Xu Hướng 6/2023 # Phân Vi Sinh Cố Định Đạm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vi Sinh Vật Cố Định Đạm? # Top 8 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phân Vi Sinh Cố Định Đạm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vi Sinh Vật Cố Định Đạm? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Phân Vi Sinh Cố Định Đạm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vi Sinh Vật Cố Định Đạm? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong quá trình phát triển của cây thì phân bón là yếu tố quan trọng nhất. Nó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây phát triển và cải tạo đất. Hiện nay thì phân vi sinh cố định đạm được nhiều nhà nông dùng rộng rãi. Nó chứa các vi sinh vật có lợi giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng năng suất cho cây trồng.

Việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững thì cần bổ sung đủ lượng đạm hữu cơ cần thiết cho cây. Vậy làm thế nào để cung cấp đủ lượng đạm cho cây là một câu hỏi được khá nhiều người nông dân đang thắc mắc. Vậy nên, hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các vấn đề sau đây. Phân vi sinh cố định đạm có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật cố định đạm. Trước tiên thì ta phải hiểu Phân vi sinh cố định đạm là gì? Tác dụng của phân vi sinh cố định đạm? Cách sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm và cách sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm là gì?

Khái niệm vi khuẩn cố định đạm

:

Vi

khuẩn cố định nitơ là vi sinh vật nhân sơ có khả năng biến đổi khí nitơ từ khí quyển thành các hợp chất nitơ cố định. Ví dụ: Amoniac có thể sử dụng cho thực vật. 

Phân vi sinh cố định đạm là loại phân có chứa các chủng vi sinh vật cố định Nitơ. Vì đạm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy cần phải bổ sung lượng đạm đầy đủ cho cây.

Quá trình cố định nitơ là khí nitơ được chuyển hóa thành các hợp chất nitơ vô cơ. Hầu hết thì 90% quá trình được thực hiện bởi một số vi khuẩn và tảo xanh lam. Một lượng nitơ tự do nhỏ hơn nhiều được cố định bằng các phương pháp phi sinh học. Ví dụ: tia sét, tia cực tím, thiết bị điện. 

Nitrat và amoniac được sinh ra từ các vi khuẩn cố định nitơ được đồng hóa và các hợp chất mô cụ thể của tảo và thực vật bậc cao. Sau đó, động vật ăn ăn các loại tảo và thực vật này, biến chúng thành các hợp chất trong cơ thể của chúng.

Phần còn lại của tất cả các sinh vật và chất thải của chúng được phân hủy bởi vi sinh vật trong quá trình amoni hóa thu được amoniac (NH3) và amoni(NH4+). Trong điều kiện yếm khí hoặc không có oxy thì có thể có các mùi hôi xuất hiện, sau đó chúng được chuyển hóa thành amoniac kịp thời. Amoniac có thể rời khỏi đất hoặc là chuyển hóa thành các hợp chất nitơ khác và nó còn phụ thuộc một phần vào điều kiện đất.

Nitrat hóa là một quá trình được thực hiện bởi vi khuẩn nitrat hóa, biến các amoniac trong đất thành (NO3–) mà thực vật có thể kết hợp được.

Nitrat cũng được chuyển hóa bởi các vi khuẩn khử nitơ, đặc biệt hoạt động trong đất có môi trường kỵ khí ngập úng. Hoạt động của các vi khuẩn này có xu hướng làm cạn kiệt nitrat trong đất, tạo thành nitơ tự do trong khí quyển.

Có bao nhiêu loại phân vi sinh cố định đạm? Ứng dụng của vi sinh vật cố định đạm như thế nào?

Có 4 loại vi khuẩn cố định đạm đó là:

V

i khuẩn nốt sần.

Vi khuẩn cố định đạm sống tự do.

Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.

Vi khuẩn cố định đạm bằng sinh vật dị dưỡng sống tự do

1. Vi khuẩn nốt sần (cố định nitơ cộng sinh)

Vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh giữa rễ cây họ đậu, là vi khuẩn có khả năng cố định đạm. Rhizobium cần có cây chủ để cố định nitơ chứ nó không thể độc lập cố định nitơ được và nó không sinh bào tử.

Khi cây quang hợp cung cấp các hoạt động sống cho vi khuẩn ngược lại thì vi khuẩn có vai trò cố định nitơ tự do do từ không khí thành chất đạm để cho cây hấp thụ. Những nốt sần ở cây họ đậu được ví von như những nhà máy sản xuất đạm.

Các cây họ đậu được sử dụng nhiều trong các hệ thống nông nghiệp bao gồm: đậu, đậu phộng, đậu tương, đậu nành…Trong đó đậu tương được trồng nhiều nhất trên 50% diện tích toàn cầu dành cho cây họ đậu, và chiếm 68% tổng sản lượng toàn cầu.

Ngoài nhóm vi khuẩn Rhizobium thì có một nhóm khác là xạ khuẩn. Nó cộng sinh giữa cây xạ khuẩn và cây bụi. Những cây này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường nghèo nitơ

Một ví dụ khác là sự cộng sinh giữa cây xạ khuẩn và cây bụi. Những cây này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường nghèo nitơ.

2. Vi khuẩn cố định đạm sống tự do

Những vi khuẩn Azospirillum sống tập trung ở các loại cây ngũ cốc quan trọng về mặt nông học, chẳng hạn như gạo, lúa mì, ngô, yến mạch và lúa mạch. Những vi khuẩn này cố định một lượng đáng kể nitơ trong sinh quyển của cây chủ. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ cây trồng phát triển tốt và hạn chế sự thất thoát lượng đạm hóa học.

3. Vi khuẩn cố định đạm bằng sinh vật dị dưỡng sống tự do

Nhiều vi khuẩn dị dưỡng sống trong đất và cố định lượng nitơ đáng kể mà không cần tương tác trực tiếp với các sinh vật khác. Ví dụ một số loài vi khuẩn nitơ là: Azotobacter, Bacillus, Clostridium và Klebsiella . Những vi sinh vật này tự tìm nguồn năng lượng, bằng cách oxy hóa các phân tử hữu cơ do các sinh vật khác thải ra hoặc từ quá trình phân hủy. Đặc biệt, có một số vi sinh vật sống tự do có khả năng quang tự dưỡng. Nên có thể sử dụng các hợp chất vô cơ làm nguồn năng lượng.

Bởi vì nitrogen có thể bị ức chế bởi oxy nên các sinh vật sống tự do hoạt động như vi khuẩn kỵ khí hoặc vi sinh vật cố định nitơ. Do đó, sự khan hiếm của các nguồn năng lượng và cacbon thích hợp cho các sinh vật này. Việc duy trì gốc lúa mì và giảm thiểu việc làm đất trong hệ thống này đã cung cấp môi trường cacbon cao, ít nitơ cần thiết để tối ưu hóa hoạt động của các sinh vật sống tự do.  

4. Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter

Vi khuẩn Azotobacter sử dụng nhiều loại hợp chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cacbon và nó cần nhiều nguyên tố khoáng để phục vụ cho quá trình cố định đạm.

Khi vi khuẩn Azotobacter sống trong môi trường không có nitơ thì nó sẽ chuyển hóa nitơ trong không khí thành của cơ thể.

Khi sống trong môi trường đủ nitơ hữu cơ hoặc vô cơ thì tác dụng cố định nitơ sẽ rất thấp hoặc không có. Vi khuẩn Azotobacter thích hợp với điều kiện hiếu khí vừa phải và pH trung tính hoặc hơi kiềm.

Trong bốn loại vi khuẩn cố định đạm thì vi khuẩn Azotobacter đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất khi sản xuất phân bón sinh học. Nguyên nhân là do loại vi khuẩn này có một số tác dụng vượt trội hơn hẳn so với ba loại trên. Ngoài khả năng chính là cố định Nitơ chúng còn giúp sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích nảy mầm…

Tác dụng của phân vi sinh cố định đạm

Giúp chuyển hóa nitơ không khí thành các hợp chất nitơ cho đất và cây trồng nhằm cung cấp lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Tiết kiệm được chi phí so với việc sử dụng các loại phân bón hóa học.

Giảm tình trạng sâu bệnh đối với cây trồng 

Tăng sức đề kháng cho cây, khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt hơn. Khi chúng ta bổ sung lượng đạm cho bộ rễ cây sẽ khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển và tăng khả năng chống chịu bệnh tật. 

Bảo vệ nguồn tài nguyên đất: hỗ trợ cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

An toàn cho người và động vật.

Bảo vệ môi trường tự nhiên.

Cân bằng hệ sinh thái.

Cách sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm

Cách sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm

Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng: bạn nên tẩm đúng liều lượng như sau 1kg phân trộn cùng với 100kg hạt giống. Nếu hạt ít hơn thì chúng ta có thể giảm tỷ lệ phân xuống sao cho phù hợp. Sau khi tẩm xong bạn nên để 10 – 20 phút rồi đem đi gieo. Nếu bạn để quá 20 phút mà chưa gieo hạt thì các vi sinh vật có lợi sẽ mất đi.

Bón trực tiếp vào đất: Khi bạn phát hiện cây nhà bạn thiếu nitơ thì bạn có thể bón phân trực tiếp vào đất để tăng chất dinh dưỡng cho đất.

– Những lợi ích tuyệt vời mà phân sinh học mang lại cho cây trồng của bạn

– Có bao nhiêu loại phân vi sinh

Phân Bón Vi Sinh Cố Định Đạm Azotobacterin

Trang chủ / Phân bón hữu cơ, vi sinh / Phân bón vi sinh cố định đạm Azotobacterin

Giảm giá!

Khối lượng: 1 Tấn. Thành phần:

Chất mang (than bùn đã được xử lý) cải tạo, gia tăng khoáng tự nhiên trong đất

Công dụng:

Cải tạo tính chất vật lý cho đất (độ ẩm, độ tơi xốp)

Gia tăng hàm lượng acid amin và vitamin giúp tăng chất lượng nông sản

Hòa tan lân khó tiêu giúp tăng cường sức khỏe cây

Loại trừ kim loại nặng, khử nitrat tạo ra nông sản an toàn

Sử dụng phân vi sinh Azotobacterin giúp gia tăng ít nhất 30% năng suất cho cây trồng. Giúp giảm 50% đến thay thế hoàn toàn phân hóa học.

Phân vi sinh Azotobacterin là phân bón dạng bột, màu đen, dễ tan trong nước. Phân được sản xuất bằng những nguyên liệu quý lấy từ mỏ than bùn kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.

Phân vi sinh Azotobacterin có tác dụng cố định nitơ trong không khí tạo ra đạm sinh học thay thế cho urê, NPK, giúp giảm hàm lượng nitrat độc hại trong nông sản tạo ra nông sản an toàn, làm tăng hàm lượng protein và vitamin trong nông sản tạo ra nông sản chất lượng cao. Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất, khử kim loại nặng trong đất chống được nghẹt rễ, thối rễ,…

Azotobacterin là loại phân duy nhất có chứa vi khuẩn Azotobacter vinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ), là loại phân bón duy nhất trên thị trường Việt Nam có khả năng cố định đạm sinh học.

Phân bón Azotobacterin là loại phân có khả năng giúp cho cây trồng phát triển tốt ở mùa mưa, có khả năng khử được các kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu nhiễm trong đất và nước tưới nông nghiệp.

8,000,000 ₫ 6,000,000 ₫

Mô tả

Cơ chế hoạt động:

Azotobacter vinelandii là vi khuẩn cố định nitơ tự do. Nó tạo ra nhiều hocmon thực vật như các indol acetic gilberelin, cy tokinin, vì vậy nó kích thích dự phát triển của thực vật. Chúng tạo điều kiện cho kim loại nặng trong đất dễ dàng di chuyển vì vậy nâng cao sự loại trừ các kim loại nặng trong đất như cadmium, đồng, chì. Azotobacter cũng có thể phân giải các hợp chất thơm chứa chlorin chẳng hạn như 2,4,6 – trilozophenol.

Do có khả năng cố định ni tơ nên Azotobacter vinelandii nó có khả năng nâng cao độ màu mỡ của đất. Azotobacter vinelandii còn sản sinh enzym nitroreductase, vì vậy nó có khả năng khử nitrat mạnh trong nông sản, tạo ra nông sản an toàn.

Azotobacter được sử dụng như tác nhân phòng chống sinh học đối kháng với các tác nhân gây bệnh thực vật do tạo các siderophore là các hợp chất kháng nấm, kháng khuẩn và virut ở cây trồng. Azotobacter cũng được coi là tác nhân phòng chống sinh học trong việc phòng trừ nematod và các côn trùng như sâu keo, ngài gạo, ức chế sự nở trứng sâu.

Azotobacter nâng cao độ màu mỡ của cây trồng do nâng cao quần thể vi sinh vật xung quanh vùng rễ của cây trồng. Azotobacter tổng hợp protein kiểu glomalin có khả năng gắn các hạt đất để tạo các thể tụ tập của đất, vì vậy nâng cao độ màu mỡ của đất, cải thiện tính chất vật lý của đất, nâng cao sức trồng trọt của đất, nâng cao sức sản xuất của đất.

Vi khuẩn Azotobacter có khả năng tạo một số lượng lớn các acid amin và vitamin khi phát triển trong môi trường nuôi cấy với các nguồn ni tơ và cacbon khác nhau. Vì thế sử dụng phân bón vi sinh từ azotobacter vinelandii đã làm tăng hàm lượng protein và viatmin trog nông sản.

Azotobacter nâng cao chất lượng hạt lương thực sau thu hoạch, tăng độ nảy mầm của hạt. Azotobacter hòa tan các photphat không hòa tan vì vậy gián tiếp nâng cao Sự phát triển của cây trồng.

Cách thức và liều bón:

Đối với các loại rau màu chúng ta chỉ cần bón 30 – 40kg/ 1 sào 360m2 cho cây lấy củ, quả giúp giảm 50 % lượng NPK. Đối với rau ăn lá, chúng ta bón từ 10 – 20kg/ 1 sào cũng giảm được 50% lượng NPK so với công thức bón đại trà.

Còn đối với các loại cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, sầu riêng, mít và một số loại cây ăn trái khác: Mỗi năm chúng ta bón định kỳ từ 3 – 4 lần với lượng từ 1 – 2kg/ 1 gốc giúp giảm từ 70 % đến 80% phân NPK so với công thức bón đại trà.

Đối với cây cà phê, hồ tiêu : chúng ta bón từ 0,5 – 1kg/1 cây, tùy cây to hay nhỏ giúp giảm 50% lượng NKP, một năm bón 2-3 lần.

Đối với các loại hoa: Bón từ 80 – 100kg cho 1000 m2 hoa, giảm 50 % lượng phân NPK so với công thức bón đại trà.

Sản phẩm tương tự

Nghiên Cứu Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Cố Định Đạm

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nông nghiệp chiếm một vò trí quan trọng. Một biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là sử dụng phân bón. Với tốc độ tăng dân số hiện nay bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người là quá thấp. Nhưng con số đó lại ngày càng thấp hơn ở các nước đang phát triển do tốc độ tăng dân số và diện tích đất trồng trọt bò thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thò hóa. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng thâm canh sản xuất nông nghiệp là tất yếu.

Theo thống kê, nhân dân các vùng thâm canh phải đầu tư phân bón 30-50% tổng chi phí trồng trọt vào phân bón khiến nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học quá mức và không hợp lý đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tính chất đất, phẩm chất nông nghiệp cũng như môi trường, do đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng các loài vi khuẩn có khả năng cố đònh đạm cung cấp nguồn đạm dinh dưỡng cho cây trồng là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do để thực hiện đề tài: “Sản xuất phân vi sinh cố đònh đạm”.

NỘI DUNG:

Phần mở đầu Trang CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1 Tình hình tiêu thụ phân bón trên thế giới 02 1.2 Tình hình tiêu thụ phân bón ở Việt Nam 06 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 2.1 Sự tích lũy NO3-và NH4+trong cơ thể người và động vật 10 2.2 Sự tích lũy NO3-, NH4+trong nước mặt và nước ngầm 12 2.3 Sự tích lũy NH3-và NH4+trong môi trường đất 13 2.4 nh hưởng của phân bón đối với môi trường sinh thái 14 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH ĐẠM ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH. 3.1 Giới thiệu 16 3.2 Lòch sử phát hiện 17 3.3 Thành phần các vi sinh vật cố đònh đạm 18 3.3.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 18 3.3.2 Vi khuẩn tự do: Azotobacter, Azospirillum 20 3.3.2.1 Vi khuẩn tự do azotobacter 20 3.3.2.2 Vi khuẩn tự do azospirillum 21 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, GIỮ GIỐNG VÀ NHÂN SINH KHỐI 4.1 Phân lập 24 4.1.1 Phân lập sơ bộ 24 4.1.1.1 Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium 24 4.1.1.2 Vi khuẩn Azotobacter 25 4.1.1.3 Vi khuẩn azospirillum 26 4.1.2 Phân lập thuần khiết 27 4.1.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 27 4.1.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 28 4.1.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 28 4.2 Phương pháp giữ giống 28 4.2.1 Vi khuẩn Rhizobium 28 4.2.2 Vi khuẩn Azotobacter 29 4.2.3 Vi khuẩn Azospirillum 30 4.3 Cơ chế cố đònh Nitơ 31 4.3.1 Cơ chế cố đònh Nitơ phân tử 31 4.3.2 Quá trình khử 32 4.4 Phân loại phân vi sinh cố đònh đạm 33 4.5 Nhân sinh khối 35 4.6 Quy trình sản xuất 37 4.7 Các loại phân bón vi sinh cố đònh đạm 38 4.7.1 Sản xuất nitragin từ vi khuẩn nốt sần rhizobium38 4.7.2 Phân vi sinh của Azotobacter 39 4.7.3 Phân vi sinh azospirillum 40 CHƯƠNG 5 :HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM 5.1 Tình hình nước ngoài 42 5.2 Tình hình trong nước 43 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 46 6.2 Kiến nghò 46

Hiệu Quả Của Vi Khuẩn Phân Giải Lân Và Vi Khuẩn Cố Định Đạm Trong Đất • Tin Cậy 2022

Hiệu Quả Của Vi Khuẩn Phân Giải Lân Và Vi Khuẩn Cố Định Đạm Trong Đất

Vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn phân giải lân là hai loại vi khuẩn đang được bà con nông dân rất quan tâm bổ sung vào đất canh tác của mình. Vậy những vi khuẩn này là gì? Cơ chế tác động của chúng lên hệ sinh thái ra sao? Hiệu quả của chúng mang lại như thế nào? Cùng Tin Cậy điểm qua những vi khuẩn tuyệt vời này và cách bổ sung chúng cho đất trồng

1. Vi khuẩn cố định đạm

a/ Đặc trưng được chú ý đến nhất là Rhizobium sp.

Rhizobium là chủng vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu, nhiệm vụ là cộng sinh với rễ từ đó cố định đạm từ không khí vào trong nốt sần tạo dinh dưỡng dự trữ cho cây. Lượng đạm này được chuyển hóa dưới dạng NH4+ cây rất dễ hấp thụ và an toàn cho sinh vật.

Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ đối với cây trồng mà ngay cả đối với vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên tất lớn, chỉ riêng trong không khí có đến 78,16% là nitơ, song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này làm chất dinh dưỡng, nitơ không khí phải được chuyển hóa thông qua quá trình cố định nitơ (cố định đạm) dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật cố định đạm.

b/ Hiệu quả cố định đạm

Đạm được hình thành từ quá trình sấm sét (NO3–) với nhiệt độ 30.000oC được khoảng 6 – 7kg/ha/năm.

Nguồn đạm được tạo thành từ quá trình cố định đạm của vi khuẩn tự do là: 28kg/ha/vụ và của vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu là: 94kg/ha/vụ, một con số không phải nhỏ với đất trồng.

c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn cố định đạm

Để tạo nguồn vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung thông qua trồng các loại cây họ đậu để phủ xanh bề mặt như: cỏ đậu, đậu săng, đậu 3 lá,…hoặc trồng xen các loại đậu xanh, đậu đỏ…để vừa có thêm thu nhập vừa tăng khả năng cố định đạm (lưu ý khi thu hoạch không nhổ rễ).

Ngoài ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh cũng cung cấp một lượng lớn những vi khuẩn có ích này như: EMZ – FUSA, EM – AG,…

2. Vi khuẩn phân giải lân khó tan

a/ Vi khuẩn phân giải lân

Đặc trưng của vi khuẩn này là Pseudomonas sp. (trực khuẩn phân giải lân) có bà con gần với vi khuẩn gây bệnh ở người là trực khuẩn mủ xanh tuy nhiên Pseudomonas sp. là vi khuẩn có ích rất nhiều đến nông nghiệp.

Ngoài ra còn dòng vi khuẩn Bacillus sp. cũng hỗ trợ phân giải lân khó tan rất tốt.

Phân lân luôn được mặc định là bón lót để cung cấp nguyên tố đa lượng Photpho (P) cho cây trồng vì mức độ khó tan và cây khó sử dụng của nó. Theo nghiên cứu trong vòng một tháng sau bón tùy điều kiện đất đai phân Lân từ các nguồn như: Ca3(PO4)2, Photphorit, Apatit..chỉ sử dụng được 5 – 25% lượng bón vào.

Vi khuẩn phân giải lân sống tự do trong đất và sử dụng các nguồn lân khó tan để làm năng lượng sinh sản nhưng do vòng đời ngắn bản thân vi khuẩn sẽ phân hủy cung cấp lại cho cây trồng lân dễ tan.

b/ Hiệu quả phân giải lân

Khi có mặt của vi khuẩn phân giải lân khó tan Pseudomonas hiệu quả sử dụng các loại phân lân tăng thêm 30%, giảm rất nhiều thất thoát không đáng có.

Ngoài ra, nguồn Photpho còn đến từ các loại phân chuồng, rơm rạ, xác bả thực vật…vi khuẩn phân giải lân cũng thúc đẩy nhanh quá trình mùn hóa của chúng.

Pseudomonas sp. còn là dòng vi khuẩn đối kháng là một trong những thiên địch tự nhiên của nhiều vi khuẩn và nấm có hại như: Phitophthora (xì mủ), Pythium (thối nhũn), Rhzoctonia (lở cổ rễ), Fusarium (cháy lá) cùng nhiều nấm hại khác.

Bên cạnh đó, Pseudomonas sp. còn giúp phân giải các loại thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trong đất.

c/ Cách bổ sung, củng cố nguồn vi khuẩn phân giải lân

Bón phân chuồng, phân hữu cơ để nâng cao tầng đất canh tác, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển.

Có thể cung cấp thêm cho đất từ các loại phân hữu cơ vi sinh: BIO – SIMO, EM – AG,…

Thực hiện trồng cỏ phủ các loại cây họ đậu, cây phân xanh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.

Khi các vi sinh vật đặc biêt là vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân được bổ sung vào đất, được tạo môi trường thích hợp để sinh sôi sẽ giúp bà con tiết kiệm rất nhiều chi phí cho phân bón. Tin Cậy chúc bà con có vụ mùa như ý!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “

Hiệu quả của vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn cố định đạm trong đất”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: minhcuong@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Vi Sinh Cố Định Đạm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vi Sinh Vật Cố Định Đạm? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!