Bạn đang xem bài viết Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phong Lan Bản Địa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoa lan bản địa (lan rừng) là một trong những loài hoa cao cấp. Hoa phong lan có nguồn gốc ở những khu rừng nhiệt đới, thường sống trên cây tươi hoặc cây đã chết, trên kẽ đá, trên đất hoặc trên các thảm thực vật đã mục.
Phong lan là cây lưu niên hoa bền, đẹp, có hương thơm, là loài hoa có giá trị kinh tế cao. Phong lan có số lượng loài rất đa dạng, một số loài phổ biến hiện nay Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo.
– Nhiệt độ: Hoa lan ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 20-30 oC, nhiệt độ giới hạn từ 15-35 o C.
– Ánh sáng: cây ưa ánh sáng tán xạ, thích hợp 60- 70% ánh sáng trực tiếp, ánh sáng trực tiếp với cường độ cao sẽ làm cây bị bỏng lá. Cường độ sáng phù hợp từ 8.000 – 12.000 lux. Tuy nhiên, nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây sẽ tăng trưởng chậm và yếu, bộ rễ kém phát triển, cây khó ra hoa.
– Ẩm độ: Cây lan có khả năng chịu hạn khá tốt. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển là từ 40 – 80%, thích hợp nhất là 60 – 70%. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển tốt tuy nhiên giá thể phải thật thông thoáng, thoát nước tốt.
– Dinh dưỡng: Hoa lan cần tất cả các loại dinh dưỡng cho cây sinh trưởng: N, P 20 5, K 2 0, trung lượng: Fe, Cu, Ca, vi lượng: Mn, Mg, Bo, Zn, các vitamin.
III. CÁC GIỐNG TRỒNG HIỆN NAY
Các giống hoa phong lan bản địa rất phong phú với các màu sắc khác nhau và thời gian nở hoa cũng khác nhau. Nên chọn nhiều chủng loại hoa trên vườn để đảm bào vườn lan có hoa nở quanh năm.
Các giống phong lan trồng phổ biến hiện nay là: Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo
4.1. Khung sườn giàn lan:
+ Cột bằng xi măng hay ống mạ kẽm, phi 48 làm cột nhà lưới. Cột cách cột 4m, chiều cao cột: 3,0- 3,5m. Ở chiều cao của cột khoảng 1,5 – 1,7 m từ mặt đất đặt thêm hệ thống thanh ngang xếp thành hàng để làm giàn treo chậu cho dễ chăm sóc. Chiều rộng của giàn treo 3 m, rãnh đi vào chăm sóc rộng 1 m.
+ Giàn treo: Dùng ống mạ kẽm phi 42 làm thanh ngang đỡ giàn, gác các thanh dọc phi 34 song song cách nhau 30- 35 cm ở mặt giàn treo.
.+ Hệ thống rào chắn: Hàng rào bằng lưới B40 hoặc cũng có thể dùng lưới chống côn trùng loại mắt thưa.
4.2. Mái che: Dùng lưới đen hoặc lưới xanh che bớt được 20 – 30% ánh sáng.
4.3. Hệ thống tưới
+ Dàn phun mưa tự động: Gồm máy bơm, téc chứa nước, hệ thống ống dẫn bố trí song song cách nhau 3 m, cách mặt đất 2,5 – 3 m, cao hơn dàn treo lan 1m, các vòi phun cách nhau 3 m, xếp so le nhau.
5.1. Thời vụ trồng
Mùa xuân và mùa hè là thời điểm cây lan sinh trưởng, phát triển mạnh nhất nên trồng vào khoảng tháng 3- tháng 4 dương lịch để cây có đủ thời gian sinh trưởng chống rét vào mùa đông.
5.2. Giá thể và chậu nuôi
Ghép trên gỗ (áp dụng cho tất cả các loại lan trên): Các loại gỗ chắc: lũa, nhãn vải, vú sữa, thân cây dương xỉ…, cưa thành khúc dài 30-40cm hoặc dạng thớt dày 7-8 cm (đường kính 25-35cm). Gỗ áp dụng với hầu hết các loài lan như Đai Châu, Quế lan Hương, Tam Bảo Sắc, Kiều, Phi điệp.
Trồng chậu (áp dụng cho một số loại như Đai Châu, lan Kiều, Phi điệp, Đuôi Cáo)
– Giá thể trồng chậu: xơ dừa, than củi, vỏ cây, gỗ nhỏ, xỉ than, kích thước 2-3 cm, phải được khử trùng trước khi trồng cây.
– Chậu trồng: bằng chậu thang gỗ, đất nung hoặc bằng nhựa, có nhiều lỗ thoát nước ở đáy và xung quanh, có kích thước phù hợp tùy thuộc vào số cây trồng trên chậu và kích thước của cây lan. Một số kích thước chậu phổ biến: chậu thang gỗ vuông cạnh 25-30 cm, chiều cao 20cm, chậu đất nung hoặc chậu nhựa tròn đường kính 20-30 cm, chiều cao 15-20cm.
5.3. Chọn cây giống và xử lý trước khi trồng
– Chọn cây giống:
+ Chọn cây giống khỏe mạnh, không có vết bệnh, lá xanh tốt, bộ rễ khỏe.
+ Cây nuôi cấy mô sau ra ngôi ít nhất 1 năm tuổi. Kích thước cây: chiều cao hoặc chiều dài lá 15-20cm.
+ Cây tách thân hoặc cây thu thập trong tự nhiên phải xử lý trước khi trồng, sau khi cây ra rễ mới có thể trồng chậu hoặc ghép gỗ.
– Xử lý trước khi trồng hoặc ghép gỗ (áp dụng với cây tách thân, thu thập từ tự nhiên hoặc chuyển chậu):
Cắt bỏ ngồng hoa (nếu có), loại bỏ lá vàng, lá bị bệnh. Buộc cây thành từng túm 5-10 cây đơn thân, hoặc cụm với lan đa thân. Treo ngược phần rễ lên. Dùng thuốc bệnh Daconil 75WP pha 20-30g/bình 10 lít hoặc Ridomil Gold 68WP pha 30-40g/bình 10 lít phun đều khắp các túm cây. Sau 1 tuần phun Atonik 1.8SL 10ml/bình 10 lít, Vitamin B1 6-8 ml/bình 10 lít, phun luân phiên 5-7 ngày 1 lần. Sau khoảng 1 tháng, khi thấy nhú rễ thì có thể bắt đầu ghép lên gỗ.
5.4. Kỹ thuật trồng, ghép cây
Trồng trong chậu: đặt cây và cố định cây vào chậu (có thể dùng dây để buộc cây vào chậu), bổ sung giá thể đến miệng chậu để giữ ẩm và giúp cây đứng vững.
Ghép trên thân gỗ:
+ Bước 1: Lựa chọn kích thước gỗ, hướng ghép, vị trí ghép và số lượng cây ghép
+ Bước 2: Định vị cây lan vào gỗ bằng miếng nhựa nhỏ (hoặc miếng cao su), dùng miếng nhựa hoặc cao su ép thân cây hoặc gốc cây vào gỗ và dùng 4 chiếc đinh cố định 2 bên thân cây lan đảm bảo tính thẩm mỹ và cây gắn vào thân gỗ không bị rơi ra ngoài.
+ Bước 3: Chuyển cây vào nơi thoáng mát và tưới nước giữ ẩm hàng ngày cho cây. Cách 2- 3 ngày phun Rootplex, liều lượng 10-15ml/bình 10L nước để kích thích ra rễ cho lan.
5.5. Tưới nước
Lượng nước tưới tuỳ theo mùa, theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và theo cách trồng (trồng chậu hay ghép trên gỗ).
Mùa hè, tưới 2 lần vào 8h30-9h30 sáng và 3h30-4h30 chiều, tưới dạng phun mưa cho ướt đều lá và giá thể. Mùa thu tưới 1 lần/ngày, mùa khô (tháng 10-11) giảm tưới 2-3 ngày/lần để tạo thời gian ngủ nghỉ cho cây hoặc kích thích cây hình thành chồi hoa.
Trồng chậu thì có thể giảm số lần tưới hoặc lượng nước tưới so với ghép trên gỗ tùy thuộc vào độ giữ ẩm của giá thể, tưới 2-3 ngày/lần. Lưu ý, trước khi tưới cần kiểm tra độ ẩm, khi giá thể khô mới tưới lại.
5.6. Bón phân
Chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn cây con:Từ cây mô ra ngôi ở vườn ươm đến khi chuyển sang vườn sản xuất (khoảng 1 năm). Hoặc cây giai đoạn tách nhánh 6 tháng tuổi.
– Sử dụng các loại phân đễ tiêu hoặc chuyên bón cho hoa lan có thành phần NPK với tỷ lệ đạm cao, chẳng hạn HT-Orchid NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 50g/100 lít nước.
– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD 10ml/10 lít nước, hoặc hoặc Vitamin B1 pha 5-7 ml/10 lít nước.
– Cách bón:
+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân 5-7 ngày/1 lần.
+ Tưới hoặc phun dung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng dung dịch phân 80-100 lít/1000m2/lần.
Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành
– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ tương đương, chẳng hạn HT- Orchid 20-20-20, pha 60g/100 lít nước tưới hoặc phun phun 4-5 bình 16 lít/1000m 2
– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD hoặc Vitamin B1 dùng 10ml/ 10 lít nước .
– Cách bón:
+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân: 4-5 ngày/1 lần.
+ Tưới hoặc phun đung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng 80-100lít/1000m 2/lần.
– Có thể đặt thêm phân hữu cơ chậm tan, dùng 3-5 g phân cho vào túi vải, hoặc túi lưới hoặc rải trên mặt chậu, đặt cách gốc hoặc rễ khoảng 5 cm. Mỗi lần tưới nước phun nhẹ vào túi vải cho phân chảy chậm dần vào giá thể.
– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ lân cao, chẳng hạn HT Orchid 9:45:15, pha 60g/100 lít nước.
+ Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phân bón vi lượng cho cây sinh trưởng và dưỡng mầm hoa.
– Cách bón: Như bón cho cây trưởng thành.
5.7. Chống rét cho vườn lan (áp dụng cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ)
Che kín ni lông xung quanh nhà trồng để tránh các đợt gió mùa đông bắc cho vườn lan bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Trong điều kiện nhiệt độ xuống dưới 15 oC cần áp dụng biện pháp tăng nhiệt cho vườn trồng: Dùng quạt sưởi sưởi hoặc máy tăng nhiệt thổi hơi nóng vào vườn lan qua ống dẫn bằng ni lông đặt trên mặt đất, đường kính ống từ 0,4-0,5m, khoảng cách giữa các ống là 3-4 m/ống, trên các đường ống này có đục lỗ với mật độ 1m/lỗ, đường kính lỗ 10cm, để hơi nóng tỏa đều khắp vườn. Nhiệt độ trong vườn đảm bảo từ 20-25 o C. Bật quạt thông gió với bên ngoài 2 lần/ngày.
Nếu không có máy tăng nhiệt có thể dùng các bóng đèn đỏ 75 – 100W với mật độ 8-10 m 2/bóng, treo cách ngọn cây 1 m vào những đợt rét đậm, rét hại để tăng nhiệt và ánh sáng cho vườn lan. Thông gió vườn trồng với bên ngoài 1 lần/ngày.
5.8. Chăm sóc sau khi hoa tàn
– Đưa cây lan vào chỗ thoáng mát, có nắng nhẹ. Nếu thấy chậu ẩm ướt quá thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước lại
– Chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại (rễ mới mọc ra).
– Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 có chứa kích thích tố an pha NAA, (pha với nồng độ 5-7 ml/bình 10 lít nước), hoặc Atonik 1.8SL (pha với nồng độ 10 ml/bình 10 lít nước), tưới hoặc phun 80-100 lít/1000m 2, cứ 3 lần tưới nước thì có 1 lần cho thêm B1 hoặc Atonik 1.8SL cho đến khi ra rễ mới.
– Tùy điều kiện thời tiết để tưới nước sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng làm hư rễ.
– Trong điều kiện mùa hè, tưới nước từ 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát; ngày mưa hoặc trời mát, sau khi tưới phải quan sát khi nào khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt mới tưới lại.
– Cách tưới: Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới phun mưa cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan
– Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, dùng dụng cụ cắt sắc và vệ sinh sạch, cắt bỏ lá già, lá bị dập hỏng, lá có biểu hiện bệnh; cắt bỏ rễ già, rễ đã khô chết; cắt bỏ hoàn toàn ngồng hoa cũ. Bôi vôi vào tất cả các vết cắt.
– Sau 1,5-2 tháng, cây phát triển ổn định trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân, tưới nước bình thường giống như giai đoạn “Chăm sóc cây trưởng thành” trong Quy trình này.
7.1. Bệnh hại
7.1.1.Bệnh thối nhũn (do vi khuẩn Erwinia spp.)
– Triệu chứng: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt màu trắng trong hay phỏng nước từ từ loang to, vết thối nhũn ra và có mùi hôi.
– Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn ( Erwinia spp). Bệnh lây lan nhanh, thường phát sinh khi thời tiết nóng ẩm, tháng 5-8 hàng năm.
– Cách phòng trừ:
+ Cách ly cây bị bệnh
+ Phun thuốc trừ rệp hoặc côn trùng chích hút, diệt môi giới truyền bệnh, tránh lây lan sang cây khác.
+ Hạn chế tưới phun trên lá, giảm độ ẩm, giảm tưới và tránh làm ướt lá.
+ Tăng cường thông thoáng gió cho vườn trồng
+ Với cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ cắt, cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất 2cm vào phần còn khoẻ.
+ Bôi dung dịch Steptomicine + Ridomil 68WP đậm đặc vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.
+ Nếu rễ cây hoặc gốc bị thối nên thay bằng chậu sạch và giá thể mới
– Triệu chứng: bệnh xảy ra khi điều kiện sinh trưởng của cây không lý tưởng: sự thay đổi liên tục giá thể ướt, khô, độ lạnh của giá thể… làm cho lá bị mềm ẻo, mép lá chuyển sang màu vàng, rễ cây có màu nâu, tuy nhiên lõi rễ vẫn giữ nguyên. Rễ và thân nhiễm bệnh sẽ ngả sang màu nâu.
– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Fusarium sp.) gây ra
– Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống sạch, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh, phun Aliette 800 WG: cây con pha 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già pha 50g/bình 16 lít nước; hoặc Ridomil Gold 68WG: cây con 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già 50-60 g/bình 16 lít nước. Phun 6 bình/1000m2.
7.1.3.Bệnh đốm lá (do nấm Anternaria dianthi)
– Triệu chứng: Mặt trên và mặt dưới lá có những đốm màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh thường xuất hiện trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng mật độ vết đốm dày và lan sang các lá khác trên cây.
– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Anternaria dianthi), nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
– Phòng trừ:
+ Vào mùa hè che giảm ánh sáng cho phù hợp
+ Thông gió tốt vườn trồng đặc biệt là vào mùa hè
+ Không tưới quá muộn vào buổi chiều tối khiến lá chưa kịp khô
+ Không để mật độ cây quá dày
+ Định kỳ phun phòng bằng một trong các loại thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WG liều lượng 40-50G/bình 16L, Anvil 5SC liều lượng 16-20ml/bình16L, phun 2 bình/sào BB.
+ Nếu thấy dấu hiệu bệnh phát triển mạnh thì phun 5-7 ngày một lần. Phun liên tục 3-4 lần, khi thấy dấu hiệu bệnh ngừng phát triển thì thôi.
7.2. Sâu hại 7.2.1. Rệp sáp (Chrysomphalus ficus)
– Triệu chứng: Rệp tiết dịch tạo thành lớp sáp phủ màu trắng như bông mặt trên hoặc mặt dưới lá và trú ngụ trong đó, chích hút nhựa trên lá, cuống lá, làm cho lá bị vàng và hỏng lá.
– Nguyên nhân gây hại là do rệp sáp (Chrysomphalus ficus). Rệp phát sinh, phát triển mạnh vào mùa hè thu thời tiết khô và nắng.
– Phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá có rệp để tiêu hủy. Phun thuốc diệt rệpArafat 330WP liều lượng 10-15g/bình 16 lít hoặc phun dầu khoáng như Neem oil hay Spray oil,…làm rệp chết ngạt, hoặc ung thối trứng rệp. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun khi nắng nóng tới 37 0 C, phun kỹ từ mặt trên, mặt dưới lá, thân cây, bẹ lá và tận gốc rễ, nồng độ phun theo khuyến cáo trên bao bì thuốc. Cách 5-7 ngày phun lại 1 lần, phun liên tục 2-3 lần.
7.2.2. Các sinh vật gây hại (sâu róm, sên, kiến)
Phòng trừ :
+ Vệ sinh vườn luôn sạnh sẽ, thông thoáng, thường xuyên kiểm tra vườn.
+ Với ốc sên, hoặc sên có thể bắt bằng tay hoặc dùng vôi bột rắc xung quang vườn trồng và dưới gầm giàn.
+ Với sâu róm hoặc kiến sử dụng thuốc trừ sâu diệt sâu róm: Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/16L, hoặc Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/16L. Sử dụng thuốc diệt kiến.
VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN GIÒ, CHẬU LAN TẠI NƠI TIÊU THỤ
– Tưới nước để duy trì độ ẩm trước khi mang đi tiêu thụ hoặc trưng bày
– Khi vận chuyển, bao gói và buộc dây cố định cây để tránh va chạm, dập nát cành hoa.
– Duy trì độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước hàng ngày ở nơi tiêu thụ.
Nguyễn Thị Kim Thoa – Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng
– Tránh ánh sáng trực xạ với cường độ cao và nơi có gió lùa hoặc gió mạnh
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cơ Bản Cây Bưởi
1. Cây giống:
Nên chọn một loại giống cây duy nhất trồng, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng giống chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ.
2. Thời vụ:
Bưởi được xem là giống cây có thể trồng quanh năm, nhưng để tiết kiệm công tưới, bà con nên trồng vào khoảng tháng 5 – 6, đây là thời điểm vào mùa mưa. Nếu như vẫn đảm bảo điều kiện tưới trong mùa nắng, bà con vẫn có thể trồng bưởi. Trước khi trồng, nên tỉa đi bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
3. Mật độ trồng:
Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2).
4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng
Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40 – 60cm, đường kính 80 – 100cm. Đắp mô trước khi trồng 2 – 4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 1-1.5kg phân hữu cơ Korea + phân Trung vi lượng Korea 100gram/gốc để tạo độ tơi xốp cho đất và cân bằng độ pH đất. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP Korea phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 450 để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 – 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần xử lý đất để nâng pH = 5,5 – 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.
5. Tưới nước:
Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài gây thối rễ, cây có thể chết.
6. Tỉa cành
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10-15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.
7. Tạo tán:
Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng cọc tre cắm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°. Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15-30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một góc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối.
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lily
BHG – Hoa Lily là một loại hoa đẹp rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Hoa Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-250C, ban đêm là 120C -180C, dưới 120C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù… Tuy nhiên, để hoa Lily sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật như:
1. Một số giống trồng phổ biến: Giống Yelloween, giống Sorbonne, giống Lake Carey, giống Lesotho, giống Tresor,… Tuy nhiên, cần căn cứ thị trường để chọn mua giống hoa lily ươm trồng cho phù hợp, nên mua củ giống kích thước lớn để có nhiều nụ hoa, tăng giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế.
2. Thời vụ trồng: Từ 25/8 đến 15/10 âm lịch (tùy theo giống và vùng trồng).
3. Kỹ thuật làm đất:
– Yêu cầu đất trồng: Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, độ pH từ 5,5-7 (tùy theo giống), nên trồng trên chân đất luân canh với lúa nước hoặc cây ngũ cốc, không trồng trên chân đất vụ trước trồng cây cùng họ (hành, tỏi…)…
– Làm đất: Đất được cày bừa tơi, phẳng, sạch cỏ rác, dùng thuốc Aliettle 800WG nồng độ 1/500, Ridomil 68WP nồng độ pha 1/400, để phun khử trùng vào đất với lượng 50 lít dung dịch/100m2.
– Lên luống: Lên luống rộng 1 -1,2m; cao 30-40cm, rãnh luống 40-50cm.
4. Xử lý củ giống trước khi trồng:
– Nếu có kho lạnh (xử lý để củ mọc mầm trong kho lạnh sau đó đem ra trồng), các bước tiến hành cụ thể như sau:
+ Bước 1: Đưa củ ra khỏi kho lạnh bảo quản để tan hết đá.
+Bước 2: Xử lý củ bằng Daconil 75WP hoặc Ridomil Gold 68WP, nồng độ 1/500 trong 5-10 phút.
+ Bước 3: Trồng củ vào các khay nhựa.
+ Bước 4: Xếp các khay củ đã trồng lại vào trong kho lạnh (các khay có thể xếp chồng lên nhau), đặt chế độ nhiệt dao động từ 12-140C.
+ Bước 5: Sau 10-15 ngày, mầm dài 7-10 cm, các vòng rễ thân bắt đầu xuất hiện thì đưa củ ra trồng ngoài đồng ruộng.
– Trường hợp không có kho lạnh:
+ Từ bước 1- 3: Làm giống như trường hợp có kho lạnh.
+ Bước 4: Xếp các khay củ đã trồng vào chỗ thoáng mát (tốt nhất là dưới bóng râm) sau đó lấy lưới đen che kín để mầm củ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
+ Bước 5: Trồng ra đất khi mầm củ dài 7-10 cm.
5. Khoảng cách trồng:
+ Củ có kích thước18/20: Hàng x hàng 20cm; cây x cây 15cm
+ Củ có kích thước18/22: Hàng x hàng 20cm; cây x cây 18cm
6. Cách trồng và khoảng cách trồng: Rạch hàng đặt củ sau đó lấp đất hoặc dùng dầm đào lỗ đặt củ và lấp đất lên.
Lưu ý: Độ sâu lấp đất từ 8 – 10cm ( bằng hai lần chiều cao của củ)
7. Kỹ thuật chăm sóc:
7.1. Kỹ thuật tưới nước: Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng, đảm bảo độ ẩm 65-75% (bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra là đảm bảo). Khi tưới nước tốt nhất nên tưới nước vào phần gốc cây tránh làm lá và nụ bị ướt. Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho hoa lily với chế độ tưới 30 phút/ngày.
5.2. Chế độ che lưới đen :Trước khi trồng 2 tuần tiến hành che lưới cắt nắng 70%, che cách mặt đất từ 2-3m. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa thì mở lưới ra, chỉ che vào buổi trưa khi trời nắng to, từ khi nụ hoa xuất hiện đến khi thu hoạch hoa luôn theo dõi và kiểm tra cường độ ánh sáng nhà trồng lily để có chế độ che hợp lý. Che lưới đen sẽ làm giảm cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ môi trường trồng hoa lily.
7.3. Bón phân (lượng phân bón tính cho100m2):
– Bón lót: Sau khi cày ải đất sử dụng các loại phân đã được ủ hoai mục như: Phân gà, phân chuồng, phân gia súc… với lượng 1-1,5m3, bón trước khi trồng 1-2 tháng.
– Bón thúc: Sau trồng từ 3 tuần (cây cao 20-35cm) trở lên thì tiến hành bón thúc, nên hòa phân với nước để tưới xung quang gốc thì hiệu quả sẽ cao hơn, cụ thể:
– Lần 1: Sau trồng 3 tuần, dùng 1-2kg NPK (1:1:1) + 0,2kg đạm Urê.
– Lần 2: Bón sau lần 1 từ 7-10 ngày, dùng 1kg Canxi Nitrat + 1-2kg NPK (1:1:1).
– Lần 3: Khi đang xuất hiện nụ hoa, dùng 2kg NPK (1:1:1).
– Lần 4: Sau lần 3 từ 7-10 ngày, dùng 1-2kg NPK (1:1:1).
Tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây hoa lily chúng ta có thể bón thêm phân cho cây, tuy nhiên thời điểm cuối cùng có thể bón phân cho hoa lily là trước khi hoa nở 3 tuần. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá như: Atonik 1.8SL, Đầu trâu (502, 901, 902),… phun sau trồng 15-20 ngày, phun định kỳ 5-7 ngày/lần.
7.4. Làm cỏ, xới xáo: Sau khi cây mọc lên trên mặt đất khoảng 10-15cm dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại.
8. Phòng trừ một số bệnh hại chính:
8.1. Bệnh virus:
– Triệu chứng: Màu xanh của lá dần dần nhạt đi, các lá này bắt đầu xoăn lại. Những triệu chứng trên lá cây biểu hiện rõ nhất xung quanh thời kỳ cây ra hoa. Trong nhiều trường hợp không nhìn rõ triệu chứng trên lá mà chỉ được biểu hiện rõ ràng trên hoa, mầu sắc hoa bị xuống cấp nghiêm trọng.
- Phòng trừ: Chọn củ giống sạch bệnh để trồng, làm cỏ, vệ sinh môi trường khu vực trồng sạch sẽ. Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhổ bỏ và tiêu hủy ngay những cây bị nhiễm.
8.2. Bệnh thối thân:
- Triệu chứng: Cây bị bệnh hoa bị thối rữa, cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Thân bị nhiễm bệnh bị thối mềm và có màu xanh tối đến nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn, những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc, bệnh thường gây hại phần thân trên mặt đất làm cho cây bị đổ gãy.
- Phòng trừ:
+ Khử trùng đất, giá thể trước khi trồng., đảm bảo đất, giá thể thoát nước tốt. Duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.
+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng, trồng trên đất luân canh với cây trồng khác, tốt nhất nên luân canh với lúa nước.
+ Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP để phun phòng trừ bệnh, định kỳ 7-10 ngày/lần.
8.3. Bệnh teo, rụng nụ:
- Triệu chứng: Nụ có màu xanh nhạt, dần dần chuyển màu vàng, lúc này tại cuống nụ xuất hiện tầng rời và làm rụng nụ hoa.
- Phòng trừ: Bổ sung dinh dưỡng Bortrac 10,9%, liều lượng 20ml/16 lít, phun sau trồng 35 ngày, định kỳ 7-10 ngày/lần.
8.4. Bệnh cháy lá:
– Triệu chứng: Bệnh cháy lá xuất hiện vào thời điểm trước khi nụ hoa xuất hiện, đầu tiên tất cả các lá non bị xoắn nhẹ hướng vào trong và sau đó một và ngày sẽ xuất hiện những vết đốm có màu xanh vàng đến trắng trên là bị cháy. Nếu lá bị cháy nhẹ cây sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Nhưng nếu cây bị cháy lá nặng những vết đốm trắng có thể chuyển thành nâu trên bề mặt và lá sẽ bị uốn cong ở những nơi vết bệnh xuất hiện. Trong trường hợp rất xấu tất cả lá trên ngọn sẽ bị mất.
- Phòng trừ:
+ Xử lý đất đảm bảo trước khi trồng.
+ Giữ ẩm đất trước khi trồng, không nên trồng vào những mùa vụ nhạy cảm (mưa nhiều, nắng,..) , trồng củ sâu từ 6-10cm.
+ Chủ động ngăn chặn sự thay đổi lớn của nhiệt độ và độ ẩm không khí, giữ độ ẩm tương đối ở 75%.
+ Tưới nước hợp lý để giữ sự thoát hơi nước cân bằng và ngăn chặn sự thoát hơi nước quá giới hạn bằng che lưới đen, tưới nước nhẹ một vài lần 1 ngày.
Phạm Thị Lan Anh
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Tuyến
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Video quy trình kỹ thuật trồng cây kim tuyến nuôi cấy mô (phôi)
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chúng ta nên trồng cây Kim tuyến trong nhà có mái che để giảm ánh sáng: Có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà lưới che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. Vì trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới sẽ ngăn cản sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại và giảm thiểu tối đa các yếu tố gây bệnh cho cây. Tuy nhiên việc lựa chọn nhà kính là lựa chọn tối ưu nhất với đối tượng cây này.
Đối với nhà trồng cây Kim tuyến cần chú ý một số điểm sau:
+ Dùng lưới cản quang có độ cản từ 50-70% ánh sang tán xạ để che phần trên mái và phần xung quanh nhà trồng.
+ Cần lắp đặt hệ thống phun sương trong nhà trồng.
Yêu cầu đối với giá thể trồng cây Kim tuyến: Tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh hại. Vì vậy giá thể dùng để trồng cây Kim tuyến được chúng tôi lựa chọn là lại giá thể gồm: 1/3 xơ dừa + 1/3 đất mặt + 1/3 phân bò được ủ với chế phẩm, phụ gia (vôi tôi 1% + tricoderma 1% + phân NPK 1% + phân lân 5% + phân vi sinh 1%), sau đó tiến hành phối trộn và ủ 2,5-3 tháng trước khi trồng.
Giá thể phải được xử lý nấm bằng ridomil gold (20g/16l nước) trước khi trồng.
Cây giống khi đưa ra trồng cần đảm bảo tiêu chuẩn sau: Cây đồng đều, to khỏe, chiều cao từ 3,5 – 5cm, số lá thật từ 2 – 4 lá, không bị sâu bệnh.
Thời vụ trồng cây kim tuyến tốt nhất là vào đầu mùa mưa vào khoảng tháng 4-5 hàng năm. Tuy nhiên đối với cây Kim tuyến khi trồng trong nhà màng, chủ động điều khiển được ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì việc trồng cây kim tuyến có thể trồng quanh năm.
Chiều rộng luống nên thiết kế khoảng 1 -1,2m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nhà kính để thuận tiện trồng và chăm sóc, sau đó cho giá thể đã được chuẩn bị vào luống với độ dày của giá thể từ 20-25cm.
Cần vệ sinh khay, chậu, vỉ xốp bằng xà phòng và khử trùng bằng dung dịch nước vôi pha loãng, sau đó đem phơi nắng để ráo nước mới đưa vào sử dụng.
Cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào khay sốp với độ dầy từ 15-20cm.
– Đối với việc trồng cây Kim tuyến trên luống hay trong khay xốp thì mật độ trồng là 5x5cm/cây. Khi trồng dùng tay nén chặt đất vừa phải sao cho thân cây thẳng đứng vuông góc với bề mặt luống trồng.
– Sau khi trồng cần tưới nước hoặc pha Ridomil gold với nồng độ 1g/lít tưới cho cây và giúp phòng bệnh.
– Vào hai tuần đầu mới trồng mỗi ngày cần định kỳ tưới nước 2- 3 lần đối với những ngày trời nắng, còn đối với những ngày mưa tưới 1 lần bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống.
– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới 1 lần hoặc không tưới tùy thuộc vào ẩm độ của vườn.
– Đối với cây trồng trong nhà kính việc việc tưới nước cho cây trong hai tuần đầu lúc mới trồng mỗi ngày cần định tưới nước 3- 4 lần đối với những ngày trời nắng bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống, vào những ngày mưa ta không cần tưới vì nhà kính khi mưa nước mưa đã đi qua lưới cản côn trùng bổ sung lượng nước cho vườn.
– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới không tưới nước.
– Sau khi trồng xong phun Ridomil gold (giúp chống chết cây con, chống dịch bệnh phát sinh trong đất).
– Đối với cây Kim tuyến trong 2 tháng đầu mới trồng khả năng cây hấp thụ dinh dưỡng từ giá thể chưa cao vì bộ rễ cây còn yếu, cho nên định kỳ mỗi tuần 1 lần ta sử dụng phân bón lá phun bổ sung qua lá cho cây dễ hấp thụ. Phân bón lá dùng cho giai đoạn này là Atonik hoặc gibber TB nhằm bổ sung dinh dưỡng qua lá và kích thích sự sinh trưởng của rễ, thân, lá với liều dùng (1g Atonik hoặc gibber TB /1 lít H2O) phun ướt đẩm toàn thân và lá.
* Giai đoạn sau 2 tháng trồng
Từ tháng thứ 2 trở đi bón phân theo công thức 80N : 40P2O5 : 90K2O định kỳ 2 tháng/lần, chia làm 3 lần bón bổ sung cho cây. Trong đó các lần bón trung bình bón 190,1 g/m2 (57,1g Ure + 83g lân + 50gkali).
Chuột thường phá hại cây vào buổi tối và sáng sớm. Ở những khu vực trồng thường có chuột xuất hiện, tổn thất do chuột gây ra đối với vườn trồng Lan kim tuyến rất nặng nề. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể làm tổn thất 100% vườn trồng trong vài ngày.
– Cần rào vườn bằng lưới kín để chuột không vào được, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.
– Phun hoặc rải thuốc diệt chuột ở quanh vườn và tại các góc nếu phát hiện khu vực vườn có chuột phá hoại.
– Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá, ăn hết lá thịt chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4 ngày sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cành hoa nụ quả. Sau đó sâu chui xuống đất làm kén và hoá nhộng sinh sản lứa tiếp theo.
– Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu khoang, diệt sâu bằng ngắt ổ trứng hoặc bắt bằng tay với sâu lớn. Khi mật độ sâu nhiều ta sử dụng thuốc BVTV để diệt, ta nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế sự độc hại khi phun cho cây vì đây là cây dược liệu…
– Ốc sên thường hoạt động và gây hại vào ban đêm và những ngày trời u ám.Trên Lan Kim tuyến ốc sên thường cắn đứt ngang thân cây ăn sạch lá và ngọn cây.
– Xử lý tốt giá thể nhằm hạn chế các ổ trứng ốc sên.Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của ốc. có thể bắt bằng tay hoặc rải thuốc trị ốc khi thấy xuất hiện, chú ý cần rải thuốc đúng liều lượng, đúng quy cách cho phép nhằm tránh việc gây ngộ độc cho cây.
– Rệp bám vào lá, thân, cành, hoa, quả để hút nhựa cây, cây bị nặng lá sẽ quăn queo, vàng, ngọn rụi lại, nhiệt độ thích hợp cho rệp sinh trưởng từ 14 -15ºC.
– Chăm sóc cây ngay từ khi mới trồng. Phát hiện rệp sớm, có thể phun thuốc BVTV(penalty,…).
– Nhện đỏ chích hút mô lá của cây làm cây bị mất màu xanh chuyển sáng màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá
Là bệnh do các loại nấm ký sinh trên cây gây ra. Nấm bệnh tấn công các tế bào lá nên lam lá mất khả năng quang hợp và bị vàng đi dần cây sẽ bị chết.
– Nguồn cây con sạch bệnh, cây giống không bị nhiễm nấm bệnh
– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.
– Không bón phân chuồng tươi, nước có mầm bệnh.
– Sử dụng các loại thuốc như Ridomil, daconil, mancozec… phun định kỳ để phòng bệnh.
Cây héo đột ngột, lá còn xanh, cây bị thối ngang thân
Là bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 27°C, xâm nhập qua vết thương vào cây.
Nguồn cây con sach bệnh: Kỹ thuật làm vườn ươm phải đảm bảo hạt giống sạch bệnh, trồng trên đất vụ trước không bị bệnh hoặc không trồng cây họ cà.
– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.
– Đất ruộng chua có thể bón vôi bột (20kg/sào) khi làm đất.
– Không bón phân chuồng tươi, nguồn nước có mầm bệnh.
– Không để giống trên ruộng đã bị bệnh.
Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sang sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.
Cây kim tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.
Đối với cây Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.
+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rủ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rữa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chổ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rựu, nấu nước uống, dùng rau.. .
+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50 o c hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao Nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim tuyến sau đó dập miệng. đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium Sonia
Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 tổng diện tích trồng hoa – cây cảnh là 1.910 ha, trong đó diện tích trồng lan 190 ha. Về cơ cấu giống, Mokara là giống được gây trồng nhiều nhất (chiếm 44,8%), kế đến là Dendrobium (chiếm 39,6%), các giống khác chiếm trên dưới 8% gồm Cattleya và Vanda. Mỗi năm, thành phố tiêu thụ và trung chuyển khoảng 4 triệu chậu/cành lan. Năm 2023, diện tích sản xuất hoa – cây cảnh trên địa bàn Thành phố tăng 17,8% so năm 2010, đạt 2.250 ha. Tổng giá trị sản xuất hoa – cây cảnh tăng từ 1.257,4 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.833,8 tỷ đồng (năm 2023), giá trị sản xuất bình quân đạt 700-900 triệu đồng/năm/1 ha. Trong đó, diện tích trồng hoa lan đạt 300 ha (tăng 57,9% so với năm 2010).
Cây giống
– Lan lai Dendrobium Sonia ( D.ceasar x D.tomie) được tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
– Năng suất hoa Dendrobium Sonia bình quân: 8,5 phát hoa/m 2/năm (4,18 phát hoa/cây/năm). Số hoa/phát hoa 10,5-11,0.
Qui trình kỹ thuật bón phân
Chế độ chăm sóc và bón phân
– Ở vườn sản xuất, cây lan con trồng chậu được trồng ở môi trường mới gồm 50% xơ dừa cắt khúc và 50% than củi. Với Dendrobium Sonia, cây ở vườn sản xuất đạt từ 9 tháng tuổi trở lên đã có thể cho hoa bói; tuy nhiên, để duy trì sức khỏe của cây cũng như năng suất chất lượng hoa, chỉ nên tác động cho cây ra hoa từ sau 11 tháng trở đi.
– Lan Dendrobium Sonia yêu cầu được tưới nước hàng ngày với lượng nước bình quân 4 lít/1m 2/ lần tưới. Vào mùa khô, mỗi ngày tưới 2 lần, nhưng sang mùa mưa thì số lần tưới giảm đi (1 lần/ngày hoặc vào những ngày có mưa thì không cần phải tưới).
Ghi chú: Luôn xác định không được để giá thể bị ướt quá hoặc khô quá. Độ ẩm vườn duy trì 65-70%, độ ẩm giá thể 60-65% và nhiệt độ vườn: 26- 31 o C. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, ngoài tưới nước cho cây thì việc tưới nước cho nền vườn cũng cần được duy trì.
– Giai đoạn tăng trưởng (cây từ 1-9 tháng tuổi ở vườn sản xuất): duy trì phun dung dịch dinh dưỡng NPK 20-20-20 mỗi tuần một lần. Bên cạnh, bổ sung các loại dinh dưỡng sau: (i) [(P 1000 ppm + Ca 90 ppm + B 40 ppm) phun 1 lần/tuần] và (ii) phân bón gốc HCSH chậm tan dạng túi lưới 7 gram/túi/cây (phân HT-11), định kỳ 2 tháng đặt gốc 1 lần.
– Giai đoạn 9-12 tháng tuổi (chuẩn bị cho hoa): Sử dụng hỗn hợp (P 1000 ppm + Ca 90 ppm + B 40 ppm) + (50% VC+ 50% HC), phun 1 lần/tuần.
– Giai đoạn sau thu hoạch: khi được chăm sóc tốt, lan Dendrobium Sonia có thể ra hoa quanh năm mà không có một mùa vụ chính rõ ràng nào.
Cách thức chăm sóc cây sau thu hoạch: Thu hoạch hoa cắt cành
Quản lý bảo vệ vườn lan
Ghi chú: Các ký hiệu Cyt (cytokinin), Ntp (nitrophenol), AbA (acid absisic).
– Mô hình trồng lan qui mô hộ gia đình chỉ cần hệ thống nhà lưới đơn giản hay trung bình kèm hệ thống tưới tự động công nghệ Isael, có thể áp dụng một cách dễ dàng và hiệu quả về mặt nông học cho mọi người trồng lan Dendrobium Sonia.
– Việc áp dụng loại phân bón, liều lượng bón và thời điểm bón phù hợp góp phần làm tăng năng suất và chất lượng hoa lan Dendrobium Sonia, từ đó nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng hoa lan.
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối
Chuối là cây trồng ít kén đất, có thể sống trong điều kiện pH= 4,5 – 8, nhưng thích hợp nhất trong khoảng 6 – 7. Chuối già hiện nay có nhiều loại: già lùn, già hương, già cui, già Nam Mỹ, tiêu hồng, …
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc1. Chuẩn bị đất trồng
Tùy theo địa hình cao thấp mà có thể lên liếp hoặc không. Lên liếp vào đầu hay giữa mùa nắng để đất có thời gian khô, khi mưa xuống đất bong ra là bắt đầu trồng cây được. Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt liếp khoảng 5m. Nếu trồng 3 hàng xen kẽ thì mặt liếp rộng khoảng 7m.
2. Thời vụ trồng
Nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để cây có đủ nước và đỡ mất công tưới, nhưng cần lưu ý cho đất thoát nước tốt. Nếu đảm bảo đủ nước tưới, có thể trồng chuối bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, nên trồng ở những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao để thân giả ít bị mất nước.
3. Chọn cây giống
Sử dụng cây giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng. Ưu điểm của loại cây giống này là đồng đều về kích cỡ, tuổi cây nên rất thuận lợi cho trồng thâm canh, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật canh tác chung cho toàn vườn; thời gian thu hoạch đồng loạt, nên thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm; có hệ thống rễ hoàn chỉnh nên cho tỷ lệ sống cao; hơn nữa đây là nguồn cây giống tương đối sạch bệnh, tương đồng về di truyền và độ thuần giống nên khả năng cho năng suất và chất lượng cao hơn.
4. Khoảng cách và mật độ trồng
Mật độ trồng thay đổi tùy theo khí hậu và đất đai, hoặc tùy theo số lượng con chuối cần chừa lại ở mỗi bụi mà quyết định khoảng cách trồng. Khoảng cách trồng giữa các hàng thường khoảng 2,0 – 2,5m và khoảng cách giữa các cây trung bình khoảng 2m.
5. Phương pháp trồng
Đào hố sâu 50 cm và rộng 40 – 50 cm, bón lót cho mỗi hố 10 – 15 kg phân hữu cơ + 200grWokozim + 100g phân NPK 18-10-10 + TE . Trộn phân với đất cho vào khoảng nửa hố, tháo bỏ bầu nylon, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới đẫm.
6. Bón phân
Phân hữu cơ: gồm phân gia súc, gia cầm, tro, trấu đã hoai mục, bùn sông và bùn ao, chứa chất dinh dưỡng cao. Bón phân hữu cơ tạo môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây trồng và cải tạo đất giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, không bị cằn cỗi trong quá trình canh tác. Trung bình, một cây chuối cần khoảng 10 – 15 kg phân hữu cơ /năm + 300gr Wokozim , bón vào đầu mùa mưa hàng năm, cuốc xung quanh gốc tạo thành rãnh cách gốc 1,5 – 1,7m, phân được rải đều bên trong rãnh.
Phân vô cơ:Lượng phân bón cho 1 bụi chuối trong năm đầu mới trồng:
: Đào 4 hốc xung quanh gốc, sâu 10 – 15 cm , lần 1 cách gốc 40 – 50cm, lần 2 cách gốc 50 – 70cm, lần 3 cách gốc 1m, lần 4 cách gốc 1,5 – 1,7m, bón phân vào hốc và lấp đất lại.
Lượng phân bón cho 1 bụi trong các năm tiếp theo:
: Nếu có điều kiện tưới nước thì chia đều lượng phân trên thành 3 lần bón: lần 1 sau khi thu hoạch, lần 2 sau đó 2 – 3 tháng và lần 3 sau 2 – 3 tháng tiếp theo sao cho bón phân dứt điểm trước khi trổ buồng. Trường hợp không có điều kiện tưới nước, lượng phân được chia đều cho 2 lần bón, vào đầu và cuối mùa mưa.
7. Chăm sóc
Trồng dặm: sau khi trồng khoảng 30 ngày, nếu thấy cây chết hay phát triển kém thì phải trồng dặm bằng những cây giống có chiều cao thân 20 – 30 cm.
Tỉa cây con: khi cây bắt đầu đẻ cây con tiến hành tỉa con (có thể dùng để trồng tiếp hoặc bỏ đi). Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh. Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ nên có 3 – 4 cây đang phát triển (1 cây mẹ, 2 – 3 cây con), cụ thể: bẻ bắp chuối: sau khi chuối trổ hàng hoa cuối cùng, để trổ tiếp 2 hàng hoa đực nữa thì cắt bỏ bắp. Cắt xa nải chuối 20 – 30 cm tránh vết cắt có thể bị thối, ảnh hưởng đến nải chuối.
II. Sâu bệnh gây hại
Cây chuối thường bị một số loại sâu ăn lá phá hoại như: bọ nét, châu chấu, nhiều loại bọ cánh cứng gặm vỏ, tuyến trùng phá hoại rễ, một số rệp chính hút nhựa và quả non.
Xử lý đất bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu bệnh hại (Thuốc trừ sâu:Tricel 48EC , Basudin, Thuốc trừ nấm bệnh: , boocdo, Zinep, Aliet,…) sau khi cây trổ buồng xong. Phun phòng trừ sâu bệnh hại quả non, bao bằng nilon trắng để tránh hiện tượng rám quả.
Bài viết được cập nhật bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN – Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phong Lan Bản Địa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!