Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Ươm Trồng Cây Khoai Lang được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quy trình kĩ thuật trồng cây khoai lang
Thời vụ: Bà con nông dân có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa gồm vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông; vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.
Ngoài ra, người trồng phải lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp, giúpkhoai lớn củ nhanh. Mỗi mét luống chiều dài, người dân nên trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách trồng đơn giản là đặt hom cây thẳng dọc luống và lấp đất sâu 5-6cm.
Hỗn hợp phân bón dùng cho mỗi héc ta bao gồm 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg KCl. Trong quá trình phát triển, cây cần được làm cỏ, xáo xới đất xung quanh, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp, nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Nếu người trồng muốn thu hoạch lá thì nên để ngọn cây tự do phát triển, càng cấu, ngọn khoai càng mọc khỏe hơn.
Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà người dân có thể phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.
Tác dụng của rau khoai lang
Trong ngọn rau lang có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả. Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.
Nguồn: chúng tôi
Kỹ Thuật Vườn Ươm Và Phương Pháp Chăm Sóc Cây Con Bằng Phương Pháp Giâm Cành
Cây xanh muốn duy trì nòi giống của mình, dều phải thông qua quá trình sinh sản. Có nhiều hình thức sinh sản khác nhau từ hạt, thân, cành, lá… Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển giống cây mẹ.
Phương pháp giâm cành là một phương pháp sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá (Cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh thành một cây mới trong những điều kiện môi trường thích hợp.
Phiến lá của chúng là cơ quan quang hợp, tạo ra dinh dưỡng để nuôi hom và tái sinh cây, lá có vai trò trong việc tạo thành cây, do vậy yêu cầu không được làm lá bị tổn thương và đòi hỏi sạch sâu bệnh
Để tạo thành cây đạt chất lượng trong vườn ươm trước khi đưa vào trồng sử dụng, đòi hỏi hom giống phải đảm bảo chất lượng, điều kiện giâm ươm an toàn, các yếu tố ảnh hưởng khác như đất đai, nhiệt độ, ánh sáng… phải thích hợp.
Chăm sóc vườn ươm là công việc hết sức quan trọng và cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất của quá trình ươm trồng, nếu cây giống cho những hom cành tốt mà chăm sóc không hiệu quả, kỹ thuật yếu, áp dụng không đúng cách cũng có thể thất bại, không những làm chết một phần tỷ lệ cây con mà có khi ảnh hưởng đến toàn bộ hom giống ươm
Kỹ thuật vườn ươm
**Chế độ ẩm và ánh sáng
Đây là điều kiện rất khắt khe với công việc ươm hom giống, cần điều chỉnh độ ẩm đất theo mỗi giai đoạn cụ thể, về ánh sáng cần điều chỉnh vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhằm cho cây hom thích ứng.
Nếu đất ươm quá ẩm, hom giống dễ bị rụng lá mặc cho cành hom vẫn còn tươi nhưng hom không thể phát triển và rất dễ bị thối, hom sẽ chết, đất quá ẩm cũng có hiện tượng phình to tại vết cắt làm cho hom không thể phát triển rễ, hoặc có ra rễ nhưng ít và không đạt yêu cầu, cây giống không hấp thị dinh dưỡng và dẫn đến chết. Trường hợp quá khô làm cho cành hom dễ bị khô và không thể hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng chết khô hom.
** Phân bón
Vai trò của phân bón ở giai đoạn này cần phải điều chỉnh thích hợp, cần hiểu biết về thời kỳ sinh trưởng, thời gian ra rễ, tính chất cây trồng cần bổ sung dinh dưỡng, do đó đòi hỏi của cây cao, nhưng phải kết hợp đúng yêu cầu của chúng
Lượng phân bón phải thích hợp và chỉ được bón phân khi cây đã có rễ, lượng phân bón nên theo dạng tăng dần, vì lúc đầu cây tập trung phát triển rễ chưa cần nhiều phân nhưng về sau, bầu ươm nhỏ cần bổ sung phân bón nhiều hơn để cải thiện dinh dưỡng cho chúng
Chọn nơi có mặt đất bằng phẳng, thoáng mát, gần nguồn nước tưới, gần nơi giao thông qua lại, thuận lợi cho việc vận chuyển
** Thời vụ ươm trồng
Giâm cành quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
** Luống – Đất – Túi bầu
Kích thước luống: Dài 12 đến 15m, rộng từ 1 m đến 1,2m, các luống cách nhau từ 40cm đến 50cm để đi lại và đào rãnh thoát nước
Đất đống bầu nên đất tươi xốp, dễ thoát nước, giử được ẩm
Túi bầu là túi nhựa PVE, 8×15 hoặc 10×18, đục 6 đến 8 lỗ thoát nước, như vậy trung bình 1m2 để được từ 150 túi đến 180 túi, quanh luống nên lấp đất bảo vệ hoặc dùng cây giữ chặt túi bầu trong luống, không cho túi bầu nghiêng ngã.
** Dàn che
Tùy vào hộ gia đình hay doanh nghiệp, thực hiện chiến lược lâu dài hay tạm thời mà chúng ta có thể thiết kế dàn che cố định hay di động, nhưng cơ bản phải đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong dàn che, đồng thời thuận lợi cho việc đi lại trong quá trình thực hiện và chăm sóc trong dàn che
Các loại vật liệu dùng để làm dàn che củng khác nhau tùy vào mỗi gia đình hay công ty, có thể dùng cây gỗ, tre, bê tông tùy ý để làm khung, mái che có thể dùng tốt nhất là lưới che được ánh sáng ban đầu khoảng 60% – 80%
** Chọn cành – cắm hom
Chọn cành khỏe, không sâu bệnh, đường kính hom từ 4 đến 6 mm, chiều dài từ 10 – 15cm
Dùng kéo sắc để cắt hom. Đảm bảo vết cắt ngọt, dứt khoát, không cắt hai lần hoặc nhiều lần tại một dấu cắt, gây trầy vỏ cành cây hoặc bị dập thân của cành/ nhánh
Tiêu chuẩn màu sắc hom phải bảo đảm có màu xanh đặc trưng, tốt nhất là xanh nâu đã hóa già.
Bảo quản hom thật tốt, không làm hư hại lá và cành hom, nếu vận chuyển đi xa phải được bảo quản cẩn thận, không làm hư hại đến lá và thân hom
Cắm hom: Trước khi cắm hom nên sử dụng CuSO40,1% để phòng nấm bệnh. Dùng vòi nước tưới vào túi bầu đảm bảo độ ẩm đạt 80 – 85%, có thể dùng tay cắt các đỉnh sinh trưởng của hom nếu bị sót lại khi chưa thực hiện công đoạn này trong vườn giống trước đó, không nên cắm hom quá sâu rất dễ bị thối hom, sau khi cắm hom xong thì phải tưới lại nước để cho đất và hom bám sát vào nhau.
Từ 7 đến 10 ngày hom liền vết cắt, 11 đến 15 ngày hom hình thành mô sẹo, từ 16 đến 30 ngày hom hình thành rễ, thời kỳ này cần được chăm sóc đặc biệt, chúng sẽ quết định tỷ lệ sống chết.
Chăm sóc vườn ươm bao gồm các công việc như tưới nước, làm cỏ, phân loại cây con, trồng dặm các cây chết, theo dõi sâu bệnh hại, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng, độ ẩm…
+ Tưới ẩm: Tùy vào giai đoạn ta tiến hành cung cấp nước khác nhau
Từ khi ươm đến 10 ngày: Thời kỳ này cần cung cấp độ ẩm thích hợp đến trên 80%, do hom mới cắt, cây dễ thoát hơi nước bởi vậy cần che chắn xung quanh và trên lưới đảm bảo nếu không dễ bị khô lá và héo hom, mỗi ngày tưới 1 đến 2 lần, nên tưới phun sương giữ ẩm.
Từ 11 đến 15 ngày: Giai đoạn này hình thành mô sẹo, hai ngày tưới 1 lần, đảm bảo ẩm độ 70 đến 80%
Từ trên 15 ngày, cây đã ra rễ cần phải cung cấp nước thường xuên, đảm bảo độ ẩm từ 75 đến 80%, cách 2 đến 3 ngày tưới 1 lần.
+ Điều chỉnh ánh sáng:
Thông thường, thời gian từ khi dâm cành đến 15 ngày cây cần ít ánh sáng, do đó chúng ta nên che phủ từ 70 đến 80%, lượng ánh sáng cung cấp cho hom trong giai đoạn này từ 20 đến 30%
Từ 16 đến 30 ngày chỉ giữ lại ánh sáng tán xạ 50%
Từ 31 đến 60 ngày cây cần ánh sáng từ 70 đến 80%
Sau 60 ngày cây đủ điều kiện thành thục kinh tế, đáp ứng yêu cầu cây con để xuất vườn.
+ Bón phân: Cây cần được bón phân ngay trong thời gian kiến thiết cơ bản.
Lần thứ nhất khi cây được 45 ngày sau khi ươm, giai đoạn này nên bón phân hữu cơ vi sinh, tốt nhất là Dinamix, 0,4kg/1m2
Lần thứ hai khi cây được 70 ngày trở lên
Cách bón phân: Hoàn tan các loại phân vào thùng tưới rồi tiến hành tưới đều lên mặt luống ươm, sau đó tưới lại bằng nước sạch
Có thể phun thuốc trừ nấm và trừ sâu, tốt nhất là phun phòng trừ vào giữa hai lần bón phân
+ Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại:
Trong vườn ươm thường xuất hiện nhiều loại sâu bệnh và nấm, do vậy nên dùng Diazan, Krater… để tiêu diệt sâu, cũng có thể dùng thuốc mối, thuốc kiến để rãi lên mặt luống
Ngoài ra có thể phòng trị nấm bằng Anvinl, Carbenzin, chitosan…. Để đảm bảo cho khu vực ươm được an toàn về sâu và bệnh
+ Dặm hom: Một số hom giống sẽ bị chết trong thời gian nuôi dưỡng do bệnh hoặc các tác nhân khác, chúng ta có thể nhổ bỏ và trồng lại bằng hom mới vào, bảo đảm bầu hom luôn ổn định.
+ tạo điều kiện cho cây quen dần môi trường đầy đủ ánh sáng, phân loại cây trước khi xuất vườn
Khi có kế hoạch xuất vườn chúng ta cần tiến hành “luyện” cho cây thích nghi với điều kiện môi trường mới
Do trong vườn ươm cần điều chỉnh cho cây trồng đảm bảo cứng cáp, lá và thân khỏe mạnh để bảo đảm cho cây tồn tại tốt trước các điều kiện khắc nghiệt bên ngoài
Ánh sáng, độ ẩm, phân bón phải thay đổi, đặc biệt là trước khi xuất vườn từ từ 1 đến 2 tuần phải di chuyển bầu cây ra khỏi luống, công tác này đảm bảo cho các rễ phụ bị cắt đứt, tạo cho chúng liền lại vết thương trước khi mang đi ra trồng, đồng thời với công tác này chúng ta dễ dàng phân loại chúng để chắc chắn các cây mang đi trồng đạt chiều cao, và sức khỏe ổn định, các cây bị yếu, chậm phát triển được nuôi dưỡng lại để xuất sau
Cây non quá, rễ chưa ổn định, dễ bị vở bầu khi mang đi trồng
Cây già quá khi đã cây mang đi trồng sẽ bị chột rễ, do rễ cắm sâu xuống luống
Hai nội dung trên khi mang cây đi trồng vào điểm mới rất dễ chết cây
Cây xuất vườn đủ điều kiện là: Chiều cao từ 25 đến 30cm (tùy loại). Đường kính gốc từ 5 đén 6mm. Cây không sâu bệnh. Bầu đất nguyên vẹn, không bị tác động bởi yếu tố cơ học. Bộ rễ an toàn, không được quá ngắn hoặc đâm ra khỏi bầu quá nhiều mà chưa liền sẹo, cây có màu xanh đặc trưng.
Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn:
Phân Bón Cho Cây Khoai Lang
1– Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:
Khoai lang là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ 20-300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. cây khai lang có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và phát triển củ. Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6.
Kỹ thuật trồng:
Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa ( trồng tháng 5 và trồng tháng 8) và hai vụ trong mùa khô (trồng tháng 11 và trồng tháng 1)Khai lang được trồng thành luống, sau khi lên luống hoàn chỉnh, rạch 1 hàng trên đỉnh luống sâu 7-10 cm, bón lót phân, phủ qua một lớp đất mỏng, sau đó đặt dây dọc giữa luống, nối đuôi nhau, dùng tay lấp đất nhẹ, lấp kín không hở cổ dây, chừa lại ngọn 5-7 cm. Mật độ trồng từ 4-5 dây/mét dài theo chiều dọc luống. Nếu trời quá khô hanh, sau khi trồng cần tưới thêm nước và vun lại luống
3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với khoai lang
Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoại lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ.Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức bội thu đạt 29-34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22-23 tạ/ha khi bón rơm rạ
3.1 Liều lượng phân bón sử dụng cho cây khoai lang
Liều lượng phân bón cho cây khoai lang
Phân chuồng(tấn/ha) Đạm Lân VĐ Kali
N (kg/ha) Urê (kg/ha) P2O5(kg/ha) Lân*(kg/ha) K2O (kg/ha) KCl (kg/ha)
10 40-60 87-130 30-40 175-235 80-90 133-150
3.2 Thời kỳ và phương pháp bón
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi lên luống bước 1 và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống bước 2.Bón thúc 1: Thời gian sau 15-30 ngày au khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm và nấp đất sau khi bón.Bón thúc 2: thời gian sau 45-60 ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali còn lại.
4- Hiệu lực của kali đối với khoai lang Như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang nên bón kali cho bội thu tới 86-115%. Hiệu suất do bón kali đạt 16-24kg củ/1kg kali clorua trên nền không có hữu cơ và 2,4-4,7kg củ/1kg kali clorua trên nền có hữu cơ.
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Nhật
Giống khoai lang nhật có chất lượng, sản lượng cao;Thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 – 120 ngày.
Năng suất 9 – 15 tấn/ha. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 27 – 33%.Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.
Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.
Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ; Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm. Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).
Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ; Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 khóm/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống; Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5-10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.
(Cho 1 ha: 10 15 tấn phân chuồng + 60 N + 30 P2O5 + 90 K2O)
Kỹ thuật bón: – Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% phân đạm + 20% phân kali. – Bón thúc lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali. – Bón thúc lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali.
– Lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1, vun nhẹ. – Lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 2, vun nhẹ. – Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập ½ – 2/3 luống). – Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày đẻ tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu cơ. – Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá. – Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Ươm Trồng Cây Khoai Lang trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!