Bạn đang xem bài viết Phép Xem Mạng Gà Theo Kê Kinh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mọi người đều biết rằng kết quả thi đấu ngày nay hầu như phụ thuộc vào bổn bang và chế độ nuôi dưỡng. Nhưng một khi bổn bang và chế độ nuôi dưỡng là như nhau, mà điều này vốn là xu hướng chung, thì màu mạng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, chỉ một số ít sư kê ở Philippines sở hữu gà đá Mỹ nòi xịn, ngày nay thì hầu hết sư kê đều có thể tiếp cận những dòng gà danh tiếng này, bởi có rất nhiều trại gà cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp gà đá chất lượng cho thị trường. Bổn bang tuy cực kỳ quan trọng nhưng nếu ai cũng có thì không thể lấy đó làm lợi thế. Các phương pháp biệt dưỡng và ốp cũng vậy, đa phần những sư kê nghiêm túc đều coi trọng và nắm vững cách thực hiện những công đoạn này. Bởi vậy, việc thành bại đôi khi lại do những yếu tố rất nhỏ quyết định. Chúng ta có thể coi phép xem màu mạng là một trong những yếu tố như vậy.
Phép này vốn được lưu truyền trong dân gian. Một điều chắc chắn là nó đã xuất hiện từ rất lâu vì gắn liền với một học thuyết cổ xưa: “thuyết Ngũ Hành”. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều sư kê tin tưởng và áp dụng phép này vào các trận đá gà. Nó bao gồm nhiều yếu tố vốn không thể “định lượng”, điều dẫn đến khó khăn trong việc phân tích và đối chiếu. Bởi vậy mà có nhiều biến thể hay còn gọi là “môn phái” màu mạng khác nhau ra đời, mỗi “môn phái” lại sử dụng một tập hợp các yếu tố khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phép xem màu mạng theo Kê kinh, một trong những tài liệu xưa nhất về chủ đề gà chọi xuất hiện cách nay hơn một thế kỷ.
Về nguồn gốc của Kê kinh, chúng ta không có thông tin nào khác ngoài mấy chữ “sách gà Phạm Công”. Tất cả những gì mà chúng ta biết ngày nay đều qua bản dịch nôm Kê kinh diễn nghĩa dạng thơ lục bát của Giao-hòa, lão-nhiêu Nguyễn Phụng Lãm. Bài được đăng trên báo Nông-cổ mín-đàm vào năm 1902. Điều dẫn đến suy đoán rằng sách được viết bằng chữ Hán hoặc Hán-Nôm. Bảo bản dịch là Kê kinh cũng được mà bảo không phải cũng được bởi chúng ta chỉ thấy ý chứ không hề thấy hình. Có quan điểm cho rằng tác giả Kê kinh là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832). Tương truyền, Đức Ngài rất ham mê môn chọi gà và nuôi đến hàng ngàn chiến kê để nghiên cứu các phép xem tướng, xem vảy và đặc biệt là màu mạng gà. Tựu trung, nội dung của phép xem màu mạng này bao gồm bốn phần:
*Phân tích sắc lông chiến kê cùng với hành tương ứng. *Sinh khắc của màu lông. *Sinh khắc theo mùa (tứ thời sinh khắc). *Sinh khắc theo ngày (nhật thần sinh khắc).
Màu lông
Kim=gà nhạn Mộc=gà xám Thủy=gà ô Hỏa=gà điều, gà tía Thổ=gà ó vàng
*Hành mộc có màu xanh, nhiều người thắc mắc tại sao lại xếp gà xám vào hành mộc? Nếu quan sát kỹ màu xám có ánh xanh, người phương Tây nhận ra điều này nên họ gọi là “blue” thay vì “grey”. Có lẽ vì vậy mà gà xám được xếp vào hành mộc. Gà “grey” là gà chuối, đặc biệt là những con mà hắc sắc tố lan đến lông bờm và lông mã gọi là “chuối tro”. Đấy là màu xám thuần túy không lẫn sắc xanh.
*Màu vàng có khi được xếp vào hành kim, màu nâu được xếp vào hành thổ nhưng Kê kinhlại xếp màu vàng vào hành thổ, ở đây chúng ta sẽ xem màu nâu như là “đỏ pha đen” tức “hỏa pha thủy”. Chẳng hạn tía bịp (điều mật) ngả tông nâu, hành chính vẫn là hỏa, nhưng pha thủy.
*Tên gọi đôi khi không phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn gà “điều” hay “tía” có nhiều tông màu khác nhau từ đỏ, cam cho đến vàng. Nếu ngả sang tông vàng thì nên xếp vào hành thổ (thay vì hành hỏa). Hoặc gà khét điều hành hỏa, nhưng khét vàng lại là hành thổ.
*Kê kinh viết “Cứ theo sắc chánh mà suy”, nếu gà có nhiều màu khác nhau thì dựa vào màu chính mà xem hành. Màu chính là màu ở thân và cánh, những màu ở đuôi, lông mã, lông bờm là phụ (gà chọi xưa có ít lông bờm). Những hoa văn như lau (đuôi và cánh lẫn màu trắng), bông, nổ (đốm trắng), cú (vạch) cũng là phụ.
Giả như xám trổ mã vàng, Thiệt là sắc mộc màu vàng kể chi. Bông nổ mã ô đen sì, Màu thời chẳng kể, kể thì thủy ô. Như vàng mã chuối trỏ vô, Kể là sắc thổ chuối dò làm chi.
*Màu tía (điều) là một ngoại lệ. Màu tía điển hình có lông bờm, lông mã và một phần của vai, cánh màu đỏ, trong khi thân và đuôi màu đen. Nếu bám sát định nghĩa ở trên thì màu tía thuộc hành thủy bởi thân màu đen, chỉ có gà khét mới đúng là hành hỏa. Đây là điểm mâu thuẫn củaKê kinh, bằng không gà tía (điều) trong bài này ám chỉ đến “gà khét” chứ không như cách mà chúng ta hiểu ngày nay.
*Có sách gà viết “gà có đủ năm màu tương ứng với ngũ hành là gà ngũ sắc, gà ngũ sắc không theo mạng”. Kê kinh không đề cập gì đến việc này mà chỉ nói lấy sắc chính làm đại diện.
Ngũ hành luận
*Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim–>thủy, thủy–>mộc, mộc–>hỏa, hỏa–>thổ, thổ–>kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau. *Tương khắc: là cản trở, khắc chế, kim> mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim, các hành khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch. *Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ hoặc cản trở, kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hỏa, thổ~thổ. *Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”. *Tương vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.
Quan hệ biện chứng *Tương sinh lại chia ra làm “sinh nhập” và “sinh xuất”; sinh nhập = kẻ khác hỗ trợ mình nhờ vậy gia tăng công lực; “sinh xuất” = mình hỗ trợ cho kẻ khác nên bị hao tổn công lực. Ví dụ: “mộc sinh hỏa” thì mộc là “sinh xuất”, hỏa là “sinh nhập”, mộc hao tổn công lực trong khi hỏa tăng thêm công lực. *Tương khắc cũng chia làm “khắc nhập” và “khắc xuất”; “khắc nhập” = bị kẻ khác khắc chế; “khắc xuất” = khắc chế kẻ khác. Ví dụ: “thổ khắc thủy” thì thổ là “khắc xuất”, thủy là “khắc nhập”, thổ đè nén thủy, thủy không phát huy được.
Sinh khắc của màu lông
*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều. *Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn *Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng *Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô *Ó: vàng ăn điều, ô – thua nhạn, xám
*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực –> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.
*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch = ta thắng, địch thua, địch sinh ta = địch thắng, ta thua.
Tứ thời sinh khắc
*Tứ thời sinh khắc là quan hệ vượng-suy của các hành theo mùa.
*Xuân, hạ, thu, đông: bốn mùa tuần hoàn, hoán chuyển. Cuối mỗi mùa đều có một giai đoạn nhập thổ (tứ quý). Hành đại diện của các mùa: xuân-mộc, hạ-hỏa, thu-kim, đông-thủy, tứ quý-thổ.
*Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa đông, mạnh (tướng) và mùa đông, ổn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mua thu.
*Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).
*Khi một hành quá vượng hoặc quá suy sẽ diễn ra sự mất cân bằng trong quan hệ sinh-khắc, hiện tượng khinh lờn hay tương vũ xuất hiện. Các hành ở “vượng”, “tướng” chuyển hung thành cát, các hành ở “tù”, “tử” chuyển cát thành hung. Chẳng hạn:
Mùa xuân mộc thạnh khôn cùng Gà nhạn tuyết ấy khắc đồng mấy cho
Gà nhạn sa sút (tù) vào mùa xuân. Giả sử gà nhạn đá với gà xám, theo lẽ thường “kim khắc mộc” thì nhạn phải thắng xám. Nhưng vì nhạn sa sút (tù) trong khi xám cực thịnh (vượng) nên “mộc vũ kim”, xám thắng ngược nhạn!
*Mùa thu rơi vào đỉnh điểm của mùa mưa, mùa này gà thường xổ lông, không mấy ai đá nên gà nhạn dù lợi thế cũng không có nhiều cơ hội để thi thố.
*Bảng ở trên dựa vào ngày âm lịch. Chẳng hạn, tra lịch vạn niên: ngày 16-10-2011 là ngày 20-9 năm Tân Mão (âm lịch), rơi vào tứ quý (nhập thổ). Theo tứ quý thì thứ tự ưu tiên như sau: ó vàng, nhạn, điều, xám, ô. Tốt nhất nên mang gà ó vàng hay nhạn đi đá, tránh các màu còn lại. Bấm vào đây để xem: ví dụ.
Nhật thần sinh khắc
*Nhật thần sinh khắc là quan hệ sinh-khắc của màu gà đối với hành của ngày.
*Hành của thập thiên can: Giáp, Ất=mộc Bính, Đinh=hỏa Canh, Tân=kim Nhâm, Quí=thủy Mậu, Kỷ=thổ
*Tra nhật thần (lịch vạn niên): chẳng hạn ngày Ất Mão, theo bảng trên Ất=mộc suy ra ngày Ất Mão hành mộc.
*Ngày kỵ: nếu rơi vào “vận tam lâm” thì không mang gà đi đá; “vận tam lâm” bao gồm các trường hợp sau: gà khắc ngày, ngày khắc gà, gà sinh xuất ngày (mất công lực). Chẳng hạn, ngày Nhâm Thìn hành thủy, các gà ó vàng, nhạn, và điều kỵ ngày, không đá được.
Thổ, kim, hoả, vận tam lâm Nhựt thần là thủy khắc thâm ba chàng
*Ngày tốt: bình hòa hoặc sinh nhập; chẳng hạn, ngày Ất Mão hành mộc, gà xám và gà điều tốt ngày, đem đá được; nhưng gà điều mạnh hơn vì được tiếp thêm công lực (mộc sinh hỏa).
Ngày nào thuộc mộc tía no
*Một ví dụ về tầm quan trọng của nhật thần: bình thường thì ô ăn tía (thủy khắc hỏa) nhưng vào ngày hỏa thì “hỏa vũ thủy”, tía ăn ngược lại ô!
Tía thuộc mạng hoả là thường, Ô thủy gặp (ngày) hoả phải nhường anh va
*Ngày âm lịch bao gồm 2 yếu tố: thiên can và địa chi. Thiên can có hành của thiên can, địa chi có hành của địa chi. Khi thiên can kết hợp với địa chi thì chúng ta có một yếu tố thứ 3 là nạp âm, nạp âm cũng có hành riêng. Kê kinh lấy hành của thiên can để tính nhật thần cho gà (mà bỏ qua địa chi và nạp âm), chẳng hạn ngày Giáp Thìn, tra bảng trên: Giáp=mộc suy ra ngày Giáp Thìn hành mộc. Bởi mộc sinh hỏa nên đem gà tía đi đá là lợi nhất, kế đó là gà xám. Bấm vào đây để xem: ví dụ.
*Nhiều cách xem mạng gà khác dựa vào nạp âm. Nạp âm là kết hợp của can chi theo bảng Lục thập hoa giáp. Bảng này có nguồn gốc cổ xưa và người ta vẫn thường áp dụng vào việc bói toán, xem tuổi cho người. Chẳng hạn, ngày Giáp Thìn hành hỏa nhưng là “phú đăng hỏa” (lửa đèn). Có vài ba loại hành hỏa và các hành khác như kim, mộc, thủy, thổ cũng vậy. DẫuKê kinh không sử dụng nạp âm trong tính toán nhật thần nhưng cũng xin liệt kê ra đây để tránh nhầm lẫn!
*Một trong những khác biệt của bản Kê kinh diễn nghĩa đăng trên báo Nông cổ mín đàm (1902) với những bản Kê kinh lưu hành trong dân gian (và được các sách gà ngày nay đăng lại) là phần nói về “nhật thần sinh khắc”. Bản đăng trên báo hơi lủng củng, và có đôi chỗ mâu thuẫn về “ngũ hành luận” nhưng vẫn truyền tải được nội dung chính; trong khi các bản “chỉnh lý” lưu hành trong dân gian hầu như cắt bỏ phần này và thay bằng vài ba câu đơn giản, tuy đúng nhưng lại không đầy đủ.
Thảo luận
*Xem ra việc xác định sắc lông chính của gà là quan trọng nhất bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến màu mạng mà còn đến các yếu tố khác như tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Đôi khi, việc này không hề dễ dàng vì gà chọi ngày nay được lai tạo với nhiều màu sắc khác lạ, chẳng hạn những màu pha như cam hay nâu. Hoặc giả, gà có hai, ba màu mà không màu nào tỏ ra vượt trội thì biết lấy màu nào làm sắc chính? Do vậy, nếu coi trọng phép xem mạng này thì người chơi nên chọn màu gà không rơi vào trạng thái lửng lơ, hành phải thể hiện một cách rõ rệt. Có như vậy thì việc tính toán mới thuận lợi.
*Nếu tuân theo quy luật “màu xanh thuộc hành mộc” thì chỉ có những màu lông lẫn sắc xanh như xám khô (blue) hay xám bùn (splash) thuộc về hành mộc. Màu xám không lẫn sắc xanh, chẳng hạn như màu bờm, mã của gà chuối tro, là màu pha trắng-đen (kim pha thủy). Tham khảo ở đây.
*Bông “cú” là một dạng hoa văn đặc biệt (tham khảo ở đây). Bất kể gà gì, hễ dính chút bông “cú” đều được gọi là “gà cú” bởi vậy, gà cú có rất nhiều biến thể khác nhau. Gà cú là gà đa sắc mà trong đa số trường hợp, rất khó để nhận biết đâu là sắc lông chính. Hai dạng cú điển hình ở gà chọi bao gồm cú thuần (thân vằn đen trắng, bờm vằn vàng) –> hành thổ pha kim pha thủy, cú vằn (vằn đen trắng) –> hành kim pha thủy. Còn đây là ví dụ về những con gà cú mà chúng ta có thể xác định được sắc lông chính: ví dụ 1 (hành thổ), ví dụ 2 (hành kim).
*Trên thực tế, phép xem màu mạng gà phổ biến đến nỗi người ta không cho đối phương nhìn thấy gà khi cáp, gà được cất trong giỏ, cáp theo cân nặng, một khi hai bên đồng ý là lấy ra đá luôn. Bỏ đá sẽ bị phạt.
*Lưu ý đến quan hệ “tương vũ”. Kê kinh nhấn mạnh đến quan hệ này trong các phần tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Qua đó, chúng ta nhận thấy hai phần này quan trọng hơn hẳn sinh-khắc của màu lông.
*Bởi không thể biết trước màu lông gà địch, mỗi khi ra trận, chúng ta chỉ có thể tính toán tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc sao cho có lợi nhất cho gà của mình. Theo Kê kinh thì hai yếu tố này quan trọng hơn so với sinh-khắc của màu lông. Chẳng hạn, vào mùa xuân thì gà xám mạnh nhất kế đó là gà điều, khi đem gà xám đi đá thì chọn ngày thủy, kế đó là ngày mộc; khi đem gà điều đi đá thì chọn ngày mộc, kế đó là ngày hỏa. Bởi trường gà thường mở vào cuối tuần, chúng ta cần tính tiếp xem ngày cuối tuần nào là phù hợp. Sau khi xác định được màu gà và ngày xuất trường rồi thì lên kế hoạch biệt dưỡng và ốp sao cho gà tới độ vào đúng thời điểm dự tính.
*Còn một số cách tính nữa tuy Kê kinh không bàn đến nhưng vẫn có người áp dụng, chẳng hạn:
Sinh khắc theo giờ: dưới đây là bảng quy đổi từ giờ sang hành. Một khi có hành, chúng ta sẽ tra theo bảng ở phần “nhật thần sinh khắc” để tránh giờ kỵ, chọn giờ thuận lợi.
Qua bảng tính giờ này chúng ta sẽ thấy khoảng thời gian đá gà trong ngày (7 giờ sáng đến 5 giờ chiều) ứng với các hành thổ, hỏa và kim. Qua phân tích chúng ta sẽ thấy các màu nhạn, ó vàng và ô đều có những lúc lợi nhất, màu điều cũng có lúc lợi nhưng không bằng. Đặc biệt gà xám luôn bất lợi (trừ phi tổ chức đá lúc nửa đêm!).
Phương hướng thả gà: mỗi giờ ứng với một hướng, dựa vào đó mà thả gà.
Sinh khắc theo màu chân: vàng ăn chì, chì ăn trắng, trắng ăn xanh và vàng, xanh ăn vàng và chì.
*Người Philippines lập bảng tử vi cho gà (cock horoscope) tức tương quan giữa màu lông & màu chân với tuần trăng. Khả năng đá được tính theo thang đo từ 1 đến 18. Nguyên tắc chung: vào tuần trăng non, trời tối thì gà sẫm màu, chân chì đá tốt; vào tuần trăng rằm, trời sáng thì gà sáng màu, chân trắng, chân vàng đá tốt.
*RB Sugbo Gamefowl Technology, một công ty chuyên kinh doanh và nghiên cứu về gà đá ở Philippines, tiến hành thí nghiệm trên gà đá (gà Mỹ) từ tháng 12/2004 đến tháng 3/2005: kết quả cho thấy gà đá có nhịp điệu sinh học (bio rhythm) nhưng trái với điều mà mọi người vẫn nghĩ, nhịp điệu sinh học không liên quan gì đến bảng tử vi của gà. Cách thực hiện: 20 con gà trống và trống tơ được chọn một cách ngẫu nhiên từ các dòng và bầy lai khác nhau. Mỗi con gà được cáp đá sau mỗi 4 ngày và các thông số được ghi nhận. Sau 24 trận, biểu đồ cho thấy gà có nhịp điệu sinh học theo một chu kỳ bao gồm 4 pha trùng với 4 tuần trăng trong một nguyệt kỳ. Gà đá hay dần trong hai tuần trăng đầu rồi sút dần trong hai tuần kế đó.
Hướng Dẫn Chi Tiết Các Phép Xem Mạng Gà Chọi Theo Màu Mắt
*Phép xem mạng gà dựa vào màu mắt được phát triển và áp dụng trên gà nòi, gà cựa miền Nam (chủ yếu đá cựa sắt). Xem mạng chủ yếu để cáp đá, việc tuyển lựa gà hay vẫn theo những cách thức thông thường, chẳng hạn như nòi giống hay xem tướng “nhất thủ, nhị vĩ, tam thân, tứ túc”…*Mức độ quan trọng (quyết định thành bại): màu mắt 70%; màu chân & màu lông 20%; các yếu tố khác như ngày, giờ và vảy chỉ chiếm 10%. Hầu hết vảy gà đều áp dụng vào “nước khuya”, “mạnh đòn” vốn không có nhiều tác dụng đối với gà cựa (đá cựa sắt) vì ăn thua xảy ra trong chớp mắt!
*Cấu tạo mắt gà từ trong ra ngoài: con ngươi, viền màu (xung quanh con ngươi) và nền màu vàng ở ngoài cùng; đôi khi có thêm áng mây.
*Mạng gà được xác định dựa vào viền màu xung quanh con ngươi. Về cơ bản có các màu sau đây: viền vàng, gạch=mạng thổ, viền đen=mạng thủy, viền trắng=mạng kim và viền xanh=mạng mộc; viền đỏ=mạng hỏa không tồn tại trên thực tế.
*Áp dụng ngũ hành tương sinh & tương khắc: Gà “trắng” ăn gà “đen” & gà “xanh”, thua gà “vàng” Gà “xanh” ăn gà “vàng” & gà “đen”, thua gà “trắng” Gà “đen” ăn gà “xanh”, thua gà “trắng” và gà “vàng” Gà “vàng” ăn gà “trắng” & gà “đen”, thua gà “xanh”
*Lưu ý: theo phép xem mạng màu mắt thì “sinh xuất” ăn “sinh nhập”! Chẳng hạn, “kim sinh thủy” –> kim ăn thủy (gà “trắng” ăn gà “đen”) (theo lý luận thông thường thì “sinh xuất” bị mất lực nên thua “sinh nhập” được bổ lực).
*Đa phần gà đá ngoài trường đều mạng mộc (70-80%), mạng kim (5-10%), mạng thổ (5-10%), mạng thủy (5%). Các sách tướng gà thường cho gà mắt đen (mạng thủy) là yếu, nhát; có lẽ vì vậy mà người ta ít mang gà đi đá. Bởi mạng thổ chiếm đa số nên đem gà mạng kim đi đá dễ ăn độ. Mạng thổ để dành đá với gà dữ ngoài trường (thường là mạng kim). Giả sử có con gà mạng hỏa thì nó sẽ hốt xác hết những con gà dữ mạng kim & mạng mộc ngoài trường!
*Ngoài viền mắt, một đặc điểm quan trọng nữa của phép xem mạng này là nặng tính thực tiễn. Mạng thổ và mạng thủy dễ đoán, trong khi mạng kim và mạng mộc khó đoán hơn; nếu viền trắng tinh thì có thể mạnh dạn đoán là “mạng kim” nhưng đa phần đều phớt xanh, khó đoán, người ta gọi nôm na là “xanh lên trắng”. Phải đem đá thử mới biết chắc; chẳng hạn đá với gà “xanh” nếu thắng gọn trong một, hai chân thì đó là gà “trắng”, nếu đá dằng dai thì cùng là mạng mộc, gà “xanh”.
*Có nhiều con gà “mạng ẩn” tức màu mạng không thể hiện ra ngoài, chẳng hạn viền mắt xanh hoặc thậm chí vàng nhưng lại là mạng kim. Cách tốt nhất vẫn là đem đá thử độ nhỏ trong xóm; một khi biết chắc mạng gà rồi thì mới đá độ lớn.
* Một số đặc điểm hỗ trợ việc đoán mạng: >> Mạng kim thường có đuôi lau (lông đuôi trắng như bông lau). >> Gà chân vàng với những bớt đen ở chân (không phải móng đen hay cựa đen) thì hầu như là mạng kim. >> Gà chân trắng với những bớt xanh ở chân thì hầu như là mạng mộc. >> Gà chân xanh và không có đuôi lau thì chắc chắn không phải mạng kim.
*Trường hợp gà cùng mạng thì lúc đó phải xem đến màu chân. Màu chân cũng tuân theo ngũ hành sinh khắc (liệt kê ở trên). Chẳng hạn, hai con gà mắt trắng thì con chân vàng sẽ ăn con chân trắng, nhưng khá chật vật vì dù sao cũng là anh em, chỉ trên cơ chút đỉnh. Nếu cùng màu chân thì sau cùng mới xem đến màu lông. Ngày, giờ và vảy không quan trọng đối với gà cựa.
* Đoán màu lông: >>Nếu con gà màu vàng hoặc khét thì dù lông cánh thế nào cũng là gà vàng hoặc khét. >>Nếu màu ô hoặc điều thì nếu cuối lông cánh nó màu đỏ thì là điều, còn nếu màu đen thì là ô. >>Gà điều chân xanh thì thành gà xanh và thuộc hành mộc như là gà xám nhưng dưới cơ gà xám. >>Gà xám bông trên cơ gà xám tuyền nhưng chỉ trên cơ chút đỉnh vì cơ bản nó vẫn là gà xám (ví dụ như gà vàng hay khét bông cũng đừng nên đụng gà xám vì về cơ bản chúng vẫn là vàng và khét).
>>Nếu củng 1 màu thì chân trắng ăn chân xanh, xanh ăn vàng và vàng ăn trắng.
>>Tất cả con gà có bông đều lên cùng đẳng cấp với gà chuối, tức là dùng gà bông đá gà xám và gà cú là số 1, trừ con vàng hay khét bông. >>Tất cả con gà cú đều cùng đẳng cấp với gà xám. >>Gà nhạn cùng cấp với gà chuối. >>Trong các màu thì thứ tự đỏ ăn vàng, vàng ăn đen, đen ăn đỏ, thí dụ gà xám son sẻ ăn xám vàng và xám vàng ăn xám đen và xám đen ăn xám đỏ. >>Gà que mật cấp lớn nhất trong gà que (que nĩ ), sau đó là que sơn, ô que, ô mã lại. >>Gà điều mà có màu vàng là thành gà vàng. >>Gà vàng là anh của gà khét.>>Tốt nhất là đừng cáp gà cùng màu đá với nhau vì là anh em nên có ăn củng trầy vi tróc vảy. >>Thông thường anh dùng màu gà để đoán chính xác mạng con gà chứ ít khi nào chỉ đá theo màu gà. Thí dụ, khi con gà xám chỉ vài chân đá con gà chuối chết thì mạng nó trên hẳn gà chuối, từ đó sẻ phăng ra mạng của nó. * Cách cáp gà:
>>Gà mình chắc chắn trên mạng & trên màu gà đối phương –> Đá lớn vì có nhiều khả năng thắng. >>Gà mình chưa chắc trên mạng nhưng trên màu gà đối phương –> Đá vừa; nếu thấy đá dằng dai thì có thể gà địch cùng mạng, tùy cơ ứng biến mà “lội bạc”. >>Gà mình chưa chắc trên mạng nhưng dưới màu gà đối phương –> Đá ít. Nếu đá hàng xáo thì độ này không nên cáp, ngồi ngoài quan sát để lấy kinh nghiệm. >>Gà mình dưới mạng –> Bỏ không đá.
*Mắt vàng nhạt pha trắng, xung quanh lòng đen có viền xanh, đuôi lau ẩn, gà ăn độ –> 95% mạng kim.
*Nhiều khả năng là mạng mộc.
*Mắt đen –> mạng thủy.
*Mắt vàng gạch –> mạng thổ
Hướng Dẫn Cách Xem Mạng Gà Chọi Theo Ngũ Hành
Luận về sắc mạng chia theo ngũ hành:
Xám – Mộc, Ô – Thủy, Nhạn – Kim, Tía – Hỏa, Ó Vàng – Thổ, Ngũ Sắc không theo mạng nào cả. Sắc mạng ăn thua nhau: Tía > Nhạn > Xám > Ó Vàng > Ô (lưu ý, dấu > để chỉ ăn, thắng)
Xuân ( tháng 1 – 2 – 3) Xám: Vượng, Ó vàng: Tử Tía: Tướng Nhạn: Tù Ô: Hưu
Hạ ( tháng 4 – 5 – 6) Xám: Hưu, Ó vàng: Tướng Tía: Vượng Nhạn: Tử Ô: Tù
Thu ( tháng 7 – 8 – 9) Xám: Tử Ó vàng: Hưu Tía: Tù Nhạn: Vượng Ô: Tướng
Đông ( tháng 10 –112 – 12) Xám: Tướng, Ó vàng: Tù Tía: Tử Nhạn: Hưu Ô: Vượng
*Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim–>thủy, thủy–>mộc, mộc–>hỏa, hỏa–>thổ, thổ–>kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau. *Tương khắc: là cản trở, khắc chế, kim> mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim, các hành khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch. *Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ hoặc cản trở, kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hỏa, thổ~thổ. *Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”. *Tương vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.
Sinh khắc của màu lông*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều. *Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn *Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng *Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô *Ó: vàng ăn điều, ô – thua nhạn, xám*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực –> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.
*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch = ta thắng, địch thua, địch sinh ta = địch thắng, ta thua.
Tứ thời sinh khắc
*Tứ thời sinh khắc là quan hệ vượng-suy của các hành theo mùa.
*Xuân, hạ, thu, đông: bốn mùa tuần hoàn, hoán chuyển. Cuối mỗi mùa đều có một giai đoạn nhập thổ (tứ quý). Hành đại diện của các mùa: xuân-mộc, hạ-hỏa, thu-kim, đông-thủy, tứ quý-thổ.
*Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa đông, mạnh (tướng) và mùa đông, ổn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mua thu.
*Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).
Phân định màu lông theo Ngũ Hành.
Muốn phân định màu lông 1 cách chính xác chúng ta phải nhìn vào lông mã và lông bờm cổ của gà để xác định chứ không dựa trên lông ở thân hay đuôi gà. Đó chỉ là màu lông phụ để gọi cho dễ nhận diện con gà mà thôi. Thí dụ con gà có lông ức, lông đùi, lông cánh, lông đuôi màu đen nhưng lông mã và lông bờm cổ màu đỏ thì ta gọi là con gà Ô Tía hay Tía chứ không gọi nó là gà Ô được. Tuy chữ Ô đọc trước chữ Tía nhưng Ô không phải là màu lông chính mà là lông Tía là màu chủ đạo để định màu trong Ngũ hành.
1. Gà Ô – mạng Thuỷ – đây là con gà có lông mã và bờm cổ màu đen, bất luận là mã kim hay mã tre hay mã lại. Con gà Ô hợp cách theo thứ tự các màu vảy sau đây: màu trắng, kế đến là đen và sau cùng là màu xanh hay màu chì (màu chì còn được gọi là màu da đá do màu đen pha với trắng hay xanh mà ra).
Những màu sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu mây ráng đỏ do màu chân vàng pha màu đỏ bên trên vảy như màu mây. Thứ đến là màu chân vàng.
Ô Mã lại hợp cách chân đen.
2. Gà Xám – mạng Mộc – đây là con gà có lông mã và bờm cổ có màu xám khô, xám bẩn hay xám mã lại. Con gà Xám có màu lông này sẽ hợp các màu chân sau đây: màu chân đen, màu chân xanh, chì và sau cùng là màu chân vàng mây có pha ráng đỏ.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu chân vàng và màu chân trắng. Trong câu ca dao ở trên “Xám chân vàng cả làng mất váy” ý muốn nói đến Xám tuyền mạng mộc. Còn những màu lông xám khác như Xám hồng hay Xám son thì màu chân vàng lại được xem là hợp cách vì màu lông chủ đạo của xám hồng là màu đỏ (tía) chứ không là xám nữa nên sự hợp cách thay đổi theo Ngũ Hành, vì trong trường hợp này lông Xám chỉ là tên gọi để nhận diện mà thôi. Riêng màu lông Xám sắt tức là gà Xám có lông mã và lông bờm cổ màu đen. Nếu lông mã và bờm cổ chỉ pha lẫn ít lông đen thì được gọi là Xám bẩn. Gà Xám bẩn chính là mạng Mộc nên rất kỵ màu chân trắng. Nhưng nếu gà Xám có mã và bờm cổ đen hoàn toàn thì đây là Xám Sắt chinh hiệu hay gọi cho đúng màu lông là Xám Ô thì chân trằng lại đúng mạng và hợp cách.
Xám sắt (Xám Ô) hợp cách chân Xanh.
3. Gà Điều – mạng Hoả – đây là con gà có màu chiếm đại đa số trong các màu lông của gà chọi. Gà điều có lông mã và bờm cổ màu đỏ rực hay màu đỏ mật. Có nơi như ngoài Bắc hay miền Trung thì gọi đây là gà Tía. Còn trong miền Nam thì thường gọi là lông điều, riêng dân chơi gà cựa còn tuỳ theo màu lông cánh, đuôi, ức mà gọi con gà những cái tên nghe rất lạ là Khét, Que,… như đã nói đến ở trên những màu lông này chỉ là phụ và giúp nhận diện màu lông con gà dễ dàng hơn mà thôi. Nếu những con gà khét, que này có mã và bờm cổ màu đỏ thì vẫn là gà mang mạng Hoả. Những màu chân sau đây được xem là hợp cách: chân xanh, chì, chân vàng mây có ráng đỏ và sau cùng là chân vàng.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách: chân trắng và chân đen.
Gà Điều hợp cách chân xanh.
4. Gà Vàng – mạng Thổ – con gà có lông vàng ít được chuộng vì hay bị nhầm lẫn cho là màu lông gà Tam hoàng, gà tàu là loại gà thịt. Tuy nhiên có những loại màu lông khác cũng được xếp hạng là gà mạng Thổ đó là gà cú, gà bịp là tiếng ngoài Bắc gọi gà lông ó mã lại, gà có màu lông chuối trắng hay chuối vàng. Gà mạng Thổ thì hợp với các màu chân sau: chân vàng có ráng mây đỏ, chân vàng và chân trắng.
Những màu chân sau đây được xem không hợp cách với con gà mang mạng Thổ: đó là màu chân đen và chân xanh hay chì.
Con gà mạng Thổ không hợp cách.
Khi xét màu lông vàng thổ và màu lông điều đỏ thì nhiều người hay lẫn lộn và gọi một cách “vô thưởng vô phạt” là Tía đỏ hay Tía vàng – nghe buồn cười và sai lạc hoàn toàn về màu sắc. Đã là Tía thì dĩ nhiên là đỏ và không phải là màu vàng.
Khi xét màu lông mà không xét kỹ là đỏ hay vàng, cứ cho là lông màu Tía tràn phát rạ thì dễ xảy ra sự nhầm lẫn, chẳng hạn như chân trắng thì hợp với con gà mạng Thổ lông vàng, trong khi con gà Tía mạng Hoả thì lại không hợp cách với màu chân trắng.
5. Gà Nhạn – mạng Kim – gà nhạn là gà có màu mã kim và lông bờm cổ màu trắng. Một điều lý thú là rất ít khi thấy gà nhạn lông mã mái. những con gà có màu lông bướm, khét sữa, vv… nhưng nếu lông mã và bờm cổ màu vàng như gà chuối đều được xem là gà có mạng Thổ. Gà Nhạn hợp cách với màu chân như sau: chân vàng, chân trắng và chân đen.
Những màu sau đây được xem là không hợp cách: chân xanh và chân vàng mây có ráng đỏ.
Nhạn hợp cách chân vàng.
Hướng Dẫn Các Phép Xem Vảy Của Chiến Kê
Tài liệu sau đây được trích ra từ một quyển sách mượn ở thư viện
Gà chọi khi đá địch thủ cần có bộ giò. Bộ giò có lượt vây bên ngoài. Theo những tay thạo chơi gà, bộ vảy rất ảnh hửng tới con gà, hay nói đúng hơn tới sự chiến đấu của nó.Màu sắc chân gà ăn theo bộ vảy, và bộ vảy này có đủ màu sắc, đen, hồng, xanh, trắng, đỏ, vàng. Mấy màu này nổi lên để phân biệt, chứ thật ra không phải những màu gà có những vảy sắc hòn toàn đúng với những màu sắc thiên nhiên này, gọi là đen nhưng chỉ là màu chì, gọi là trắng nhưng chỉ màu phơn phớt trắng.Ðã có màu sắc, nhưng bộ vảy, theo sự khám phá của giới chơi gà, có rất lắm kỳ hình, nhiều bộ vảy có đường nét giống như những chữ nho. Qua những kỳ hình, những tay chơi gà đã đoán tướng gà như các thầy tướng xem tướng tay vậy. Những con gà được gọi là linh kê hoặc thần kê thường có những vảy chân đặc biệt.Những loại vảy được phân biệt theo nghệ thuật chọi gà:
1. Vảy rồng: Vảy trông như vảy trên mình rồng 2. Vảy hàm long: Những chiếc vảy trông như hàm rồng 3. Vảy giao long: Những chiếc vảy giao nhau từng đôi một như hai vảy rồng giao nhau 4. Vảy lưỡng long: Từng hai cặp một giao nhau như bốn vảy rồng giao nhau 5. Vảy bán nguyệt: Mỗi chiếc vảy giống như nửa mặt trăng 6. Vảy nguyệt cung: Mỗi chiếc vảy trông như một mặt trăng tròn 7. Vảy tam tinh: Những hàng vảy xếp như ba ngôi sao một 8. Vảy khai vương: Mỗi chiếc vảy trông như chữ vương 9. Vảy nhật thần: Mỗi chiếc vảy trông như chữ thần 10. Vảy linh khẩu: Mỗi chiếc vảy trông như chữ khẩu..
11. Vảy linh chủ: Mỗi chiếc vảy trông như chữ chủ
12. Vảy triết quế: Mỗi chiếc vảy trông như chữ quế bị gãy 13. Vảy công tự: Mỗi chiếc vảy trông như chữ công..
14. Vảy sổ nội: Vảy nhỏ nằm liền ngay trên hoặc dưới cựa 15. Vảy đệm: Vảy trông từa tựa như mặt chiếc đệm 16. Vảy vuông: Vảy hình vuông 17. Vảy vân sáo: Vảy giống như vảy chim sáo 18. Vảy vân khâu: Mỗi chiếc vảy giống như chiếc khâu vàng đeo tay 19. Vảy hai hàng trơn: Chân gà có hai hàng vảy từ trên xuống dưới 20. Vảy huyền châm: Giữa hai hàng vảy trơn có thêm hàng vảy nằm giữa 21. Vảy dép: Vảy ở dưới bàn chân, vảy loại này thật hiếm. 22.Vảy án nhãn: Vảy nằm ngang cựa, khi đôi gà chọi nhau, vảy này thường đâm vào mắt địch 23. Vảy xà cốt: Hàng vảy trông giống như bộ xương khô của con rắn 24. Vảy yến son: Những chiếc vảy hồng ẩn khuất dưới chân, nơi trên bốn ngón, khi gà co chân lên cuốn chân xuống mới thấy được. 25. Vảy vòng móng: Loại vảy nhỏ ở dưới gối, bị lông gối phủ lên khi vạch lông gối mới thấy được 26. Vảy độc đao: vảy giống như một thanh đao 27. Vảy song đao: Vảy giống như hai cây đao 28. Vảy tam tài: ba vảy liền nhau 29. Vảy tứ vi: Bốn vảy đấu đầu 30. Vảy bát nhân tự: Vảy ở tám ngón chân đều có chữ nhân..
31. Vảy công hậu: Hàng vảy ở phía sau chân.
Mộng Lang –Tàng Kinh Các
Hướng Dẫn Bí Quyết Xem Mạng Gà Hay
A. XEM MÀU LÔNG – CHÂN, VẢY I. Vài lời mở đầu
Có nhiều tranh cãi và ngộ nhận về việc so sánh “khập khiễng” khi chọn màu hợp cách giữa màu lông ở trên thân mình gà và màu vảy ở quản gà. Câu hỏi thường được dân chơi gà chọi đặt ra là “Thế nào mới là hợp cách?”. Những người mới tập tễnh chơi gà chọi thì lại càng rối trí hơn về các tên gọi màu sắc lông khác nhau giữa gà đòn và gà cựa, giữa các địa phương gọi tên màu lông khác nhau. Do đó nếu xem lại trong Văn chương truyền khẩu chúng ta có một số câu ca dao đúng và một số câu ca dao sai do hiểu lầm hay không dựa trên cơ sở của Ngũ Hành mà ra.Thí dụ: “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy” Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì dựa vào căn bản của Ngũ Hành.
Còn trong thí dụ dưới: “Xám chân vàng cả làng mất váy” Câu này tuy không hoàn toàn sai nhưng màu lông gà Xám được nhận xét 1 cách phổ quát tức là bao gồm cả Xám khô, Xám hồng (trong Nam gọi là Xám Điều hay Xám son), Xám sắt. Sự nhận xét này không dựa vào căn bản Ngũ Hành một cách xác thực mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của một vài cá nhân, sự kiện xảy ra nên không có tính thuyết phục.
Bài viết tham khảo này hy vọng làm sáng tỏ phần nào cách phối trí giữa màu lông và màu chân gà để định nghĩa cho sự hợp cách trong môn chơi gà chọi. Theo định nghĩa thông thường ta có 5 sắc lông : Ô, Xám, Điều (Tía), Nhạn và Vàng (gà Cú và và Chuối cũng được xếp trong hạng này). Ngày nay khi xét đến sắc lông rất có nhiều phức tạp do những màu sắc mới được pha cản và cho ra những cái tên như Khét, Sữa, Bướm,vv… Do đó làm thế nào để xác định cho đúng màu lông của con gà để định vị trong Ngũ Hành cho nó ?
II. Phân định màu lông theo Ngũ Hành.Muốn phân định màu lông 1 cách chính xác chúng ta phải nhìn vào lông mã và lông bờm cổ của gà để xác định chứ không dựa trên lông ở thân hay đuôi gà. Đó chỉ là màu lông phụ để gọi cho dễ nhận diện con gà mà thôi. Thí dụ con gà có lông ức, lông đùi, lông cánh, lông đuôi màu đen nhưng lông mã và lông bờm cổ màu đỏ thì ta gọi là con gà Ô Tía hay Tía chứ không gọi nó là gà Ô được. Tuy chữ Ô đọc trước chữ Tía nhưng Ô không phải là màu lông chính mà là lông Tía là màu chủ đạo để định màu trong Ngũ hành.1. Gà Ô – mạng Thuỷ – đây là con gà có lông mã và bờm cổ màu đen, bất luận là mã kim hay mã tre hay mã lại. Con gà Ô hợp cách theo thứ tự các màu vảy sau đây: màu trắng, kế đến là đen và sau cùng là màu xanh hay màu chì (màu chì còn được gọi là màu da đá do màu đen pha với trắng hay xanh mà ra).
Những màu sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu mây ráng đỏ do màu chân vàng pha màu đỏ bên trên vảy như màu mây. Thứ đến là màu chân vàng.
Ô Mã lại hợp cách chân đen.
2. Gà Xám – mạng Mộc – đây là con gà có lông mã và bờm cổ có màu xám khô, xám bẩn hay xám mã lại. Con gà Xám có màu lông này sẽ hợp các màu chân sau đây: màu chân đen, màu chân xanh, chì và sau cùng là màu chân vàng mây có pha ráng đỏ.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu chân vàng và màu chân trắng. Trong câu ca dao ở trên “Xám chân vàng cả làng mất váy” ý muốn nói đến Xám tuyền mạng mộc. Còn những màu lông xám khác như Xám hồng hay Xám son thì màu chân vàng lại được xem là hợp cách vì màu lông chủ đạo của xám hồng là màu đỏ (tía) chứ không là xám nữa nên sự hợp cách thay đổi theo Ngũ Hành, vì trong trường hợp này lông Xám chỉ là tên gọi để nhận diện mà thôi.
Riêng màu lông Xám sắt tức là gà Xám có lông mã và lông bờm cổ màu đen. Nếu lông mã và bờm cổ chỉ pha lẫn ít lông đen thì được gọi là Xám bẩn. Gà Xám bẩn chính là mạng Mộc nên rất kỵ màu chân trắng. Nhưng nếu gà Xám có mã và bờm cổ đen hoàn toàn thì đây là Xám Sắt chinh hiệu hay gọi cho đúng màu lông là Xám Ô thì chân trằng lại đúng mạng và hợp cách. (phần này để giải thích cho câu hỏi của bạn HoaSontay ở phần dưới)
Xám sắt (Xám Ô) hợp cách chân Xanh.
3. Gà Điều – mạng Hoả – đây là con gà có màu chiếm đại đa số trong các màu lông của gà chọi. Gà điều có lông mã và bờm cổ màu đỏ rực hay màu đỏ mật. Có nơi như ngoài Bắc hay miền Trung thì gọi đây là gà Tía. Còn trong miền Nam thì thường gọi là lông điều, riêng dân chơi gà cựa còn tuỳ theo màu lông cánh, đuôi, ức mà gọi con gà những cái tên nghe rất lạ là Khét, Que,… như đã nói đến ở trên những màu lông này chỉ là phụ và giúp nhận diện màu lông con gà dễ dàng hơn mà thôi. Nếu những con gà khét, que này có mã và bờm cổ màu đỏ thì vẫn là gà mang mạng Hoả. Những màu chân sau đây được xem là hợp cách: chân xanh, chì, chân vàng mây có ráng đỏ và sau cùng là chân vàng.
Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách: chân trắng và chân đen.
Gà Điều hợp cách chân xanh.
4. Gà Vàng – mạng Thổ – con gà có lông vàng ít được chuộng vì hay bị nhầm lẫn cho là màu lông gà Tam hoàng, gà tàu là loại gà thịt. Tuy nhiên có những loại màu lông khác cũng được xếp hạng là gà mạng Thổ đó là gà cú, gà bịp là tiếng ngoài Bắc gọi gà lông ó mã lại, gà có màu lông chuối trắng hay chuối vàng. Gà mạng Thổ thì hợp với các màu chân sau: chân vàng có ráng mây đỏ, chân vàng và chân trắng.
Những màu chân sau đây được xem không hợp cách với con gà mang mạng Thổ: đó là màu chân đen và chân xanh hay chì.
Con gà mạng Thổ không hợp cách.
Khi xét màu lông vàng thổ và màu lông điều đỏ thì nhiều người hay lẫn lộn và gọi một cách “vô thưởng vô phạt” là Tía đỏ hay Tía vàng – nghe buồn cười và sai lạc hoàn toàn về màu sắc. Đã là Tía thì dĩ nhiên là đỏ và không phải là màu vàng.
Khi xét màu lông mà không xét kỹ là đỏ hay vàng, cứ cho là lông màu Tía tràn phát rạ thì dễ xảy ra sự nhầm lẫn, chẳng hạn như chân trắng thì hợp với con gà mạng Thổ lông vàng, trong khi con gà Tía mạng Hoả thì lại không hợp cách với màu chân trắng.
5. Gà Nhạn – mạng Kim – gà nhạn là gà có màu mã kim và lông bờm cổ màu trắng. Một điều lý thú là rất ít khi thấy gà nhạn lông mã mái. những con gà có màu lông bướm, khét sữa, vv… nhưng nếu lông mã và bờm cổ màu vàng như gà chuối đều được xem là gà có mạng Thổ. Gà Nhạn hợp cách với màu chân như sau: chân vàng, chân trắng và chân đen.
Những màu sau đây được xem là không hợp cách: chân xanh và chân vàng mây có ráng đỏ.
Nhạn hợp cách chân vàng.
III. Kết LuậnBài tham khảo này chỉ đưa ra một góc độ nhỏ, đó là cách xét màu lông và màu vảy chân sao cho hợp cách. Phương pháp xét màu cho hợp cách ở trên ở trên đều dựa trên căn bản của Ngũ hành tương sinh và tương khắc. Ở đây chúng ta chỉ đưa ra những cách ghép màu sắc cho hợp với phương pháp của Ngũ hành để thấy sự hài hoà theo lẽ tự nhiên. Sự hợp cách này không có nghĩa tuyệt đối và cũng không có nghĩa sẽ mang lại kết quả thực tiễn là sẽ mang về chiến thắng hay chiến bại khi đem gà ra sới.
Những yếu tố về màu sắc như màu lông, màu vảy ở chân, màu mỏ và màu mắt đều là do yếu tố di truyền từ những con gà gốc (gà nọc) đã được truyền xuống cho các thế hệ sau qua việc phối giống. Ngoài việc phối giống cho hợp cách về màu lông và màu vảy ở chân, người nuôi gà chọi phải hiểu biết và ứng dụng những yếu tố khác quan trọng hơn trong di truyền học đó là cách chọn gà về đòn lối, thế đá, thể lực và hình trạng để mang lại kết quả khả tín và cho ra những chiến kê xuất sắc hơn.
B. XEM MÀU MẮTMạng gà được xác định dựa vào viền màu xung quanh con ngươi. Về cơ bản có các màu sau đây: viền vàng, gạch=mạng thổ, viền đen=mạng thủy, viền trắng=mạng kim và viền xanh=mạng mộc; viền đỏ=mạng hỏa không tồn tại trên thực tế.
Áp dụng ngũ hành tương sinh & tương khắc:Gà “trắng” ăn gà “đen” & gà “xanh”, thua gà “vàng”
Gà “xanh” ăn gà “vàng” & gà “đen”, thua gà “trắng”
Gà “đen” ăn gà “xanh”, thua gà “trắng” và gà “vàng”
Gà “vàng” ăn gà “trắng” & gà “đen”, thua gà “xanh”
Lưu ý: theo phép xem mạng màu mắt thì “sinh xuất” ăn “sinh nhập”! Chẳng hạn, “kim sinh thủy” –> kim ăn thủy (gà “trắng” ăn gà “đen”) (theo lý luận thông thường thì “sinh xuất” bị mất lực nên thua “sinh nhập” được bổ lực).
Đa phần gà đá ngoài trường đều mạng mộc (70-80%), mạng kim (5-10%), mạng thổ (5-10%), mạng thủy (5%). Các sách tướng gà thường cho gà mắt đen (mạng thủy) là yếu, nhát; có lẽ vì vậy mà người ta ít mang gà đi đá. Bởi mạng thổ chiếm đa số nên đem gà mạng kim đi đá dễ ăn độ. Mạng thổ để dành đá với gà dữ ngoài trường (thường là mạng kim). Giả sử có con gà mạng hỏa thì nó sẽ hốt xác hết những con gà dữ mạng kim & mạng mộc ngoài trường!
Ngoài viền mắt, một đặc điểm quan trọng nữa của phép xem mạng này là nặng tính thực tiễn. Mạng thổ và mạng thủy dễ đoán, trong khi mạng kim và mạng mộc khó đoán hơn; nếu viền trắng tinh thì có thể mạnh dạn đoán là “mạng kim” nhưng đa phần đều phớt xanh, khó đoán, người ta gọi nôm na là “xanh lên trắng”. Phải đem đá thử mới biết chắc; chẳng hạn đá với gà “xanh” nếu thắng gọn trong một, hai chân thì đó là gà “trắng”, nếu đá dằng dai thì cùng là mạng mộc, gà “xanh”.
Có nhiều con gà “mạng ẩn” tức màu mạng không thể hiện ra ngoài, chẳng hạn viền mắt xanh hoặc thậm chí vàng nhưng lại là mạng kim. Cách tốt nhất vẫn là đem đá thử độ nhỏ trong xóm; một khi biết chắc mạng gà rồi thì mới đá độ lớn.
Một số đặc điểm hỗ trợ việc đoán mạng:· Mạng kim thường có đuôi lau (lông đuôi trắng như bông lau).
· Gà chân vàng với những bớt đen ở chân (không phải móng đen hay cựa đen) thì hầu như là mạng kim.
· Gà chân trắng với những bớt xanh ở chân thì hầu như là mạng mộc.
· Gà chân xanh và không có đuôi lau thì chắc chắn không phải mạng kim.
Trường hợp gà cùng mạng thì lúc đó phải xem đến màu chân. Màu chân cũng tuân theo ngũ hành sinh khắc (liệt kê ở trên). Chẳng hạn, hai con gà mắt trắng thì con chân vàng sẽ ăn con chân trắng, nhưng khá chật vật vì dù sao cũng là anh em, chỉ trên cơ chút đỉnh. Nếu cùng màu chân thì sau cùng mới xem đến màu lông. Ngày, giờ và vảy không quan trọng đối với gà cựa.
Đoán màu lông:· Nếu con gà màu vàng hoặc khét thì dù lông cánh thế nào cũng là gà vàng hoặc khét.
· Nếu màu ô hoặc điều thì nếu cuối lông cánh nó màu đỏ thì là điều, còn nếu màu đen thì là ô.
· Gà điều chân xanh thì thành gà xanh và thuộc hành mộc như là gà xám nhưng dưới cơ gà xám.
· Gà xám bông trên cơ gà xám tuyền nhưng chỉ trên cơ chút đỉnh vì cơ bản nó vẫn là gà xám (ví dụ như gà vàng hay khét bông cũng đừng nên đụng gà xám vì về cơ bản chúng vẫn là vàng và khét).
Cách cáp gà:· Gà mình chắc chắn trên mạng & trên màu gà đối phương –> Đá lớn vì có nhiều khả năng thắng.
· Gà mình chưa chắc trên mạng nhưng trên màu gà đối phương –> Đá vừa; nếu thấy đá dằng dai thì có thể gà địch cùng mạng, tùy cơ ứng biến mà “lội bạc”.
· Gà mình chưa chắc trên mạng nhưng dưới màu gà đối phương –> Đá ít. Nếu đá hàng xáo thì độ này không nên cáp, ngồi ngoài quan sát để lấy kinh nghiệm.
· Gà mình dưới mạng –> Bỏ không đá.
Mắt vàng nhạt pha trắng, xung quanh lòng đen có viền xanh, đuôi lau ẩn, gà ăn độ –> 95% mạng kim.
Hướng Dẫn Chi Tiết Phép Xem Đầu Gà Và Huyết Gà
Hể hình dáng đầu gà mà tươi trắng, mở mắt, mở mồm, không có máu kết chẳng chịt là tốt lành. Nếu thấy không tươi, nhắm mắt, ngậm miệng, lại có máu kết chằng chịt là độc ! PHÉP XEM ĐẦU GÀ
(Đầu gà là tượng trưng dáng người)
Hể hình dáng đầu gà mà tươi trắng, mở mắt, mở mồm, không có máu kết chẳng chịt là tốt lành.
Nếu thấy không tươi, nhắm mắt, ngậm miệng, lại có máu kết chằng chịt là độc !
PHÉP XEM HUYẾTỞ chân gà
Nếu về mùa Xuân và Hạ thấy huyết đỏ tươi là lành, đen là độc. Nếu về mùa Thu và Đông thấy huyết sâm đen là tốt, đỏ là độc.
Chia bốn mùa thuộc bát quái:
– Ở cung Chấn là mùa Xuân
– Ở cung Đoài là mùa Thu
– Ở cung Ly là mùa Hạ
– Ở cung Khảm là mùa Đông
Phân chia ngũ hành thuộc bát quái mà suy ra:
– Ở cung: Ly là hành Hoả
– Ở cung: Khảm là hành Thuỷ
– Ở cung: Đoài là hành Kim
– Ở cung: Tốn và Chấn là hành Mộc
– Ở cung: Cấn và Khôn là hành Thổ
Định nghĩa tượng trưng của bát quái:
– Càn là Trời – Khôn là đất
– Khảm là nước – Cấn là núi đồi
– Chấn là điện, sấm sét – Ly là lửa
– Tốn là gió – Đoài là đầm hồ sông ngòi
Chia tám phương thuộc bát quái:
– Ở Chấn là chính phương Đông
– Ở Tốn là phương Đông Nam
– Ở Ly là thuộc về chính Nam
– Ở Khôn là thuộc về Tây Nam
– Ở Đoài là thuộc về chính Tây
– Ở Càn là thuộc về Tây Bắc
– Ở Khảm là thuộc về chính Bắc
– Ở Cấn là thuộc về Đông Bắc
Xem huyết thuận bốn mùa
Mùa xuân xanh là huyết thuận
Mùa hạ hồng là huyết thuận.
Mùa thu đen là huyết thuận.
Mùa đông vàng là huyết thuận
Dấu hiệu Thiên hình:
Dấu hiệu khảm bao:
Dấu hiệu Bach hổ:
Dấu hiệu Tam Khưu:
Dấu hiệu ngũ mộ:
Nếu thấy ngũ hành hiện ở bên ngoài, thì căn cứ vào ngũ hành mà luận đoán:
Thí dụ: thấy Kim thì luận đoán là mộ kim tinh, đại để như vậy.
Hoặc ở canh tân là thận đậu mạch; Nếu thấy mộc thì luận đoán mạch ở Dần Mão, Giáp Ất lại”.
Nếu thấy ngôi trên Kim khắc vào mộ mộc thì luận nó là có tội./.
Phương hướng chỉ dẫn huyết của gia truyền:
Ngũ hành định huyết
Huyết định ra tứ chi
Tứ chi lập ra tám huyết
Tám huyết định ra bản mệnh
Bản mệnh định ra quẻ (tức là quái)
Quẻ định ở cung giữa
Cung giữa hợp làm bản mệnh
Bản mệnh thuộc ngũ hành.
Ngũ hành là:
Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Nếu thấy
Kim đứng ở cung Kim
Mộc đứng ở cung Mộc
Thuỷ đứng ở cung Thuỷ
Hoả đứng ở cung Hoả
Thổ đứng ở cung Thổ
Là bốn mùa đều vượng!
Thứ thời (4 mùa) chia làm 8 tiết
Tám tiết định ra thiên can và địa chi
– Mười đơn vị thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
– Mười hai dơn vị chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên can định ra bát quái (8 quẻ). Từ quẻ thứ nhất đến quẻ thứ mười hai lại chia ra làm bốn mùa.
Bốn mùa chia ra làm 8 huyết. Tám huyết định làm bốn vị tốt lành và bốn ngôi dộc dữ.
trong đoài, ngoài chấn là tốt lành
Trong khảm, ngoài ly là độc dữ
Từ cung giữa trở lên hợp làm trời
Từ cung giữa trở xuống hợp làm bản mệnh
Bản mệnh hợp ngũ hành
Ngũ hành chuyển đổi ra quẻ:
Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc
Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ
Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ
Thuỷ phá Thổ, Thổ dưỡng Mộc
Thuỷ với Hoả cùng sung khắc
Kim khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ
Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim
Theo quẻ (=quái) bản mệnh:
Năm chuyển đổi ra ngũ hành
Ngũ hành chuyển đổi ra tháng
Tháng chuyển ra ngày
Ngày chuyển ra giờ
Giờ chuyển đổi ra khắc (= 5 phút 1 khắc)
Khắc sung với giờ, giờ sung với ngày, ngày sung tháng, tháng sung năm, năm sung vận.
Cứ y như phép ấy mà luận:
Lấy chân phải là tượng trưng người ngoài, lấy chân trái là biểu thị vào bản mệnh chủ.
Không kể là gà sống hay gà mái, quyết đoán là lành hay dữ. Nếu thấy ngón cái tươi, ngón trong phù, ngón ngoài cúi xuống chỉ không, thời, có ốm, nhưng không việc gì.
Nếu thấy ngón cái vẩy qua, lắc lại và ủ mặt xuống, đồng thời ngón trong dấu vào trong là động xung với ngón ngoài đều chỉ vào trong: thời bệnh nguy.
Nhược bằng cái tươi, ngón trong động thời chẳng phải lo.
Bằng thấy huyết đóng thời cũng khá. Hễ thấy huyết rời rạc, lăm tăm thời bệnh chẳng mòng (= mơ mòng). Ngón cun chỏ vào trong thì bởi thổ trạch của tổ tông thân thuộc xấu, như có tà ma; nếu chỏ lên đốt trên là do tinh tổ, Tổ phụ quở phạt, nếu chỏ vào đốt giữa là do anh chị em hành; nếu chỏ xuống đốt dưới là do: mãnh yêu làm hại. Nếu chỏ vào ngón cái thời do: Quý nhân, Thành hoàng; nếu chỏ ra ngoài là do ngoại tà quấy nhiễu, chỉ lên đốt trên là do chúa thuỷ động đình, bán thiên hành. Chỉ vào đốt giữa là do yêu tinh dịch lệ hành; nếu chỉ vào đốt dưới là do Đạo lộ thương vong quấy nhiễu. Lễ đảo thi bệnh nhân không chết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phép Xem Mạng Gà Theo Kê Kinh trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!