Xu Hướng 3/2023 # Phòng Trừ Ruồi Đục Nụ Hoa Lan # Top 8 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phòng Trừ Ruồi Đục Nụ Hoa Lan # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Phòng Trừ Ruồi Đục Nụ Hoa Lan được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

* Theo quan điểm của chúng tôi thì đây là giống ruồi đục nụ hoa lan chứ không phải muỗi vì ruồi thì sinh dòi, muỗi sinh lăng quăng. Tuy nhiên, do bài viết của Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh nên Huyền Bùi xin phép giữ nguyên mẫu. Mong các bạn tích luỹ được các kiến thức quý giá để phòng trừ ruồi/muỗi đục nụ hoa lan.

1. Đặc điểm sinh vật học muỗi đục nụ hoa (Contarinia maculipennis Felt.)

Muỗi đục nụ hoa lan sinh trưởng và phát triển quanh năm, thời gian sinh trưởng và hoàn thành vòng đời trung bình từ 21 – 28 ngày. + Giai đoạn trứng (24 giờ) Trứng được đẻ ở kẻ hở giữa các mép cánh của nụ hoa. Trứng mới nở có màu trắng sau đó chuyển dần sang vàng nhạt, kích thước trứng rất nhỏ khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Trứng phát triển sau 24 giờ thì nở thành ấu trùng. + Giai đoạn ấu trùng (5 – 7 ngày) Ấu trùng dạng dòi, có kích thước từ 1 – 2 mm. Ấu trùng mới nở có màu trắng nhạt sau đó chuyển dần sang màu vàng kem. Ấu trùng gây hại bằng cách nằm phía trong nụ hoa ăn dần biểu bì chừa lại lớp màng mỏng trên cánh hoa.   Khi có động ấu trùng có khả năng búng nhảy, rất nhanh và linh hoạt. Sau 5-7 ngày ấu trùng chui ra khỏi nụ búng xuống bên dưới (đất, giá thể trồng lan) để làm nhộng. + Giai đoạn nhộng (14-21 ngày) Muỗi làm nhộng trên mặt đất hay ở giá trể trồng lan nơi có độ ẩm cao. Nhộng mới hình thành có màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu nâu đậm. Sau 14 – 21 ngày nhộng sẽ vũ hóa  thành muỗi và bay lên khỏi mặt đất để giao phối và đẻ trứng. + Giai đoạn thành trùng (4 ngày) Thành trùng là một loài muỗi kích thước cơ thể rất nhỏ khoảng từ 1–2mm, có 1 cặp cánh lớn màu nâu nhạt và  con đực nhỏ hơn con cái. Thời gian sống của thành trùng khoảng 4 ngày. Ở giai đoạn này muỗi chủ yếu bắt cặp và đẻ trứng để tiếp tục vòng đời.

2. Triệu chứng gây hại

– Trên phát hoa: khi bị hại phát hoa trở nên cong queo, phần đọt của phát hoa khô lại. – Trên nụ: phần mô sau khi bị muỗi gây hại trở nên khô và làm hoa biến dạng. Nếu gặp nước phần mô bị hại sẽ thối nhũn, nụ có màu vàng nâu và rụng. Khi tách nụ hoa bị hại ra sẽ thấy có rất nhiều ấu trùng nhỏ màu vàng ở bên trong. – Trên hoa: nếu bị hại ở giai đoạn nụ lớn hoa vẫn có thể nở được nhưng để lại những hình dạng bất định trên cánh hoa, phần mô sau khi bị hại chỉ còn lại lớp màng mỏng, khô.

Hình 1. Triệu chứng muỗi Contarinia maculipennis gây hại trên hoa Dendrobium a. Nụ hoa bị hại; b. Hoa sắp nở bị hại; c. Vết hại của muỗi trên cánh hoa

3. Biện pháp phòng trừ Muỗi đục nụ hoa (Contarinia maculipennis Felt.)

Để công tác phòng trừ muỗi đục nụ hoa lan đạt hiệu quả cao, chúng ta cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp với từng điều kiện cụ thể của vườn lan trong đó biện pháp cụ thể như sau:

a. Biện pháp canh tác

Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa và phát hoa bị hại cho vào túi nylon và đốt bỏ ngay trong ngày, không đổ vào hố chôn rác, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ muỗi đục bông gây hại trên vườn. Chú ý khi cắt bỏ phải cho ngay vào túi nilon kín, không cầm đi từ nơi này đến nơi khác trong vườn tạo điều kiện cho ấu trùng rơi vãi xuống đất.

Xây dựng lối đi bằng ximăng hoặc phủ bạt dọc các giàn lan để tiện việc chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng SVH, cắt giai đoạn nhộng trong đất của muỗi đục nụ hoa lan.

Kết hợp việc phủ bạt bên dưới giàn lan thành những rãnh mương trữ nước sẽ giúp diệt trừ tốt giai đoạn nhộng. Tất cả ấu trùng hoặc nhộng khi rơi xuống phía dưới sẽ không sống được do bị ngập nước hoặc nằm trên nilon.

Quản lý tốt các cây ký chủ phụ của muỗi đục bông như rau dền, cây hoa đại, cải các loại,  mướp đắng, cây bông bụp, hoa lài, lan hoàng thảo, ớt, cà chua… sẽ góp phần hạn chế muỗi trên ruộng.

Sử dụng giá thể than thay cho xơ dừa sẽ hạn chế muỗi làm nhộng trên giá thể. Biện pháp này khi áp dụng kết hợp với việc thiết kế mương nước bên dưới giàn lan sẽ góp phần tăng hiệu quả diệt nhộng.

Phun sương khắp vườn giúp (có thể kết hợp thuốc bám dính) vào thời điểm 17 – 19 giờ trong ngày có thể diệt thành trùng rất tốt.

b.  Biện pháp sinh học

Sử dụng bẫy dính vàng để thu hút và bẫy bắt thành trùng trên ruộng. Thay bẫy dính định kỳ khoảng 2-3 tuần/lần tùy thuộc vào số lượng muỗi vào bẫy nhiều hay ít.

Trồng cây có tác dụng xua đuổi muỗi như: sả, sen cạn, hoa vạn thọ…

Sử dụng thiên địch để bắt muỗi như các loại nhện giăng lưới.

c. Biện pháp hóa học

Đối với nhộng: Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan, các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa muỗi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.

Đối với việc phòng trị ấu trùng và thành trùng: do ấu trùng sống bên trong nụ hoa nên khi phun thuốc sẽ khó để diệt hoàn toàn ấu trùng sống bên trong. Có thể sử dụng các loại thuốc lưu dẫn hoạt chất Imidacloprid (như thuốc Amico 10 EC, Admire 50 EC, Anvado 100WP, confidor…) để phòng trị ấu trùng sống bên trong nụ hoa. Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng thuốc hóa học cần chú ý kết hợp giữa việc phòng trị ấu trùng và thành trùng cùng lúc trên ruộng. Việc áp dụng cách phun sương khi phun thuốc hóa học có kết hợp bổ sung chất bám dính và phun đều mặt bên trên và bên dưới luống trồng lan sẽ gia tăng hiệu quả diệt ấu trùng và thành trùng có trên ruộng. Một số loại thuốc trừ thành trùng (muỗi) hiệu quả hiện nay có thể sử dụng gồm các thuốc có hoạt chất như  Permethrin (Viper, Permecide…) hoặc α-Cypermethrin (Termosant 10 SC).

Một số lưu ý:

– Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc. – Do tập tính của muỗi thường vũ hóa vào khoảng giai đoạn từ 17 – 18 giờ trở đi và khi vũ hóa muỗi cần từ 1 – 2 giờ để ăn thêm trước khi bắt cặp giao phối và đẻ trứng nên việc tưới nước hay phun thuốc dạng sương phía bên trên và bên dưới vườn lan vào thời điểm này sẽ có hiệu quả cao trong việc diệt thành trùng có trên vườn. – Các loại thuốc tiếp xúc có thể pha chung với dầu phun SK 99 với nồng độ  5 ml/ lít nước và phun lướt trên hoa để tăng cường hiệu quả. – Đối với thuốc có tác dụng lưu dẫn, phải phun ướt toàn bộ thân, lá mới đủ liều diệt trừ được ấu trùng bên trong. – Đối với thuốc có tác dụng tiếp xúc, chỉ có thể diệt bên ngoài khi trứng mới nở hoặc giai đoạn ấu trùng bò ra ngoài để tìm nơi hóa nhộng. Do đó có thể phun lướt trên hoa nhằm giảm lượng thuốc sử dụng mà hiệu quả vẫn duy trì. – Khi mua giống mới, nên xử lý thuốc toàn cây lan và chất trồng trước khi đưa vào vườn nhằm tránh lây lan.

Nguồn: Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh

Phòng Trừ Rụng Hoa, Rụng Nụ Lan Hồ Điệp

Trong quá trình chăm sóc lan thời kỳ có hoa, thường gặp phải các vấn đề như nụ hoa phát triển không đều, sớm héo vàng dẫn đến rụng nụ lan hồ điệp… ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn. Nguyên nhân chủ yếu của nó là:

Nội dung trong bài viết

+ Giá thể trồng quá khô, độ ẩm không đủ.

+ Nhà trồng không thoáng khí.

+ Nhiệt độ môi trường sinh trưởng thay đổi quá lớn, lúc quá cao, lúc quá thấp.

+ Khi hoa kết nụ vẫn bón phân với nồng độ cao.

+ Gốc của bông hoa có ngấn đọng của nước, phân.

+ Giá thể có tính kiềm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của rễ.

Do đó vào kỳ ra hoa của lan Hồ Điệp vẫn cần phải chăm sóc và bảo vệ thật tỉ mỉ, khắc phục những nguyên nhân làm cho nụ hoa bị héo vàng kể trên mới có thể trồng được những cây lan có chất lượng cao.

Những nguyên nhân  làm lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ

– Nhiệt độ trong nhà quá nóng. Lan hồ điệp ưa thích được giữ trong nhiệt độ 55-65°F (13.3-18.3°C).

– Nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng sẽ làm cho hoa chóng tàn.

– Để lan gần máy lạnh hay quạt thổi thằng vào.

– Tưới nước quá nhiều và quá thường xuyên. Nên nhớ lan hồ điệp thích ẩm chứ không thích quá ướt. Nhiều tiệm bán hoa, để lan trong chậu sứ không có lỗ thoát nước. Nếu rễ lan lúc nào cũng ướt sũng, rễ sẽ bị thối và không có thể hút nước nuôi cây được. Hoa sẽ rụng, lá sẽ mềm nhũn và nhăn nheo. Trái lại nếu thiếu nước hoa lá sẽ hơi héo nhưng khi được tưới nước hoa, lá sẽ tươi trở lại.

– Trong nhà độ ẩm thường quá thấp làm cho hoa sớm rụng, lá sẽ nhăn nheo.

– Không nên phun nước vào hoa làm cho hoa chóng tàn và dễ bị nhiễm trùng.

Cách Làm Bẫy Diệt Ruồi Đục Trái

Ruồi đục trái có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera là một loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn quả ở nước ta

Cách làm bẫy diệt ruồi đục trái

1. Đặc điểm hình thái:

– Tên khoa học: Theo wikipedia, ruồi đục trái có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera là một loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn quả ở nước ta như: táo, ổi, xoài, nhãn, mận (doi), đu đủ, dưa, mướp đắng, các loại bầu bí, mướp…

– Đặc điểm gây hại: Con ruồi cái dùng vòi đẻ trứng vào bên trong vỏ trái, nên việc dùng thuốc hoá học để phun xịt thường không mang lại hiệu quả mong muốn. Đã thế loài ruồi này thường xuất hiện và gây hại cho trái từ khi trái già chín trở đi, nên nếu phun xịt thuốc hoá học sẽ rất khó đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc.

2. Giải pháp diệt ruồi đục trái:

– Từ đặc điểm trên, chúng ta thấy rằng để hạn chế tác hại của ruồi đục trái phải áp dụng những biện pháp mang tính chất đặc thù riêng như bao trái hoặc dùng bẫy bả dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.

– Để dẫn dụ ruồi bà con nhà vườn có thể sử dụng thuốc VIZUBON-D hoặc có thể tự pha chế thành thuốc diệt ruồi. Thuốc dẫn dụ ruồi đến rồi tiêu diệt, không phải phun lên cây nên không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không lưu vết và dư lượng thuốc trên trái, vì thế rất an toàn cho người ăn.

2.1. Sử dụng thuốc VIZUBON-D:

– Vizubon-D là một hỗn hợp gồm hai thành phần:

+ Naled (chiếm 25% thành phẩm): là một hoạt chất trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu dùng để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện hại cây trồng, có hiệu lực cao đối với các loài ruồi, rệp hại lá và trái… được pha chung với chất dẫn dụ, nhằm mục đích tiêu diệt ruồi.

+ Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm): là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao (giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis). Nên chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực (loài Bactrocera dorsalis) dò tìm đến. Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc Naled được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không còn được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại cho trái cây. Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày.

2.2. Sử dụng bả chua ngọt tự pha chế.

– Do ruồi đục trái là một loại côn trùng ưa thích vị chua ngọt nên ta sẽ pha chế một số chất có sẵn trong nhà bếp thành thuốc diệt côn trùng.

– Cách pha chế như sau:

+ Dùng 4 phần đường mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước.

+ Khuấy kỹ để dung dịch này tan đều.

+ Cho vào can nhựa, bình nhựa,… đậy kín chờ 3 – 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu (ví dụ: Regent, Gà nòi 95SP hoặc Panda 95SP) với liều lượng: cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu.

3. Bẫy diệt ruồi đục trái:

– Chuẩn bị dụng cụ:

+ Vỏ chai pet, nên chọn chai có màu vàng + Kéo cắt + Dây thép nhỏ

+ Bông y tế

+ Thuốc trừ sâu + Vít mắc màn:

– Cách làm:

+ Ta tận dụng chai lọ nhựa, nên chọn màu vàng, ví dụ chai pet, khoét 1 hoặc 2 lỗ nhỏ khoảng 2,5 cm.

+ Dùng vít mắc màn vặn qua nắp chai pet, sau đó gắn miếng bông gòn đã tẩm thuốc vizubon-D hoặc bả chua ngọt tự chế ở trên treo vào trong lọ như sau: + Treo chai pet đã tẩm thuốc lên cành cây, lưu ý không pha trộn hoặc tẩm thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác.

– Lưu ý: Để thu được hiệu quả cao bà con nhớ lưu ý một số vấn đề sau:

+ Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét.

+ Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.

+ Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.

+ Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi.

Cách Diệt Trừ Ruồi Làm Hư Hại Bông Lan Dendrobium

Ruồi gây hại lan Dendrobium là mối bận tâm của các nhà vườn trồng lan và cả những bạn đọc thích trồng lan tại nhà. Loài ruồi gây hại Dendrobium có tên khoa học là Contarinia macu – Lipennis.

1. Thời gian hoạt động của loại rồi này: Theo những nhà vườn có kinh nghiệm quan sát, thời gian ruồi gây hại cho lan dendro xuất hiện trong ngày là vào lúc trời có nắng (khoảng 9g – 15g). Vị trí chúng thường đậu là ở cuối phát hoa và đẻ trứng vào đó.

2. Hình ảnh một số thiệt hại trên bông hoa lan do loại ruồi này gây ra:

Ruồi gây hại Dendrobium, chúng thường chui vào các nụ hoa gây thối nhũn

3. Ấu trùng: Trứng sau khi nở ra sẽ thành ấu trùng (dời) và chui vào trong các nụ hoa lan nhỏ, còn non làm cho các nụ hoa bị nhũn rồi rụng hoặc làm hoa biến dạng. Lúc mới nở ấu trùng có màu trắng, khi lớn hơn chúng có màu vàng dài khoảng 1 – 2mm, lớn hơn sợi tóc chúng ta một chút số lượng ấu trùng trên mỗi nụ hoa có thể đạt tới vài chục con.

 Ấu trùng (dời) của loại ruồi này dài khoảng 1 -2 mm

Ruồi gây hại Dendrobium có khả năng di chuyển rất xa bằng cách uốn cong thân và bụng, với khoảng cách có thể trên 10cm. Chính nhờ đặc điểm này mà khi rời khỏi nụ hoa chúng có thể chui sâu vào chất trồng như xơ dừa, đất… và hóa thành nhộng rồi lột xác thành ruồi trưởng thành.

Thuốc diệt ruồi gây hại Dendrobium hiện nay có khá nhiều nhưng vấn đề là cách diệt, vì diệt không đúng cách sẽ gây hư hoa; còn nếu sử dụng liên tục một loại thuốc sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc (kháng thuốc). Ngoài ra nếu không hiểu cách tác động của thuốc mà phun xịt lung tung thì khó mà đem lại hiệu quả .Thêm nữa, vì vòng đời của ruồi từ lúc là trứng đến khi trưởng thành khá dài (21 – 32 ngày) nên chúng ta cần phải kết hợp tiêu diệt cả ấu trùng và ruồi trưởng thành thì hiệu quả mới cao.

* Cách diệt ruồi gây hại Dendrobium

Cách 1: Ưu tiên thường xuyên kiểm tra vườn để loại bỏ toàn bộ các phát hoa và nụ hoa bị nhiễm, cho vào túi nylon rồi đem đốt ngay hoặc cột chặt miệng bao lại chúng sẽ bị ngộp chết sau vài ngày hay có thể đổ nước sôi vào bao. Mục đích của việc này là làm giảm mật độ của ruồi gây hại Dendrobium

* Lưu ý: không được để bao hở vì chúng sẽ bò ra ngoài và tuyệt đối không đổ hoa chưa xử lý vào hố chôn rác.

Cách 2: Sử dụng thuốc trừ sâu Secsaigon, Shepa… pha với nồng độ cao nhất cho phép và kết hợp với chất bám dính càng tốt vì đây là thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc.

Thuốc trừ sâu Secsaigon

* Thực hiện:

– Dùng chai nhựa có đầu vòi nhỏ giọt, nhỏ thuốc lên đoạn cuối của chóp phát hoa một đoạn khoảng 2 – 3cm (kể cả phát hoa mới ra còn ngắn)

-Ta cũng có thể dùng cọ có lông mềm hay bông gòn nhúng vào thuốc rồi phết lên phát hoa. Cách này rất phù hợp với số lượng vài trăm chậu lan, vì lượng thuốc dùng chưa tới 1ml (1cc). Nếu số lượng chậu lan nhiều thì dùng bình phun cục bộ (chỉ phun vào phát hoa) để giảm lượng thuốc sử dụng.

* Lưu ý:

– Cách làm thứ 2 này chỉ diệt được ruồi và dòi khi chúng ở bên ngoài và tiếp xúc (chạm phải) thuốc, còn khi dòi đã chui vào bên trong nụ hoa thì không có tác dụng.

-Về thời gian thực hiện thì nên làm vào buổi sáng khi nắng chưa gắt (cường độ ánh sáng yếu) để không làm cháy phát hoa.

– Khi phết thuốc phát hoa phải khô ráo.

– Lịch phết thuốc là làm cách ngày (ngày làm, ngày nghỉ do thuốc chỉ có tác dụng bám dính bên ngoài nên việc tưới nước cùng với ánh sáng và nhiệt độ cao sẽ làm thuốc mau chóng giảm tác dụng), đến khi nào phát hoa không còn búp non thì mới ngưng.

3. Dùng thuốc có tên hoạt chất là Methomyl, có tên thương mại là Lannate, pha 2 – 3 g/ 1lít nước cùng với chất bám dính và thực hiện giống như cách 2 (đây là thuốc có tác động lưu dẫn, chất bám dính sẽ giữ thuốc lại không cho thâm nhập vào cây),

Thuốc trừ sâu Lannate

Trường hợp dùng thuốc này mà không pha với chất bám dính phun ướt toàn cây, lá thì sẽ tiêu diệt được cả dòi bên trong nụ hoa. Và cũng không nên phun liên tục vì vấn đề môi trường hiệu quả kinh tế và khả năng gây ra kháng thuốc…

4. Hiện nay cũng có nhiều vườn dùng chất dẫn dụ có pha thuốc để bẫy ruồi đực, mục đích không cho chúng giao phối với ruồi cái. Tuy nhiên, với phương pháp này cần phải chú ý đến vị trí treo bẫy ruồi: nên đặt bẫy trên gió và cách xa vườn lan. Vì nếu để trong vườn chẳng khác nào ta “cõng rắn cắn gà nhà”!

5. Vệ sinh phòng trừ ruồi ở vườn nhà bạn: Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng. Theo các nhà vườn, những cách trị ruồi gây hại Dendrobium trên chưa phải là tối ưu, nhưng có thể ngăn chăn được ruồi, ta có thể sử dụng luân phiên Secsaigon và Lannate ( nhưng hạn chế sử dụng Lannate vì độc tính cao), đồng thời tìm và thử nghiệm nhiều loại thuốc khác để chống việc kháng thuốc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Trừ Ruồi Đục Nụ Hoa Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!