Xu Hướng 3/2023 # Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mokara Giai Đoạn Hậu Cấy Mô # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mokara Giai Đoạn Hậu Cấy Mô # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mokara Giai Đoạn Hậu Cấy Mô được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đặc điểm giống, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác theo quy trình

Lan Mokara là loài lan đơn thân, phát triển vô hạn theo chiều thẳng đứng. Rễ trần mọc xen kẽ với lá. Hoa nhiều màu sắc: vàng, tím, cam, hồng, đỏ. Nhiệt độ thích hợp là từ 25 0C – 30 0 C, cường độ ánh sáng khoảng 50 % – 60 %.

Nhà trồng: lan Mokara được trồng trong điều kiện nhà màng, mái lợp bằng màng polyethylen. Trong nhà màng sử dụng lưới cắt nắng 50% – 70% để thúc đảy khả năng sinh trưởng của cây.

Sử dụng các giống lan: vàng chanh, vàng đậm, vàng mai…

Các loại giá thể có thể sử: mụn dừa, vỏ dừa và vỏ đậu phộng phải được xử lý trước khi trồng.

Huấn luyện chai mô trong 2 tuần trước khi ra cây, cây con lấy ra khỏi bình cần rữa sạch, để ráo nước và đặt trên gian ươm. Cây được giữ ẩm, phun bón lá và thuốc phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh, sau 15 ngày thì bắt đầu trồng. Cây được trồng trên giàn ươm với mật độ thưa dần: Cây từ khi mới trồng – 6 tháng: cây x cây = 5 cm; hàng x hàng = 5 cm. Cây từ 6 tháng – 12 tháng: cây x cây = 10 cm; hàng x hàng = 10 cm. Sau 12 tháng: cây x cây = 15 cm; hàng x hàng = 15 cm. Cây sau 24 – 36 tháng trồng ra vườn sản xuất.

Bón phân cho cây ở giai đoạn cây con chủ yếu là phun qua lá. Phun 2 – 3 lần phun phân N:P:K (30-10-10, 20-20-20), phun xen kẽ với phân hữu cơ (phân cá, Seaweed…) và các loại phân kích thích ra rễ (Vitamin B1, N3M,). Liều lượng sử dụng: Cây mới trồng đến 2 tháng: phun 1/2 liều hướng dẫn, 1 lần/tuần. Cây từ tháng thứ 3 đến tháng 12: phun 1/2 -1 liều hướng dẫn, 2 lần/tuần. Cây từ tháng 12 trở đi: phun theo liều hướng dẫn, 1 lần/tuần.

Phòng trừ sâu bệnh: Vườn trồng đảm bảo luôn thông thoáng, phun các loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây.

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô từ 100 m 2; vốn đầu tư tối thiểu 150 – 200 triệu đồng; thời gian hoàn vốn 2 -3 năm.

5. Địa chỉ áp dụng thành công

Mô hình này đã lan tỏa đến hơn 5 tổ chức và cá nhân với diện tích hơn 3000 m 2, cụ thể như:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 1400 m2; Điện thoại: 028.38862726.

Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Phú Yên. Địa chỉ: 159 Lạc Long Quân, Phú Lâm, Tuy Hòa, Phú Yên; Quy mô sản xuất: 500 m2; Điện thoại: 0257. 3558 678.

Ông Phạm Xuân Hiệp. Địa chỉ: xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Quy mô sản xuất: 1000 m2.

Bà Nguyễn Hà Y Chiêu. Địa chỉ: Ấp 5 xã Phạm Văn Cội Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô sản xuất: 500 m2.

Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang. Địa chỉ: Quốc lộ 50- Ấp Hội Gia – Xã Mỹ Phong – Tp. Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang. Quy mô sản xuất: 300 m2.

Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam – VNP. Địa chỉ:TDP 8, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Quy mô sản xuất: 1000 m2.

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Chuối Cấy Mô

1.Thời vụ trồng: mùa xuân trồng từ tháng 2 – 4 và mùa thu trồng từ tháng 8 – 10.

2. Kỹ thuật trồng cây chuối nuôi cấy mô

Cây chuối nuôi cấy mô phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây chuối sinh trưởng tốt ở những nơi ấm và ẩm, phân bố đều về lượng mưa trong năm 200 – 220 mm/tháng, nhiệt độ phù hợp 15 – 352.1. Chuẩn bị đất trồng chuối : 0 C, độ pH đất khoảng 5-6.

* Chọn đất: Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối nuôi cấy mô, chọn vùng không có gió mạnh.

* Làm đất : cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống. Chiều rộng mặt luống 2,5 m, rãnh rộng 0,5 m, sâu 0,3 – 0,5 m.

* Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ 1600-1700 cây/ha; Trồng giữa mặt luống, khoảng cách cây 2 – 2,5 m.

2.2. Trồng cây : Cây giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô có chiều cao 20 – 25 cm; Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng.

Lượng phân bón lót cho một cây: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 10 – 15kg; Phân lân Supe: 0,3 – 0,5kg; Vôi bột: 0,3 – 0,5kg.

3. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:

3.1. Trồng dặm: Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.

3.2. Làm cỏ : Hạn chế cỏ dại trong vườn trồng chuối, việc làm này quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

3.3. Tưới nước: Cần tưới thường xuyên, tưới đủ ẩm cho cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng.

3. 4. Bón thúc phân:

– Lượng bón cho 1 cây: 3 – 5 kg NPK tổng hợp

– Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 25 – 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.

Lần 1: Sau trồng 20 – 30 ngày bón 10% NPK tổng hợp

Lần 2: Sau trồng 2 – 3 tháng: 20% NPK tổng hợp

Lần 3: Sau trồng 5 tháng: 30% NPK tổng hợp

Lần 4: Sau trồng 7-9 tháng: 40% NPK tổng hợp

3.5. Che tủ đất

– Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic nhằm hạn chế cỏ dại.

3.6. Đánh tỉa chồi

– Che tủ đất bằng chất hữu cơ rơm rạ, thân cây đậu, lạc, bã mía…

– Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.

– Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.

– Lựa chọn những chồi đồng đều nhau.

Dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.

3.7. Cắt tỉa lá : Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh; Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.

3.8. Ngắt hoa đực : Hoa đực thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng. Dùng dao sắc để cắt và phải được khử trùng giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.

3.9. Chống gió bão

– Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.

– Dùng dây nilông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng.

4. Phòng trừ sâu bệnh

– Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 – 1/3 tàu lá.

– Triệu chứng: Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng. Cây có buồng gãy gục ngang thân.

– Phòng trừ :

+ Đặt bẫy trưởng thành: Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Vệ sinh đồng ruộng

4.2. Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp.)

+ Dùng Basudin 5G hoặc 10G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.

– Triệu chứng: Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.

– Phòng trừ :

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các tháng cao điểm là 4,7,10.

– Triệu chứng: Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau. Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả.

– Phòng trừ:

+ Trồng cây chuối nuôi cấy mô

+ Phun thuốc Trebon trừ rệp

+ Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh

– Triệu chứng: Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.

– Phòng trừ:

5. Thu hoạch

+ Bao buồng quả

+ Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin

Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.

Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tùy mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3 – 4 tháng.

– Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 – 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.

– Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoạch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

– Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng trừ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.

– Khi vận chuyển phải bảo quản nhẹ nhàng, xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-15 0 C./.

Quy Trình, Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Hồng Nuôi Cấy Mô

Chuối tiêu hồng đang là một trong những cây ăn quả chủ lực trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội.

Chuối tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1 – 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt 10 – 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10 – 12 nải, nặng khoảng 45kg/buồng. Khi chín, vỏ quả có màu vàng sáng nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và thơm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên bán được giá cao, đặc biệt vào dịp Tết.

Kỹ thuật trồng: Sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm, chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót. Chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước, lá sẽ ra chậm và trỗ buồng chậm, buồng nhỏ, năng suất thấp.

Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau 4 tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuối so le sao cho một năm được thu hoạch từ 2 buồng.

Bẻ bắp bao, quầy chuối: Sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp, nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại.

Thu hoạch: Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt thì tiến hành thu hoạch. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Ngoài nguồn thu từ quả, người trồng cây chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp trồng xen ngắn ngày khác.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bơ Giai Đoạn Làm Bông

4.96 (99.68197%) 68197 votes

So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.

Bơ là loài cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kiến thức kỹ thuật giống cây trồng còn hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn lúc làm bông và quản lý dinh dưỡng cho cây.

Việc sử dụng thuốc hóa học trong thời kỳ ra hoa của cây bơ thì không nên vì cây thụ phấn nhờ vào côn trùng.

Thạc sĩ Phạm Công Trí – Trưởng bộ môn hệ thống Nông Lâm nghiệp – Viên Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên hướng dẫn cách chăm sóc cây bơ giai đoạn làm bông.

Theo Thạc sĩ, sau khi dứt mùa mưa, cây bơ bắt đầu phân hóa mầm hoa, lúc này cần làm vệ sinh vườn cây: cắt bỏ cành không tốt, sâu bệnh, tạo hình, làm thông thoáng tán cây sẽ giúp cây ra hoa hiệu quả hơn.

Những vùng có gió hoặc dãi nắng, cần trồng cây kết hợp đai rừng để cản gió sẽ tốt cho bơ. Giúp cây thụ phấn tốt, ta nên nuôi ong hoặc côn trùng trong vườn.

Về dinh dưỡng cho cây: Cần làm cỏ gốc và bón phân hữu cơ – lân cho cây.

Việc bón phân hữu cơ – lân có 2 quy trình: phân đơn hoặc NPK.

Bón phân giai đoạn cây ra hoa, làm bông và nuôi trái

Đối với quy trình phân đơn trong giai đoạn cây ra hoa, làm bông và nuôi trái, có những lần bón phân quan trọng như sau:

Sau thu hoạch và đã làm vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành xong, bón từ 4 – 6 kg SA và 0,5 – 1 kg super lân, sau đó tưới nước giúp nuôi hoa.

Trước khi ra hoa (giai đoạn nhú cựa gà): từ 20 ngày đến 1 tháng, tiến hành bón phân lần 2 nhằm phục hồi, phân hóa mầm hoa bơ với hàm lượng phân như sau: 0,2 – 0,3kg phân Ure + 0,5kg lân và 0,2kg Clorua Kali, trong đó, lân chúng ta bón riêng để tránh sự tương tác giữa lân và Ure, ta có thể trộn chung Ure và Clorua Kali để bón 1 lần. Khi hoa ra đều, ta có thể phun Kali Nitrat giúp hoa bung đều.

Đối với những loại bơ phải rụng lá mới ra hoa thì ta phải phun phân bón lá điều hòa dinh dưỡng gồm phân Ure và KNO3 với tỉ lệ 3 – 4/1000.

Giai đoạn ra hoa, thụ phấn, lá non phát triển thì ta bắt đầu quan sát cây, nếu thấy cây đủ dinh dưỡng thì chỉ cần tưới nước, nếu cây thiếu dinh dưỡng thì tiến hành phun phân bón lá.

Khi cây bật mầm hoa: không bón phân gốc.

Sau khi trái đậu đều, to bằng chiếc đũa, ta bón thúc trái lần 1 gồm: 0,3 -0,5kg phân Ure + 0,2 kg Super lân và 0,3kg Kali.

Trước khi thu hoạch: bón bổ sung thêm từ 0,2 – 0,3kg Ure + 0,3 – 0,4kg Kali Clorua. Trên những vùng đất Bazan thường chua và nghèo vi lượng nên trong qui trình sử dụng phân đơn ta nên bón thêm vôi và phân vi lượng với hàm lượng từ 0,5 – 1kg vôi/năm/cây, thường nên bón vào đầu mùa mưa và trước gia đoạn làm hoa. Kết hợp với lần bón phân thứ 1 khi chuẩn bị ra đọt và lần 3 sau khi đậu trái, ta bón kết hợp: 4 5kg Sunfat kẽm + 5 – 6kg Sunfat Magie và 6- 7 kg phorat. Ba loại phân này rất quan trọng cho cây: hạn chế lá bị dị dạng ảnh hưởng đến việc đậu trái. Những năm thứ 9, 10 năng suất tăng, chúng ta bón tăng từ 20 – 30% lượng phân vừa được khuyến cáo trên.

Hiện nay, nông dân chuộng sử dụng phân NPK chuyên dùng hơn là phân đơn, khi đó chúng ta cần lưu ý như sau:

Sau khi thu hoạch: sau khi làm vệ sinh cây xong, phần gốc cây, ta bón NPK thúc mầm với tỉ lệ: 18:12:8 hoặc 20:20:10 sau đó tưới nước, giữ ẩm cho cây.

Phần trên thân cây: dùng phân bón lá giàu hữu cơ và vi lượng, bón từ 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Khi ngồng hoa ra đều, đạt, chuẩn bị nở: bón NPK thúc hoa + tăng đậu trái với công thức: 7:17:12 TE, sau bón tưới nước đều.

Khi hoa đã đậu, quả đã bám: bón NPK chuyên dùng có hàm lượng kali cao hơn, khuyến khích dùng theo tỉ lệ: 14:10: 17 TE (Tây Nguyên) kết hợp phun phân bón lá.

Việc sử dụng thuốc hóa học trong thời kỳ ra hoa thì không nên vì cây bơ thụ phấn nhờ vào côn trùng. Khi thấy bơ có hiện tượng lớn nhanh, nứt trái ta phun phân bón lá giàu canxi, canxi clorua giúp trái đều, vỏ cây chắc, phẩm cách và chất lượng trái cao hơn.

Bơ là loài cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao

Làm bông để cây bơ có năng suất

Những lưu ý của kỹ sư Ngô Văn Huy – Công ty Bayer Việt Nam – những giải pháp dinh dưỡng cho cây bơ khi làm bông để cây bơ có năng suất cao và bền vững.

Cần lưu ý 2 vấn đề:

Cây bơ cần độ ẩm thấp nhưng không quá thấp, vừa phải, kết hợp tưới nước nhiều lần, có thể từ 10 – 15 ngày/lần, đối với cây bơ trong giai đoạn kinh doanh thì cần lượng nước từ 150 – 200 lít/gốc/lần, tưới 3- 4 lần/năm.

Trong giai đoạn ra hoa, cây rất nhạy cảm, cần độ ẩm vừa đủ, không nhiều, nếu nhiều sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa, không đậu quả.

Cân đối lượng phân bón NPK, không quá cao, đọt bị chùn và hoa sẽ không ra được, nên theo tỉ lệ: 2:1:1 hoặc 1:1:1

Cây trong giai đoạn đang kinh doanh nên bón từ 3 – 4 đợt/năm, 1 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, khi bón phân ta có thể tạo bồn hay làm rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm, sau đó lấp đất lại và tưới giúp rễ hấp thụ phân tốt hơn.

Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các nấm bệnh trên cây bơ làm cây cho năng suất thấp như thối rễ, ghẻ ở vỏ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mokara Giai Đoạn Hậu Cấy Mô trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!