Bạn đang xem bài viết Qui Trinh Ủ Phân Vi Sinh Từ Mụn Xơ Dừa Và Thực Nghiệm được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Quy trình sản xuất phân hữu vi sinh được chế biến từ mụn xơ dừa
Mô tả quy trình:
Nguyên liệu mụn xơ dừa sẽ được xử lý bằng Ca(OH)2 với liều lượng bằng 5% lượng mụn xơ dừa, với thời gian xử lý từ 7-10 ngày. Sau đó mụn xơ dừa sẽ được ép bằng máy ép thủy lực. Tiếp theo mụn xơ dừa sẽ được ủ háo khí với chế phẩm EM gốc với tỷ lệ 3 lít EM gốc xử lý 1 tấn mụn xơ dừa, thời gian ủ hảo khí là 10-15 ngày, ta đã có mụn dừa bán thành phẩm (MDA). Sau đó phơi trong mát mụn dừa bán thành phẩm (MDA) để giảm ẩm độ.
Phối trộn nguyên liệu theo bảng sau:
Bảng công thức phối trộn để sản xuất phân HCVS từ mụn dừa bán thành phẩm (MDA)
rn
rn
rn
rn
II. Quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được chế biến từ mụn xơ dừa trên một số cây trồng
1. Trên cây xà lách:
Mật độ trồng: 10 kg hạt/ha
Phân bón: tính cho 1.000m2
+ Bón lót (trước khi gieo hạt): 1,0-1,5 tấn phân chuồng+100kg phân super lân + 50kg phân HCVS.
Các bước: Làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt.
+ Tưới thúc (7-10 ngày sau khi trồng): hòa từ 3,0-3,5kg Urea với 40 lít nước. Có thể sử dụng thêm phân bón lá sau đó vài ngày.
2. Trên cây cải xanh:
Mật độ trồng: 5 kg hạt giống/ha.
Vườn ươm: không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khoảng 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân NPK 16-16-8 với liều lượng pha 20-30g/10 lít nước. Cây con 18-20 ngày tuổi là có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và cây xấu để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Lượng phân bón cho 1.000 m2 (ruộng trồng): 1.000 kg phân chuồng + 5 kg Urea + 5 kg KCl + 30 kg NPK 16-16-8 + 50 kg phân HCVS. Chia ra thành nhiều lần, cụ thể như sau:
rn
rn
rn
Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt.
3. Trên cây dưa leo:
Mật độ trồng: 25.000-33.000 cây/ha. Lượng hạt giống: 0,7-1,0 kg/ha
Phân bón: tính cho 1.000 m2 cụ thể như sau:
rn
rn
rn
Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt.
Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2-3 đợt hái trái lại pha loãng phân NPK loại 16-16-8 hoặc 20-20-15 tưới bổ sung một lần.
4. Trên cây khổ qua
Lượng giống: 12kg hạt/ha.
Phân bón: tính cho 1.000m2: 2.000kg phân hữu cơ hoai + 20kg urea + 30kg super lân + 10kg KCl + 100kg bánh dầu + 50kg vôi + 50 kg phân HCVS. Chia làm các lần bón như sau:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + vôi + 20kg bánh dầu + 50 kg phân HCVS.
Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt.
+ Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): 5kg Urea + 20kg bánh dầu.
+ Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): 5kg Urea + 5kg KCl + 30kg bánh dầu.
+ Bón thúc lần 3 (30-35 ngày sau gieo): toàn bộ lượng phân còn lại.
5. Trên cây cam
Mật độ: 1.100 cây/ha
Phân bón: cụ thể như sau:
+ Liều lượng phân bón:
Hiện nay người ta thường dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây) để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng phân bón cho cây cam ở vụ sau.
Bảng khuyến cáo phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây)
rn
rn
rn
+ Thời điểm bón:
– Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân + 5 kg hữu cơ/gốc/năm.
– Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.
– Sau khi đậu trái và giai đoạn trái phát triển: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
– Một tháng trước khi thu hoạch bón: 20% kali.
Giai đoạn trái phát triển, lượng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu trái và sự phát triển của trái. Hàng năm, nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2 (Nitrat canxi) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch trái.
+ Phương pháp bón:
– Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.
– Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ trái ở giai đoạn sau khi trái đậu và giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Phân HCVS được dùng với liều lượng là 2kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái.
4. Trên cây bưởi:
Khoảng cách trồng: 5X6m. Mật độ 300 cây/ha.
Phân bón: (0,8kg Ure + 1,25 kg Super lân + 0,50 kg KCl) + 15 kg phân hữu cơ + 4kg phân HCVS/gốc/năm.
Kỹ thuật bón phân: Nên chia làm 4 lần/năm.
Lần 1 (sau thu hoạch): bón 25% N + 25% P2O5 + 20% K2O + 100% phân hữu cơ + 100% phân HCVS.
Lần 2 (4 tuần trước khi ra hoa): bón 25% N + 50% P2O5 + 30% K2O
Lần 3 (sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển): bón 50% N + 25% P2O5 + 50% K2O.
Lần 4 (1 tháng trước thu hoạch): bón 20% K2O.
Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.
Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 4kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái.
5. Trên cây ca cao:
Khoảng cách trồng 3X3 m, mật độ 1.100 cây/ha.
Phân bón: (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1,5kg Đầu Trâu ca cao (NPK: 12-14-18), đặc biệt có bổ sung Penac P) + 1kg phân HCVS/cây/năm. Bón cụ thể như sau:
Lần 1 (sau thu hoạch): bón (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1kg phân HCVS)/cây.
Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây.
Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây.
Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây.
Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10 -15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.
Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 1kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái.
Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Từ Giá Thể Mụn Dừa Đã Qua Sử Dụng
Hiện nay, giá thể mụn dừa sau khi sử dụng canh tác trong điều kiện nhà màng, nhà lưới chưa được xử lý một cách hiệu quả gây nên tình trạng lãng phí và phát tán nguồn bệnh cho cây trồng. Việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp này có thể tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành thấp và thân thiện môi trường để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Bên cạnh các giá trị đem lại do canh tác trong nhà màng, nhà kính, hàng năm lượng phụ phế phẩm từ canh tác không sử dụng đất trong nhà màng, nhà kính cũng rất lớn. Theo thống kê đến năm 2015, diện tích nhà màng, nhà kính trồng rau tại các tỉnh như chúng tôi có khoảng 87,2 ha; Bình Dương khoảng 162 ha, Đồng Nai gần 200 ha,…Trung bình 1.000 m 2 nhà màng sau khi canh tác thải ra lượng giá thể (chủ yếu là mụn dừa) khoảng 20-25 m 3, nếu tính lên diện tích hàng ngàn hecta thì đây thật sự là một nguồn lãng phí vô cùng lớn.
Nguyên vật liệu
Các chủng vi sinh vật: chủng VSV cố định nitơ tự do (Azospirillum sp); chủng VSV phân giải photphat khó tan (Bacillus megaterium); chủng vi sinh vật phân giải cellulose (Trichoderma reesei).
Giá thể mụn dừa đã qua sử dụng
Phân trùn quế
Rỉ đường, urê, phân lân,…
Các bước thực hiện
+ Bổ sung thêm rỉ đường với nồng độ 0,5%; chế phẩm EM được bổ sung vào đống ủ với liều lượng 3 kg cho 10m 3 đống ủ; ure nồng độ 0,3%; phân lân nồng độ 0,5%.
Giá thành sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ giá thể mụn dừa đã qua sử dụng khoảng 350.000 đồng/m 3 (giá bán phân hữu cơ vi sinh của Công ty Tribat là 900.000 đồng/m 3). Do đó, sản phẩm có thể cạnh tranh tốt với các sản phẩm cùng loại khi, đưa ra thị trường (giá bán dự kiến của phân hữu cơ vi sinh khi đưa ra thị trường là 800.000 đồng/m 3).
Địa chỉ: ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, chúng tôi Điện thoại: 08.62646103.
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mầm Với Giá Thể Mụn Xơ Dừa
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…) và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Rau mầm rất dễ trồng, xin giới thiệu với bạn đọc cách làm rau mầm thật đơn giản. Hướng dẫn cách trồng rau mầm:
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu:
Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…
Đất trồng (giá thể)
Qua nhiều thử nghiệm khoa học giá thể đi từ bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó.
Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 2kg giá thể và 30 – 40g hạt giống là đủ.
Người ta thường sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng.
Tùy theo kích thước của khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt.
Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau.
Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy mua ở hàng mã.
Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới. Các bước tiến hành trồng rau.
Thực hiện:
Bước 1: Ngâm hạt
Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷50 0 C) trong thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn).
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.
Bước 2: Làm giá thể
Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2÷3cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
Mục đích của việc trải giấy thấm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch.
Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
Bước 4: Chăm sóc cây
Sau 2 – 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Bước 5: Thu hoạch
Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.
Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 – 5 ngày.
Một số chú ý khi trồng rau:
Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.
1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.
1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể.
Sử Dụng Mụn Xơ Dừa Làm Giá Thể Trồng Rau Sạch,Rau Mầm
Cây dừa là một biểu tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam bộ. Đặc biệt do tính đa năng trong việc sử dụng tất cả các bộ phận của cây: từ trái dừa với mụn xơ dừa, nước dừa, vỏ gáo dừa đến thân cây, lá cây dừa nên cây dừa được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là vùng Nam bộ.
Trái dừa chứa rất nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Như protein dừa chứa các axit amin chất lượng cao, đặc biệt là nhóm B. Trong nước dừa còn chứa nhiều loại chất khoáng trong nước dừa như kali, magie… cũng như các chất vi lượng và vitamin C. Nhân dừa non chứa nhiều enzym rất có lợi cho việc tiêu hóa, tác dụng tốt cho việc chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm đại tràng … Từ vỏ trái dừa người ta có thể tách ra phần xơ dừa ( chỉ xơ dừa ) và , hoặc cũng có thể sử dụng nguyên phần vỏ. Phần chỉ xơ dừa được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại nệm ngủ, vật liệu trang trí nội thất thân thiện với môi trường, làm lưới phủ xanh đồi trọc, bảo vệ các công trình công nghiệp dưới biển với độ bền, lâu bị phân huỷ trong môi trường nước nặng, cách âm, cách nhiệt,.. Để phục vụ cho canh tác cây trồng thì vỏ trái dừa lại là một nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được coi như một loại giá thể có thể thay thế cho đất trồng.
Ngoài ra, vỏ dừa còn được đưa vào hệ thống máy cắt để chế biến thành các bành dừa, rất thuận tiện cho việc trồng lan. Các cây lan có thể trồng thẳng trên các bành dừa này thay cho chậu trồng hoặc đưa vào các chậu trồng bằng các vật liệu khác nhau để trang trí ( Xem hình 3 ).
TS. Dương Hoa Xô Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM
Cập nhật thông tin chi tiết về Qui Trinh Ủ Phân Vi Sinh Từ Mụn Xơ Dừa Và Thực Nghiệm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!