Xu Hướng 9/2023 # Quản Lý Sức Khỏe Động Vật Thủy Sản Bằng Chế Phẩm Sinh Học # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Quản Lý Sức Khỏe Động Vật Thủy Sản Bằng Chế Phẩm Sinh Học # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quản Lý Sức Khỏe Động Vật Thủy Sản Bằng Chế Phẩm Sinh Học được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dựa trên mối quan hệ phức tạp của sinh vật thủy sinh với môi trường bên ngoài, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được xác định là sinh vật sống có khả năng phát huy tác dụng hữu ích đến vật chủ theo một hay nhiều cơ chế khác nhau:

2. Bảo đảm cải thiện sử dụng thức ăn bằng cách tăng cường giá trị dinh dưỡng.

3. Tăng cường bảo vệ vật chủ chống lại bệnh tật.

4. Nâng cao chất lượng môi trường xung quanh.

Thay đổi môi trường xung quanh cộng đồng vi khuẩn

Khi phát triển trong thành ruột, vi khuẩn probiotic có thể sản xuất các enzym ngoại bào nhằm cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ bảo vệ vật chủ bằng cách sản sinh ra hợp chất ức chế. Điều kiện tiên quyết của bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của vật chủ là thiết lập vi khuẩn probiotic như là một phần của hệ vi sinh vật đường ruột.

Hình 1 cho thấy trong cá rô phi tiền trưởng thành ( Oreochromis niloticus), nhờ sử dụng AquaStar® trong nuôi thương phẩm đã cải thiện hệ đường ruột hiệu quả. Vi khuẩn AquaStar® (màu xanh) đã được phát hiện hơn hai tuần sau khi kết thúc điều trị bằng chế phẩm sinh học, mặc dù mật độ giảm nhanh chóng. Vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong đường ruột, cá cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng và dẫn đến việc lưu trữ nitơ tốt hơn trong cơ thể. Chế phẩm sinh học làm giảm hàm lượng nitrat từ chất thải và ít tác động đến môi trường. Có khả năng những lợi ích từ môi trường cũng mở rộng đến chất lượng và số lượng quần thể thực vật phù du trong ao.

Cải thiện giá trị thức ăn

Một số chủng probiotic sản xuất ra enzym tiêu hóa, do đó tạo điều kiện sử dụng thức ăn và tiêu hóa. Kết quả là tăng trưởng được cải thiện. Hình 2 cho thấy các thông số tăng trưởng cá rô phi sau khi bổ sung với AquaStar® trong nuôi thương phẩm. Trọng lượng trung bình cũng như tốc độ tăng trưởng (SGR) tăng lên đáng kể. Tỷ lệ chuyển đổi protein (PER) cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) được cải thiện.

Tăng cường các tế bào kháng thể phản ứng đến cá khi không cần mồi. Ngay lập tức cá phát tín hiệu tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh. Sinh vật có thể bị kích thích trước phản ứng miễn dịch bẩm sinh được thể hiện trong Bảng 1 và Hình 3. Ở mức độ cao hơn, tế bào biểu mô lympho (IELs) bên trong cho thấy có một phản ứng miễn dịch cục bộ ở mức cao (Bảng 1).

Khó Quản Lý Chế Phẩm Sinh Học

Sử dụng chế phẩm sinh học trôi nổi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến sức khỏe người dân thông qua không khí ô nhiễm. Ý thức được điều này, từ năm 2010, Bộ TN-MT đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng chế phẩm sinh học. Thế nhưng, cho đến nay quy chế này vẫn không thể triển khai vào thực tế.

Chế phẩm sinh học hiện đang được sử dụng phổ biến là loại chất sử dụng để phun xịt khử mùi. Chế phẩm này được sử dụng hầu hết tại các doanh nghiệp sản xuất và xử lý chất thải. Trên thị trường, có rất nhiều loại chế phẩm sinh học với nhiều giá thành khác nhau. Tuy nhiên, với doanh nghiệp, họ không quan tâm đến tính lợi ích cho môi trường mà chỉ quan tâm đến yếu tố giá và hiệu quả sử dụng.

Lý giải thực tế này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá thành của loại chế phẩm sinh học đạt tiêu chuẩn môi trường quy định với loại chế phẩm sinh học trôi nổi trên thị trường chênh lệch rất lớn, từ 5 – 10 lần. Cộng với đặc thù sử dụng loại hóa chất này là phun xịt vào không khí nên độ phát tán rất nhanh. Trường hợp cơ quan chức năng muốn kiểm tra để xác định mức độ vi phạm của doanh nghiệp cũng không thể thực hiện được. Đó cũng là lý do tại sao cho đến nay việc kiểm tra xử lý doanh nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học dỏm của các cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp chịu chấp nhận mua loại hóa chất có giá thành cao.

Việc Bộ TN-MT ban hành quy định về quản lý chế phẩm sinh học là để ngừa những tác hại khôn lường đến sức khỏe người dân thông qua sự phát tán hóa chất này trong không khí. Thế nhưng, phải thừa nhận rằng hiện không có nhân lực cũng như trang thiết bị kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng hóa chất này. Thậm chí, bản thân cán bộ quản lý chưa hiểu rõ chế phẩm sinh học có thể gây nguy hại như thế nào đến sức khỏe người dân cũng như không biết cách nào để kiểm tra.

PHÚC ANH

Thực Trạng Quản Lý Chế Phẩm Sinh Học

Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan. Người dân thay đổi lựa chọn

Có dịp theo chân đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng, điều ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là có rất ít sản phẩm thuốc thú y thủy sản hiện diện tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm. Nguyên nhân được các chủ đại lý, cửa hàng cho biết là do rất khó tiêu thụ vì hiện hầu hết người nuôi tôm đều không còn sử dụng thuốc thú y thủy sản để phòng trị bệnh cho tôm, mà chuyển sang sử dụng các chế phẩm vi sinh là chủ yếu.

Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, cho biết: “Chi cục chúng tôi chỉ quản lý thuốc thú y, còn các chế phẩm vi sinh và chất cải tạo môi trường do Chi cục Thủy sản phụ trách. Qua kiểm tra cho thấy, hiện chỉ còn một vài sản phẩm thuốc thú y thủy sản đang lưu hành, nhưng số lượng người sử dụng cũng rất ít vì hiệu quả không cao, dễ tồn dư trong tôm lúc thu hoạch làm giảm giá bán”.

Bất cập quản lý chất lượng

Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, giá các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm từ nhà sản xuất đến tay người nuôi có loại tăng đến 50%, còn trung bình thì cũng 30 – 40%. Tuy nhiên, vấn đề mà ông Huy cũng như người nuôi tôm quan tâm chính là chất lượng của các chế phẩm này chưa được quản lý tốt, nhất là một số chế phẩm được nhập khẩu về sau đó san chiết, đóng gói bao bì mới.

Cùng chia sẻ mối quan tâm về sự nhập nhằng giữa thuốc thú y với chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho rằng, vẫn còn tình trạng bao bì là chế phẩm vi sinh, nhưng thực chất bên trong vẫn có thành phần thuốc thú y thủy sản. Ông Hoàng Anh đề xuất: “Tổng cục Thủy sản cần có quy định rạch ròi giữa thuốc thú y với men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học nhằm tránh tình trạng gian lận, bảo vệ người nuôi tôm”.

ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cũng thừa nhận, tình hình sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học phục vụ nuôi thủy sản trước khi có Luật Thủy sản năm 2023 là rất bát nháo và rất khó cho công tác quản lý. Theo đó, trước đây, doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, sau đó lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra đạt thì đăng ký lưu hành. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng chế phẩm sinh học trước đây đều đăng ký kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh, nên địa phương không thể quản lý hết. Cũng có một số cơ sở đăng ký hoạt động tại tỉnh nhưng khi kiểm tra thì không có sản xuất gì hết mà chủ yếu là đóng gói.

Tạp chí thủy sản

Quản Lý Chế Phẩm Sinh Học, Thuốc Thủy Sản: Đừng Để Đụng Đâu Sai Đó

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản, lĩnh vực chế phẩm sinh học (CPSH), thuốc thủy sản và thức ăn chăn nuôi ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia. Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi trồng, số lượng DN sản xuất CPSH cũng nhiều hơn. Nhiều DN lợi dụng điều này để kinh doanh trà trộn sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Ông Võ Hồng Ngoãn, một hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu bức xúc: Tại Bạc Liêu, thuốc thú y thủy sản giả tràn lan, rất khó phát hiện. Trong khi đó, bệnh hoại tử gan tụy đang hoành hành trên tôm nhưng vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ, khi gặp hàng rởm hàng giả thì sản phẩm xử lý cũng như không xử lý; đây là mấu chốt dẫn đến thiệt hại cho người nuôi. Nhiều công ty sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ hàng giả hàng rởm. Thời điểm cuối năm, CPSH càng được dịp tiêu thụ mạnh.

Cần lựa chọn sản phẩm CPSH chất lượng để nuôi tôm đạt hiệu quả cao – Ảnh: Phan Thanh Cường Khó quản lý

Nhiều DN chọn vùng sâu vùng xa để hoạt động, tránh tầm kiểm soát của cơ quan chức năng; nhiều khi bị phát hiện vẫn “lẩn” dễ dàng. Bên cạnh đó, một số DN sản xuất những sản phẩm chui lủi trên thị trường, khi lần theo địa chỉ “ma”, thì không tìm được. Sản phẩm rởm giá thường thấp hơn giá chung trên thị trường, người mua ham rẻ dễ mắc bẫy.

Theo ông Quý, khó khăn lớn nhất hiện nay của các cơ quan quản lý địa phương là ở các đầu mối kiểm tra không nhiều; phương tiện kiểm tra còn thiếu. Trong khi đó, số DN rất đông, nhiều DN bán sản phẩm trôi nổi, không qua đăng ký, khiến thị trường bị lũng đoạn, có những vụ mang nhãn mác này nhưng thả xuống cho tôm lại là sản phẩm khác. Tuy mức phạt của Nhà nước với DN vi phạm không nhỏ nhưng DN chấp nhận chịu phạt để tiếp tục vi phạm.

Hiện, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CPSH và đang trình Bộ NN&PTNT thông tư quản lý CPSH; trong đó quy định sản phẩm đạt tiêu chuẩn mới được phép lưu hành, phải phân cấp đầy đủ theo từng quy trình hoạt động của địa phương và là cơ sở cho các địa phương làm theo.

Dương Thảo

Điều Kiện Sản Xuất Kinh Doanh Chế Phẩm Sinh Học Thuốc Bảo Quản Thực Vật

Các nội dung về điều kiện được Việt Luật trích dẫn cụ thể theo từng quy định cụ thể để làm rõ từng vấn đề quy định.

I. Điều kiện đối với sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

Điều kiện đối với kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

1. Điều kiện chung

1.1. Địa điểm:

1.1.1 Không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài

1.1.2 Không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh

1.1.3 Cách biệt với khu dân cư, trường học, công sở, bệnh viện, cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh

1.1.4 Giao thông thuận lợi, có nguồn nước và nguồn điện đảm bảo cho các hoạt động của cơ sở

1.2. Nhà xưởng sản xuất

1.2.1 Xây dựng kiên cố, vững chắc, phù hợp với tính chất và qui mô sản xuất, tránh được ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như thời tiết, ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của côn trùng hay các động vật khác

1.2.2 Nền nhà vững chắc, cao ráo, nhẵn, không trơn; có khả năng chịu được sức ép của máy móc khi hoạt động

1.2.3 Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc

1.2.4 Sàn không rạn nứt, không ngấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, chịu được hóa chất khử trùng tiêu độc

1.2.5 Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ

1.2.6 Qui hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp với tính chất và qui mô sản xuất

1.2.7 Từng khu vực phải đảm bảo đạt các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định

1.3. Trang thiết bị:

1.3.1 Máy móc thiết bị phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với các thao tác sẽ thực hiện, có hướng dẫn vận hành, có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh đảm bảo không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm

1.3.2 Có đủ trang thiết bị theo qui định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 51/2009/TT-BNNPTNT

1.4. Bao bì, đóng gói:

1.4.1 Các loại bao bì trực tiếp không được ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, tránh được các tác động xấu từ bên ngoài như ánh sáng, độ ẩm, vi sinh vật trong suốt quá trình bảo quản

1.4.2 Bao bì thuỷ tinh đảm bảo chắc, bền phù hợp với việc xử lý tiệt trùng, vận chuyển, bảo quản

1.5. Phòng kiểm nghiệm:

1.5.1 Phải được tách biệt với khu vực sản xuất. Những khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh phải cách biệt nhau

1.5.2 Cần có đủ diện tích để tránh nhiễm chéo và để bảo quản mẫu, chất chuẩn

1.5.3 Có đầy đủ trang thiết bị theo qui định tại Phụ lục 2

1.5.4 Người phụ trách phòng kiểm nghiệm được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo qui định

1.6. Vệ sinh cá nhân:

Người làm việc trong cơ sở sản xuất thuốc thú y phải đảm bảo những yêu cầu sau:

1.6.1 Có đủ sức khoẻ theo qui định của Bộ Y tế, được khám sức khoẻ định kỳ 1 lần /năm; không có vết thương hở, bệnh ngoài da

1.6.2 Được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thuốc thú y

1.7. Vệ sinh phòng hộ lao động:

1.7.1 Phải có trang bị phòng hộ lao động cho từng cá nhân phù hợp với công việc được giao

1.7.2 Phải có văn bản quy định về chế độ cấp phát, sử dụng trang bị, trang phục làm việc

1.7.3 Phải có thiết bị phòng cháy chữa cháy, khử mùi, thông gió, hút bụi với công suất phù hợp; Có trang bị an toàn cho người sử dụng các thiết bị nhiệt, điện, cơ khí, khí nén

1.7.4 Phải có văn bản quy định về phòng hộ lao động, có biện pháp chủ động và phương tiện để đề phòng và giải quyết nhanh chóng những sự cố có khả năng xảy ra

1.8. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải:

1.8.1 Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế phù hợp với nhà xưởng, quy mô sản xuất, đảm bảo thu gom nước thải từ mọi nguồn thoát tiêu, không gây ô nhiễm cho khu vực nhà xưởng sản xuất và xung quanh

1.8.2 Mỗi khu vực trong cơ sở phải có thùng chứa rác thải phù hợp, dễ vận chuyển. Nước thải  phải được xử lý đạt tiêu chuẩn  trước khi thải ra môi trường

2. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất dược phẩm, hoá chất dùng trong thú y

2.1. Hệ thống kho:

2.1.1 Có kho hoặc khu vực riêng biệt để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thành phẩm; có kho riêng bên ngoài bảo quản các loại dung môi và các nguyên liệu dễ gây cháy, nổ, có  nơi biệt trữ các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm bị loại bỏ.

2.1.2 Công suất kho thích hợp với quy mô sản xuất.

2.1.3 Có đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng phù hợp với yêu cầu bảo quản, cụ thể:

Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-30 0C, ẩm độ không quá 70%

Bảo quản mát: nhiệt độ từ  8 – 150C.

Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2- 80C.

Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C

2.1.4 Tránh ánh  sáng trực tiếp, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài;

2.1.5 Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, khoa học, để trên giá, kệ. Giá, kệ được kê cách mặt nền ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20 cm; khoảng cách giữa các giá, kệ hoặc giữa các khối hàng tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ nhập, xuất hàng, dễ vệ sinh tiêu độc;

2.1.6 Có văn bản của cơ sở quy định sự sắp xếp, bảo quản hàng, chế độ kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình bảo quản;

2.1.7 Có đủ thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu về bảo quản, có chế độ ghi chép thường xuyên các thông số kỹ thuật.

2.2. Khu vực xử lý tiệt trùng:

2.2.1 Có nơi xử lý vệ sinh cơ học, hoá học đối với bao bì đóng gói trực tiếp: vỏ ống, vỏ lọ, chai, nút; dụng cụ, thiết bị phục vụ pha chế, đồ bảo hộ lao động. Mặt sàn nơi xử lý vệ sinh cơ học phải có độ dốc khoảng 1,50 về phía rãnh thoát nước và có độ ma sát để tránh trơn trượt.

2.2.2 Sấy, hấp tiệt trùng, chai lọ, ống, nút, dụng cụ, bảo hộ lao động đáp ứng theo yêu cầu của từng công đoạn sản xuất.

2.2.3 Có đủ các trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất phù hợp với quy trình xử lý tiệt trùng;

2.2.4 Có văn bản quy định chế độ vệ sinh, xử lý tiệt trùng đối với các loại bao bì trực tiếp, dụng cụ dùng trong sản xuất, bảo hộ lao động.

2.3. Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu:

2.3.1 Có phòng cân nguyên liệu riêng biệt. Trường hợp không có phòng cân nguyên liệu riêng biệt phải có biện pháp đảm bảo không nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu

2.3.2 Có đủ cân, dụng cụ phục vụ việc cân và được vệ sinh, giữ sạch sẽ sau khi sử dụng.

2.4. Khu vực pha chế, phối trộn, bảo quản bán thành phẩm:

2.4.1 Tường và trần nhà phải có độ bóng cao, nơi tiếp giáp giữa chân tường với mặt sàn và giữa tường với trần nhà phải là góc tù.

2.4.2 Đối với dây chuyền sản xuất thuốc tiêm: có phòng tiền vô trùng để thay trang phục vô trùng trước khi làm việc tại khu vực vô trùng; không được bố trí bồn rửa và rãnh thoát nước hở trong khu vực vô trùng

2.4.3 Vật dụng phải được tiệt trùng trước khi đưa vào dùng trong khu vực vô trùng và phải được bảo quản trong điều kiện vô trùng được dán nhãn đã tiệt trùng.

2.4.4 Có biện pháp tránh tái nhiễm vi sinh trước và trong khi sử dụng.

2.4.5 Đối với dây chuyền sản xuất thuốc bột: có thiết bị hút bụi

– Phải có đủ các trang thiết bị, hoá chất và vật tư chuyên dùng phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm.

– Có khu biệt trữ bán thành phẩm nếu chưa san chia, phân liều ngay.

2.5. Khu vực hoàn thiện sản phẩm;

2.5.1 Được bố trí liền kề với khu vực san chia, phân liều để việc tiếp nhận sản phẩm chờ đóng gói được thuận tiện.

2.5.2 Có đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với việc đóng gói, dán nhãn, vận chuyển sản phẩm tới kho thành phẩm.

2.6. Khu vực để các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng: phải được bố trí riêng biệt, có khóa hoặc biển báo để tránh nhầm lẫn với hàng hóa khác.

2.7. Khu vực kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng:

2.7.1 Có đủ thiết bị, dụng cụ, hoá chất, môi trường phù hợp với quy trình kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng. Trong trường hợp cơ sở không đủ các điều kiện thực hiện việc kiểm nghiệm phải có hợp đồng với đơn vị đủ điều kiện kiểm nghiệm theo qui định.

2.7.2 Có quy định việc lưu giữ, bảo quản mẫu và kiểm tra mẫu lưu.

2.8. Khu vực vệ sinh cá nhân và các khu vực khác phục vụ sản xuất.

2.8.1 Bố trí hợp lý, không được thông trực tiếp với khu vực sản xuất.

2.8.2 Có đủ các thiết bị vệ sinh cần thiết; có đủ hoá chất, vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh cá nhân và khu vực.

2.8.3 Có thiết bị thông gió, khử mùi.

3. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật

3.1. Ngoài các quy định nêu trên, phải có khu vực nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm; khu vực trang thiết bị để giữ giống vi sinh vật phục vụ sản xuất.

3.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải có đủ các điều kiện sau đây:

3.2.1 Có đăng ký kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;

3.2.2 Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo quản, bán hàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật;

3.2.3 Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải có chứng chỉ hành nghề thú y;

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thú y :

+ Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, chăn nuôi thú y, hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;

+ Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa học hoặc sinh học, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề

+ Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

+ Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định trên còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị định 33/2005/NĐ-CP.

– Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của toà án.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Người đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của toà án; đang bị áp dụng biện pháp hành chính như đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính.

– Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

3.4. Có địa điểm kinh doanh cố định;

3.5. Cửa hàng, nơi bày bán, kho chứa có đủ diện tích cần thiết và có kết cấu phù hợp để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc;

2.6. Cửa hàng phải có khu vực riêng bày bán các loại hàng khác nhau được phép kinh doanh, có đủ phương tiện để bày bán, bảo quản;

3.7. Có đủ các thiết bị kỹ thuật để bảo quản hàng hoá như quạt thông gió, tủ lạnh hoặc kho lạnh để bảo quản vắc-xin, chế phẩm sinh học; ẩm kế, nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản;

3.8. Hoạt động kinh doanh không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.

II. Văn bản quy phạm pháp luật

Điều 39 Pháp lệnh thú y;

Điều 63, 64, 66 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP

Thông tư 51/2009/TT-BNNPTNT

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, hay tìm hiểu về những nội dung trên nếu có những vướng mắc về mặt pháp lý hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có tư vấn tốt nhất.

Hotline tư vấn chuyên nghiệp : 043 997 4288/ 0935 886 996 – Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.

Bảo Quản Hoa Quả Bằng Chế Phẩm Sinh Học

Từ tinh bột sắn, chế phẩm từ vỏ cua ghẹ tôm, kết hợp với công nghệ nano, TS. Lê Đại Vương, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cùng TS.Võ Văn Quốc Bảo, Trường đại học Nông lâm Huế và các cộng sự đã nghiên cứu, tạo ra chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả an toàn, thân thiện môi trường.

Bảo quản được 37 ngày

Việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả được nhóm nghiên cứu bắt đầu từ năm 2023. Bước đầu, chế phẩm cho hiệu qủa bảo quản đối với quýt Hương Cần.

TS. Lê Đại Vương trong phòng nghiên cứu

TS.Lê Đại Vương chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi tham gia khá nhiều nghiên cứu về công nghệ nano trong bảo quản thực phẩm. Ban đầu là màng bọc thực phẩm cho táo, cà chua đến bao bì bảo quản hoa quả tươi. Riêng đối với nhóm đặc sản có múi của Thừa Thiên Huế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hỗn hợp dung dịch tạo lớp phủ trên bề mặt sản phẩm thay thế lớp sáp bảo vệ tự nhiên và cung cấp một lớp chắn ẩm, oxy cho thực phẩm, giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự mất độ ẩm”.

Trước khi tiến hành nghiên cứu chế phẩm bảo quản, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập, định danh nấm từ quả quýt Hương Cần rồi tiến hành cấy nấm trên môi trường PDA (môi trường nuôi cấy vi sinh vật và nấm) có nồng độ nano bạc khác nhau để xác định được tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc. Từ đó, khẳng định dung dịch nano bạc có tính kháng khuẩn tốt dù nồng độ thấp (10ppm). Từ đó, nhóm chọn mẫu nano có nồng độ 30ppm, và 50ppm để tạo chế phẩm sinh học .

TS.Lê Đại Vương lý giải, ở nồng độ 10ppm tính kháng khuẩn của nano yếu hơn so với 30ppm, 50ppm, 100ppm, 150ppm. Ở nồng độ cao sẽ tiêu tốn nhiều bạc nitrat để chế tạo nano bạc làm tăng giá thành sản phẩm. Bạc cũng là một kim loại nếu sử dụng với một lượng lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi chọn nano có nồng độ 30ppm và 50ppm để chế tạo màng bảo quản quả tươi. Để biết được những biến đổi của quýt trong quá trình bảo quản chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố như: cảm quan, hao hụt khối lượng, vitamin C, hàm lượng đường.

Theo kết quả nghiên cứu, trong điều kiện phòng thí nghiệm quýt có thể bảo quản trong 12 ngày. Quả quýt Hương Cần được phun chế phẩm nano có thể tươi lâu đến 37 ngày, vẫn giữ được độ ngọt, mùi vị và màu sắc. Các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, và nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Nhờ cách bảo quản thân thiện với môi trường này, quýt Hương Cần có thể vận chuyển đi xa trong thời gian dài.

Dễ nhân rộng

Việc áp dụng chế phẩm màng bảo quản quả tươi sẽ hạn chế việc thu hoạch quýt Hương Cần trước thời điểm thu hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và vitamin C trong quýt Hương Cần; tăng thời gian bảo quản giúp người dân giải quyết vấn đề bảo quản nông sản khi vận chuyển dài ngày, hạn chế thất thoát khối lượng, giữ được màu sắc và hương vị trái cây.

TS.Lê Đại Vương thông tin, sản xuất chế phẩm màng bảo quản quả tươi có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho con người và môi trường. Sản phẩm được chế tạo theo 2 dạng: dạng dung dịch dễ dàng cho bà con nhúng các quả tươi có vỏ để bảo quản và dạng bao bì để bà con bảo quản những loại trái cây có vỏ mỏng một cách thuận lợi và dễ dàng. Giá thành của chế phẩm nano này tương đối rẻ, nếu sản xuất bao bì thì chỉ tương đương với các túi nilon thường. Vì thế, chế phẩm này có thể thay thế được các loại hóa chất nguy hại mà người dân vẫn sử dụng bảo quản hoa quả.

Sắp tới, khi máy sản xuất bao bì được nhập về chúng tôi sẽ cung ứng hàng loạt các loại màng bảo quản sinh học cho người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Cùng với đó, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu chế phẩm sinh học bảo quản cam Nam Đông và thanh trà Thủy Biều, triển khai hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cho người dân để đưa chế phẩm này vào bảo quản một số hoa quả.

Sau 2 năm nghiên cứu, giải pháp ứng dụng nano bạc trong sản xuất chế phẩm màng bảo quản một số quả tươi đã chứng minh hiệu quả với quả quýt Hương Cần, cà chua. Đề tài đạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2023.

Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

Cập nhật thông tin chi tiết về Quản Lý Sức Khỏe Động Vật Thủy Sản Bằng Chế Phẩm Sinh Học trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!