Bạn đang xem bài viết Quy Trình Trồng Và Cách Thức Chăm Sóc Giống Chuối Đỏ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quy trình trồng cây chuối đỏ vẫn là một những mô hình mới xuất hiện trong những năm gần đây tại Việt Nam, bởi không chỉ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng mà chuối đỏ còn có thể mang lại kinh tế cao cho các hộ gia đình.
Giống chuối đỏ
Do vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường trong nước, nên việc mua giống cây chuối đỏ khá đắt khoảng gần 100.000/gốc. Hoặc một cách khác nữa đó là bạn có thể đi đến các cửa hàng cây cảnh và tự mua hạt về trồng.
Nhiệt độ thích hợp trồng cây chuối đỏ
Cũng giống như các loại giống chuối tại Việt Nam, chuối đỏ cũng khá thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta, vì vậy sẽ rất thuận lợi cho người trồng chuối đỏ. Và một ưu điểm nữa mà chuối đỏ mang lại đó là chúng không hề bị kén đất trồng nên mọi vùng miền nào cũng có thể tiến hành kỹ thuật trồng cây được.
Kỹ thuật trồng chuối đỏ và cách chăm sóc
Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ cũng có thể áp dụng bằng cách gieo hạt trong chậu, vườn nhà và một cách khác nữa đó là mua cây giống có sẵn. Bên cạnh đó, chuối đỏ là một loại giống cây rất lâu nảy mầm, phải mất tầm khoảng 1 tháng trở đi nên các bạn phải thực sự kiên nhẫn. Không những thế, việc trồng chuối đỏ bằng hạt cũng nhiều rủi ro hơn là bằng cây cấy mô do yêu cầu khắt khe về các yếu tố như quy trình ươm, kỹ thuật tưới, chăm sóc, chưa kể đến thời tiết, thổ nhưỡng mỗi vùng cũng cần phải hết sức phù hợp.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sau khi mua hạt giống ở các cửa hàng về, pha nước ấm ( tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh) và ngâm hạt giống trong vòng 1 ngày.
Bước 2: Gieo hạt giống vào đất, sâu khoảng 0,6cm. Đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng, lấp đất lại, tưới nước hàng ngày. Trong khi trồng cây chuối đỏ cần đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho cây, trung bình một ngày tưới hai lần (sáng và chiều).
Bước 3: Trong thời gian gieo hạt phải thường xuyên kiểm tra mức độ nảy mầm của hạt giống, nếu thấy quá khô hãy tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi để tạo ẩm cho hạt nhanh nảy mầm và cũng không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng.
Chăm sóc cây chuối đỏ: Độ ẩm:
Cây chuối đỏ cần độ ẩm trên 50%, sau khi thực hiện trung bình ngày tưới 2 lần thì bạn cần kiểm tra độ ẩm của cây, đặc biệt là vào các mùa nắng nóng.
Hoặc khi vào mùa đông lạnh, cây chuối ngừng phát triển khi nhiệt độ hạ xuống dưới 50 độ F (10 độ C). Và giải pháp đó là trước khi mùa đông bắt đầu, bạn nên làm một lớp vỏ trấu, xơ dừa hay rơm rạ,… phủ dày dưới đất cho cây và tỉa lá.
Phân bón
Nếu muốn cây chuối phát triển nhanh và đạt chuẩn yêu cầu thì việc cung cấp dinh dưỡng để cây có thể phát triển được tối đa. Bón phân giàu nitơ cho cây con khi đã phát triển vững chắc để giúp cây lớn nhanh hơn. Khi cây chuối trồng trong chậu trở nên đủ trưởng thành để kết quả, bón phân vi sinh theo số lượng nhất định thường xuyên cho cây.
Sâu bệnh
Cây chuối đỏ chống lại sâu bệnh khá tốt, khi bạn thấy lá chuyển nâu và khô ở viền có nghĩa là bạn đã tưới nước quá mức, nếu lá chuyển màu vàng nghĩa là cây đang thiếu dinh dưỡng.
Một vài loại sâu bọ có thể tấn công cây chuối là rệp, mọt chuối và vảy dừa. Những loại sâu bệnh này có thể diệt dễ dàng bằng thuốc trừ sâu hữu cơ.
Đồng An Gia Gia Lai – Địa điểm thu mua, xuất khẩu nông sản uy tín, chất lượng tại Gia Lai và cung cấp, chuyển giao kỹ thuật Chuối Già Nam Mỹ Cấy Mô
Địa chỉ: 740 Trường Chinh, Tp.Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
Hotline: 0902.297.913
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối Sạch Bệnh
Cây chuối hiện có đến 300 giống được trồng trên toàn Thế Giới. Ở Việt Nam cây chuối cũng đang dẫn đầu về diện tích trong các loại cây ăn quả. Chuối ở Việt Nam được trồng phổ biến là giống chuối laba (chuối Ấn Độ), chuối tiêu (cavendish), chuối tây (chuối sứ, chuối xiêm), chuối bom, chuối ngự,… Trồng chuối khá đơn giản, nhưng để trồng chuối kinh doanh sạch bệnh cần có một quy trình tốt, cùng tham khảo ở phần dưới của bài viết:
1. Giới thiệu chung về cây chuối:
Cây chuối có tên khoa học là (musa sapientum L.) thuộc họ musaceae. Thân chính nằm dưới đất là loại cây thân ngầm hay còn gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh gọi là chồi (con chuối). Các bẹ lá được tạo thành hình trôn ốc quyện chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giã, giữa bẹ và cuống lá. Mỗi thân giả chỉ mang một hoa (buồng), vòng đời của cây chuối kết thúc sau khi thu hoạch.
2. Phương pháp nhân giống:
– Cây chuối được nhân giống bằng phương pháp vô tính, thường dùng chồi con để trồng.
– Chồi con được hình thành từ những mần ngủ mọc trên thân ngầm của cây chuối.
Một số phương pháp nhân giống chuối phổ biến:
– Nhân giống bằng cách không để cây mẹ sản xuất buồng: bằng cách trồng cây mẹ với khoảng cách thưa để cho nhiều cây con nhất. Cây mẹ trồng được 5 tháng thì bứng hết cây con ra, vun gốc và bón phân. Sau một tuần lễ chẻ dọc một số bẹ ở ngoài cùng để lộ một số mắt ở củ chuối. Lấy mũi dao khoét một vòng nhỏ quanh mắt và sáu đó tiến hành vun gốc một lần nữa. Khoảng một tuần sau có cây con mọc lên, cứ như thế 2 tuần có thể bứng cây con 1 lần. Nếu cây mẹ trổ buồng thì tiến hành chặt ngay, khai thác lấy cây con khoảng 6 tháng thì cây mẹ sẽ chết.
– Nhân giống cấp tốc bằng cách vun gốc: Chọn đất có nhiều hữu cơ, bón thêm đạm. Trồng cây chuối con với khoảng cách 2m x 1,5m. Sau 15 ngày tiến hành vun gốc thật cao (50-60cm) làm cho cây xuất hiện củ mới ở trên. Mỗi củ sẽ cho ra những cây chuổi con, sau 5 tháng thì bứng cả bụi lên. Chọn những cây con cao trên 20cm mang đi trồng.
– Nhân giống bằng củ: dùng củ chuối ở các vườn đã thu hoạch. Chọn củ lớn, tốt, cắt hết rễ, chẻ làm 4-6 miếng, mối miếng có từ 1-2 mầm ngủ rồi đem ươm. Sau 6-7 tháng thì xuất hiện chồi, bứng chồi lên đem trồng.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Đầu tiên, chuẩn bị đất trồng:
– Mặt líp phải cao hơn mực nước trong mương tối thiểu là 30cm.
– Khi đào mương lên líp không được đưa tầng sinh phèn hoặc vật liệu sinh phèn lên mặt líp.
– Mương đào phải đủ rộng để dễ dàng vận chuyển sản phẩm, vật tư và nước tưới trong mùa nắng,…
– Chiều rộng mương thường rộng bằng 1/2 đến 1/3 chiều rộng líp.
Phương pháp trồng:
– Đào hố sâu 40-60cm, rộng 40-60cm, đặt con chuối vào giữa hố trồng.
– Khi đặt cây con, thì cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu cách mặt đất 10cm.
– Trộn phân chuồng hoai mục, tro trấu cùng với đất mặt lấy đầy hố.
– Lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém chặt đất xung quanh gốc, tưới đẫm nước.
– Chuối trồng trên đất líp phải cách bờ mương 1-1,2m (vì những vụ sau chuối con có thể tiến về phía mương nên cần đủ đất cho rễ phát triển).
– Khoảng cách trồng giữa các hàng và các cây giao động từ 2-3m tùy thuốc theo con giống, khí hậu và đất đai. Mật độ 2000-2500 cây/ha là thích hợp.
– Sau khi trồng 30 ngày, nếu thấy cây chết hoặc phát triển kém tiến hành trồng dặm bằng những cây tốt khác. Trường hợp thiếu cây giống có thể chặt ngang thân cây yếu cách gốc khoảng 20-30cm giúp lá non mọc ra để cây dễ phát triển.
Lưu ý: Cây chuổi trổ buồng về phía đối diện với sẹo củ (nơi tách ra từ củ cây mẹ). Do đó khi trồng cần đặt các sẹo củ của cây quay về một hướng để khi trổ buồng tất cả đều ở một bên, dễ dang hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Kỹ thuật bón phân:
Bón lót: lượng phân bón lót cho 1 hố gồm 10-15kg phân chuồng hoai mục, 60g Ure, 145g SA, 200g Supe lân, 200g KCl.
Lượng phân bón/khóm/năm gồm:
– N : 80-100g (ure: 200-300g hoặc SA: 400-600g).
– P2O5 : 45-75g (supe lân 300-500g/cây hoặc DAP 100-160g/cây).
– K2O : 80-120g (KCL 140-200g/cây).
– Cuốc thành rãnh theo hình tròn cách gốc chuối 40-60cm, sâu 10-20cm, bón phân xong lấp đất lại.
– Chia lượng phân thành 2 lần bón: đầu và cuối mùa mưa.
– Khi cây còn nhỏ bón theo tỉ lệ đạm nhiều hơn Kali (tỉ lệ 2N :1 K2O).
– Khi cây trổ buồng bón Kali nhiều hơn đạm (1N :2 K20).
– Có thể đợt 1 bón Ure, đợt 2 bón SA vì chuối cần S để tạo quả (trong SA có nhiều S).
Biện pháp chăm sóc:
Tỉa cây con:
– 1 tháng tiến hành tỉa cây con 1 lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và giảm sâu bệnh,…
– Trong điều kiện chăm sóc tốt, có thể chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi có 3-4 cây con phát triển (tỉa bỏ cây yếu, cây nằm sát nhau chỉ để lại 1 cây mẹ và 2-3 cây con).
– Các cây có thời gian sinh trưởng cách nhau 6 tháng, như vậy sau 6 tháng ta sẽ để lại 1 cây con để thay thế cây mẹ.
Bẻ bắp chuối:
– Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối có 8-12 nải.
Che, chống buồng:
– Để tránh rám trái do nắng, sau khi bẻ bắp khoảng 10 ngày thì dùng lá chuối khô, rơm rạ, cỏ khô,… để che buồng.
– Nếu buồng chuối quá nặng, cần dùng nạng chống đỡ buồng tránh đỗ ngã.
Chăm sóc vườn sau thu hoạch:
– Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, bẹ khô chuyển ra khỏi vườn.
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Giống Chuối Tiêu Hồng
bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đặc biệt, màu sắc quả chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng hiệu quả kinh tế cao
Chọn giống
Chọn tìm đơn vị cung cấp giống cây có nguồn gốc xuất sứ và được trồng thử nghiệm thành công, đạt tiêu chuẩn quy định (giống cây nuôi mô) – Tách giống từ cây mẹ: Lựa chọn những cây chuối con có chiều cao từ 70cm -1.2m, thân thẳng, không nhiễm sâu bệnh và đã được sử lí kỹ thuật.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm nổi trội của giống cây chuối tiêu hồng
Chuẩn bị đất
Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuối bị thối rễ). Kích thước hố : 40 x 40 x 40 cm, khoảng cách giữa các hố 2 – 2,5 m
Bón phân cho chuối
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả.
Bón phân
Dinh dưỡng cần cung cấp cho cây chuối trung bình 1 năm khoảng: 20-25kg phân chuồng hoai mục; 0.8-1 kg phân đạm; từ 1-1.5 kg phân lân; từ 2-3 kg phân kali. Trước khi trồng chuối: Bà con bỏ phân lót vào các hố ( phân hữu cơ , phân lân+ 0.1 kg đạm+ 0.1 kg kali).
Tỷ lệ bón phân phụ thuộc vào các giai đoạn sau – Bón thúc lần 1 (thời gian 1-1,5 tháng) : 0.5 kg đạm + 0.5kg kali, bón cách gốc 30-40 cm. Đồng thời làm cỏ và xới đất quanh gốc – Bón thúc lần 2 (thời gian 1,5- 2 tháng): 0.5 đạm+ 0.5 kg kali, bón cách gốc khoảng 1m. – Bón thúc lần 3 ( khi cây ra buồng) : 0.5 kg đạm + 0.5 kg kali, xunh quanh gốc lên đào 4 hốc cách gốc cây từ 1.5-2m, lấp đất lên khoảng 7-10cm. Lúc này đất cần có độ ẩm từ 70-80%.
Để tránh sâu bệnh tấn công buồng chuối và chánh rám quả, khi cây trổ buồng được 15-20 ngày, bà con cần dùng bao nilon trùm kín buồng.
Thu hoạch
Với giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là khoảng 13 tháng. Khi cây ra buồng và các quả chuyển dần sang vàng bạn có thể thu hái cả buồng xuống. Cẩn thận cắt buồng hạ xuống nhẹ nhàng tránh dập nát. Cắt từng nải ra và rửa sạch rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp chuối được tươi lâu hơn.
So với các loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của chuối đều có thể làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc… Cây chuối có mức đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chuối ngày càng mở rộng cho sản phẩm tươi và chế biến. Vì vậy, trồng chuối sẽ đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao cung cấp giống chuối tiêu hồng chất lượng giúp bà con chăm sóc giống cây tốt hơn. Mỗi giống chuối đều đem về giá trị kinh tế nhất định cho người trồng.
Bà con có nhu cầu về giống cây trồng kinh tế cao liên hệ với Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao để được tư vấn lựa chọn giống cây tốt nhất phù hợp với điều kiện khí hậu nơi bà con muốn gieo trồng các giống cây.
TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO
ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi – Đường Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội Tel: 0973 401 793 – 0916 430 455 Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com Web:http://giongcaytrongkinhtecao.com/
Quy Trình Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Chuối Già Nam Mỹ
Như chúng ta đã biết, trên thế giới có rất nhiều loại chuối, bởi chuối là loài cây trồng ít kén đất, có thể sống trong điều kiện pH= 4,5 – 8, nhưng thích hợp nhất trong khoảng 6 – 7.
Ở Việt Nam chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối Xiêm Đen, chuối Xiêm Trắng, chuối Già Hương, chuối Tiêu, chuối Cau, chuối Cơm, chuối Sứ, chuối Sáp, chuối Mật…Trong các giống chuối được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già lùn Nam Mỹ sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô được rất nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì chúng có ưu điểm là cho thu hoạch tập trung, năng suất cao, chất lượng ngon, được nhiều thị trường trong nước và nước ngoài đều ưa chuộng.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây Chuối già Nam Mỹ:
1. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng chuối Nam Mỹ phải tơi xốp, lớp đất dày, phì nhiêu, mạch nước ngầm thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, ánh sáng mặt trời và không khí phải đầy đủ, thuận tiện cho việc vận chuyển.
Làm đất: Trước tiên phải thu dọn lá khô và rác thải, sau đó xới đất lên và cho phơi nắng. Thời gian phơi nắng tốt nhất từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Sau khi phơi, tiếp tục đào rãnh và xới đất để cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, hướng của rãnh phải song song với hướng gió, chiều rộng cả rãnh và bờ bao là 2,5-2,7m, chiều rộng rãnh là 50-60cm, chiều sâu khoảng 50cm, chiều rộng và chiều sâu giữa hai đường rãnh phải tương đối so với độ rộng hẹp, đến khi cây nở hoa thì dùng làm hố bón phân.
Để đạt sản lượng cao, bắt buộc phải có đủ lượng phân bón. Phân bón chiếm 20% trong quá trình sinh trưởng. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, phân heo bò, bùn, phải thêm vào phân lân và một ít vôi. Thông thường, trước ngày trồng 15 ngày phải đào hố, hố đào ngay giữa bờ bao, mỗi hố cách nhau 2m, như vậy một hecta đất trồng được 2300-2400 cây. Kích thước hố 60x60x60cm, chiều sâu phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, hố đào sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố phải đào cạn hơn.
2. Cách lựa chọn giống và cách thức gieo trồng chuối
Giống chuối Nam Mỹ là loại giống phải được bồi dưỡng, bảo đảm độ thuần của giống. Thông thường giống chuối này phải được kiểm định để không mang những mầm bệnh. Phải lựa chọn ra 6-8 lá non, tán lá khỏe, tán cao khoảng 8-10cm, màu xanh tươi, không bị biến dạng, không bị sâu bệnh.
Trước khi gieo trồng phải bón phân đầy đủ, mỗi hố bón 20-25kg, dùng phân gia cầm, phân heo bò là tốt nhất, phân bón được trộn với đất trồng ở phía đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất 15cm ở phía trên. Vì giống chuối được nuôi dưỡng nên rất nhỏ và non, rễ rất mỏng manh, khả năng xuyên thấu thấp, vì vậy đất trồng phải tơi xốp. Sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, tùy theo tình hình sinh trưởng, đến một giai đoạn nhất định, mầm sẽ nhú lên mặt đất. Trong lúc làm đất phải để dành một ít đất cho việc bồi đắp sau này.
3. Cách thức bón phân cho chuối già Nam mỹ
Chuối là một loại có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng quả.
Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; bón trước khi trồng.
Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân bón thường theo rãnh hay bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
4. Tưới nước và loại bỏ các cây cỏ dại:
Trong 3 tháng đầu khi cây còn nhỏ bạn nên tưới 1 lần/ngày, thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần. Khi bón phân cần phải tưới nước để chúng được tan ra thấm ngay vào đất.
Khoảng 1 – 1,5 tháng/lần, làm sạch cỏ xung quanh gốc bán kính từ 0,5 -1m, làm cỏ trước khi bón phân, không nên sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.
5. Tỉa mầm để chồi non:
Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10 – 20cm, có thời gian cách nhau bốn tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
Sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8 – 10 nải tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên tiến hành cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất đi nhựa của buồng, tiến hành bọc lại bằng túi vải màu trắng – Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống đỡ buồng chuối để tránh đổ ngã.
6. Thu hoạch chuối già lùn Nam mỹ
Sau khi trồng 7 – 8 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, đến 11 – 12 tháng ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối sau đó cắt buồng, xẻ nải và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chú ý thao tác thu hoạch phải thật nhẹ nhàng, thu hoạch lúc chuối đã già, không để chuối chín mới thu hoạch, vì như vậy sẽ rất dễ bị hư và dập.
Đồng An Gia Gia Lai – Địa điểm thu mua, xuất khẩu nông sản uy tín, chất lượng tại Gia Lai và cung cấp, chuyển giao kỹ thuật Chuối Già Nam Mỹ Cấy Mô.
☞ Địa chỉ: 740 Trường Chinh, Tp.Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
☎ Hotline: 0902.297.913
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Trồng Và Cách Thức Chăm Sóc Giống Chuối Đỏ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!