Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Một Số Loại Thuốc Chặn Đọt Sầu Riêng # Top 3 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Một Số Loại Thuốc Chặn Đọt Sầu Riêng # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Một Số Loại Thuốc Chặn Đọt Sầu Riêng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các bạn thân mến, như đã hứa hôm trước nên tôi sẽ viết 1 bài phân tích về các hóa chất để xử lý ức chế đọt non sầu riêng nhằm hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giúp cây sẽ rụng ít trái hơn.

Trước khi đi vào phân tích thì tôi cũng muốn nói luôn là không có loại thuốc nào thần tiên, siêu phàm để chống rụng trái non cho cây ăn trái bởi vì nó đã là sinh lý, không bao giờ thay đổi. Nói riêng như cây giong sau rieng ri6 các bạn đang trồng thì lúc xả nhụy đậu trái nó sẽ rụng 1 đợt, lúc bằng trứng gà trứng vịt (3-4 tuần sau đậu) sẽ rụng 1 đợt nhiều nữa và giai đoạn rụng cuối tầm 40-45 ngày (giai đoạn này thường không rụng nhiều nếu chúng ta kiểm soát đọt non tốt).

Bản thân tôi là người đi tư vấn khá nhiều vườn của các vùng miền nên biết được tương đối nhiều, có bao nhiêu kiến thức tôi săn sàng chia sẻ không giấu bà con làm gì. Tuy nhiên trong thực tế thì kiến thức của mỗi người đều có hạn nên những phân tích của tôi nếu có gì sai hoặc thiếu sót mong mọi người đóng góp ý kiến để thành viên trong hội có được nhiều kiến thức hay mà áp dụng. Đặc biệt trong này tôi có phân tích các sản phẩm của các công ty (tôi sẽ giấu tên công ty), do tôi không trực tiếp làm những sản phẩm đó nên ko hiểu hết được các phụ gia bên trong, tôi chỉ đọc thông số chính để phân tích.

Do đó nếu có các anh kỹ thuật của công ty đó trong hội này thì có thể bổ sung thêm vào sản phẩm của mình.

* Trước hết tôi sẽ phân tích thực trạng trồng: cái này cũng chỉ tính tương đối Chúng ta có thể chia làm 3 vùng

– Miền Tây khí hậu ôn hòa, bà con thường xử lý nghịch để né các vùng trồng nhiều ở miền Đông, Tây nguyên.

– Miền đông: Tây Ninh, Đồng nai, Bình dương, Bình phước, thường ra sớm hơn.

– Cao nguyên: Lâm đồng, Daknong, Daklak, Gia lai, Kontum, và 1 phần Khánh hòa. Thêm 1 ít Bình định, Quảng ngãi, Quảng nam. Khi chúng ta có 3 vùng trồng rồi nhưng vấn đề ám ảnh nhất đối với cây sau rieng dona là ra đọt non khi cây đang mang trái. Nhiều vườn không biết xử lý là sẽ rụng sẽ trái, đặc biệt là khu vực Miền đông, Cao nguyên.

Xử lý đọt non sầu riêng có 2 trường phái: dùng hóa chất ức chế và dùng dinh dưỡng ức chế. Mỗi cách có 1 thế mạnh riêng nhưng tôi thì thiên về việc dùng dunh dưỡng sẽ ít tổn hại cây hơn.

* Về hóa chất:

– Chất đầu tiên là Paclobutrazol: đây là chất ức chế sinh trưởng phổ biến nhất để xử lý ra hoa nghịch mùa nên bà con Miền Tây sử dụng là nhiều nhất, cơ chế của nó là làm khô hạn nhân tạo rễ cây không hút nước hút phân từ dưới gốc lên nên người dân chỉ phun phân bón lá là có thể phân hóa mầm hoa tốt, cách này chỉ phù hợp với miền tây vì khí hậu ôn hòa, nước nôi đầy đủ, lượng hữu cơ từ phù sa bồi đắp tự nhiên khá nhiều nên sau khi nó thể hiện tác dụng thì nước và phù sa đã giải bớt độc tố của nó. Tuy nhiên là bà con miền tây nếu nhìn nhận kỹ thì sẽ thấy mấy năm gần đây tù khi đê bao ngăn lũ thì cây lại bệnh tật, mau già cỗi hơn là vậy.

Từ đó người ta áp dụng qua việc chặn đọt và chỉnh trái cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên như tôi nói thì cách này chỉ nên áp dụng miền tây, còn miền đông, cao nguyên chúng ta chỉ làm sớm vụ hoặc thuận vụ thì không nên làm vì rất dễ tổn thương cây. Do lượng nước tưới không đủ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây sr mới được chăm sóc đúng mức vài năm gần đây mà thôi. Mà điển hình nhiều vườn ở daklak đã bị chết, hư cây do paclo khá nhiều. Điều này có thể các anh em ở daklak xác nhận kiểm chứng.

– Chất thứ 2 là KClO3 đây là chất oxy hóa khử, nó cũng gần giống như paclo khi đưa xuống gốc nó sẽ hút hết oxy chỉ còn cacbonic nên rễ cây bị ngộp tạo sốc để xử lý ra hoa, khi áp dụng chặn đọt thì nó sẽ làm già lá rất nhanh, nhưng tác hại của nó thì cũng khôn lường. Cây sẽ bị ảnh hưởng sinh trưởng sau này, trong sản phẩm DH10 mà hiện nay khá nhiều bà con trên tây nguyên đang dùng theo kinh nghiệm của tôi thì người ta đang dùng hóa chất này trong sản phẩm.

– Chất thứ 3 là ethephon: đây là chất điều hoa theo hướng ức chế bằng phương pháp tạo khí etylen nội sinh thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh già, điển hình là HPC 97, MX-Ethephon. Các này khi xử lý thì nó làm cho quá trình lão hóa đọt nhanh giúp hạn chế việc rụng trái nhưng gai nó sẽ vàng, khó làm xanh da sau này. loại hóa chất này thích hợp nhất là giúp trái chín nhanh và đều – Chất thứ 4 là thioure: chất này theo tôi được biết là anh Nguyễn Ngọc Trung trước đây cũng có dùng cho việc xử lý ra hoa cho trang trại sầu riêng của mình. Đây là chất đạm 3 giúp cây hấp thu cực kỳ nhanh, nó phá miên trạng để cây ra hoa nhanh. Nhưng kềm theo đó nồng độ không đúng thì nó sẽ rất dễ gây cháy mầm. Khi đọt non xử lý chất này sẽ tương tự như vậy. Cháy đọt non và rụng lá già trên sầu riêng thì chất này thuộc dạng manh nhất do cây rất mẫn cảm. Trước đây công ty chúng tôi cũng sản xuất loại này nhưng rủi ro cao khi bà con nông dân dùng nên thôi không sản xuất nữa.

* Về dinh dưỡng:

– Chất thứ 1 tôi muốn nói đến là KNO3 (Kali nitrat) đây có thể là chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể hiểu nó là hóa chất cơ bản. Tôi thấy trên diễn đàn có nhiều người chỉ cách chặn đọt bằng loại này nhưng theo tôi thì KNO3 chặn đọt sẽ không hiệu quả. Vì sao? Khi trái non rụng do đọt non nhú thì cái cần nhất là làm sao cho đọt già nhanh để lá không cạnh tranh dinh dưỡng với trái non. Trong khi đó kno3 khi dưa vào thì gốc đạm nitrat sẽ bốc trước và nó vô tình nuôi lá non nhiều hơn nên trái non sẽ còn rụng ác hơn nữa. Sau khi no3 được lá hấp thu xong thì mới tới gốc kali để già lá thì đôi khi trên cây không còn trái nào cả. Do đó kno3 chỉ nên dùng khi chúng ta chủ dộng điều khiển đọt non từ sớm.

– Chất thứ 2 và phổ biến nhất là MKP (hóa chất cơ bản) đây là loại phân mà hiện nay các vùng miền trồng sầu riêng đều sử dụng khi ức chế đọt. Ưu điểm của nó là già nhanh và khá an toàn (nếu đúng MKP chuẩn), khuyết điểm của nó là nếu lạm dụng quá mức thì dễ bị cháy lá và gai vàng khó làm xanh. Ngoài ra nó còn 1 khuyết điểm là nguồn cung cấp qua đa dạng, thượng vàng hạ cám nên chất lượng không thể kiểm soát nổi. Do đó các công ty vô lương tâm nhập hàng đểu về bán thì bà con phun vào tiền mất tật lại mang. Hiệu quả không có, tốn công tốn của vô ích.

– Thứ 3 là các loại phân đa lượng phức hợp: các loại này thì hiện nay rất nhiều công ty đang sản xuất, mỗi công ty đều có 1 công thức riêng (qua hình ảnh thì bà con sẽ biết là nó nhìu như thế nào) và tên của nó thì rất kêu, nào là vua nào là siêu vân vân và vân vân. Có nhiều bà con khi liên hệ với tôi khen sản phẩm này rất tốt sản phẩm kia thì yếu. Nhưng khi tôi hỏi lại có biết vì sao sản phẩm này tốt hay ko thì hầu như họ không có câu trả lời. Vì sao? Trên thực tế thì nhiều công ty pha thêm paclo làm phụ gia nhưng không có ghi trên nhãn mác để né tránh cơ quan chức năng, nên khi phun vào cây đang mang đọt thì nó sựng lại và thấy cây trái có vẻ an toàn và hiệu quả nhưng thực tế thì những vườn miền đông, cao nguyên sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài vì hóa chất này. Bà con xem lại nguyên nhân ở bên mục hóa chất phần

1.- Phân bón lá đa lượng phức hơp chứa vi lượng làm xanh của vien eakmat như MX3 thì có nhược điểm là nó không chặn đọt ngay lập tức, mà cơ chế nó là lân và kali giúp lá mau già, trái giảm rụng (giảm rụng chứ không phải là chống rụng). Chính vì vậy có nhiều bà con chưa hiểu thì đánh giá nó thấp. Bù lại thì ưu điểm nó như thế nào? MX3 là sản phẩm lân, kali cao đồng thời chứa nguyên tố kẽm giúp xanh lá xanh cây, nên khi phun nó thì yên tâm không bị cháy đọt, cơi đọt vẫn giữ thì sinh lý các cơi đọt sau sẽ ra yếu hơn trái sẽ không còn bị rụng nữa khi đi vào ổn định. Mỗi công ty có 1 công nghệ sản xuất riêng để khi nhà vườn sử dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất có thể, tuy nhiên không phải công ty nào cũng có thể ứng dụng việc kết hợp các yếu tố đa vi lượng cho hiệu quả cao nhất. Do đó bà con khi dùng các yếu tố vi lượng dạng đơn với nồng độ cao mà thấy không hiệu quả là do vậy.

Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì sầu riêng NÊN NUÔI CÂY HƠN NUÔI TRÁI. Cây còn thì của còn, cây chết thì mất của, chúng ta nên thuận theo tự nhiên để điều tiết cho nó hợp lý hơn mà thôi thì cây sẽ bền. Sinh lý cây cứ 1,5-3 tháng nó phải ra cơi đọt tùy mùa thì như vậy nó cứ phải ra, ép đọt, phá đọt quá nhiều tới khi chịu không nổi, tức nước vỡ bờ nó xì đọt ra cả trong các nách lá thì có thuốc tiên cũng không cứu được. Về phương pháp chặn đọt thì bà con có thể xem lại trên bài đã ghim. Chào thân ái và chúc bà con thành công!

Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng

Việc bón phân cho cây ăn quả đặc biệt là khi bón phân cho cây sầu riêng việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý, phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng.

Loại phân sử dụng để bón cho cây sầu riêng

Phân vô cơ: Đối với cây sầu riêng việc sử dụng phân vô cơ giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cây, hàm lượng dinh dưỡng lại cao, ổn định và dễ kiểm soát, dễ vận chuyển và dễ sử dụng. Những loại phân vô cơ có thể sử dụng để bón cho cây sầu riêng như NPK. Tuy nhiên sử dụng đơn độc phân vô cơ lâu ngày sẽ khiến đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém cũng như hạn chế vi sinh vật có lợi phát triển.

Phân hữu cơ: Ngoài việc sử dụng phân vô cơ, bà con nên bón kèm thêm phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh sẽ giúp các vi sinh vật có lợi phát triển tốt, tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cây, giúp giữ nước, giữ ẩm, đất trở nên tơi xốp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Ở từng giai đoạn, cây sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau như giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây sẽ cần đạm nhiều hơn kali, còn ở thời kỳ phát triển quả cây lại cần kali nhiều hơn đạm. Có nhiều thời kỳ bà con cần bón phân cho cây sầu riêng như bón lót, bón thúc và bón rước hoa, nuôi hoa và bón nuôi quả…

Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng

Việc bón phân cho cây sầu riêng căn cứ vào đặc điểm đất nơi trồng sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết khi cây có nhu cầu, đồng thời sẽ tránh lãng phí lượng chất đã có sẵn trong loại đất đó.

Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm

Bón phân cho cây sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, đôi khi bón phân còn để hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong một số trường hợp như ngăn chặn cây ra lá non thời kỳ ra hoa tạo quả tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, hoặc bón phân để tăng khả năng chịu của cây trước các tác động xấu từ bên ngoài.

Thời tiết, mùa vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân. Mưa lớn sẽ gây rửa trôi, nắng nóng sẽ làm phân khó tan và dễ bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Vì vậy, bà con nên chú ý bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn…

Phương pháp bón phân cho cây sầu riêng

Có hai phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá:

Bón gốc: Bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.

Bón lá: Phân bón sau khi đã chuẩn bị sẽ cho vào bình xịt, phun đều trên lá, nếu như ướt cả hai mặt lá thì càng tốt.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

Giai đoạn chuẩn bị đất trồng

Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bà con nên chuẩn bị bón lót như sau:

Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2-3 kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây sầu riêng con có thể sử dụng ngay.

Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi rãi lên khu vực đất trồng. Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

Giai đoạn cây sầu riêng con

Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho cây sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh.

Giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi, bà con nên bón phân cho cây sầu riêng con như sau:

Phân vô cơ:

Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 cho cây sầu riêng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.

Đến năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.

Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.

Phân hữu cơ: Để bón phân cho cây sầu riêng, bà con có thể sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, mỗi năm bón một lần vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh.

Giai đoạn ra hoa và tạo quả.

Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.

Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.

Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ.

Trong thời gian này bà con nên bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.

Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.

Giai đoạn cây bắt đầu cho quả.

Khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bà con nên bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng đạm và tăng lượng kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn

Giai đoạn trước khi quả chín.

Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con nên tiến hành tỉa cành và bón phân cho cây sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:

Phân vô cơ: Lượng phân vô cơ được sử dụng có hàm lượng đạm cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3kg/cây.

Phân hữu cơ: Sau khi thu hoạch xong, cây sầu riêng cần được cung cấp lượng phân hữu cơ vi sinh để cây phục hồi, liều lượng nên dùng là 4-5kg/gốc.

Cách bón vôi cho cây sầu riêng nhằm cải tạo đất

Bón vôi cho cho cây sầu riêng là việc cần thiết khi trồng và chăm sóc, tuy nhiên không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến lợi ích và tác hại của nó. Bón vôi cho cây sầu riêng tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi và sau nhiều năm mới bón lại. Ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.

Với vườn sầu riêng chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm.

Với các vườn sầu riêng đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau thu hoạch khác như cắt cành, tạo tán, bón phân, bồi đắp bổ sung, phòng trừ sâu bệnh.

Bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại và kích thích vi sinh vật có ích phát triển. Ủ bằng Trichoderma trước khi sử dụng phân chuồng dùng để bón cho cây. Tưới bổ sung trực tiếp vi sinh vật sau khi bổ sung phân hữu cơ để giúp phân giải nhanh, phòng trừ nấm bệnh gây ra các bệnh vùng rễ.

Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử ký với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.

Bài viết trên, BioSacotec đã trình bày cách bón phân cho cây sầu riêng qua các giai đoạn phát triển của cây cũng như những lưu ý mà bà con có thể tham khảo. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu!

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Cách Phân Biệt Một Số Loại Lan Dòng Thủy Tiên

Lan Thủy Tiên thuộc giống Dendrobium, nằm trong tổ Callista mà đặc điểm của chúng là có phát hoa thành chùm cong hay buông thõng xuống với nhiều hoa to, sắp xếp rất duyên dáng, quyến rũ. Lá dài bền, thường không rụng và không có bẹ ôm thân. Ở Việt Nam, nhóm lan Thủy Tiên có 5-6 loài: Thuỷ tiên râu cánh, thuỷ tiên tua, Thuỷ tiên mỡ gà, Thủy tiên tím Huế …

Giới thiệu một số loại lan thủy tiên:

1. Dendrobium amabile ( Hoàng thảo Thủy tiên hường (Tím Huế): 2. Dendrobium brymerianum (Hoàng thảo Hoàng Long Vỹ/ Kiều râu/ tua môi): 3. Dendrobium chrysotoxum (Hoàng thảo Hoàng Lạp, Sơn thủy tiên “Nếu là loại lá dày”) 4. Dendrobium densiflorum – Dendrobium griffithianum (Hoàng thảo Thủy Tiên mỡ gà) 5. Dendrobium fameri (Hoàng thảo Thủy Tiên Vuông) 6. Dendrobium harveyanum (Hoàng thảo Thủy Tiên râu/ tua cánh). 7. Dendrobium jenkensii (Hoàng thảo Vẩy rắn) 8. Dendrobium lindleyi – Dendrobium aggregatum (Hoàng thảo Vẩy rồng) 9. Dendrobium palpebrae (Hoàng Thảo Thủy Tiên vàng) 10. Dendrobium sulcatum (Hoàng thảo Thủy Tiên dẹt) 11. Dendrobium thyrsiflorum (Hoàng thảo Thủy tiên cam; thân tròn và dài, lá bản to)

1. Thủy Tiên trắng: (Dedrobium farmeri)

Giả hành hình thoi có 4 cạnh rõ rệt nhất là ở phân nữa bên trên, cao cỡ 30cm với 3-4 lá mọc tập trung ở đỉnh; lá xoan thon, dài 8-10cm, rộng 3.5-5cm. Chùm hoa ở gần ngọn, thường ở trên các giả hành đã rụng lá, dài đến 25-30cm. Hoa to cỡ 5cm, màu trắng với môi tròn màu vàng có viền trắng ở mép. Mùa hoa khoảng tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) nhưng cũng có thể ra hoa thất thường trong năm.

Loài này có thể ra hoa ở vùng nóng như Tp. HCM vì trong thiên nhiên chúng mọc ở vùng có cao độ tương đối thấp. Trồng trong giỏ gỗ hay buộc vào gốc cây, miếng dớn thì chúng phát triển tốt hơn là trồng trong chậu đất. Cần che bớt nắng và có ẩm cao khi phát triển, cần có khô và lạnh để ra hoa tốt.

Ảnh hoa thủy tiên trắng – Kiều vuông

2. Thủy Tiên vàng: (Dendrobium chrysotoxum):

Thường ở độ cao trên 100m. Chúng có giả hành hình dùi bắp, hẹp ở đáy; lớn mập ở giữa rồi thon lại, có nhiều sóng dọc thấp, màu vàng khi già, cao đến 30cm, mập ú to 3-5cm đường kính; mang 6-7 lá ở đỉnh, dài 8-15cm, rộng 2.5-3cm. Chùm hoa mọc mạnh, nghiêng xéo ra rồi cong xuống, dài đến 20cm với nhiều hoa thưa. Hoa to cỡ 5cm, thơm, màu vàng đậm, ánh như sáp, trung tâm môi vàng cam, có lông và rìa mép.

Loài này có hoa khoảng tháng 2 (âm lịch), ở Đà Lạt chúng có nhiều hoa hơn và khít nhau hơn ở Tp. HCM.

Đây là loài có hoa đẹp đã được lai tạo với cây Den. pulchellum để có cây Den. Illustre rồi lai trở lại với Den. pulchellum một lần nữa để có cây Den. Gatton Sunray, được ưa chuộng trên thế giới, đã đoạt giải FCC (First …) của AOS (America Orchids Society).

Ảnh hoa thủy tiên vàng – Hoàng lạp

3. Thủy Tiên cam: (Dendrobium thyrsiflorum):

Đây là loài khó cho hoa ở vùng nóng, chúng sống ở vùng cao nơi có tán lá dày. Thân hình dùi có luống rãnh, cao đến 40cm, 4-6 lá ở gần đỉnh, màu lục đậm, dài 10cm, rộng 3-4cm. Phát hoa thòng, mang 30-50 hoa khít nhau. Lá dài và cánh hoa trắng hay vàng nhạt, môi xòe tròn, màu cam đậm có rìa mịn ở mép.

4. Thủy Tiên mỡ gà: (Dendrobium densiflorum):

Loài này cũng khó ra hoa ở Tp.HCM vì chúng ở núi có cao độ cao. Nó trông tựa như Den. farmeri với giả hành có 4 cạnh nhưng tròn hơn và đậm màu lục hơn. Phát hoa dày, toàn màu vàng; môi đậm hơn, hình phễu chứ không xòe tròn, trung tâm màu vàng cam, có rìa mịn ở mép.

Ảnh hoa thủy tiên mỡ gà

5. Thủy Tiên hường: (Dendrobium amabile):

Loài này cũng ở vùng núi cao, có thân lỏng khỏng, dài đến 90cm với nhiều luống rãnh. Lá xoan thon, dai, dày, to 12 x 4-7cm. Chùm hoa dài đến 30cm, thòng, xếp hoa thưa như Thủy Tiên trắng nhưng hoa có màu ửng hường với môi vàng, trung tâm cam.

5.1. Thủy tiên (Kiều) hường thông thường: 

Thân tròn, có đường gân nổi tạo thành rãnh giữa các đốt, màu tím nâu, đen. Bản lá to, dày hoặc mỏng, mọc đối cách, dài chừng 12 cm rộng 5-7 cm, xanh tốt quanh năm. Loại dày lá hoa bền (thời gian hoa nở kéo dài) hơn loại lá mỏng. Phát hoa nhú ra tại gần đỉnh của giả hành, mọc thành chùm dài khoảng 30cm, hoa thưa mầu hồng tím nhạt to 4-5 cm, lưỡi mầu vàng cam, nở vào muộn hơn loài tím Huế (khoảng tháng 6-7) hơi thơm.

Ảnh hoa thủy tiên Hường ( thủy tiên tím )

5.2. Thủy tiên (Kiều) tím Huế: 

Thân tròn, có đường gân nổi tạo thành rãnh giữa các đốt, màu vàng và xanh lục hoặc vàng nâu), bản lá to, dày, mọc đối cách. Hoa màu tím Huế thẫm màu, nở sớm hơn (khoảng tháng 4-5), hơi thơm.

Ảnh hoa thủy tiên tím

Ngoài ra còn có Den. palpebrae, dạng giống Thủy Tiên trắng nhưng hoa màu vàng và thơm.

5 Loại Phân Bón Lót Cho Cây Sầu Riêng Được Nhà Nông Tin Dùng

Vì sao cần sử dụng phân bón lót cho cây sầu riêng ?

Phân bón lót giúp cải tạo đất trồng, giúp đất trở nên tơi xốp, màu mỡ, tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợi cho cây sầu riêng con hấp thu ngay sau khi được trồng. Nhiều loại phân bón lót còn có tác dụng diệt khuẩn, cung cấp thêm các vi sinh vật có ích cho đất, giúp cây sầu riêng ngăn ngừa nhiều loại nấm bệnh. Trong giai đoạn đầu mới trồng, cây sầu riêng cần phát triển bộ rễ nhất. Việc bón phân lót sẽ thúc đẩy rễ cây phát triển nhanh, ăn sâu và lan rộng.

Danh sách 5 loại phân bón lót tốt cho cây sầu riêng

Với mong muốn cung cấp cho bà con những thông tin nông nghiệp hữu ích, AgriViet xin giới thiệu cho bà con Danh sách 5 loại phân bón lót tốt cho cây sầu riêng sau đây.

Bón lót cho cây sầu riêng với vôi bột nông nghiệp

Công dụng:

Vôi bột giúp cải tạo đất phèn, khử chua cho đất, cân bằng độ pH phù hợp cho đất trồng.

Vôi bột nông nghiệp còn cung cấp canxi cho đất, giúp bộ rễ của cây sầu riêng phát triển cũng như tăng cường sức chống chịu của cây với thời tiết và điều kiện môi trường.

Bên cạnh đó, khi được bón vào đất, vôi bột sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn, giúp ức chế và phòng ngừa nấm, bệnh gây hại cho cây sầu riêng

Đơn vị phân phối và sản xuất uy tín: Công ty TNHH Phân Bón Sài Gòn Nông Lâm; Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hợp Long VINA; Công ty TNHH Tâm Hiếu Đức; Công ty TNHH Phân Bón Con Kiến Vàng; Công ty TNHH MTV TMSX Việt Liên…

Phân gà ủ hoai bón lót cho cây sầu riêng

Trong các loại phân chuồng, phân gà ủ hoai thường nên được sử dụng để bón lót cho những loại cây ăn quả cần nhiều dinh dưỡng như cây sầu riêng.

Công dụng:

Phân gà chứa hàm lượng hữu cơ cao cũng như natri, photpho, kali lớn hơn nhiều so với phân dê hay phân trâu. Vì vậy, phân gà ủ thường được sử dụng để hỗ trợ bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào đất trồng.

Khi sử dụng phân gà tự ủ, bà con sẽ tận dụng hiệu quả chất thải từ việc chăn nuôi và tiết kiệm chi phí phân bón đáng kể.

Tuy nhiên, bà con cũng cần xử phân đúng kỹ thuật để tránh các loại nấm, tuyến trùng gây hại cho cây sầu riêng.

Một số sản phẩm phân gà xử lý trên thị trường:

Bên cạnh việc ủ phân theo cách truyền thống và sử dụng, bà con cũng có thể sử dụng các loại phân gà được chế biến công nghiệp có trên thị trường hiện nay như: phân gà xử lý Huy Bảo, phân gà xử lý An Điền Phú… Những loại phân gà đã xử lý này sẽ giúp bà con ngăn ngừa được vi khuẩn vi rút có trong phân gây hại cho cây sầu riêng

Phân lân hữu cơ vi sinh KOMIX (dùng cho cây ăn trái) bón lót cho sầu riêng

Thành phần:

Độ ẩm: 30%

CHC:15%

N: 1%

P2O5: 4%

K2O: 1%

Mg: 1%

Ca: 2%

Zn: 200ppm

Mn: 300ppm

B: 50ppm

Cu: 50ppm

VSV phân giải lân(Bacillus sp.): 1 x 106 CFU/g.

Công dụng:

Phân bón giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, làm đất tơi xốp thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ sầu riêng phát triển mạnh, ăn sâu và rộng. Phân còn giúp phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu cho sầu riêng dễ dàng hấp thu. Bên cạnh đó, phân còn giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường, giúp cây sầu riêng ra hoa tập trung và tăng tỷ lệ đậu quả.

Cách dùng: Bón lót trước khi trồng từ 2-3 kg/hố

Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ Phần Thiên Sinh

Phân hữu cơ khoáng HB3 Bón lót cho cây sầu riêng

Thành phần:

Hữu cơ: 23%

Axit Humic: 2,5%

Nitơ (N): 5%

P2O5: 3%

K2O: 5%

Ca: 200 ppm

Mg: 100 ppm

Zn: 200 ppm

Fe: 200 ppm

Mn: 200 ppm

Cu: 200 ppm

B: 100 ppm

Mo: 100 ppm

Độ ẩm: 20%

pHH2O: 6-9

Công dụng:

Được sản xuất từ 100% hữu cơ tự nhiên, không chứa than bùn, phân bón giúp đất thêm màu mỡ, tơi xốp và giữ ẩm tốt, kích thích hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, kích thích cây sầu riêng phát triển rễ và hạn chế tuyến trùng hại rễ. Không chỉ cung cấp hàm lượng hữu cơ cao, phân còn bổ sung đạm, lân, kali và các trung vi lượng khác cho cây sầu riêng, giúp cây ra lá xanh tốt, giảm hiện tượng rụng quả non cho cây.

Cách dùng: Bón lót với lượng 0,3 – 0,5kg/ gốc

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ SẢN XUẤT HUY BẢO

Supe lân Lâm Thao bón lót cho cây sầu riêng

Thành phần:

Lân hữu hiệu (P2O5hh): 16%

Hàm lượng axít tự do (% khối lượng quy về P2O5td): 4%

Candimi (Cd): 12mg/kg

Lưu huỳnh (S): 10%

Độ ẩm: 12%

Công dụng:

Phân cung cấp P2O5 hữu hiệu dễ tan trong nước, nhờ vậy cây sầu riêng có thể hấp thu lân một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, phân còn cung cấp cho cây các trung, vi lượng cần thiết khác cho cây sầu riêng sinh trưởng tốt, giúp cây tăng cường khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi. Bên cạnh đó, phân còn thúc đẩy quá trình ra hoa và kết trái ở cây sầu riêng. Supe lân Lâm Thao không gây ngộ độc cho cây và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vì vậy được nhà nông rất tin dùng.

Cách dùng: Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân

Đơn vị sản xuất: Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

Lưu ý khi bón lót cho cây sầu riêng

Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bà con nên bón lót trước 15-30 ngày.

Tuy nhiên, bà con không nên bón vôi và các loại phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua 5 loại phân bón lót cho cây sầu riêng được nhà nông tin dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin 5 loại phân bón lót cho cây sầu riêng được nhà nông tin dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Một Số Loại Thuốc Chặn Đọt Sầu Riêng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!