Bạn đang xem bài viết Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Chè được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè
Ảnh hưởng của Đạm đối với phẩm chất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè
Là yếu tố quan trọng nhất cho thu hoạch sản phẩm búp chè. Trong phân đạm có chứa nguyên tố nitơ (N), nguyên tố này là thành phần cơ bản của vật chất sống (protit và nucleotit) và các hợp chất khác của cây. Hiệu suất của mỗi kg đạm bón vào có thể cho thu từ 4 - 8 kg chè khô chế biến. Song, bón đạm đơn độc, mất cân đối với các yếu tố dinh dưỡng khác hoặc bón quá nhiều so với mức cần thiết thì hiệu suất sử dụng phân bón giảm, chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của cây giảm. Đặc biệt bón đạm liều lượng cao hoặc bổ sung đạm qua lá ở các thời kỳ sinh trưởng mạnh sẽ làm giảm hàm lượng tanin và chất hòa tan, sản phẩm chế biến có bã xám, màu nước tối. Sự dư thừa đạm tự do trong cây, tăng cao hàm lượng protein trong búp chè, khi chế biến protein kết hợp với tanin sẽ tạo thành hợp chất khó hòa tan, nước chè pha sẽ bị vẩn đục. Hàm lượng nitơ trong búp chè cao còn làm giảm lượng chất ancaloit, tăng vị đắng của sản phẩm. Ngoài ra, khi bón dư thừa đạm còn làm giảm khả năng chống chịu (sâu bệnh, hạn, rét…) của cây và làm tăng ô nhiễm môi trường, nhanh suy thoái kết cấu đất.
Ảnh hưởng của Lân đối với sinh trưởng của cây chè
Ảnh hưởng của Kali đối với sinh trưởng của cây chè
Kali là cũng là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây. Kali làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, tăng trao đổi chất, tăng hoạt tính men và tổng hợp các vitamin. Chính từ đó kali làm tăng khả năng hấp thu các chất, tăng sự bền vững chống chịu các điều kiện bất thuận về sâu, bệnh hại cũng như giá rét.
Ảnh hưởng của các yếu tố trung lượng đối với sinh trưởng cây chè
Các yếu tố trung lượng Canxi, Magie đều có những vai trò nhất định đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. Trong búp chè, hàm lượng Canxi 0,3 - 0,5%, Magie 0,2 - 0,4% khối lượng khô. Canxi làm tăng sự bền vững của vách tế bào, tăng khả năng hút nước của tế bào. Magie tham gia cấu tạo chất diệp lục - thành phần chính của bộ máy tổng hợp chất đường bột của cây.
Ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng đối với phẩm chất chè
Các yếu tố vi lượng Kẽm, Bo, Molipden, chúng tôi cây cần lượng vô cùng ít nhưng cũng không nên để cây bị thiếu. Chúng có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo các men (chất xúc tác sinh học đặc biệt) tăng cường các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. Đặc biệt có ảnh hưởng đến chất lượng chè.
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác…
– Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần.
Ví dụ: Phân chuồng ủ
Phân chuồng
– Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn.
– Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất.
2. Bón phân cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 - 3 năm sau trồng)
2.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân
– Nguyên tắc chung:
+ Chè ở thời kỳ cây còn nhỏ, có tuổi từ 1 đến 3 năm. Liều lượng tăng theo độ tuổi.
+ Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, mức độ sinh trưởng của cây, loại phân sử dụng mà có kỹ thuật bón thích hợp.
– Có ba hình thức bón được áp dụng:
+ Bón lót.
+ Bón thúc vào đất.
+ Phun thúc phun lá.
2.2. Quy trình bón phân
Dựa vào các thông tin ở bảng 1 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB.
Bảng 1: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón phân cho chè kiến thiết cơ bản
Loại chè
Loại phân
Lượng phân
(kg/ha)
Số lần bón
Thời gian
bón
(vào tháng)
Kỹ thuật bón
1
2
3
4
5
6
Chè tuổi 1
N
40
2
2 – 3 và 6 - 7
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín
P2O5
30
1
2 – 3
K2O
30
1
2 – 3
Chè tuổi 2
N
60
2
2 – 3 và 6 - 7
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín
P2O5
30
1
2 – 3
K2O
40
1
2 – 3
Đốn
tạo hình
lần I
(2 tuổi)
Hữu cơ
15.000 – 20.000
1
11 – 12
Trộn đều, bón rạch sâu 15 – 20cm, cách gốc 30 - 40cm, lấp kín
P2O5
100
1
11 - 12
Chè tuổi 3
N
80
2
2 – 3 và 6 - 7
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 30 - 40cm, lấp kín
P2O5
40
1
2 – 3
K2O
60
2
2 – 3 và 6 – 7
2.2.1. Bón lót
– Áp dụng cho chè đốn tạo hình lần 1 (chè 2 năm tuổi)
– Loại phân sử dụng:
Phân hữu cơ và phân lân. Có thể sử dụng tất cả các loại phân hữu cơ truyền thống để bón. Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có thêm các loại phân chuyên dụng để bón lót cho chè. Ví dụ phân phức hợp hữu cơ khoáng Sông Gianh. Sử dụng phân hữu cơ Sông Gianh (chuyên dùng bón lót) cho chè theo khuyến cáo trên bao bì.
Loại phân lân thông thường được sử dụng có 17% lân (P2O5) nguyên chất.
– Lượng bón: Phân hữu cơ 15 - 20 tấn + 500 - 600 kg Suppe lân/ha.
– Cách bón: Đào rãnh sâu 15 - 20cm, cách gốc 30 - 40cm. Phân được rải mỏng dọc rãnh, trộn đều với đất. Bón sau khi đốn lần 1, vào cuối tháng 11 đến tháng 12.
2.2.3. Bón thúc
* Bón thúc vào đất:
– Đây là phương pháp bón thường được áp dụng, phân được bón sâu vào đất, chất dinh dưỡng được cung cấp từ từ cho cây. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế. Nhất là ở vùng đất có địa hình dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ thì dễ gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn gây thoái hóa đất nhanh chóng về mùa mưa. Đôi lúc cây cần cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng thì phương pháp bón này cũng không đáp ứng được.
– Áp dụng cho cây chè ở tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3.
Sinh trưởng của cây chè con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc nhiều vào phân bón. Lượng phân bón cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản quy cho 1 ha được trình bày ở bảng 1 như sau:
+ Loại phân bón thông thường là phân vô cơ, dạng đơn độc hoặc tổng hợp. Dù là dạng phân nào, trước khi sử dụng ta cũng phải tính toán để quy đổi từ định mức nguyên chất (ở bảng 1) ra thương phẩm. Thông thường trong phân urê có 46% N nguyên chất, supe lân có 17% P2O5 nguyên chất và trong kali clorua có 60% K2O nguyên chất.
+ Lượng phân:
Chè tuổi 1: Bón 40kg N, 30kg P2O5, 30kg K2O/ha. Tương đương với 87kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 50kg kali clorua.
Chè tuổi 2: Bón 60kg N, 30kg P2O5, 40kg K2O/ha. Tương đương với 130kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 67kg kali clorua.
Chè tuổi 3: Bón 80kg N, 40kg P2O5, 60kg K2O/ha.Tương đương với 174kg urê + 235kg supe lân Lào Cai + 100kg kali clorua.
+ Số lần bón và thời gian bón:
Chè tuổi 1 và tuổi 2: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 - 3.
Chè tuổi 3: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 - 3. Kali: Bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7.
+ Cách bón:
Đối với chè 1, 2 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín.
Đối với chè 3 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 30 - 40cm (do lúc này tán rộng hơn chè 1,2 tuổi), lấp kín.
* Bón phân phun lá:
– Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng loại phân phun lá cho chè. Ví dụ phân Humate.
– Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn. Nên sử dụng 1 lần vào sau thời kỳ đốn lần 1 để kích thích chè nẩy lộc sớm.
3. Bón phân cho chè kinh doanh
3.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân
– Nguyên tắc chung:
+ Bón theo sức sinh trưởng và mức năng suất của đồi chè.
+ Cây chè cho năng suất thấp bón ít, năng suất cao bón nhiều.
+ Bón phân hữu cơ kết hợp cân đối các yếu tố khoáng đa lượng (N, P, K), bổ sung các yếu tố trung lượng và vi lượng khi cần thiết.
+ Bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời.
+ Tuỳ điều kiện đất, khí hậu mà quy định lượng, tỷ lệ bón các loại phân thích hợp.
– Có ba hình thức bón được áp dụng:
+ Bón lót.
+ Bón thúc vào đất.
+ Phun thúc phun lá.
3.2. Qui trình bón phân cho cây chè thời kỳ kinh doanh
Dựa vào các thông tin ở bảng 2 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB.
* Bón lót:
Thường ở giai đoạn này, có thể áp dụng hình thức bón lót 2 hoặc 3 năm 1 lần tùy theo chất đất tốt hay xấu. Đất giầu mùn thì 3 năm, đất ít mùn thì 2 năm một lần bón lót.
Thời gian và số lần bón tương tự như với chè KTCB. Có hai điểm khác biệt. Một là lượng phân hữu cơ nhiều hơn 10 tấn (25 - 30 tấn/ha), hai là bón sâu 15 - 20cm ở vị trí giữa hai hàng chè.
* Bón thúc:
– Với diện tích chè ở thời kỳ đang sung sức:
+ Tỷ lệ N/P/K = 2 – 3/1/1. Điều này có nghĩa là nên phối hợp giữa 3 yếu tố Đạm, Lân và Kali theo tỷ lệ cứ 2 đến 3 phần Đạm thì có 1 phân lân và 1 phần Kali để bón cho chè thời kỳ kinh doanh. Trong thương trường hiện nay có rất nhiều loại phân tổng hợp với các tỷ lệ N:P:K theo các công thức phối trộn rất khác nhau. Chúng ta nên chọn loại có tỷ lệ phối trộn N:P:K – 2:1:1 như 24 - 12 - 12 và 28 - 14 - 14 hoặc N:P:K – 3:1:1 như 36 - 12 - 12 và 42 - 14 - 14.
Năng suất càng cao thì tỷ lệ N (đạm) càng lớn. Một năm bón từ 3 - 4 lần theo sản lượng, có điều kiện nhân lực bón 5 lần hoặc mỗi tháng 1 lần đều tốt. Phân lân bón 1 lần đầu năm, phân kali bón 2 - 3 lần. Giành phần lớn lượng bón ở đầu vụ cho sản lượng và 1 phần nhỏ gần cuối vụ (tháng 9 - tháng 10) giúp cây qua đông.
+ Năng suất đọt dưới 60 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 217 - 260kg urê + 235 - 353kg supe lân + 100 - 133kg KCl/ha.
+ Năng suất đọt từ 60 đến dưới 80 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 260 - 390kg urê + 353 - 588kg supe lân supe lân + 133 - 200kg KCl/ha.
Bảng 2: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón cho chè kinh doanh thu búp
Loại chè
Loại phân
Lượng phân (Kg/ha)
Số lần bón
Thời gian bón (vào tháng)
Kỹ thuật bón
1
2
3
4
5
6
Các loại hình 3 năm 1 lần
Hữu cơ
25.000 -30.000
1
12 – 1
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20cm, giữa hàng, lấp kín
P2O5
100
1
12 - 1
Năng suất đọt < 60 tạ/ha
N
100 – 120
3 - 4
2; 4; 6; 8
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín. Bón 40 – 20 – 30 – 10% hoặc 40 – 30 – 30% N; 100% P2O5; 60 - 40% K2O
P2O5
40 – 60
1
2
K2O
60 – 80
2
2; 4
Năng suất đọt 60 – dưới – 80 tạ/ha
N
100 – 180
3 – 4
2; 4; 6; 8
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 % hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40% K2O
P2O5
60 – 100
1
2
K2O
80 – 120
2
2; 4
Năng suất đọt 80 – dưới 120 tạ/ha
N
180 – 300
3 – 5
1; 3; 5; 7; 9
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 – 20 – 20 – 20 – 10% hoặc 30 - 20 - 30 – 20% N; 100% P2O5; 60 – 30 – 10% K2O
P2O5
100 – 160
1
1
K2O
120 – 200
2 – 3
1; 5; 9
N
300 – 600
3 – 5
1; 3; 5; 7; 9
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 20 - 20 – 10% hoặc 30 - 20 - 30 – 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 – 10% K2O
P2O5
160 – 200
1
1
K2O
200 – 300
2 – 3
1; 5; 9
Với năng suất đọt dưới 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng chẵn 2, 4, 6 và 8 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 40 - 30 - 20 - 10%. Nếu bón 3 lần thì theo tỷ lệ 40 - 30 - 30%. Kali bón 2 lần vào tháng 2 và 4 theo tỷ lệ 60 - 40%.
+ Năng suất đọt từ 80 đến dưới 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 390 - 652kg urê + 588 - 941kg supe lân + 200 - 333 KCl/ha.
+ Năng suất đọt trên 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 652 - 1034kg urê + 941 - 1176kg supe lân + 333 - 500kg KCl/ha.
Với năng suất đọt trên 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng lẻ 1, 3, 5, 7 và 9 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 30 - 20 - 20 - 20 – 10%. Nếu bón 4 lần thì theo tỷ lệ 30 - 20 - 30 – 20%. Kali bón lần vào tháng 1, 5 và 9 theo tỷ lệ 60 - 30 – 10%.
Cách bón giữa các thời kỳ tương tự nhau: Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín.
– Xác định lượng phân bón cho cây trồng dặm: (xem bảng 3).
Đối với nương chè tuổi lớn, mất khoảng < 40% cần tiến hành phục hồi. Đào hố hay hố trồng rộng 40cm, sâu 30cm bón phân hữu cơ lượng 2,5 - 3kg/gốc, trộn đất lấp kín trước khi dặm ít nhất 1 tháng. Những điểm mất khoảng liên tục tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè kiến thiết cơ bản trên đất phục hoang.
* Sử dụng phân bón lá cho cây chè
– Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng phối kết hợp với loại phân phun lá cho chè.
– Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn.
– Chè chủ yếu trồng trên đất dốc, độ chua cao, sau mỗi mùa mưa, tầng đất mặt bị bào mòn nặng. Hàng năm chè vẫn được bón phân bổ sung, nhưng hiệu suất của phân bón không cao, đặc biệt là phân lân. Bón phân lân vào đất chua có nhiều sắt, nhôm di động, chỉ sau một thời gian ngắn, nguyên tố lân bị khoáng hóa hết, cây không hút được. Chè của ta luôn ở trong tình trạng đói phân, đặc biệt là phân lân và kali, năng suất không vươn lên được. Bón nhiều phân đạm, năng suất tuy có nhích lên nhưng chất lượng chè giảm, giá thành cao.
– Để tháo gỡ yếu tố hạn chế này, áp dụng biện pháp phân bón qua lá. Bón phân qua lá không bị keo đất hấp thu, không bị biến đổi về thành phần hóa học, ít bị rửa trôi, lá cây hấp thu trực tiếp, nên hiệu suất của phân bón rất cao. Phân bón qua lá không làm thay đổi thành phần hóa học của đất, không làm thay đổi thành phần cấu tạo của đất, không gây tác hại đến quần thể vi sinh vật có ích trong đất… Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón qua lá, qua tìm hiểu thấy có một số loại phân thỏa mãn được yêu cầu thâm canh cây chè.
Ví dụ:
+ Phân bón lá Poly-feed 19-19-19: Đây là loại phân đa lượng có hàm lượng đạm, lân và kali bằng nhau và đều chiếm 19%, tỷ lệ này phù hợp với cây chè. Ngoài các nguyên tố đa lượng trong phân còn có các nguyên tố vi lượng (đơn vị tính mg/kg) sắt 1000, măng gan 500, bo 200, kẽm 150, đồng 110, mô líp đen 70… đều ở dạng dễ tiêu và tan hoàn toàn trong nước. Với thành phần trên cung cấp đầy đủ và cân đối cho chè, giúp cho chè ra nhiều lá, nhiều búp, chất lượng chè được tăng lên rõ. Pha phân poly-feed với nước nồng độ 0,5-1% phun ướt đẫm toàn bộ tán lá cây chè, mỗi tháng phun một lần xen kẽ với dùng Multi-k.
+ Phân Multi-K hay KNO3 (13-0-46): phân có 13% đạm, không có lân, 46% kali. Đây là loại phân bón lá rất giàu kali, giúp cho cây tăng khả năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về bộ phận tích lũy; tăng lượng nước kết hợp trong tế bào của cây, giúp cho cây tăng khả năng chống rét, chống hạn và chống chịu sâu bệnh. Dùng phân Multi-k cây quang hợp bình thường khi ánh sáng yếu. Pha Multi-k với nước theo nồng độ từ 1-2% mỗi tháng phun một lần, sau khi phun Poly-feed được 15 – 16 ngày. Dùng xen kẽ Multi-k và Poly-feed năng suất chè tăng từ 20 - 25%, chất lượng chè được cải thiện rõ. Hai sản phẩm phân bón này hoàn toàn không để lại dư lượng trên nông sản.
+ Humate kali: Đây là loại phân phun lá rất an toàn khi sử dụng cho chè. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.
Bảng 3: Bón phân bổ sung cho cây trồng dặm
Loại phân
Lượng phân (kg/gốc)
Số lần
Thời gian (vào tháng)
Kỹ thuật bón
Hữu cơ
3 – 5
1
12 – 1
Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20cm, giữa hàng, lấp kín. Bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại
N
0.20 - 0.30
2 - 3
2; 5; 8
Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 60 - 40% hoặc 30 – 30 – 40%N, 100% P2O5 và 60 -40%K2O
P2O5
0.10 - 0.15
1
12 - 1
K2O
0.15 - 0.20
2
2; 6
– Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón lá cho chè?
+ Khi cây chè đã có bộ khung tán ổn định, phân bón lá chỉ phát huy hiệu quả tốt theo hướng có lợi cho sinh trưởng cây chè, khi đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng nền về khoáng đa lượng, phân hữu cơ bón vào đất.
+ Sử dụng phân bón lá rất hiệu quả cho những nương chè sau đốn trẻ lại và giai đoạn cây con ở vườn ươm.
+ Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì, không tự phối hợp với các hóa chất khác hoặc thay đổi nồng độ pha chế.
+ Lựa chọn loại bình phun tốt, phun dạng sương mù tránh nhỏ giọt.
+ Chỉ nên phun phân lá khi thời tiết mát mẻ, không mưa.
+ Chỉ được sử dụng các loại phân bón lá đã được cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn VietGAP. Đảm bảo thời gian cách li tối thiểu 15 ngày sau khi phun mới thu hái sản phẩm.
* Sử dụng vôi bón cho chè:
Trong điều kiện đất quá chua, nhiều nhôm di động nên dùng vôi 1 lần với liều lượng từ 700 - 1.500kg/ha. Thời gian bón vào đầu năm (tháng 1 - 2).
Biện pháp khử chua hữu hiệu là dùng phân khoáng ít gây chua kết hợp với chế độ sử dụng chất hữu cơ tại chỗ để cải thiện đất đai.
Chú ý: Việc bón phân cho chè cần phải cải tiến sao cho phù hợp với giống chè, vùng sản xuất và nguyên liệu cho chế biến.
* Quy trình bón phân cho chè Đài Loan
– Các loại phân:
+ Phân hữu cơ: Các loại bã đậu, vỏ,…có trên 20 loại. Trong đó N: 2 - 7% nhưng thiếu P, K. Tuỳ chất đất, loại phân mà bón. Phân trâu bò: 25tấn, bã cá: 2tấn, bã đậu: 4tấn,…Bón vào mùa đông.
+ Phân phức hợp: Tỷ lệ: 20 : 5 : 10 ; 23 : 5 : 5.
+ Phân xanh: Các loại họ đậu, mỗi ha gieo hạt 15 - 30kg, tuỳ loại. – Thời kỳ bón phân:
Cả năm bón 3 lần, lần 1 trước khi nẩy mầm bón 1/2 lượng phân, lần 2 bón 1/4 số lượng sau khi hái chè xuân, lần 3 bón 1/4 số lượng vào tháng 6 để thúc chè thu.
– Phương pháp bón:
Tuỳ chất đất, bộ rễ, khí hậu và thể cây để bón. Lấy thân chính làm trục. Bộ rễ phân bố bán kính cách gốc: 15 – 25cm, ở độ sâu 20 – 50cm. Vậy đào rãnh sâu 20cm cách gốc 15 – 25cm bón và lấp đất. Không nên bón rải trôi phân. Với chè con thì cuốc váng móng ngựa cách gốc 30cm bón. Ngoài ra còn bón phân theo đường ống tưới bằng nhựa PE.
Nguồn: Giáo trình nghề trồng chè – Bộ NN&PT NT
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Bưởi
– Bưởi thường trồng vào đầu và cuối mùa mưa, khi đất đủ ẩm thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng quanh năm miễn là tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới, cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
Sau khi đào hố, dùng 30g VD. TINH VÔI/hố hoặc rải 500g vôi bột/hố và phơi hố khoảng 10-15 ngày để tăng pH trong đất, cũng như ngăn ngừa nấm bệnh.
– Bón lót (phân bón cho 1 hố/1 gốc): Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA (hoặc 1kg MASTER GREEN) + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 300g Super Lân + 50g Vibasu lấp bằng miệng hố.
– Việc trộn phân lấp hố và xử lý côn trùng (kiến, mối,..) được thực hiện trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Sau khi trồng, cần che mát cho cây nếu thời tiết nắng gắt. Tuy nhiên không nên che quá 50% ánh sáng và thường xuyên giữ ẩm liên tục cho cây khoảng 2 ngày/lần trong tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 2 trở đi, tưới định kỳ 3-4 ngày/lần sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phục hồi.
Trong giai đoạn kiến thiết, nhà vườn có thể tận dụng phần đất trống để xen cây trồng khác, nhưng phải hết sức lưu ý là trồng loại cây gì và mật độ bao nhiêu để cây bưởi không bị cạnh tranh dinh dưỡng, không bị sâu bệnh xâm hại và thiếu ánh sáng để quang hợp. Có như thế việc “lấy ngắn nuôi dài” mới phát huy tác dụng.
Dùng 1kg CAN SIÊU XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN hòa nước tưới cho 100-120 gốc cần tưới nước giữ ẩm để phân hòa tan nhanh, bộ rễ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn và cơi đọt 1 bung đồng loạt, phát triển tối đa.
Trộn 100g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN bón vào 1 gốc. Giai đoạn này không nên bổ sung nhiều phân NPK, tránh trường hợp bộ rễ quen phân ngay từ đầu sẽ kém phát triển về sau.
Sau khi tưới phân khoảng 3 – 5 ngày, dùng 50ml 250ml VD. PHÂN TÍM + AMINO.1 /220 lít nước, phun ướt đều 2 mặt lá để thúc cây nhú đọt mới.
Pha 250ml 250g250g VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + SUPER NUTRI + SUPER VI LƯỢNG (hoặc 250g MAGIÊ-KẼM) trong 220 lít nước và phun ướt đều 2 mặt lá định kỳ vào mỗi lần cây ra đọt non sẽ giúp cung cấp đa-trung-vi lượng, giúp cây đi đọt nhanh, đọt mập khỏe ; chống hiện tượng vàng đọt, teo tóp đọt, bộ lá phát triển xanh dày, đồng đều hơn.Ccó thể kết hợp với các loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật khác để phòng ngừa sâu bệnh cho vườn Bưởi.
+ Xen kẽ giữa các lần bón phân, sau khi bón phân 7-10 ngày thì tiến hành pha 800g CaCu-Zn trong 300 lít nước và tưới đều 5-7 lít/gốc để phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ, tăng pH và cải thiện cấu trúc đất. sử dụng 3 lần/năm ( đầu, giữa và cuối màu mưa).
để ngăn ngừa nấm bệnh tấn công trong vườn nên dùng 500ml VD. ĐỒNG ĐỎ pha vào 440 lít nước và phun đều trên tán lá khi cơi đọt khoảng 15-20 ngày tuổi (hoặc 1kg VD. ĐỒNG Chelate rải 120-150 gốc), sử dụng định kỳ ít nhất 3-4 lần/năm.
Đầu mùa mưa bón vôi bột cho vườn Bưởi với liều lượng 300g/gốc hoặc 30g VD. TINH VÔI/gốc, bón rải đều quanh gốc sẽ giúp ổn định pH đất.
Vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 DL) tiến hành bón phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA với liều lượng 7-10kg/gốc (sử dụng VD. TRICHODERMA để ủ: 1kg/2-3 khối phân chuồng). Nếu không có nguồn phân chuồng, có thể thay thế 1kg MASTER GREEN + 30g VD. TRICHODERMA bón cho 1 gốc.
Mục tiêu kích thích cây cho ra 1-2 cơi đọt giúp cho cây nhanh phục hồi.
– Sát khuẩn đất, khử chua: Tiến hành bón vôi bột với liều 200g/gốc hoặc 50g rải cho 1 gốc. Sau một thời gian nuôi trái dài, bộ rễ đã hấp thu một lượng lớn dinh dưỡng trong đất, một phần khoáng chất bị rửa trôi và làm thay đổi cân bằng pH đất nên việc sử dụng vôi bột hoặc VD. TINH VÔI sẽ giúp nâng pH nhanh chóng . Đối với những vườn bưởi suy, kiệt sức do nuôi trái, sau khi bón vôi khoảng 10 ngày, cần bổ sung một lượng dinh dưỡng nhất định để giúp cây phục hồi, tạo điều kiện cho quá trình làm bông vụ tiếp theo.
Bón phân phục hồi sau thu hoạch:
– Bón phân lần thứ nhất (giúp phục hồi và tạo cơi đọt 1):
Dùng 1kg XÔ DÙ XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN pha trong 300 lít nước, tưới 5 lít/m đường kính tán, định kỳ thúc mỗi cơi đọt, giúp cây ra rễ mạnh, tái tạo bộ rễ mới, nhú đọt nhanh, đọt mập.
Sau khi tưới phân 5 ngày, như công thức trên 250ml VD chúng tôi + 250ml VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + 250g VD. NUTRI trong 220 lít nước và phun đều mặt lá giúp bộ lá xanh dày, quang hợp mạnh (có thể kết hợp thêm thuốc trừ sâu vẽ bùa, rầy mềm, rầy chổng cánh, nhện,..). Khi cơi đọt 1 chuẩn bị già, dùng 300g trong 220 lít nước giúp lá già đồng loạt, lá xanh dày, hạn chế hiện tượng rụng lá khi nuôi trái sau này.
Sau khi tưới phân hoặc rải phân 20 ngày nên dùng 800g VD. CACU-Zn/220 lít nước, tưới 30-35 gốc giúp ngăn ngừa bệnh vàng lá thối rễ, phục hồi và tái sinh rễ non nhanh chóng.
Tùy thuộc vào độ tuổi, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà cây bưởi sẽ cho 1-2 cơi đọt trước khi ra hoa. Do đó khi chăm sóc cơi đọt 2, tiến hành tưới (hoặc bón phân) và phun kích thích cây bung đọt với liều lượng tương tự như khi áp dụng cho cơi đọt 1.
– Khi cơi đọt cuối chuyển sang lụa (khoảng 15-20 ngày tuổi), quý nhà vườn nên sử dụng phân có hàm lượng Lân và Kali cao (theo tỷ lệ 3:1) nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản. Dùng 300-500g Super Lân + 200g KCl + 200g VD. LÂN 86 rải cho 1 gốc, tưới nước giữ ẩm liên tục trong 5-7 ngày giúp phân nhanh hòa tan cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, sau đó ngưng tưới nước hoàn toàn (bưởi là cây cảm ứng điều kiện khô hạn để ra , đồng thời dùng 1kg PACLO SPEED 20 + 500g VD. LÂN 86 + 1kg VD. MKP pha trong 220 lít nước và phun qua lá sẽ giúp lá nhanh thành thục và phân hóa mầm hoa hiệu quả
– Sau 25-30 ngày cắt nước tùy vào độ sung hay suy của cây,nếu thấy cây có dấu hiệu xào lá hay cuốn kèn (2 mép lá úp vào nhau, lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn) thì tiến hành tưới nước mồi, trong 3 ngày đầu (ngày tưới hai lần), sau đó ngày thứ 4 trở đi tưới đẫm lại mỗi ngày một lần.
– Sau khi tưới đẫm, cây sẽ cảm ứng sinh trưởng và bắt đầu phát triển rễ tơ. Vào thời điểm này, nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng để kích thích bộ rễ non phát triển
+ Lần 1
Trên tán lá pha 500g VD. RA HOA CCM pha vào 220 lít nước và phun sẽ giúp kích ra hoa đồng loạt, sau 5-7 ngày, phun lá công thức: 500g VD. RA HOA CCM + 50ml VD. PHÂN TÍM/220 lít nước giúp vọt hoa nhanh, sáng hoa. Sau 15 ngày trở đi, thường xuyên theo dõi khi thấy chồi già có hiện tượng ướm chồi non ra hoa là đạt yêu cầu.
Do ảnh hưởng của khô hạn, Bưởi ra hoa vào tháng 4-5 khi bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11-12. Tuy nhiên, nếu kích thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết thì giá bán sẻ cao, nhưng khả năng tượng hoa của cây bưởi sẽ gặp nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết nước” hoặc lợi dụng sự khô hạn giữa mùa sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước thì cây bưởi sẽ tiếp tục ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4-5 đợt hoa/năm, ra hoa nhiều đợt và kéo dài hay cây Bưởi ra hoa quanh năm.
– Trường hợp cây Bưởi đang nuôi trái chuyền. Nếu thấy trên cây lá lụa không có bông và trái non thì sử dụng 1kg VD. LÂN 86/440 lít nước, tưới 5-6 lít/m đường kính tán 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa hiệu quả.
* Nguyên nhân rụng trái non:
(1) Mất cân đối về dinh dưỡng
+ Sau một thời gian dài tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, cây bị kiệt sức. Do vậy, khi cây ra hoa và đậu trái, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ lượng trái dẫn đến rụng trái.
+ Bón phân NPK nhiều làm cho cây bị sốc dinh dưỡng dễ dẫn đến rụng hoa và trái non.
(2) Sử dụng chất ức chế sinh trưởng khi xử lý ra hoa nghịch vụ.
(3) Sâu bệnh hại: Bệnh ghẻ nhám, bệnh loét, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rầy rệp, nhện đỏ gây hại.
Để hạn chế tình trạng rụng hoa, trái non ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cần cung cấp thêm nguyên tố Bo trên lá để làm tăng thụ phấn, đậu trái:
Sau khi đậu trái 1-1,5 tháng, tiến hành dùng: – Tưới gốc:
300g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐỒNG TIỀN VÀNG/gốc, rải định kỳ 1 tháng/lần.
– Phun qua lá:
+ Công thức 2: Phun 50ml VD. PHÂN VÀNG + 250ml VD. FULVIC PLUS vào 220 lít nước, phun đều mặt lá.
– Sử dụng luân phiên công thức 1 và 2, phun cách nhau 10 ngày/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày giúp trái lớn nhanh, bóng trái, sáng da, con tép mọng nước, tăng năng suất.
– Trước thu hoạch 1 tháng pha 250g VD. KALI ĐEN/220 lít nước phun đều mặt lá sẽ giúp trái ngọt, nặng ký.
– Hàng năm, kết hợp với các lần bón phân sau 7-10 ngày nên dùng 1kg VD. CaCu-Zn/ 220 lít nước tưới quanh gốc 5-7 lít để hạn chế các mầm bệnh xâm hại cây trồng.
Bưởi là loại cây ăn trái lâu năm, nếu được chăm sóc tốt có thể khai thác lên tới 20-25 năm, vì thế việc đầu tư chăm sóc cây bưởi là vô cùng quan trọng giúp vườn bưởi bền, sung sức, trái bưởi to đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nguồn: Công Ty Vì Dân
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa
Hiểu và nắm rõ được quy trình canh tác và kỹ thuật bón phân cho lúa sẽ giúp cho lúa vụ mùa của bà con nông dân phát triển, tăng trưởng mạnh, cứng cây để tránh được với tình hình biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại lúa như hiện nay.
Lợi ích của việc bón phân cho lúa theo bảng so màu
Bón cân đối giữa Đạm và Kali, phối hợp hài hoài giữa phân bón gốc và phân bón lá. Ở giai đoạn đẻ nhánh (18-22NSS) và làm đòng (40-45NSS) bà con sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân bón đạm cho phù hợp để cây lúa phát triển và quang hợp tốt
Bảng màu so sánh lá lúa để người nông dân điều chỉnh lượng phân bón cho lúa phù hợp
Tác dụng của một số loại phân bón cho lúa
Phân đạm: Bón phân đạm giúp cho cây phát triển thân, lá, cây to khoẻ và cho bông lớn. Bà con không nên bón lai rai, bón dư đạm cây phát triển lá nhiều tán lá rậm rạp, nhiều chồi lúa vô hiệu là nguồn thức ăn hưu hiệu cho râỳ nâu, các loại bệnh như đạo ôn, bạc lá dẫn đến cây lúa bị lép nhiều không đạt năng suất. Phân lân: Giúp cho cây lúa phát triển bộ rễ khoẻ, tốt nảy nhiều chồi và hạ phèn. Dùng phân lân bón lót hoặc bà con bón hết lượng lân vào đợt 1 và đợt 2. Phân kali: Kali giúp cho cây lúa hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt làm cho cây lúa cứng cây, giảm được sâu bệnh hai lúa, giúp cây lúa chị hạn tốt, vận chuyển các chất đường bột tốt (hạt lúa vào chắc nhanh). Nên bón phân kali vào đợt 1 và đợt 3. Bà con lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Ruộng phải có nươc.
Phun đúng vào giai đoạn ta cần điều khiển.
Phải phun theo đúng nồng độ, phun quá liều sẽ không có tác dụng.
Thời điểm và liều lượng phân bón
Áp dụng cho các giống có thời kỳ sinh trưởng từ 90 – 100 ngày
Được chia ra thành các đợt như sau:
Bón lót: Trước khi gieo, sạ. Vùng đất nhiễm phèn nên bón lót phân lân từ 100 – 400kg/ha tuỳ vào độ phèn của đất, làm giảm độ phèn ngày từ đầu, bộ rễ cây lúa sẽ phát triển tốt hơn.
Đợt 1: 7 – 10 ngày sau sạ (NSS): Bà con nên bón phân đợt 1 sớm nhằm giúp cho cây lúa phát triển tốt ngày từ ban đầu. Bón Urea + Lân, cần thiết thì bón thêm Kali.
Bà con lưu ý: phải đưa nước vào ngập ruộng 5cm trước khi bón phân cho lúa. Bù lạch thường gây hại ở giai đoạn này cần thăm non ruộng lúa thường xuyên.
Đợt 2: 18 – 22NSS: Bón Urea + Lân. Lưu ý bón vào những chỗ xấu để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa. Đối với ruộng sạ mật độ thấp hoặc giống nẩy chồi kém, sử dụng phân bón hữu cư Đẻ Nhánh phun ngay sau khi bón phân để làm gia tăng số chồi hữu hiệu. Bệnh đạo ôn, đốm vằn, sâu phao, sâu đục thân, sâu cuốn lá phát triển trong giai đoạn này vậy nên bà con cần chú ý thăm non để phòng trừ bênh hại lúa.
Đợt 3: Bón phân đón đòng: Áp dụng theo nguyên tắc không ngày không số. Sau khi rút nước giữa vụ (30 – 40NSS) để cây lúa vàng 2/3 ruộng, bà con cần cho nước vào và bón đợt 3. Định mức phân bón tuỳ thuộc vào màu sắc của ruộng như sau:
Vàng tranh: 50kg Urea + 50kg Kali/ha
Xanh vàng: 25kg Urea + 75kg Kali/ha
Xanh đậm: Chỉ cần bón 100kg Kali/ha
Sau khi bón phân phải giữ nước đến lúa chín sáp vì ở vào giai đoạn này nếu để ruộng khô thiếu nước cây lúa sẽ bị lép. Bà con sử dụng phân bón trung lượng LP123 Amino – Canxi Mập Đòng giúp cây lúa làm đòng và trổ đòng tốt, khoẻ
Đợt 4: 55 – 72NSS: Khi cây lúa có triệu chứng thiếu phân ở giai đoạn trổ bông lẹt sẹt cần bón thêm phân Ure. Tốt nhất nên phun phân bón lá xanh lá đòng vào 2 giai đoạn 55 ngày sau sạ (trước trổ bông 1 tuần) và lúc cây lúa cong trái me (72 ngày sau sạ). Bà con lưu ý thường xuyên thăm nom ruộng lúa để phòng chống sâu bệnh hại lúa.
Chia sẻ:
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Măng Cụt
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây măng cụt
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây măng cụt cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
+ Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.
Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây măng cụt
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều.
Măng cụt được bón phân đầy đủ
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.
Măng cụt thiếu đạm lá vàng
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều.
+ Lân (P): Măng cụt cần lân tương đương với đạm. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.
+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho măng cụt. Bên cạnh đó, kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn…
Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
Măng cụt thiếu kali
2. Xác định loại và lượng phân bón cho cây măng cụt2.1. Xác định các loại phân bón cho măng cụt
a. Phân hữu cơ:
Măng cụt là cây rất ưa phân hữu cơ. Các loại phân hữu cơ thông dụng như
phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá…
* Ưu điểm
– Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
– Chi phí thấp.
* Hạn chế:
– Hiệu quả chậm;
– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng (xem chi tiết ở bài Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng).
b. Phân vô cơ
Đối với cây măng cụt cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.
* Ưu điểm của phân vô cơ:
– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
– Hàm lượng dinh dưỡng ổn định, dễ kiểm soát.
– Dễ vận chuyển, dễ sử dụng vì ít tốn công.
* Hạn chế của phân vô cơ:
– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
– Hạn chế vi sinh vật phát triển.
* Các loại phân chứa đạm:
– Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (46%); có khả năng thích nghi rộng, phát huy tác dụng trên nhiều loại đất.
– Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S).
– Phân DAP (phốt phát amôn) chứa 18% đạm và 46% lân.
– Phân amoni nitrat: có 33 – 35% N nguyên chất.
* Các loại phân chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% – 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).
* Các loại phân kali:
– Phân sunphat kali (K2SO4): Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
– Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám. Phân có hàm lượng K2O: 20 – 30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%.
– Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K2O là 61%.
– Kali còn có trong các loại phân hỗn hợp NPK, một số dạng phân bón lá, đặc biệt có nhiều trong phân bón lá đặc chủng kali.
* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.
Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng măng cụt nhưng nếu có điều kiện nên dùng Dolomit thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magie cho măng cụt.
Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.
* Phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe Zn, Mn, Cu, B, Mo… Chất vi lượng bón cho măng cụt thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.
Một số loại phân bón lá phổ biến hiện nay: Composition, Fetrilon-combi, Super vi lượng…
2.2. Tính lượng phân bón cho cây măng cụt
* Giai đoạn cây chưa cho quả
Mỗi năm nên bón 5 – 10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N:P:K = 15:15:15 như sau:
Liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm
Tuổi cây (năm)
1- 2
2- 4
4- 6
6- 8
8- 10
10+
Liều lượng (kg/cây/năm)
0,25
0,50
1,00
2,00
4,00
7,00
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 15:15:15.
+ Urea (46% N): 3,2kg.
+ Super lân (16,5% P2O5): 9kg.
+ Kali (50% K2O): 3kg.
Và theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Ví dụ: Cần pha trộn 200 kg phân NPK 15:15:15 cần mua phân đơn như sau:
+ Urea (46% N):
3,2
x
200/10
= 64kg
+ Super lân (16,5% P2O5):
9
x
200/10
= 180kg
+ Kali sunphat (50% K2O):
3
x
200/10
= 60kg
Như vậy, khi trộn 64 kg urea + 180 kg super lân + 60 kg kali sunphat sẽ được 200 kg NPK 15:15:15.
* Giai đoạn cây cho quả ổn định
Đối với cây có đường kính tán 6 – 8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt, phân bón được áp dụng cho mỗi cây như sau:
Phân hữu cơ 20 – 30 kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm (lần 1).
Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3 – 4 kg .
– Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong bón phân theo công thức N:P:K (20:20:10) kết hợp với 20 – 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 20: 20: 10.
Phân urea (46%N)
4,3kg
Phân Super lân (16,5% P2O5 )
12,1kg
Phân Kali (50% K2O)
2,0kg
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.
– Lần 2: Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (8: 24: 24).
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 8: 24: 24.
Phân urea (46%N)
1,7kg
Phân Super lân (16,5% P2O5)
14,5kg
Phân Kali (50% K2O)
4,8kg
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.
Lưu ý: Trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.
– Lần 3: Bón lúc cây đậu quả xong (đường kính quả 1 – 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P: K= 13: 13: 21 hoặc AT3. Liều lượng như sau:
Cây măng cụt có từ 10 – 15 năn tuổi có thể bón 0,5 – 1kg phân vô cơ/lần/cây.
Cây măng cụt lớn hơn 15 – 20 tuổi có thể bón 1 – 2kg phân vô cơ/lần /cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20 – 30 năm có thể bón 2 – 3 kg phân vô cơ/lần/cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 30 trở lên có thể bón từ 3 – 4 kg phân vô cơ/lần/cây.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N:P:K (20:20:20) như phân bón lá Grow more có hàm lượng dinh dưỡng như sau: N: 20%; P2O5: 20%; K2O: 20%; Cu: 0,05; Mn: 0,0005%; Fe: 0,05; Zn: 0,05. Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu quả.
3. Chuẩn bị trước khi bón phân cho cây măng cụt
3.1. Chuẩn bị phân bón cho cây măng cụt
– Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 – 48%) hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân.
– Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% – 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).
– Chuẩn bị phân bón chứa kali: Sun-phat Ka-li (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li (K2O).
– Chuẩn bị phân bón lá: Grow more, Composition, Fetrilon-combi, Super vi lượng…
– Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ vi sinh, phân dơi, phân cá …
3.2. Chuẩn bị dụng cụ để bón phân
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu, thúng, túi nilon, máy bón phân…
4. Bón phân cho cây măng cụt
4.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:
Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (3 – 4 lần). Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.
Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc:
– Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.
– Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây măng cụt chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm, không nên bón quá 2/3 tán cây tính từ gốc (vì rễ măng cụt chỉ phát triển trong 2/3 tán cây). Tủ lên một lớp đất mỏng, tưới nước và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.
Phun trên lá: Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho măng cụt
– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 – 30 ngày.
– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong 2/3 tán, rải đều phân cách gốc 20 cm (hình 5.2.4) và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bón thúc phân vô cơ cho măng cụt
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Cũng có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
4.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:
– Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong bón phân giúp cây nhanh hồi phục.
– Lần 2: Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày bón phân giúp cây ra hoa tốt
– Lần 3: Bón lúc cây đậu quả xong (đường kính quả 1- 2 cm) giúp quả phát triển nhanh.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu quả.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc:
– Phân hữu cơ: Rải đều trong tán hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu 10 – 20 cm khoảng 2/3 đường kính tán, bón xong lấp đất lại.
Khu vực bón phân
– Phân vô cơ: Xới nhẹ đất trong 2/3 tán, rải đều phân, cách gốc 2/3 tán và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bón phân vô cơ
Phun trên lá: Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho măng cụt
– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnh rồi lấp đất lại.
– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Sau khi bón phân nhất thiết phải tưới nước đủ ẩm để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Cũng có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
Ghi chú:
– Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.
– Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp.
– Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.
– Làm sạch cỏ xung quanh gốc măng cụt; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây măng cụt.
– Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc. Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới. Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ 2/3 tán lá ra phía ngoài, chỉ nên xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm tổn thương rễ măng cụt.
– Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.
5. Bón phân cho măng cụt theo nguyên tắc 5 đúng
5.1. Bón đúng loại phân
– Cây măng cụt yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm – N, lân – P, kali – K. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
5.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây măng cụt
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây măng cụt khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
– Trong suốt thời kỳ sống, cây măng cụt luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
– Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả…
5.3. Bón đúng điều kiện đất đai
Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây măng cụt. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây măng cụt mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
5.4. Bón đúng lúc
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khô làm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả… Vì vậy, nên bón phân cho cây măng cụt lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn…
5.5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo 2/3 tán lá hoặc rải đều trên mặt đất cách gốc 20 cm. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây măng cụt – Bộ NN&PT NT
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Chè trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!