏ, chỉ sử dụng từ 1-2 lần/vụ.
– Sau mỗi lần bón phân nên vun gốc cho chuối để hạn chế chuối đẻ nhánh và phòng đổ ngã về sau.
4.4. Tỉa chồi, bẻ bắp, chống đỡ buồng chuối
– Sau trồng khoảng 4,5 tháng chuối bắt đầu đẻ nhánh (nhảy cây con), định kỳ tỉa chồi. Dùng dao cắt sát mặt chuối chỉ giữ lại khoảng 2 cây chuối con mập, khỏe, có tuổi cây cách nhau 4 tháng và cách gốc 20cm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây mẹ, nên tiến hành vào những hôm trời nắng ráo để tránh nhiễm bệnh qua vết cắt.
– Sau khi bắp chuối trổ xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp.
– Dùng cây chống buồng chuối để tránh đổ ngã.
– Thường xuyên thăm vườn cắt bỏ lá úa vàng, sâu bệnh.
– Sau khi thu hoạch buồng chuối đốn bỏ cây mẹ, đào bỏ cả củ và dọn sạch tàn dư ra khỏi vườn.
4.5. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra vườn chuối, phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Các đối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cây chuối gồm:
4.5.1. Sâu đục gốc chuối (Cosmopolites sordidus)
– Sâu gây hại làm cho cây chuối còi cọc, héo rũ, trái nhỏ và cây chuối dễ bị đổ ngã trong thời gian mang buồng. Thời tiết nóng ẩm sâu gây hại mạnh.
– Phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên tỉa chồi, thu gom các lá già sâu bệnh, khô, thối, cây bị bệnh ra khỏi vườn. Rắc xung quanh gốc thuốc Padan 4GR, Gà nòi 4GR, Patox 4GR để tiêu diệt ấu trùng theo chỉ dẫn trên bao bì.
4.5.2. Rầy cánh trắng
– Rầy tập trung chích hút phần mặt dưới lá ở các lá già, phần gần gốc thân làm cho cuống lá ngắn, chất bài tiết của rầy phát sinh nấm bồ hóng làm cây phát triển còi cọc, yếu.
– Phòng trừ: Vệ sinh vườn thông thoáng, cắt bỏ bẹ lá bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy. Sử dụng thiện địch như bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh… Có thể dùng Congphai 10EC, Amico 10EC, Actara 25WG, Secsaigon 50E phun theo liều lượng chỉ dẫn trên bao bì.
4.5.3. Rệp sáp (Pseudoccoccus sp)
- Rệp sáp xuất hiện và gây hại mạnh vào khoảng 2 tháng sau khi trổ buồng, chúng bám vào các kẻ giữa các trái chuối trên nải để chích hút, làm trái chậm lớn, nấm bồ hóng phát triển làm trái chuối bị đen làm giảm phẩm chất trái chuối.
– Phòng trừ: Bao buồng chuối, bảo tồn thiên địch như: Ong ký sinh và bọ rùa … để hạn chế rệp sáp. Có thể dùng dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC, Dimenat 20 EC, Bihopper 270EC … với liều lượng chỉ dẫn trên bao bì.
4.5.4. Bệnh thán thư
- Bệnh do nấm Colletotrichum sp gây ra làm lá cháy khô, tàu lá bị gảy và teo lại, bệnh cũng gây hại trên trái làm giảm phẩm chất và năng suất thu hoạch. Bệnh gây hại mạnh lúc thời tiết nóng ẩm, có mưa và ẩm độ cao.
- Phòng trừ: Tạo thông thoáng cho vườn, gôm cỏ dại và các tàu lá sâu bệnh
đem đi tiêu hủy. Dừng tưới nước và bón phân, nếu bệnh nặng dùng thuốc đặc trị Amistar 250 SC(Azoxystrobin), Amistar Top 325SC, Dithane M45 80WP, Antracol 70WP để phun xịt theo chỉ dẫn trên bao bì vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
4.5.5. Bệnh héo rũ Panama
– Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp.cubense gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm, thường thể hiện triệu chứng bệnh ra ngoài khi cây chuối ở giai đoạn sắp trổ hoặc đang mang buồng, làm thiệt hại lớn cho người trồng chuối. Chuối bị bệnh Panama lá thường vàng từ lá già lên các lá non và vết bệnh phát triển từ bìa lá lan vào giữa gân lá. Các lá già héo, cuống và phiến lá gảy cúp xuống nhưng vẫn còn neo trên cây, các lá đọt còn xanh và mọc thẳng và sau đó có màu xanh nhạt hơi vàng, nhăn nheo, cuối cùng khô héo. Cây bị bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch có màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương phần rễ.
– Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn đào bỏ những cây bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, rắc vôi vào hố cây bệnh và tưới COC 85, Mancozep 80WP vào gốc, mùa mưa phun phòng Tilt super 300SC, Anvil 5SC… định kỳ 2-4 tuần/lần. Không dùng chuối con ở các vườn chuối bị bệnh làm giống. Nếu vườn bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.
5. Thu hoạch
5.1. Thu hoạch
– Sau khi chuối trổ buồng từ 115 – 120 ngày là có thể thu hoạch. Độ chín khi thu hoạch đạt 85 – 90%, vỏ chuối có màu xanh thẫm, trái chuối tròn đầy, không còn thấy gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà.
– Khi thu hoạch và vận chuyển cần nhẹ nhàng tránh gây dập, trầy xước, nứt trái, dùng bao gai, rơm rạ, lá chuối khô, giấy… vật liệu mềm để bao bọc buồng chuối và vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.
5.2. Bảo quản
Sau khi thu hoạch, chuối được để nơi thoáng mát khoảng 24 giờ cho ráo nhựa mới tiến hành sơ chế. Có thể tách chuối ra từng nải hoặc từng chùm nhỏ 3-5 trái theo yêu cầu tiêu thụ, đựng trong túi nylon có chừa lỗ thoát khí và cho vào thùng carton hoặc sọt nhựa chuyên dùng. Trọng lượng chỉ khoảng 15 – 25 kg/thùng (sọt). Có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng bọc trong túi PE. Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc chuyên dùng.
thangcnc@gmail.com
Quy Trình, Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Hồng Nuôi Cấy Mô
Chuối tiêu hồng đang là một trong những cây ăn quả chủ lực trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội.
Chuối tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1 – 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt 10 – 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10 – 12 nải, nặng khoảng 45kg/buồng. Khi chín, vỏ quả có màu vàng sáng nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và thơm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên bán được giá cao, đặc biệt vào dịp Tết.
Kỹ thuật trồng: Sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm, chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót. Chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước, lá sẽ ra chậm và trỗ buồng chậm, buồng nhỏ, năng suất thấp.
Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau 4 tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuối so le sao cho một năm được thu hoạch từ 2 buồng.
Bẻ bắp bao, quầy chuối: Sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp, nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại.
Thu hoạch: Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt thì tiến hành thu hoạch. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Ngoài nguồn thu từ quả, người trồng cây chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp trồng xen ngắn ngày khác.
Quy Trình Nuôi Trồng Lan Cấy Mô
Tỷ lệ lan cấy mô sống sót sau khi ra chai có thể đạt tới trên 90% nếu chăm sóc đúng theo quy trình và những bước quan trọng trong quá trình nuôi trồng lan cấy mô trong chai và những bước sau khi ra chai sẽ được thể hiện qua bài viết sau.
Quy trình nuôi trồng lan cấy mô từ chai Bước 1: Chọn chai mô giốngĐể có được những cây sau khi ra chai khỏe mạnh ta nên lựa chọn những cây lan có bộ rể dài và mập mạp, khi cây con khỏe mạnh sẽ có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh
Lá cây lan cấy mô có màu xanh đặc trưng của giống mà chúng ta lựa chọn
Chiều cao cây từ 3-5cm, nếu nhỏ quá cây sẽ khó phát triển
Cây con không bị bệnh ( không có nấm trắng, bên trong còn thạch) là tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn để ra chai
Bước 2: Làm quen với mô trường sống bên ngoài vườn trồng– Khi đã lựa chọn được những chai giống tốt ta mang chai về và chưa cần phải cho ra chai ngay, nên để yên cây lan trong chai từ 5-10 ngày, nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
– Hàng ngày kiểm tra độ ẩm trong chai, xem tình hình sâu bệnh của cây giống.
Bước 3: Tách cây lan giống ra khỏi chaiỞ bước này rất quan trọng, bạn sẽ tiến hành lấy cây lan con ra, lúc này bạn có thể tiến hành như sau:
Cho nước mát vào trong chai rồi lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra và sau đó dốc ngược và trong thau nước sạch và cho cây tuột ra khỏi chai
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
Ta nên tiến hành rửa một cách nhanh chóng, trong khoảng 5 phút và hạn chế để cây lâu ở môi trường nước, sẽ làm cho cây dễ bị úng, thối dẩn tới cây bị chết.
Bước 4: Xử lý cây giống sau khi ra chaiỞ bước này ta nên xử lý cây trước khi mang cây đi trồng để giúp cây khỏe mạnh và loại bỏ nguần bệnh hại cây.
1. Thuốc trị nấm (Citizen 75WP ,Thuốc trị nấm bệnh Bordeaux M 25 WP …)
Liều lượng: 0.5 gam/ 5 lít nước sạch
2. Ngâm nước có pha kích thích rễ (Phân bón lá Root 2, Thuốc kích rễ N3M …)
Liều lượng:
Root 2: 0.8 ml / 5 lít nước sạch
N3M: 1 gam/ 10 lít nước sạch
Thời gian xử lý: Ngâm từ 5 – 7 phút
Sau đó cây ra nhẹ nhàng để ráo nước trên rổ (giữ ẩm cho rễ và lá cây giống không bị héo).
Bước 5: Chuẩn bị giá thể trồng lan cấy môỞ bước này ta cần lựa chọn những giá thể như sau:
Ta nên dùng dớn để trồng lan cấy mô
Dớn chile là tốt nhất để trồng những cây lan cấy mô con.
Chuẩn bị thêm chậu mô
Khau mô là những dụng cụ cần thiết nhất.
Xử lý giá thể trước khi trồng lan cấy mô:
Đối với dớn chile sau khi mua về ta tiến hành ngâm giá thể vào trong nước rồi xả thành nhiều lần, đồng thời kết hợp ngâm với nước vôi trong 1 ngày để nước vôi diệt các loại côn trùng hại cây lank hi còn non và rửa lại với nước sạch.
Bước 6: Trồng cây lan cấy mô vào chậu nhỏĐối với bước này khá đơn giản nhưng cũng là bước cần phải chú ý nhất vì tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.
Sau đó cho các chậu cây vào khay đựng chậu lan mô.
– Đem ra vườn ươm, (Có che nắng, mưa). Dùng bình xịt tưới nước 2-4 lần/ngày tuỳ theo mùa nắng hay mùa mưa. Chú ý chỉ tưới nước ướt lá, phun sương giữ ẩm cho cây ra rễ mới trong tuần đầu.
Bước 7: Chăm sóc sau khi trồng lan cấy môLiều lượng chung bón phân thuốc cho cây lan mô: Chỉ pha liều lượng 30% so với liều lượng của nhà sản xuất.
Tất cả các loại phân thuốc có thể pha chung khi phun cho cây khi tưới.
– Tuần 1: Phun kích rễ N3M.
Lịch Phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.
Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.
– Tuần 2: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M.
Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần
Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.
– Tuần 3: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Atonik.
Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.
Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.
– Tuần 4: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Phân bón lá Vitamin B1
Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.
Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.
Phân bón cho cây lan cấy môLan giống cần nhiều đạm để sinh trưởng, nảy chồi ra lá, bón “Npk 30.10.10 + B1” định kỳ 5-7 ngày/ lần; có thể phun thay phiên với “Phân Bón Chuyên Lan” – sản phẩm của Lan Việt, có chứa Npk, Humic USA, môi trường dinh dưỡng cấy mô và một vài nguyên tố trung vi lượng.
(Lưu ý: liều lượng pha giảm còn 30% so với hướng dẫn, sau 2-4 tuần tăng dần lên 50% ; 70% ; 100%).
– Bên cạnh phân vô cơ, cũng cần dùng thêm phân hữu cơ giúp lan giống phát triển toàn diện, hấp thụ phân vô cơ tốt hơn; hiện tại dưới vườn Lan Việt đang phun luân phiên với ” Rong biển Seaweed” (dạng gói nhỏ và dạng chai 500ml) và “Humic USA” (dạng bột, tan 100%, 95% humic nguyên chất) thấy cây mau nảy mầm, xanh lá và bộ rễ ra nhanh, khỏe hơn; định kỳ 7-10/ lần.
– Cuối cùng, đừng bổ sung trung vi lượn giúp cây tránh thiếu chất, không chỉ cây giống mà cả cây trưởng thành cũng cần “Cam Bi Nhật” 3-4 tuần/ lần; các bác muốn lá to có thể bổ sung “Terra – Sorb Foliar”.
– Ngoài ra có thể cho cây giống ăn thêm phân tan chậm (phân chì Nhật 14.13.13 ; 13.11.11+TE hoặc phân dê).
Thuốc phòng trừ bệnh cho lan cấy mô– Phun luân phiên các loại thuốc trừ nấm sau Ridomil ; Coc85 hoặc Citizen (tránh kháng thuốc) giúp cây giống phòng một số bệnh do nấm; mùa khô định kỳ 3-4 tuần/ lần; mùa mưa định kỳ 1-2 tuần/ lần
Điều kiện vườn lý tưởng+ Ngoài yếu tố chăm sóc thì điều kiện vườn cũng rất quan trọng để lan giống phát triển nhanh, khỏe.
+ Tưới nước: mùa khô ngày tưới 2 lần, tưới đẫm vào buổi sáng, chiều khô rồi tưới lại; mùa mưa 1-2 ngày tưới 1 lần.
+ Độ nắng sáng cho vườn giống lan cấy mô là 60-70%; thoáng gió, độ ẩm vừa phải.
+ Có tôn sáng che mưa, các bác có thể ra ngoài mua loại tôn sáng mỏng hoặc nilon che mưa, che thêm một lớp lưới thưa che nắng.
chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm giá thể trồng lan, vật tư trồng lan với mức giá tốt nhất trên thị trường. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY !
XEM THÊM BÀI VIẾT:
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Tây Cấy Mô
Cơ sở chuối cấy mô Hòa Linh chuyên cung cấp giống chuối tây cấy mô có độ đồng đều cao, sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn. Để trồng và chăm sóc chuối tây cấy mô hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị:
+ Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm. Đất phải được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm).
+ Mật độ trồng chuối tây cấy mô: 2.000 – 2.400 cây/ha. Có các cách trồng như sau:
– Cách 1: trồng hàng cách hàng 2,2m, cây cách cây 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc Bộ.
– Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm là 50 – 60cm. Tương đương 70 – 80 cây/sào BB.
– Cách 3: Trồng khóm 3cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3,5m, cây cách cây trong khóm 70cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sàoBB. Nếu trồng theo cách này thì chỉ nên duy trì trong 3năm thì huỷ toàn bộ vườn chuối và trồng lại.
+ Bón phân cho chuối tây cấy mô: 290g đạm/hố ; 370g kali/hố; 600g lân / hố; 5 – 7kg phân chuồng/hố
– Bón lót: mỗi hố 5 – 6kg phân chuồng trộn đều với 400 g lân và 10 – 15g Furadan, sau đó thì lấp đất trồng cây lên trên.
– Bón thúc: Ngoài phân bón lót thì cần bổ sung phân bón cho cây vào các đợt như sau:
Đợt 1: 10 – 20 ngày sau trồng 10g Ure/hốc
Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10g Ure + 10g Kali/ hốc
Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40g Ure + 50g Kali/hốc
Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
Đợt 6: trước khi cây trổ buồng (khi cây ra lá non) 30g Ure + 100g Kali/hốc.
Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước để tưới còn ở giai đoạn cây trưởng thành thì có thể bón theo hố cách gốc 5 – 6 cm rồi lấp đất lại.
+ Kỹ thuật trồng chuối tây cấy mô: Sau khi lót phân, phủ đất chúng ta tiến hành xé túi bầu, dựng cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng rồi phủ đất kín gốc, vùng xung quanh phần rễ cây nên lấp đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ, sau đó tủ rơm rạ xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm (tránh để vỡ bầu), một điều hết sức chú ý là khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.
: Khi chăm sóc cho cây chuối tây cấy mô : cây chuối là cây cần rất nhiều nước để cho cây phát triển bình thường nên trong quá trình chăm sóc cho cây cần chú ý tưới đủ nước cho cây để cây phát triển bình thường và cho năng suất cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Chuối Cấy Mô trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!